Nghiên cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình 5S tại Xí nghiệp 26.3 thuộc cty cổ phần 26

111 699 5
Nghiên cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình 5S tại Xí nghiệp 26.3 thuộc cty cổ phần 26

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ lâu, 5S đã được biết đến như một phương pháp quản lý rất có hiệu quả nhằm tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức. Mặc dù trước đây, khi mới ra đời 5S chỉ được coi như là một công cụ hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp, chứ không được coi như một phương pháp quản lý chính, vì vậy nó chủ yếu chỉ được áp dụng tại các nhà máy, công ty chuyên về sản xuất ở Nhật Bản. Nhưng càng về sau, tính hữu ích của nó càng được bộc lộ rõ nét hơn. Nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, người ta đã nhận ra sự cần thiết của 5S, lợi ích của nó khi áp dụng thành công trong doanh nghiệp. Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà còn trong các doanh nghiệp dịch vụ và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đều coi 5S là một bí quyết dẫn đến thành công. Mở rộng hơn nữa là cả trong đời sống kinh tếxã hội và trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta biết cách vận dụng 5S hợp lý thì mọi thứ đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Trên thực tế thì 5S mới được quan tâm ở Việt Nam trong vài năm gần đây, vỡ nó là một phương pháp mới nên để áp dụng thành công là cả một quá trình. Hơn nữa, để áp dụng thành công 5S cho 1 cty Nhà nước vừa mới được cổ phần hóa như Công ty cổ phần 26 – cụ thể là Xí nghiệp 26.3 thì thực sự là một thử thách. Vì vậy nên em đã chọn đề tài: “ Nghiờn cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình 5S tại Xí nghiệp 26.3 thuộc cty cổ phần 26”. Nhờ sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Trương Đoàn Thể cùng với cán bộ công nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ cũng như công ty 26 em đã hoàn thành bài khoá luận này. Kết cấu khoá luận bao gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp 26.3 thuộc công ty cổ phần 26. Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý của xí nghiệp 26.3 ttheo các tiêu chí của 5S. Chương III: Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng chương trình 5S tại xí nghiệp 26.3. Do cũn cú những hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn cũng như các giảng viên trong khoa Quản

MỞ ĐẦU Từ lâu, 5S đã được biết đến như một phương pháp quản lý rất có hiệu quả nhằm tiết kiệm tiền của, thời gian, công sức. Mặc dù trước đây, khi mới ra đời 5S chỉ được coi như là một công cụ hỗ trợ sản xuất cho các doanh nghiệp, chứ không được coi như một phương pháp quản lý chính, vì vậy nó chủ yếu chỉ được áp dụng tại các nhà máy, công ty chuyên về sản xuất ở Nhật Bản. Nhưng càng về sau, tính hữu ích của nó càng được bộc lộ rõ nét hơn. Nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, người ta đã nhận ra sự cần thiết của 5S, lợi ích của nó khi áp dụng thành công trong doanh nghiệp. Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp sản xuất mà còn trong các doanh nghiệp dịch vụ và tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác đều coi 5S là một bí quyết dẫn đến thành công. Mở rộng hơn nữa là cả trong đời sống kinh tế- xã hội và trong cuộc sống hàng ngày, nếu chúng ta biết cách vận dụng 5S hợp lý thì mọi thứ đều trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Trên thực tế thì 5S mới được quan tâm ở Việt Nam trong vài năm gần đây, vỡ nó là một phương pháp mới nên để áp dụng thành công là cả một quá trình. Hơn nữa, để áp dụng thành công 5S cho 1 cty Nhà nước vừa mới được cổ phần hóa như Công ty cổ phần 26 – cụ thể là Xí nghiệp 26.3 thì thực sự là một thử thách. Vì vậy nên em đã chọn đề tài: “ Nghiờn cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình 5S tại Xí nghiệp 26.3 thuộc cty cổ phần 26”. Nhờ sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Trương Đoàn Thể cùng với cán bộ công nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ cũng như công ty 26 em đã hoàn thành bài khoá luận này. Kết cấu khoá luận bao gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp 26.3 thuộc công ty cổ phần 26. Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý của xí nghiệp 26.3 ttheo các tiêu chí của 5S. Chương III: Nghiên cứu, đề xuất, triển khai áp dụng chương trình 5S tại xí nghiệp 26.3. Do cũn cú những hạn chế về chuyên môn cũng như kinh nghiệm thực tế, nên bài viết không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn nhiệt tình của thầy hướng dẫn cũng như các giảng viên trong khoa Quản trị kinh doanh. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 26.3 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN 26 I. Tổng quan về XN 26.3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp 1.1.1 Giới thiệu chung về Xí Nghiệp 26.3 Địa chỉ: Khu Công nghiệp Sài Đồng, phường Phúc Đồng, quận Long Biên Giám đốc: Ông Trần Thanh Sơn. Diện tích mặt bằng 3,2 ha. Điện thoại: 043.8751292. Fax: 04.8751460 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Xí Nghiệp 3 ra đời cùng với sự ra đời của Công ty, cùng được trải qua những thăng trầm trong quá trình xây dựng và phát triển của Công ty. Sau đây ta sẽ thấy rõ hơn sự phát triển của Xí nghiệp cũng như của cty trong từng giai đoạn thăng trầm của lịch sử. 1.1.2.1. Giai đoạn 1978-1985 Đây là những năm đầu thành lập, vừa xây dựng vừa chiến đấu với tên gọi Xưởng quân dụng 26 Cục Quân nhu- Tổng cục hậu cần, và nguồn kinh phí do Cục phân bổ chỉ có 30.000 đồng, đây là giai đoạn thực sự khó khăn về cả kinh phí và nguồn nhân lực. Đầu tháng 7/1980, Cục Quân Nhu được tách thành 2 cục: Cục quân lương và Cục quân trang theo quyết định số 385/QĐ của Bộ Quốc Phòng, Xưởng Quân dụng 26 được chuyển về Cục Quân trang Năm 1981 Tổng cục Hậu cần quyết định đổi tên Xưởng Quân dụng 26 thành Xí Nghiệp 26, đây là giai đoạn cty phải đối mặt với rất nhiều thách thức to lớn,cựng với những khó khăn của đất nước trong giai đoạn đó khiến tất cả mọi thành viên phải nỗ lực hết mình để thoát khỏi tình trạng này. Năm 1984, XN đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra, Với giá trị Tổng sản lượng đạt 2.269.000 đồng vượt 3,9% so với kế hoạch. Trong giai đoạn này, vai trò của Xí nghiệp 3 vẫn chưa hình thành rõ rệt, vì qui mô của toàn cty còn nhỏ, cho nên chưa có sự phân định riêng cho từng Xí nghiệp sản xuất. Tất cả các Xí nghiệp vẫn nằm chung trong sự phát triển của toàn Xí nghiệp 26. 1.1.2.2. Giai đoạn 1986-1995 Đây là giai đoạn XN 26 vững bước đi lên trong công cuộc đổi mới đất nước, Trong giai đoạn chuyển đổi này, tư tưởng đổi mới chưa hình thành rõ nét, tư tưởng bao cấp vẫn còn mang tính chất nặng nề, cộng thêm khó khăn về vốn, sự lạc hậu về thiết bị và trình độ công nghệ đòi hỏi các cán bộ chủ chốt cần thực sự tỉnh táo nhận định tình hình, các công nhân viên phải làm việc hết mình, thể hiện sự sỏng tạo,dỏm nghĩ, dám làm. Sang đến năm 1990, tình hình chính trị phức tạp diễn ra tại Liên Xô và Đông Âu dẫn đến việc họ cắt bỏ viện trợ đối với nước ta trong đó có cả các loại giầy da cho quân đội. Vì vậy, XN đã quyết tâm đi vào lĩnh vực sản xuất giày da. Điều này đó đỏnh một dấu mốc quan trọng bắt đầu bước vào thời kỳ hoàng kim của Xí nghiệp 26.3. Bởi vì các sản phẩm về giầy này đã trở thành mặt hang mũi nhọn của cty, cho nên điều dễ hiểu là Xí nghiệp 3 trở thành Xí nghiệp sản xuất chính, đóng góp chủ yếu vào doanh thu của cả Xí nghiệp 26. Từ những cố gắng đó, XN đã đạt được kết quả kinh doanh rất cao, giá trị sản lượng hàng hoá đạt 2,3 tỷ đồng vượt 37% so với kế hoạch. Thu nhập bình quân tăng lên 120.000 đồng/người/năm. Đời sống của công nhân viên không ngừng được cải hiện, 70 hộ đã được cấp nhà để ở. Theo đà phát triển đó, bước vào năm 1991, từ thắng lợi của chủ trương đa dạng hoá sản phẩm và sự ủng hộ nhiệt tình của Thủ trưởng BQP, Thủ trưởng Tổng cục Hậu cần cộng với ý chí quyết tâm mở rộng và xây dựng XN ngày càng vững mạnh, XN 26 đã mạnh dạn mở rộng thêm nhiều lĩnh vực sản xuất mới như sản xuất áo mưa PVC chiến sĩ, thắt lưng, màn tuyn, khăn mặt… trong đó nổi bật là ngành giầy vải được sản xuất tại Xí nghiệp 26.3 ngoài sản xuất để phục vụ cho nhu cầu Quốc phòng thì đa số còn lại phục vụ cho thị trường tự do. 4/8/1993 BQP ra Quyết định số 465/QP về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước. Đảng uỷ Tổng cục Hậu cần cũng có Quyết định số 214/NQĐU ngày 29/3/1993 về một số chủ trương, biện pháp lãnh đạo nhiệm vụ bảo đảm Hậu cần cho phép XN 26 được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm tăng khả năng về vốn cũng như thu hút các kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Các sản phẩm của XN ngày càng khẳng định được vị trí của mỡnh trờn thị trường. Tại Hội chợ triển lãm Hàng công nghiệp VN năm 1995, nhiều sản phẩm của XN đã nhận được một số huy chương cao quý. 4/1996 Bộ trưởng BQP đã ký Quyết định số 472/QĐQP về việc thành lập Cty 26. 1.1.2.3. Giai đoạn 1996- 2005 Đây là giai đoạn Cty 26 tiếp tuc củng cố, phát triển trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Kết quả năm 1997 thu được là doanh thu đạt 71 tỷ đồng, thu nhập bình quân tăng lên 837.000 đồng/người/thỏng. Đến cuối năm 2001, do yêu cầu sắp xếp lại các XN trong Tổng cục Hậu cần, XN 32.4 thuộc Cty 32 được chuyển về cho Cty 26 trực tiếp quản lý. 4 XN được chuyển về hoạt động trên 4 địa bàn khác nhau, cụ thể sẽ được nêu chi tiết trong phần trình bày sau. 1.1.2.4. Giai đoạn 2005 đến nay Đây là giai đoạn thực sự khó khăn đối với 1 Cty mà vốn nhà nước chiếm 100% như Cty 26. Vì trong thơỡ kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả mọi nơi, mọi lĩnh vực đều tích cực mở cửa, khuyến khích sự liên doanh, liên kết nhằm tăng cường nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như thu hút được các công nghệ hiện đại từ các nước khác. Đứng trước tình hình đó, đòi hỏi lãnh đạo Cty cần nhanh chóng tìm ra con đường đi mới, vừa tăng được khả năng cạnh tranh, tránh tụt hậu, lại vừa giữ vững được lập trường, tư tưởng ban đầu của mình. Trước yêu cầu đổi mới doanh nghiệp chuẩn bị bước vào hội nhập tổ chức thương mại thế giới, Thủ tướng chính phủ đó kớ quyết định số 98/2005/QĐTtg về việc phê duyệt phương án điều chỉnh sắp xếp, đổi mới công ty nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành quyết định số 1358/QĐ-BQP ngày 1/7/2007 về việc cổ phần hoá Công ty 26 thuộc Tổng cục Hậu cần. . Được sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và TCHC sau gần 2 năm thực hiện quá trình chuyển đổi đến ngày 15/05/2007 Công ty cổ phầm 26 được cấp đăng kí kinh doanh đánh dấu sự ra đời của Công ty cổ phần, ngày 16/06/2007 Công ty cổ phần 26 đã tổ chức lễ ra mắt chính thức đi vào hoạt động. Cho đến nay, Cty vẫn không ngừng phát triển và trở thành 1 trong những cty mũi nhọn, hoạt động khá mạnh trong ngành May mặc nước ta, tạo được công ăn việc làm cho gần 1000 người với doanh thu vào khoảng 95 tỷ đồng. Chính việc cổ phần hóa này đã tác động rất mạnh tới mọi hoạt động của Xí nghiệp 3. Nó thúc đẩy mọi người cần phải nỗ lực hơn nữa vì không còn chịu sự quản lý và bảo hộ hoàn toàn của Nhà nước nữa, có nhiều cơ hội để mang sản phẩm của Xí nghiệp ra thị trường thế giới, nhưng cũng cần phải chuẩn bị tâm lý để đối mật với nhiều thách thức, đòi hỏi sự sang tạo và tính chuyên nghiệp cao cũng như yêu cầu chuyên môn ngày càng sâu rộng. 1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Xí Nghiệp Sản phẩm chủ yếu của XN là các loại giầy vải, giầy da được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đồng bộ của Italia. Các sản phẩm này 1 phần được sản xuất theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc Phòng, phần còn lại là để phục vụ cho nhu cầu về giầy trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. 1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 26.3. 1.2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Cơ cấu tổ chức, quản lý của Xí Nghiệp được thể hiện trong sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống QLCL tại XN 26.3 Tổng Giám Đốc CTy P.Tổng GĐ Kĩ thuật, sản xuất, kinh doanh P.Tổng GĐ chính trị, nội bộ Phòng KTCN Phòng KHKD Phòng TCHC Xí nghiệp 26.3 Ban TCSX_KT Ban TC_HC Xưởng giầy vải Tổ chuẩn bị Xưởng giầy da Tổ may mũ giầy Tổ cán luyện cao su Tổ lưu hoá, thành phẩm Tổ may mũ giầy Tổ gò ráp Tổ thành phẩm Nguồn: Phòng kỹ thuật công nghệ  Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước cấp trên về mọi hoạt động sản xuất của Công ty. Đồng thời được quyền quyết định mọi hoạt động của Công ty theo qui định. Thực hiện nghị quyết Đảng ủy, HĐQT, nghị quyết đại hội đồng cổ đông hằng năm.  Giám đốc Xí Nghiệp: Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị, quản lý, sử dụng vốn và tài sản được giao đúng mục đích. Tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp, đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra. Được thực hiện các quyền hạn do ủy quyền của TGĐ.  Cỏc phó tổng giám đốc: chịu trách nhiệm trước cấp trên về lĩnh vực chuyên môn được quản lý. Và thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc.  Trưởng phòng: Có vai trò tham mưu giúp TGĐ trên một số lĩnh vực quản lý chyờn mụn, nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện cũng như việc quản lý, điều hành mọi hoạt động chức năng của phòng. Được quyền phân công nhiệm vụ cho các cán bộ, nhân viên trong phòng. Được ký các văn bản theo ủy quyền của TGĐ. Cỏc phòng chức năng của Cty:  Phòng kỹ thuật công nghệ: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, quản lý toàn bộ vật tư thiết bị của cty, đảm bảo chất lượng sản phẩm và qui trình sản xuất.  Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ là lập kế hoạch thi công, quản lý tiến độ thực hiện các dự án, nghiệm thu công trình vfa bàn giao cho chủ đầu tư.  Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vị lưu trữ và quản lý công văn đi đến, công tác y tế chăm lo sức khoẻ cho toàn thể ccỏn bộ công nhân viên.  Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ vốn, tài sản, theo dõi thu chi tài chính. Thực hiện các chế độ bảo hiểm, thuế, tiền lương, các báo cáo định kỳ và quyết toán công trình. 1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 1.2.2.1. Đặc điểm về sản phẩm Bảng danh mục các sản phẩm chính:  Giầy da Sĩ Quan cấp úy K08.  Giầy da Sĩ Quan cấp tá K08.  Giầy vải chiến sĩ.  Giầy da chiến sĩ.  Giầy da sĩ quan nữ.  Bạt và nhà bạt các loại.  Giầy da, giầy vải thường phục.  Giầy da, giầy vải kinh tế.  Ba lô ba túi, ba lô các loại. Sản phẩm chính của Xí Nghiệp là giầy da, giầy vải. Sau khi được sản xuất thành thành phẩm hoàn chỉnh, chúng sẽ được kiểm tra xem có đạt được các tiêu chuẩn có sẵn hay không rồi mới được treo lên các xe treo riêng. Một đặc thù quan trọng nổi bật nhất của các sản phẩm may mặc, giầy dép đú chính là phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người. Riêng đối với các loại giầy dép phục vụ cho Bộ quốc phòng thì vừa không đa dạng về chủng loại vừa không cầu kỳ về mẫu mã, các sản phẩm này thường đơn giản nhưng lại phải bền, vỡ nó được đặt hàng theo mẫu sẵn của Bộ quốc phòng cho nên Xí nghiệp cứ tiêu chuẩn đó mà thực hiện. Riêng đối với các sản phẩm trên thị trường tự do thì thường xuyên biến động cả về mẫu mã và chủng loại, vì xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao và hay thay đổi. Có những sản phẩm thì đẹp và thời trang là yếu tố trên hết, nhưng cũng có những loại thì chỉ cần đơn giản và bền là được. Từ đó mà Xí nghiệp cần thường xuyên thay đổi về màu sắc, kiểu dỏng…và không ngừng sáng tạo để có thể khai thác được hết những mảng thị trường khác nhau. 1.2.2.2. Đặc điểm về thị trường Cũng giống như thị trường tiêu thụ các sản phẩm của toàn Công ty. Sản phẩm của Xí Nghiệp cũng được chia ra làm 3 thị trường là Hàng kinh tế, Hàng quốc phòng và Hàng xuất khẩu. Đặc thù của sản phẩm may mặc vốn đã mang tính thiết yếu, không thể thiếu được. Vì vậy nhu cầu của nó là rất lớn và hay biến động. Vì sản phẩm của Công ty gồm cả hàng quốc phòng và hàng kinh tế cho nên khi nghiên cứu thị trường cty cũng phải chia làm 2 mảng thị trường khác nhau. Riêng về thị trường hàng quốc phòng thì nhu cầu khá ổn định và cũng không mất nhiều chi phí để nghiên cứu, vì những loại hàng này được sản xuất theo đơn hàng và mẫu mã, tiêu chuẩn do BQP đưa ra. Cho nên tính chất cạnh tranh trên thị trường này không cao. Tuy nhiên, không phải như vậy nghĩa là không cần quan tâm đến công tác nghiên cứu sản phẩm mới phục vụ cho loại thị trường này. Về thị trường hàng kinh tế thì ngược lại, cty phải mất nhiều thời gian và chi phí hơn để nghiên cứu nhu cầu của những người tiêu dùng khó tính và thường xuyên thay đổi sở thích, thẩm mỹ theo từng ngày, từng giờ. Những người nghiên cứu thị trường sẽ phải mất rất nhiều công sức và phải có năng lực thực sự thì mới có thể đưa ra kế hoạch sản xuất đúng đắn cả về khối lượng và kiểu dáng, sản phẩm phải có sự khác biệt và quan trọng hơn cả là phải được tung ra thị trường sớm hơn so với đối thủ cạnh tranh. Điều này cho ta thấy đây là một thị trường có tính chất cạnh tranh rất mạnh. Nếu cty không linh hoạt, không bắt kịp được xu thế tiêu dùng thì việc thua lỗ là điều tất yếu sẽ phải xảy ra. 1.2.3. Đặc điểm về nhân lực 1.2.3.1. Tình trạng bố trí lao động Theo như thống kê mới nhất của phòng nhân lực, tổng quân số tháng 3/2009 của Xí Nghiệp 3 có tổng cộng là 328 người, được phân chia cụ thể như sau: Bảng 1.1: Thống kê về lao động của Xí nghiệp 26.3 ĐƠN VỊ SL GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ TÍNH CHẤT LĐ Nam Nữ Đại học Cao đẳng Trung cấp PTTH Trực tiếp Gián tiếp SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1. Ban giám đốc 2 2 100 0 0.0 2 100 0 0.0 0 0.0 0 0.0 0 0.0 2 100 2. Ban TCSX-KT 11 9 81.8 2 18.2 5 45.5 5 45.5 0 0.0 1 9.1 1 9.1 10 90.9 3. Hành chính 9 7 77.8 2 22.2 0 0 0 0.0 2 22.2 7 77.8 0 0.0 9 100 [...]... quá trình sản xuất, hơn nữa còn phải sử dụng chỳng vơớ khối lượng khá lớn 1.2.7 Đặc điểm về tài chính của Xí nghiệp 26. 3 Cty 26 hoạt động với Tổng vốn điều lệ là 51.787.555.533 đồng, trong đó có 51% do nhà nước nắm giữ, còn lại 49% của các cổ đông Như phần trên đã nêu rõ, Xí nghiệp 3 là Xí nghiệp sản xuất chính của cty, chớnh cỏc sản phẩm của Xí nghiệp cũng là những sản phẩm mũi nhọn đem lại phần. .. hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp Để biết được tình hình biến động kết quả sản xuất kinh doanh của Xí Nghiệp, ta cùng tham khảo biểu đồ sau: Bảng 1.16: Biến động về doanh thu, lợi nhuận của Xí nghiệp 26. 3 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA XÍ NGHIỆP 26. 3 THEO CÁC TIÊU CHÍ 5S I Tình hình quản lý chất lượng của xí nghiệp 26. 3 Công ty 26 đã xây dựng thành công Hệ thống... sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 26. 3 Xí nghiệp 3 đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, chủ động sắp xếp lại các xí nghiệp thành viên để phù hợp với điều kiện sản xuất Xí nghiệp chú trọng đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị máy móc như: 100% máy lưu hoá giày vải cũ được thay bằng máy svớt mới của Tiệp kèm theo hệ thống cán luyện mới Xí nghiệp đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất. .. động tại Xí nghiệp 26. 3 Mức này không phải là cao đối với mức bình quân trong cả nước, nhưng bên cạnh đó Xí nghiệp thường xuyên tổ chức các hoạt động giải trí, tiền ăn ca và thưởng cho người lao động Vì thế nhìn chung họ đều thỏa mãn về mức lương và mức sống của mình Bảng 1.4 : Thu nhập bình quân tại Xí nghiệp 26. 3 1.2.4 Đặc điểm về máy móc, thiết bị, công nghệ 1.2.4.1 Qui trình công nghệ sản xuất. .. và áp dụng khá tốt Cùng nằm trong hệ thống áp dụng ISO 9001: 2000 của Công ty, Xí Nghiệp 3 không ngừng phấn đấu hoàn thiện HTQLCL của mình Theo Sổ tay chất lượng thì hệ thống này bao gồm :  Chính sách chất lượng được áp dụng chung cho toàn cty Chính sách chất lượng ! Công ty cổ phần 26 phấn đấu trở thành Công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các sản phẩm quân trang, sản phẩm đồ gỗ gia dụng. .. nhọn đem lại phần lớn lợi nhuận cho cty Hơn nữa, không có sự tách biệt giữa kết quả sản xuất của cty và Xí nghiệp, nên ta nghiên cứu về cty cũng sẽ hiểu được rất chi tiết và đúng bản chất về đặc điểm tài chính cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 3 Sau đây ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu chủ yếu về vốn của Cty: Bảng 1.13: Bảng cân đối tài sản của Cty 26 năm 2008 Đơn vị tính: Đồng TÀI SẢN... cái nhỡn khỏ tổng quát và chính xác về trình độ công nghệ mà Xí nghiệp đang có Nhìn chung hệ thống máy móc Xí nghiệp đã đầu tư khá đồng bộ từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng chiếm đa số vẫn là hàng của Nhật, Đài Loan, Việt Nam… Công suất thực tế sử dụng của tất cả cỏc mỏy đều đạt gần tới năng lực thiết kế, điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã tận dụng được khá triệt để công dụng của thiết bị nhằm tăng năng suất,... trưởng 5,5 9 Trưởng Phòng, giám đốc các Xí nghiệp 3, chủ tịch công đoàn chuyên trách 4,5 8 Phó phòng, phó giám đốc các Xí nghiệp 3 3,5 7 Trưởng ban nghiệp vụ 3,0 6 Phó ban nghiệp vụ, xưởng trưởng và NVNV1 2,5 5 Xưởng phó, tổ trưởng trực thuộc và NVNV2 2,2 4 Nhân viên nghiệp vụ 3 và tương đương 1,9 3 Nhân viên nghiệp vụ 4 1,5 2 Nhân viên nghiệp vụ 5 1,2 1 Nhân viên nghiệp vụ 6 1,0 Nguồn: Phòng Tổ chức... Xưởng CNSX KSC xưởng CNSX 1.2.5 Máy móc, thiết bị Sau đây là bảng báo cáo thực lực trang thiết bị máy móc công nghệ chủ yếu của Xí Nghiệp: Bảng 1.4: Trang thiết bị chủ yếu của Xí nghiệp 26. 3 XÍ NGHIỆP 26. 3 SỐ LƯỢN TấN CÔNG NGHỆ NƯỚC NĂM C.SUẤT CSUẤT NGUYấN G.TRỊ CÒN G SX SDỤNG T.KẾ T.TẾ GIÁ LẠI (1000 VNĐ) 510 1 Trạm điện 1000KVA 2 Máy xén da 3 Máy hấp sấy nóng 4 Buồn làm lanh tự động 5 Máy may 6 Máy... = 8,4%< lãi suất ngân hang ( 12%) Đây là một tín hiệu cảnh báo cho Cty nên nhanh chóng đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm giảm các loại chi phí, nhất là chi phí sản xuất kinh doanh 1.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cty 26 Bảng 1.14: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cty 26 Đơn vị tớnh: Nghỡn đồng CHỈ TIÊU 1.DT - DT HQP - DT HKT - DT HXK . cổ phần hóa như Công ty cổ phần 26 – cụ thể là Xí nghiệp 26. 3 thì thực sự là một thử thách. Vì vậy nên em đã chọn đề tài: “ Nghiờn cứu, đề xuất triển khai, áp dụng chương trình 5S tại Xí nghiệp. 3 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về xí nghiệp 26. 3 thuộc công ty cổ phần 26. Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý của xí nghiệp 26. 3 ttheo các tiêu chí của 5S. Chương III: Nghiên cứu,. ơn! CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 26. 3 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN 26 I. Tổng quan về XN 26. 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí Nghiệp 1.1.1 Giới thiệu chung về Xí Nghiệp 26. 3 Địa

Ngày đăng: 29/07/2014, 23:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP 26.3 THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN 26

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan