đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu

108 1.3K 6
đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHON ĐỀ TÀI Tài nguyên khí hậu là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước. Tài nguyên khí hậu cũng là một trong những thành phần chính của môi trường tự nhiên, có mối quan hệ tương tác với tài nguyên đất, nước và sinh vật. Nghiên cứu điều kiện khí hậu và đánh giá mức độ thích nghi đối với cây trồng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. M ột mặt, nó bổ sung lí luận cho công tác đánh giá nói chung và đánh giá điều kiện tự nhiên - tài nguyên thiên nhiên nói riêng; mặt khác, kết quả của việc đánh giá tài nguyên khí hậu còn giúp cho những người làm công tác nghiên cứu và quản lí nhận thức rõ đặc điểm khí hậu của từng khu vực, mức độ thích nghi với từng loại cây trồng, từ đó hoạch định chiến lược sử dụng và khai thác lãnh thổ một cách hợp lí mang lạ i hiệu quả cao nhất. Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 6360,76km 2 . Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, trong đó có những đỉnh núi cao đồ sộ nhất ở nước ta. Khí hậu đa dạng có sự phân hoá rõ rệt. Trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh bên cạnh việc đẩy mạnh công nghiệp, dịch vụ - du lịch thì nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, chiếm hơn 70% cơ cấu lao độ ng, 32,82% cơ cấu kinh tế (năm 2007). Với đặc thù đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên khí hậu cho phép Lào Cai có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng. Trong đó phát triển những loại cây dược liệu quý hiếm có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới được coi là thế mạnh của tỉnh. Thực tế cho thấy, ở một số vùng bà con trồng một số cây dược liệu quý như: thảo quả, tam thất, đương quy, đỗ trọng cho chất lượng khá tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hơn nữa đây là những cây trồng rất có giá trị về mặt y học và đời sống xã hội, lại hết sứ c thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, tại Lào Cai diện tích các cây dược 2 liệu còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Để đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, góp phần phát huy nội lực, thế mạnh kinh tế nông nghiệp của tỉnh đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng mức các điều kiện tự nhiên, có những định hướng quy hoạch, mở rộng không gian phát triển cụ thể. Trong đó, đánh giá đi ều kiện khí hậu phục vụ phát triển một số cây dược liệu là việc làm cần thiết và phù hợp. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, cùng với sự mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc phát triển kinh tế địa phương, giúp bà con xoá đói giảm nghèo tác giả đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu” để định hướng nghiên cứu trong luận văn này. 2 . MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích các điều kiện khí hậu, đối chiếu với đặc điểm sinh thái cây trồng nhằm đánh giá mức độ thích nghi của một số cây dược liệu đối với điều kiện khí hậu. Từ kết quả đánh giá thích nghi với điều kiện khí hậu, kết hợp với đánh giá tác động môi trường và phân tích chi phí lợi ích để đưa ra nhữ ng định hướng quy hoạch mở rộng diện tích một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài xác định các nhiệm vụ cơ bản như sau: - Tổng quan cơ sở lí luận và xây dựng luận điểm, chỉ tiêu đánh giá. - Phân tích các đặc điểm khí hậu tỉnh Lào Cai. - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các cây dược liệ u đánh giá. Xác định các chỉ tiêu và ngưỡng sinh thái cụ thể phù hợp với điều kiện khí hậu. - Phân loại sinh khí hậu thảm thực vật tự nhiên tỉnh Lào Cai và thể hiện kết quả phân loại trên bản đồ tỉ lệ 1: 650 000. 3 - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp để đánh giá mức độ thích nghi của các cây dược liêu với điều kiện khí hậu. - Đề xuất các giải pháp, định hướng phát triển, mở rộng diện tích các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Phạm vi không gian: Được giới hạn trong toàn bộ lãnh thổ hành chính tỉnh Lào Cai. Diện tích tự nhiên là 6360,76km 2 , bao gồm 1 thành phố và 8 huyện. Trong đó có xét đến phạm vi tiếp giáp: phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. - Phạm vi nội dung nghiên cứu: + Đối với điều kiện khí hậu, có nhiều chỉ tiêu tác động đến cây trồng như: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, chu kì quang, gió, các hiện tượng thời tiết đặc biệt. Để đánh giá điề u kiện thích nghi nhằm mở rộng diện tích một số cây dược liệu, trong giới hạn nghiên cứu của luận văn tác giả dùng 4 chỉ tiêu cơ bản là: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh và độ dài mùa khô. Trong quá trình đánh giá tác giả cũng chú ý đến các chỉ tiêu khác của khí hậu và độ cao địa hình. + Đối với các cây dược liệu, nhằm đi sâu, đánh giá kĩ, tránh dàn trải tác giả ch ỉ lựa chọn 2 cây chính là: cây thảo quả và cây tam thất. Đây cũng là 2 cây chủ đạo trong nhóm cây dược liệu được trồng ở Lào Cai. 4. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHÊN CỨU Kết quả đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên nói chung, đánh giá điều kiện khí hậu nói riêng là cơ sở khoa học đầu tiên trong công tác quy hoạch lãnh thổ của mỗi địa phương, mỗi quốc gia trên thế giới. Do đó, việc đánh giá các điều kiện tự nhiên thường được tiến hành khá sớm. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều tác giả thì việc đánh giá này 4 còn đang trên đường hoàn thiện từ lí luận chung đến các phương pháp và nguyên tắc nghiên cứu [23]. Trên thế giới, việc nghiên cứu và đánh giá ảnh hưởng của khí hậu đến thảm thực vật tự nhiên và cây trồng được các tác giả tiến hành khá lâu và đã đạt được những kết quả nhất định: Năm 1900, W.Koppen (nhà khí hậu học người Đức) căn cứ vào bản đồ thực vật của Griesebach xây d ựng để phân chia thế giới thành 6 đới khí hậu và 24 loại hình khí hậu. Ông đã dùng các chỉ tiêu: nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất, lượng mưa ít nhất để phân chia và đánh giá tác động của khí hậu đến cây trồng. Ông đã gắn tên gọi các đới, các loại hình khí hậu của mình với các thảm thực vật [78]. Năm 1936, W.Koppen đã cải tiến cách phân loại của mình. Ông vẫn dùng chỉ tiêu nhiệt độ trung bình tháng lạnh nh ất và lượng mưa năm để phân chia thế giới thành 5 đới khí hậu chính phù hợp với 5 lớp phủ thực vật chính trên Trái Đất. Trong các đới khí hậu ông lại dùng chỉ tiêu mùa khô, mùa rét lạnh cũng như thời gian xuất hiện để chia thành 11 loại khí hậu khác nhau từ đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều đến đới khí hậu băng tuyết [78]: A. Đới khí hậu nhiệt đới mưa nhiều af. Loại hình khí hậu rừng mưa nhiệt đới AW. Loại hình khí hậu thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới B. Đới khí hậu khô ráo Bs. Loại hình khí hậu thảo nguyên Bw. Loại hình khí hậu sa mạc C. Đới khí hậu ấm áp, mưa nhiều Cw. Loại hình khí hậu ấm, mùa đông khô Cs. Loại hình khí hậu ấm, mùa hè khô Cf. Loại hình khí hậu ấm, ẩm quanh năm 5 D. Đới khí hậu rét lạnh - khí hậu rừng có tuyết Dw. Loại hình khí hậu rét lạnh, mùa đông khô Df. Loại hình khí hậu mùa đông lạnh, ẩm quanh năm E. Đới khí hậu băng tuyết Et. Loại hình khí hậu đài nguyên Ef. Loại hình khí hậu kết băng (Trong đó: s, w, f, t là chỉ thị mức độ khô và rét lạnh) Năm 1948, nhà khí hậu học Ivanôp đã dùng hệ số ẩm ướt K =r/E 0 (r là lượng mưa năm, E 0 là lượng bốc hơi năm) để phân chia ra 6 loại khí hậu cơ bản sau: 1. Khu vực rất ẩm ướt (K ≥ 1,5) tương ứng với kiểu thảm thực vật rừng nhiệt đới và á nhiệt đới xanh quanh năm, rừng ẩm ướt và đài nguyên ẩm ướt ở ôn đới. 2. Khu vực khá ẩm ướt (1 ≤ K ≤ 1,49) với kiểu thảm thực vật là rừng rụng lá về mùa khô ở nhiệt đới, rừng lá kim và lá rộng ôn đới. 3. Khu vực ẩm ướt trung bình (0,6 ≤ K ≤ 0,99). Ở nhiệt đới có thảo nguyên, rừng thưa nhiệt đới; ở á nhiệt đới có rừng lá cứng; ở ôn đới có thảo nguyên rừng. 4. Khu vực hơi ẩm (0,3 ≤ K ≤ 0,59) với kiểu thảm là thảo nguyên rừng thưa nhiệt đới khô ráo, rừng mọc ở vùng khô nhiệt đới thảo nguyên và đấ t cỏ ở á nhiệt đới. 5. Khu vực thiếu ẩm ướt (0,13 ≤ K ≤ 0,29) vùng bán hoang mạc và vùng quán mộc nơi khô có nhiều gai. 6. Khu vực khô ráo hoặc hoang mạc (0 < K ≤ 0,12). Như vậy theo cách phân loại của Ivanôp thì chỉ có yếu tố ẩm ướt được coi trọng, ít xét đến yếu tố nhiệt. Do đó, một khu vực khí hậu có thể kéo dài 6 từ nhiệt đới cho đến tận ôn đới. Tuy nhiên, ông đã thấy được thảm thực vật ở các khu vực khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào hệ quả khí hậu. Năm 1962, H.Walter đã tiến hành nghiên cứu sinh thái thảm thực vật rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ông cho rằng ở khu vực này lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt lượng cao. Sự phân hoá quần thể hệ thực vật ở đây phụ thuộc vào chế độ khô, ẩm hơn là chế độ nhiệt (trừ các vùng cao là nơi độ cao địa hình có tính quyết định quy luật này mới ít rõ rệt). Ông đã đưa ra cách phân loại về mối quan hệ giữa kiểu thảm thực vật với số tháng khô hạn. Năm 1945, Gaussen đã tiếp thu những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, tiến hành khái quát hoá những mố i quan hệ nhiệt ẩm và xây dựng được phương trình cân bằng nước cho thực vật trên cơ sở của nhiệt ẩm là nhân tố quan trọng nhất: r = 2t (r là tổng lượng mưa tháng tính bằng mm, t là nhiệt độ trung bình tháng tính bằng 0 C). Hình 1: Biểu đồ khí hậu của Walter và Lieth Theo ông chỉ số khô sinh khí hậu (K) được xác định như sau: + Tháng khô là tháng có lượng mưa nhỏ hơn hai lần nhiệt độ trung bình tháng (r < 2t). 7 + Tháng hạn là tháng có lượng mưa nhỏ hơn nhiệt độ trung bình tháng (r < t). + Tháng kiệt là tháng hầu như không có mưa (r ≈ 0). Chỉ số khô (K) của Gaussen được nhiều nhà thực vật công nhận là tốt. Năm 1961, Walter và Lieth đã dùng để giải thích, mô tả sự hình thành tự nhiên của thực vật trên thế giới. Kết quả được thể hiện bằng biểu đồ khí hậu với hai yếu tố chính được thể hiện là nhiệt độ và lượng mưa (Hình 1). Năm 1970, Wittaker cũng đã dùng 2 tham số trên để lập những thư mục về thực vật tự nhiên trên thế giới. Như vậy, trong một thời gian khá dài đã có nhiều công trình nghiên cứu về sinh khí hậu thảm thực vật nổi tiếng trên thế giới. Hầu hết trong tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả đều lựa chọn phức hệ nhiệt - ẩm làm chỉ tiêu phân đới, phân loại, phân kiểu sinh khí hậu. Với chỉ tiêu đó đã góp phần xác định bộ mặt của thảm thực vật tự nhiên một cách rõ nét nhất. Đồng thời đây cũ ng là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của khí hậu đối với cây trồng. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên khí hậu nói riêng đã được Nhà nước quan tâm ngay từ khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1954) và đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần vào sự nghiệp khôi phục kinh tế và xây dựng đất nước sau chiến tranh. Trước hết, phải kể đến chương trình ti ến bộ khoa học kĩ thuật trọng điểm cấp Nhà nước mang mã số 42A: “Đánh giá tài nguyên và điều kiện thiên nhiên về khí tượng thuỷ văn phục vụ sản xuất và quốc phòng, trọng tâm là phục vụ nông nghiệp”. Sản phẩm đầu tiên của chương trình là công trình “Số liệu khí tượng thuỷ văn Việt Nam”, gồm ba tập, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhiều nhà khoa học và đượ c sự chỉ đạo chặt chẽ của Uỷ ban Khoa học kĩ thuật Nhà nước, đã được hoàn thành vào năm 1988. 8 Những kết quả nghiên cứu trước đó, cùng với kết quả nghiên cứu của chương trình 42A là tiền đề cho một loạt các công trình nghiên cứu, điều tra khảo sát và đánh giá tài nguyên khí hậu tiếp theo. Các công trình tiêu biểu phải kể đến là: Khí hậu nông nghiệp của Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1967); Khí hậu và phát triển kinh tế của D.H.K Lee (1973); Đánh giá và sử dụng tài nguyên khí hậu trong việc xây dựng chiến l ược phát triển kinh tế của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (1985); Sinh khí hậu ứng dụng trong nông nghiệp ở Việt Nam của Lâm Công Định (1992); Đánh giá khai thác và bảo vệ tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước ở Việt Nam của Nguyễn Viết Phổ, Vũ Văn Tuấn (1993); Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam của Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2004). Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu, đánh giá tài nguyên khí hậu Việt Nam còn được đề cập đến trong một số giáo trình về tự nhiên Việt Nam, kinh tế sinh thái, cơ sở sinh khí hậu của các tác giả: Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập, Lê Bá Thảo, Nguyễn Pháp, Nguyễn Khanh Vân. Mặt khác, tài nguyên khí hậu rất đa dạng và phức tạp nên việc nghiên cứu và đánh giá tài nguyên khí hậu cho một khu vực hẹp (ví dụ cấp tỉnh) mang lại ý nghĩa thực tiễn cao. Tuy nhiên, các công trình nghiên c ứu tại những khu vực hẹp còn ít và nhiều hạn chế. Gần đây có một số công trình tiêu biểu như: Đánh giá điều kiện khí hậu vùng Bắc Trung Bộ phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và du lịch của Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Khanh Vân; Phân tích đánh giá diễn biến mùa nhiệt ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng Bắc Bộ của Mai Trọng Thông; Nghiên cứu đặc đi ểm sinh khí hậu phục vụ cho việc bố trí một số cây trồng thích nghi tỉnh Nghệ An của Nguyễn Văn Đông; Đánh giá tiềm năng ẩn ở Thanh Hoá của Đặng Ngọc San. Để đánh giá mức độ thích nghi tài nguyên khí hậu đối với các cây dược liệu tác giả đã tổng quan được các tài liệu liên quan đến các cây dược liệu. Tiêu biểu trong số đó là: Cây thuốc và đ ộng vật làm thuốc ở Việt Nam của Đ 9 ỗ Huy Bích (NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2006); D ư ợc liệu Việt Nam (NXB Y học, 1978); Cây thuốc, vị thuốc và bài thuốc Việt Nam của Tào Duy Cần (NXB Hà Nội, 2007); Kỹ thuật trồng một số cây d ư ợc liệu của Nguyễn Văn Lan (NXB Nông nghiêp, 2004); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (NXB Y học, 2003). Các tài liệu này nghiên cứu khá sâu về các cây d ược liệu. Đó là cơ sở đề xác lập các ngưỡng sinh thái thích nghi với điệu kiện khí hậu trong quá trình đánh giá. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có rất ít công trình nghiên cứu đánh giá cụ thể về tài nguyên khí hậu. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu đánh giá tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển cây dược liệu. Đây là hướng nghiên cứu của khí hậu ứng dụng có ý nghĩa thực tiễn cao, tác giả xin được phép kế thừa và phát huy các công trình nghiên cứu đi trước. 5 . QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Ngày nay, khi tiến hành nghiên cứu khoa học hầu hết các ngành đều đi theo xu hướng tiếp cận hệ thống. Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, được gọi là một hệ thống. Các hệ thống thường bao gồm nhiều thành phần, giữa các thành phần với nhau đều có mối quan hệ qua lại mật thiết. Đồng thời, giữa hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất chặt chẽ [41]. Quan điểm hệ thống được coi là quan điểm bao trùm khi nghiên cứu, đánh giá một vấn đề của địa lí. Vận dụng quan điểm hệ thống, đề tài xem xét các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến cây trồng, phân tích đặc đ iểm khí hậu, đánh giá chúng trong mối quan hệ thống nhất của hệ thống. Mô tả cấu trúc hình thái, phân tích được chức năng của các hợp phần, các nhân tố tạo nên cấu trúc đứng, cấu trúc ngang, cấu trúc chức năng của các địa tổng thể. Ngoài ra, khi đánh giá mức 10 độ thích nghi sinh thái thì cây trồng không chỉ phụ thuộc một nhân tố mà phụ thuộc vào hệ thống các nhân tố trong quá trình sinh trưởng phát triển. Các nhân tố đó có quan hệ tác động qua lại và biến đổi không ngừng. Đề tài chỉ giới hạn đánh giá đối với nhân tố khí hậu, được xem xét là nhân tố chủ đạo ảnh hưởng đến cây trồng và phương pháp đánh giá là đánh giá tổng hợp. 5.1.2. Quan điểm tổng hợ p Quan điểm tổng hợp khi nghiên cứu địa lí tự nhiên là việc nghiên cứu các đối tượng trong tổng hoà các mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau. Các đối tượng địa lí có mối quan hệ chặt chẽ và tạo thành một thể thống nhất. Do vậy, khi nghiên cứu không thể tách rời các đối tượng nghiên cứu ra khỏi mối quan hệ với các đối tượng khác. Khí hậu là một thành phần không thể thi ếu của một thể tổng hợp địa lí tự nhiên, nó chịu tác động của nhiều thành phần khác nhau và cũng tác động trở lại đối với các thành phần đó. Mặt khác, đối với cây trồng nói chung và đối với cây dược liệu nói riêng thì chúng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố tự nhiên khác nhau, trong đó đặc biệt chịu sự tác động của khí hậu. Vì vậy, khi nghiên cứu và đánh giá điều kiện khí hậ u ảnh hưởng đến một số cây dược liệu đề tài rất chú ý đến quan điểm tổng hợp. 5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển trong đó đảm bảo sự hài hoà giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Theo Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED, 1987) thì phát triển bền vững là : “Những thế hệ hiện tạ i cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ’’[35]. Vận dụng quan điểm trên, khi xác định đối tượng đánh giá luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Các cây dược liệu lựa chọn phải mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định, mức độ thích nghi sinh thái cao và [...]... nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu - Chương 2: Đặc điểm tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai - Chương 3: Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu 14 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Khí hậu và khí. .. khí hậu xây dựng, khí hậu giao thông vận tải, khí hậu quân sự (Hình 2) Khí hậu ứng dụng Khí hậu lâm nghiệp Khí hậu nông nghiệp Khí hậu y học Khí hậu du lịch Khí hậu xây dựng Khí hậu giao thông Khí hậu quân sự Sinh khí hậu Hình 2: Các lĩnh vực của khí hậu ứng dụng Nghiên cứu khí hậu ứng dụng vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn Một mặt nó tạo ra bước tiến lớn cho sự phát triển của ngành khí. .. động đánh giá có thể chia làm hai nhóm chính: (1) Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, (2) Đánh giá các điều kiện kinh tế - xã hội Trong đó, đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có thể có nhiều hình thức khác nhau: đánh giá các yếu tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phần (tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khí hậu, tài nguyên sinh vật, tài nguyên. .. điều kiện khí hậu Khí hậu được đặc trưng bởi đặc điểm sinh khí hậu với 12 loại sinh khí hậu, của hơn 31 khoanh 13 vi khác nhau Đồng thời khí hậu cũng là một nhân tố tự nhiên quan trọng tác động đến sinh thái cây trồng nói chung và các cây dược liệu nói riêng - Luận điểm 2: Tiếp cận phương pháp đánh giá mức độ thích nghi sinh thái cây trồng để đánh giá mức độ thích nghi của một số cây dược liệu đối với... nhiệm vụ (2b) Thống kê giá trị tài nguyên khí hậu (2a) Xác định nhu cầu (3) Lựa chọn chỉ tiêu (4) Đánh giá thành phần (5) Đánh giá chung (6) Đánh giá tổng hợp Không phù hợp với thực tiễn thực tiễn Phù hợp (7) Kiểm chứng thực tế (8) Kiến nghị sử dụng Hình 3: Sơ đồ quy trình đánh giá tài nguyên khí hậu (theo Nguyễn Cao Huần) Với mục tiêu đã được xác định, các phương pháp đánh giá tài nguyên khí hậu phải... tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau: - Phải đảm bảo tính khoa học của việc đánh giá thông qua việc xác định giá trị và quy luật phân hoá tài nguyên khí hậu - Coi các thông tin khí hậu đúc kết được từ số liệu quan trắc từ các trạm khí tượng là cơ sở chủ yếu của việc đánh giá tài nguyên khí hậu - Đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ và nhất quán giữa giá trị, quy luật phân hoá tài nguyên khí hậu và các yêu... đời sống con người thông qua kết quả của việc đánh giá 19 - Để phát triển kinh tế sinh thái thì hoạt động đánh giá, khai thác và bảo về tài nguyên khí hậu phải thống nhất biện chứng với nhau 1.2 Cơ sở của việc đánh giá tài nguyên khí hậu đối với cây dược liệu 1.2.1 Định luật về sự chống chịu của Shelford Sinh vật sống trong một môi trường nhất định có sự thích nghi của cơ thể đối với điều kiện sống... động đánh giá tài nguyên khí hậu có thể được thực hiện ở từng giai đoạn từ thấp đến cao [23]: - Đánh giá chung, là giai đoạn đánh giá sơ bộ ban đầu về mức độ phong phú của tài nguyên khí hậu trên cơ sở các kết quả điều tra, kiểm kê loại tài nguyên này theo các vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau - Đánh giá mức độ thuận lợi (thích nghi) của tài nguyên khí hậu. .. kiện khí hậu Kết quả đánh giá tổng hợp là cơ sở phục vụ cho định hướng quy hoạch, phát triển, mở rộng diện tích các cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Lào Cai 7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, mục lục, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, các bảng số liệu, tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 chương chính: - Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đánh giá tài nguyên. .. hội tỉnh Lào Cai Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6360,76 km2 Phía Bắc giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu Lào Cai có một thành phố và 8 huyện là Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa, Văn Bàn, Bảo Yên, Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai (Bảng 1) Bảng 1: Các đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai năm . triển một số cây dược liệu. - Chương 2: Đặc điểm tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai. - Chương 3: Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu. . CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TỈNH LÀO CAI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khí hậu và khí hậu ứng dụng Khí hậu là nhân. bé vào việc phát triển kinh tế địa phương, giúp bà con xoá đói giảm nghèo tác giả đã lựa chọn đề tài: Đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu để định

Ngày đăng: 30/07/2014, 01:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan