Tiểu luận: Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam pdf

28 2.5K 10
Tiểu luận: Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu Luận Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam Mục lục 1. Phát hành chứng khoán trực tiếp 1.1. Cơ sở pháp lý 1.2. Thực trạng phát hành cổ phiếu trực tiếp 2. Phát hành cổ phiếu thông qua bảo lãnh 2.1. Điều kiện pháp lí 2.2. Các phương thức bảo lãnh 2.3. Thực trạng phát hành 2.4. Ưu nhược điểm 3. Phương thức phát hành bằng đấu thầu 3.1. Phân loại hình thức đấu thầu 3.2. Thực trạng của việc phát hành cổ phiếu bằng đấu thầu 3.2.1. Đấu thầu trái phiếu chính phủ 3.2.2. Đấu thầu trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp 3.2.2.1. Đấu thầu trái phiếu doanh nghiệp 3.2.2.2. Đấu thầu cổ phiếu doanh nghiệp 3.3. Ưu nhược điểm 4. Một số biện pháp để phát hành chứng khoán hiệu quả hơn *** Lời mở đầu Những năm gần đây, ở Việt Nam đang sôi động một loại thị trường : thị trường chứng khoán. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn sốt chứng khoán như hiện nay, trong đó phải kể đến những món lợi về kinh tế mà nó mang lại cho các nhà đầu tư và cho chính những nhà phát hành. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, nhiều làn sóng kinh doanh mới đã và đang ùa vào nước ta. Nhu cầu tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh đã buộc các doanh nghiệp phải minh bạch hoá cơ chế quản lý,mở rộng ngồn vốn kinh doanh. Chính vì lẽ đó, các công ty cổ phần ra đời và ngày càng thể hiện bước đi đúng đắn của mình khi đưa cổ phiếu của công ty đến với công chúng, gắn liền lợi ích của công ty với các cổ đông. Qua đó, chúng ta cũng có thể thấy vai trò của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng đến sự phát triển nền kinh tế đất nước. Việc phát hành cổ phiếu ra công chúng đã không còn chỉ là việc của các doanh nghiệp mà là của tất cả mọi người, những ai quan tâm đến thị trường chứng khoán. Các công ty càng có uy tín trong kinh doanh thì sự chú ý của các nhà đầu tư vào đợt phát hành cổ phiếu của chúng càng lớn. Cũng vì thế, nhìn vào giá của cổ phiếu mà chúng ta có thể thấy một phần kết quả kinh doanh của công ty. Như vậy, phát hành cổ phiếu ra công chúng là một bước tiến rất quan trọng, nó đánh dấu một thời kỳ phát triển của công ty. Tuy cũng đã hình thành ở nước ta trong một thời gian nhưng nghiệp vụ phát hành chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn khá non yếu nếu đem so với thế giới. Có nhiều câu hỏi đặt ra là: hiện nay các doanh nghiệp đã sử dụng những phương pháp nào để thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng?thực trạng phát hành cổ phiếu ở nước ta trong những năm qua có những nét gì đặc biệt? cũng như những giải pháp cho vấn đề này trong giai đoạn hiện nay? Tất cả những nội dung đó cũng là đề tài nghiên cứu chính trong bài thuyết trình của nhóm1:”Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” *** 1. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRỰC TIẾP 1.1. Cơ sở pháp lý Phát hành chứng khoán trực tiếp là phương pháp mà tổ chức phát hành trực tiếp chào bán chứng khoán cho người đầu tư theo giá chào bán đã xác định. Trong phương pháp này, này người phát hành trực tiếp lo tất cả các khâu từ khâu làm thủ tục phát hành cho đến khâu bán chứng khoán ra công chúng. Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; c) Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu ra công chúng bao gồm: a) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; c) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; d) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. 3. Điều kiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng bao gồm: a) Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu năm mươi tỷ đồng Việt Nam; b) Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán chứng chỉ quỹ phù hợp với quy định của Luật này. Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ 1. Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ bao gồm: Để chào bán cổ phiếu, tổ chức chào bán cổ phiếu phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong Nghị định, trong đó bao gồm các điều kiện quan trọng sau: a, Phải có phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành. Trường hợp là doanh nghiệp cổ phần thì phương án phát hành và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt phát hành phải được ĐHĐCĐ thông qua, hoặc HĐQT thông qua theo Điều lệ công ty hoặc uỷ quyền của ĐHĐCĐ; b, Trường hợp chào bán cho các đối tác chiến lược, phải xây dựng tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược. Trường hợp là doanh nghiệp cổ phần thì tiêu chí xác định, lựa chọn đối tác chiến lược phải được ĐHĐCĐ thông qua, hoặc HĐQT thông qua theo Điều lệ công ty hoặc uỷ quyền của ĐHĐCĐ; c, Trường hợp chào bán cổ phiếu cho người lao động, thành viên HĐQT, thành viên ban kiểm soát trong doanh nghiệp, phương án chào bán phải được ĐHĐCĐ thông qua. 2. Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ bao gồm: a, Là doanh nghiệp thuộc đối tượng: công ty cổ phần, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. b, Có thời gian hoạt động tối thiểu là 1 năm, kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. c, Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán. d, Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi. e, Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua. f.Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư; g.Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật; h. Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng. 1.2. Thực trạng phát hành chứng khoán thông qua phương pháp trực tiếp Phát hành chứng khoán trực tiếp cũng là một phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì nó mang lại những thuận lợi nhất định. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp đã tiến hành phát hành cổ phiếu trực tiếp cho các đối tác chiến lược như: Bảo Việt, Vinare, Đạm Phú Mỹ… Gần đây, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu ViệtNam (Eximbank) đã phát hành thành công 12.890.216 cổ phiếu cho các đối tác chiến lược nước ngoài. Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai cho biết, công ty này có nhiều dự án trung và dài hạn nhưng tìm nguồn vốn từ ngân hàng không đủ nên buộc phải tự huy động qua kênh khác. Phó tổng giám đốc một công ty chứng khoán vừa công bố phát hành trái phiếu cho biết, hiện nay họ rất cần tiền để đầu tư vào cổ phiếu và cung cấp dịch vụ chứng khoán. Tuy nhiên, do ngân hàng không hào hứng tài trợ cho những nghiệp vụ này nên họ phải tự phát hành trái phiếu để huy động vốn. Ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho biết, giá của nhiều cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn cho đầu tư trung và dài hạn. SHS phát hành trái phi Những nhân tố trên đã thúc đẩy các công ty chứng khoán, bất động sản đi tìm vốn từ huy động trái phiếu dù chi phí từ nguồn này không rẻ hơn so với vay ngân hàng. Tháng 9/2010 Công ty cổ phần Xây dựng số 12 (Vinaconex No12) đã chào bán trực tiếp 3 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), trong đó 2,7 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 153.000 cổ phiếu chào bán cho Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex); 147.000 cổ phiếu chào bán cho cán bộ, công nhân viên. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 30 tỷ đồng. Ngoài Vianconex No12, Công ty cổ phần Dược phẩm Viễn Đông (DVD) tự chào bán 7,09 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu), trong đó, 6.550.500 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 539.500 cổ phiếu chào bán cho cán bộ, công nhân viên. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 70,9 tỷ đồng. Các NHTM cũng không chịu thua kém, Ngân hàng thương mại cổ phần Đệ Nhất đã trực tiếp phát hành 200 triệu cổ phiếu phổ thông. Việc tăng vốn của Ngân hàng Đệ Nhất được chia thành 2 đợt. Đợt 1, có 100 triệu cổ phiếu được phân phối vào thời gian cuối tháng 11/2010. Đợt 2, 100 triệu cổ phiếu nữa được chào bán nốt vào cuối năm 2010. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 2.000 tỷ đồng. Vietinbank cũng đã tham gia hoạt động này bằng cách chào bán loại CP phổ thông có mệnh giá 10.000 đồng/CP, số lượng đăng ký chào bán là 392.000.000 CP.Trong đó chia cổ tức bằng CP phát hành: 76.900.000 CP dành cho cổ đông hiện hữu có tên trong danh sách tại ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ chia cổ tức bằng CP là 6,83%. Với cổ đông hiện hữu, số CP được chào bán: 315.100.000 CP, giá chào bán: 10.000 đồng/CP. Vào tháng 10/2010 Công ty Quốc Cường Gia Lai đã cho tiếp tục phát hành trực tiếp 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi sau đợt phát hành hơn 61,3 triệu cổ phiếu thu về gần 1.000 tỷ đồng. Trước đó, Công ty Hoàng Anh Gia Lai cũng bán 1.100 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho Tập đoàn Temasek. Ngày 11/10/2010 Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công nghiệp (ICIC) đã chào bán 1 triệu cổ phiếu ra công chúng. Trong đó, 760.000 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, 240.000 cổ phiếu phát hành cổ phiếu thưởng. Tổng giá trị cổ phiếu chào bán tính theo mệnh giá là 10 tỷ đồng. Giống với SPC JSC, công ty cổ phần Cavico Xây dựng thủy điện (CAVICO HC.,JSC) phát hành 3.134.667 cổ phiếu, với tổng giá trị hơn 31,3 tỷ đồng. Trong đó 463.839 cổ phiếu trả cổ tức năm 2009 cho cổ đông hiện hữu; 1.932.666 cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu; 193.266 cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên; 544.896 cổ phiếu chào bán cho đối tác chiến lược. Ngày 12/11/2010 CTCP Thuận Thảo (GTT) đã phát hành trực tiếp thành công 14.501.000 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, với giá 10.000 đồng/CP. Cùng thời gian này, Tại CTCP Licogi 16.6 (LCS), ngày 3/11 cũng đã phát hành 3,9 triệu cổ phiếu, nhằm huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch nhẹ block bê tông bọt tại Xuân Mai và một số dự án khác. Tương tự, CTCP Đầu tư và thương mại Dầu khí Sông Đà (SDP) cũng thông qua việc phát hành 7 triệu cổ phiếu, tăng vốn từ 80 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng. Trong đó, phát hành 4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 2:1, với giá 12.000 đồng/CP; phát hành 3 triệu cổ phiếu cho đối tác chiến lược, với giá 15.000 đồng/CP. Mục đích sử dụng vốn của đợt phát hành là đầu tư dự án Khu dân cư Vĩnh Thanh - Nhơn Trạch - Đồng Nai, dự án đầu tư mở rộng dây chuyền nghiền đỏ tại Quốc Oai, Hà Nội. Các công ty chứng khoán cũng không chịu kém khi thi nhau tung ra các đợt phát hành tương tự. Công ty chứng khoán VNDirect đã tự phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi; Công ty chứng khoán Thăng Long phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm trả lãi 3 tháng một lần với lãi suất kỳ đầu là 11,7% một năm; Công ty chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội bán 250 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn 1 năm với lãi suất 14%. Bên cạnh việc tự phát hành cổ phiếu, nhiều doanh nghiệp cũng lựa chọn phương thức phát hành trực tiếp trái phiếu để huy động vốn. Tập đoàn Sông Đà là DN phát hành TPDN bằng tiền VND đầu tiên trên thị trường vốn nợ VN trong năm 2010, với tổng giá trị 1.500 tỉ đồng (tương đương 79 triệu USD); Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát hành 2.000 tỉ đồng trái phiếu; TCty cổ phần XNK và Xây dựng VN (VCG) phát hành 2.000 tỉ đồng; CTCP Long Hậu (LHG) phát hành 200 tỉ đồng trái phiếu (mệnh giá 1 tỉ đồng) để huy động vốn cho dự án khu dân cư Long Hậu; CTCP Vincom (VIC) phát hành 1.000 tỉ đồng trái phiếu DN, với kỳ hạn trái phiếu là 5 năm. Năm 2010 đánh dấu sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp với nhiều đợt phát hành thành công, tổng giá trị trong năm đạt 47.000 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2009. Trong đó, trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và bất động sản chiếm tỷ trọng 55%; các ngân hàng thương mại chiếm khoảng 45%. Do rủi ro biến động lãi suất cao nên đa phần các đợt phát hành trái phiếu có cấu trúc lãi suất thả nổi chiếm khoảng 75% và lãi suất cố định 25%. 1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp Ưu điểm: Đối với nhà đầu tư, khi tổ chức phát hành chứng khoán trực tiếp, nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán nên sẽ giảm được các chi phí giao dịch thông qua trung gian như phí bảo lãnh, Đối với tổ chức phát hành, khi phát hành chứng khoán trực tiếp, không thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành( thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại) thì chi phí phát hành sẽ tương đối thâp do không phải trả các khoản phí như phí tư vấn bảo lãnh, phí bảo lãnh, là các khoản phí không nhỏ. Nhược điểm: Đối với nhà đầu tư, khi mua trực tiếp chứng khoán từ tổ chức phát hành có nhiều bất cập. Nhà đầu tư phải tự nghiên cứu thị trường, tự đưa ra các nhận định của mình về chứng khoán cần mua,…dẫn đến rủi ro khi mua chứng khoán của họ cao hơn. Bên cạnh đó, khuyết điểm lớn nhất là về mặt địa lý khi nhà đầu tư nếu muốn mua chứng khoán phải đến tận tổ chức phát hành, tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Đối với tổ chức phát hành,thời gian tập trung vốn thường chậm,kéo dài công ty khó bán hết được chứng khoán để huy động vốn theo dự kiến,dẫn tới phát sinh các chi phí khác không mong muốn. Ngoài ra,khi thị trường phát triển,nhiều tổ chức phát hành mà tổ chức phát hành không nắm bắt được nhu cầu của nhà đầu tư, phát hành ra những chứng khoán không hấp dẫn,thu hút được nhà đầu tư thì việc huy động vốn của doanh nghiệp trở nên rất khó khắn. Do vậy, việc phát hành chứng khoán trực tiếp mang lại rủi ro rất lớn cho tổ chức phát hành. 2. Phát hành chứng khoán thông qua bảo lãnh phát hành 2.1. Điều kiện pháp lý Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.Bảo lãnh được hiểu là hoạt động kinh doanh của các tổ chức đầu tư, đặc biệt là ngân hàng đầu tư, tập hợp của nhiều nhà đầu tư (gọi là nhóm bao tiêu/bảo lãnh) chịu chung rủi ro và đảm bảo phân phối thành công số chứng khoán đã được bảo lãnh phát hành. Như vậy bảo lãnh chính là công việc đầu tiên của các tổ chức đầu tư trước khi tiến hành phân phối thứ cấp. Nhóm bảo lãnh hoạt động theo thỏa thuận giữa những người bảo lãnh, gọi là hợp đồng bảo lãnh. Công ty bắt đầu làm việc với nhà phát hành để hoạch định chi tiết việc phát hành và chuẩn bị tài liệu đăng ký để nộp cho Nhà nước. Trong suốt thời gian cung ứng, bên nhận bảo lãnh phải chịu trách nhiệm ổn định giá thị trường cổ phần bằng cách phát giá trong thị trường mở rộng. Khi cầu giảm, nhóm sẽ chỉ định ra một nhóm bảo lãnh mua chứng khoán đó trên thị trường nhằm cân bằng và điều chỉnh giá cả. Thông thường, để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành. Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Các tổ chức bảo lãnh phát hành được hưởng một khoản phí bảo lãnh nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành. Phí bảo lãnh cao hay thấp là tùy thuộc vào tính chất của đợt phát hành (lớn hay nhỏ, thuận lợi hay khó khăn). Đối với trái phiếu, phí bảo lãnh phụ thuộc vào lãi suất trái phiếu (lãi suất trái phiếu thấp thì phí bảo lãnh phát hành cao và ngược lại). Tổ chức bảo lãnh phát hành là CTCK được phép hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và ngân hàng thương mại được UBCK chấp thuận bảo lãnh phát hành trái phiếu theo điều kiện do Bộ Tài chính quy định. Để phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành cần phải thỏa mãn điều kiện phát hành chứng khoán ra công chúng và được sự bảo lãnh phát hành (Trường hợp: cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành) . Nếu số lượng phát hành không lớn thì chỉ cần có một tổ chức bảo lãnh phát hành Nếu đó là một công ty lớn và số lượng chứng khoán phát hành vượt quá khả năng của một tổ chức bảo lãnh thì cần phải có một tổ hợp bảo lãnh phát hành, bao gồm một hoặc một số tổ chức bảo lãnh chính và một số tổ chức bảo lãnh phát hành thành viên. Điều kiện để được bảo lãnh phát hành: CTCK chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (CK) khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK; vốn pháp định để thực hiện nghiệp vụ tự doanh CK là 100 tỷ đồng, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành là 165 tỷ đồng. - Không vi phạm pháp luật CK trong 6 tháng liên tục liền trước thời điểm bảo lãnh. - Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành vào thời điểm cuối quý gần nhất tính đến ngày ký hợp đồng bảo lãnh phát hành, trừ trường hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. - Có tỷ lệ vốn khả dụng trên nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau đây: -Tổ chức phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh phát hành có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. -Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do cùng một tổ chức nắm giữ. -Trường hợp đợt phát hành có tổng giá trị cam kết bảo lãnh lớn hơn hai lần vốn chủ sở hữu của tổ chức phát hành, phải lập tổ hợp bảo lãnh phát hành, trong đó có tổ chức bảo lãnh phát hành chính và các tổ chức bảo lãnh phát hành phụ. Khi một công ty CK bảo lãnh phát hành CK, công ty đó phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua CK của khách hàng. 2.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP - Public Offering Price) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu. - Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. [...]... bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại - Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành - Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian giữa phương. .. 2008 2009 Số đợt đấu giá thực hiện 28 40 53 31 19 3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp phát hành chứng khoán thông qua đấu thầu Ưu điểm • Tiết kiệm được chi phí phát hành Khi sử dụng phương pháp này ,tổ chức phát hành không cần phải trả phí cho bất kì tổ chức trung gian nào khác như hình thức phát hành qua bảo lãnh • Xác định được giá (lãi suất) một cách khách quan Giá của chứng khoán sẽ được xác định theo... gồm cả phát hành lần đầu và phát hành bổ sung, phát hành công khai và phát hành nội bộ (phát hành riêng lẻ), về cơ bản có thể nói, các hoạt động và các phương án phát hành CP của các doanh nghiệp đã diễn ra hợp pháp và mang lại hiệu quả tích cực cho đời sống kinh doanh của doanh nghiệp – tổ chức phát hành nói riêng, cũng như cho toàn bộ nền kinh tế nói chung Điều này có thể thấy và được minh chứng qua... công ty chứng khoán: • Các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành sẽ được hưởng một khoản phí bảo lãnh (hay hoa hồng bảo lãnh) nhất định trên số tiền thu được từ đợt phát hành Phí bảo lãnh phát hành là mức chênh lệch giữa giá abns chứng khoán cho nhà đầu tư và số tiền tổ chức phát hành nhận được Ví dụ: nếu công chúng mua chứng khoán phải trả 20.000 đ một cổ phiếu, trong khi công ty phát hành nhận 18.000.. .Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất - Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam... hành và tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu cần thiết) Trong 3 phương thức là: chào bán trực tiếp, chào bán qua đấu thầu và chào bán qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thì phương thức chào bán qua đấu thầu luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất của đa số doanh nghiệp phát hành chứng khoán - Tổ chức tốt các hoạt động thông tin tuyên truyền về doanh nghiệp, về phương án phát hành và các thông tin khác cần thiết... Đặc biệt, việc đăng tải các thông tin về phương án phát hành trên các phương tiện thông tin thích hợp và với thời lượng dài là rất có ý nghĩa trong quảng bá doanh nghiệp và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng… Đặc biệt, các công ty chứng khoán có vai trò khá quan trọng đến sự thành công của phương án phát hành CP của doanh nghiệp Như trên đã đề cập, hiệu quả của phương án phát hành CP doanh nghiệp là... kiện Việt Nam chưa có một cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ: 3 Phương pháp chào bán bằng đấu thầu Đấu thầu là sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư và tổ chức đấu thầu chủ yếu là về giá chứng khoán Đối tượng áp dụng: phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại trái phiếu ,cổ phiếu… 3.1 Phân loại hình thức. .. lỡ các cơ hội đầu tư khác"", ông Nguyễn Hòa Bình nói 3.2.2 Đấu thầu trái phiếu và cổ phiếu doanh nghiệp Trong 3 phương thức chào bán trực tiếp, chào bán qua đấu thầu và chào bán qua tổ chức bảo lãnh phát hành, thì phương thức chào bán qua đấu thầu luôn được đánh giá là lựa chọn tốt nhất của đa số doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, hình thức phát. .. Mỹ : cơ chế đa giá 3.2 Thực trạng của việc chào bán bằng đấu thầu tại Việt Nam 3.2.1 Đấu thầu trái phiếu chính phủ Đấu thầu TPCP là việc bán trái phiếu cho các tổ chức tham gia đấu thầu đáp ứng đủ các yêu cầu của Bộ Tài chính và có các mức lãi suất đặt thầu thấp Trái phiếu chính phủ VN được phát hành bằng hình thức đấu thầu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội a Hình thức và đặc điểm như sau: . Tiểu Luận Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán tại Việt Nam Mục lục 1. Phát hành chứng khoán trực tiếp 1.1. Cơ sở pháp lý 1.2. Thực trạng phát hành cổ phiếu. của nhóm1: Thực trạng sử dụng các phương thức phát hành chứng khoán ở Việt Nam hiện nay” *** 1. PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN TRỰC TIẾP 1.1. Cơ sở pháp lý Phát hành chứng khoán trực tiếp là phương pháp. chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng. 1.2. Thực trạng phát hành chứng khoán thông qua phương pháp trực tiếp Phát hành chứng khoán trực tiếp cũng là một phương thức được nhiều doanh

Ngày đăng: 30/07/2014, 01:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan