Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay

75 5.1K 13
Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức hồ chí minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu.Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa(TBCN) không chỉ hình thành và thống trị trong lĩnh vực công nghiệp, mà nó ngày càngđược hình thành , phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp. Nông nghiệp cũng trở thành một lĩnh vực đầu tư của tư bản cũng được kinh doanh theo phương thức TBCN. Trong xã hội TBCN quan hệ đất đai dưới chế độ tư bản bao gồm ba thành phần cơ bản : người sở hữu ruộng đất, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp, người công nhân lao động. Trong các mối quan hệ đó thì người chủ đất có quyền phát canh thu tô để thực hiện vai trò chủ đất . Với vai trò chủ đất họ được hưởng một khoản thu đó chính là địa tô . Từng chế độ, từng thời kỳ địa tô laị được thể hiện dưới những hình thức khác nhau. ở chế độ phong kiến địa tô được biểu hiện bằng tô lao dịch, tô hiện vật, tô tiền.... Trong chế độ TBCN địa tô được biểu hiện bằng một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân. Hình thức và tính chất bóc lột địa tô TBCN cũng là bóc lột người lao động.Nghiên cứu địa tô TBCN đã giúp chúng ta hiểu rõ các mối quan hệ của nó cũng như tìm hiểu các hình thức, bản chất của nó. Bằng lý luận về địa tô em xin trình bày bài tiểu luận của mình theo ba phần chính, qua đó nói lên ý nghĩa của việc nghiên cứu địa tô đối với việc giải quyết các vấn đề ruộng đất hiện nay. Phần một: Các hình thức cuả địa tô TBCN.Phần hai : Bản chất của địa tô TBCN.Phần ba: Ý nghĩa nghiên cứu địa tô đối với vấn đề ruộng đất hiện nay ở Việt Nam.Sau đây em xin trình bày cụ thể bài tiểu luận của mình,trong quá trình làm bài em có gì sai sót mong thầy cô góp ý cho em .Em xin chân thành cảm ơn PHẦN NỘI DUNG.I.CÁC HÌNH THỨC CỦA ĐỊA TÔ TBCN. TRÊN RUỘNG ĐẤT CANH TÁC.1. Địa tô chênh lệch( cấp sai). Trong nông nghiệp cũng như trong công nghiệp đều có lợi nhuận siêu ngạch do sự chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung của thị trường và giá cả sản xuất cá biệt của một số doanh nghiệp .Trong công nghiệp do sự cạnh tranh lợi nhuận siêu ngạch không tồn tại ổn định ở một doanh nghiệp nhất định .Trong nông nghiệp, lợi nhuận siêu ngạch tồn tại lâu dài ở những doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi , tư bản đầu tư vào những nơi có đất tốt, đất xấu bán theo giá cả sản xuất chung thì ngoài lợi nhuận bình quân, còn thu được lợi nhuận siêu ngạch để chuyển hoá thành địa tô chênh lệch.Địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận thừa ra ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung do điều kiện sản xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá cả sản xuất cá biệt trên ruộng đất hạng trung bình và tốt nhất.Địa tô chênh lệch gắn liền với sự độc quyền kinh doanh ruộng đất theo lối TBCN.Xét cơ sở hình thành lợi nhuận siêu ngạch và việc chuyển hoá lợi nhuận siêu ngạch thành địa tô, địa tô chênh lệch chia làm hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II.1.1. Địa tô chênh lệch I. Địa tô chênh lệch I gắn liền với mức độ tốt xấu khác nhau của ruộng đất, với mức xa hay gần của ruộng đất đối với thị trường nơi tiêu thụ. Địa tô chênh lệch I gắn liền với vị trí khác nhau của ruộng đất. Do kinh doanh trên nhữnh ruộng đất có vị trí thuận lợi, nên nhà tư bản sẽ tiết kiệm được phần lớn chi phí lưu thông. Nhưng khi bán hàng thì bán cùng một giá, nên chi phí vận chuyển Ýt hơn, đương nhiên sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch so với những người phải chi phí vận chuyển lớn hơn, do đó thu được địa tô chênh lệch. Địa tô chênh lệch I là phần giá trị thặng dư ngoài lợ

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc đời, sự nghiệp và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp cho các thế hệ con người Việt Nam noi theo. Mặc dù Người đã đi xa, nhưng tư tưởng, tình cảm và đặc biệt là tấm gương đạo đức của Người vẫn còn sống mãi với mỗi người dân yêu nước Việt Nam. Những việc làm, những lời căn dặn, chỉ bảo của Người mãi là những chỉ dẫn hết sức cần thiết cho chúng ta trong bước đường phát triển hôm nay và mai sau. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 – 1991) đánh đấu một cột mốc quan trọng trong nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội này, Đảng ta khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tử tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng của Người về đạo đức có vị trí hết sức quan trọng. Người coi đạo đức là gốc, là nền tảng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng. Người viết: “cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo, người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [14, 252-253]. Như vậy trong tư tưởng đạo đức của Người đạo đức là quan trọng, bồi dưỡng đạo đức là cần thiết và suốt đời. Những vấn đề đạo đức đã được Hồ Chí Minh xem xét một cách toàn diện đối với mọi đối tượng, trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng, trong cả ba mối quan hệ chủ yếu của mỗi người: đối với mình, đối với người, đối với việc, như: trung với nước, hiếu với dân, thương yêu con người, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, tinh thần quốc tế trong sáng. Trong nội dung tư tưởng đạo đức của Người, thương yêu con người là một nội dung rất được Người quan tâm và thể hiện trong suốt cuộc đời mình. 1 Trong điều kiện hiện nay, trước những biến đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, dưới tác động của kinh tế thị trường, sự xuống cấp của đạo đức, thì việc tìm hiểu, nghiên cứuvà vận đụng những tư tưởng đạo đức của Người là rất cần thiết. Đặc biệt là ngiên cứu nội dung tư tưởng của Người về lòng yêu thương con người và vận dụng tư tưởng đạo đức đó vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm. Vì, thực tiễn phát triển của đất nước trong điều kiện mới đặt ra yêu cầu về nâng cao chất lượng của giáo dục đào tạo một cách toàn diện trong xu thế hội nhập, vai trò, vị trí của nhà giáo và sinh viên Sư phạm tiếp tục được khẳng định, những truyền thống đạo đức cao đẹp của nhà giáo và sinh viên Sư phạm cần phải được gìn giữ, phát huy … thì việc bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức, đặc biệt là bồi dưỡng lòng yêu thương con người theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư phạm lại càng cần thiết và có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Với những lí do trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng của Người về đạo đức nói riêng, từ trước tới nay đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có không ít công trình, bài viết cuả các nhà nghiên cứu bàn về tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tiêu biểu như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức” của tác giả Thanh Duy, Nxb Chính trị Quốc gia, 1996; “Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh” của Lê Sỹ Thắng, Nxb Khoa học xã hội, 1991; “Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh truyền thống dân tộc và nhân loại ” của Vũ Khiêu, Nxb Khoa học xã hội, 1993; “Hồ Chí Minh – Người là ngọn đuốc sáng mãi trong lòng nhân dân Việt Nam” do Phương Thúy sưu tầm; “Sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh” của tập thể các tác giả, Nxb Khoa học xã hội… 2 Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, chỉ ra những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, khía cạnh “Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay” thì chưa có một công trình nào bàn đến. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung làm rõ Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hô CHí Minh để từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng ấy với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên sư phạm trong điều kiện hiện nay Nhiệm cụ: Để đạt được mục đích trên, khóa luận có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Làm rõ nội dung lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay Nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên Sư phạm. 5. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử. Bên cạnh đó sử dụng kết 3 hợp một số phương pháp như: phân tích – tổng hợp, logic – lịch sử, khái quát hóa – hệ thống hóa. 6. Đóng góp về khoa học của đề tài Về mặt lý luận: Đề tài góp phần nghiên cứu sâu sắc, phong phú hơn lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đặc biệt trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng đó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay. Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập, giảng dạy các môn như: tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo đức học… 7. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương và 7 tiết Chương 1: Lòng yêu thương con người – một bộ phận của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Chương 2: Ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay. 4 NỘI DUNG Chương 1 LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI – MỘT BỘ PHẬN CỦA TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH 1.1 Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.1.1 Tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh và quá trình hình thành lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19-5-1890, tại quê ngoại Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), trong một gia đình nhà Nho. Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862, mất năm 1929, quê ở làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) cùng thuộc xã Chung Cự, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông Nguyễn Sinh Sắc xuất thân từ gia đình nông dân, mồ côi cha mẹ sớm, từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Vì vậy, ông được nhà Nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù xin họ Nguyễn Sinh đem về nuôi. Là người ham học và thông minh, lại được nhà Nho Hoàng Xuân Đường hết lòng chăm sóc, dạy dỗ, ông thi đỗ Phó bảng và sống bằng nghề dạy học. Đối với các con, ông Sắc giáo dục ý thức lao động và học tập để hiểu đạo lý làm người. Khi còn trẻ, như nhiều người có chí đương thời, ông dùi mài kinh sử, quyết chí đi thi. Nhưng càng học, càng hiểu đời, ông nhận thấy: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ”, nghĩa là “Quan trường là nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn”. Do đó, sau khi đỗ Phó bảng, được trao một chức quan nhỏ, nhưng vốn có tinh thần yêu nước, khẳng khái, ông thường chống đối lại bọn quan trên và thực dân Pháp. Vì vậy, sau một thời gian làm quan, ông bị chúng cách chức và thải hồi. Ông vào Nam Bộ làm thầy thuốc, sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời. Mẹ của Người là bà Hoàng Thị Loan, sinh 5 năm 1868, mất năm 1901, là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu, sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải, hết lòng thương yêu và chăm lo cho chồng con Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh, còn có tên là Nguyễn Thị Bạch Liên, sinh năm 1884, mất năm 1954. Anh của Người là Nguyễn Sinh Khiêm, còn có tên là Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888, mất năm 1950. Em của Người là bé Xin, sinh năm 1900, vì ốm yếu nên sớm qua đời. Các anh chị của Người lớn lên đều chịu ảnh hưởng của ông bà, cha mẹ, chăm làm việc và rất thương người, đều là những người yêu nước, đã tham gia phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến bắt bớ tù đày. Từ lúc ra đời đến tuổi lên 5, Nguyễn Sinh Cung sống ở quê nhà trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ, lớn lên trong truyền thống tốt đẹp của quê hương, hiếu học, cần cù trong lao động, tình nghĩa trong cuộc sống và bất khuất trước kẻ thù. Nguyễn Sinh Cung ham hiểu biết, thích nghe chuyện và hay hỏi những điều mới lạ, từ các hiện tượng thiên nhiên đến những chuyện cổ tích mà bà ngoại và mẹ thường kể. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm 1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Bà Hoàng Thị Loan làm nghề dệt vải, còn ông Sắc ngoài thời gian học, phải đi chép chữ thuê để kiếm sống, để học và dự thi. Năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc dự thi hội lần thứ hai nhưng vẫn không đỗ. Cuộc sống gia đình càng thêm chật vật khó khăn. Gần cuối năm 1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu học chữ Hán tại lớp học của cha. 6 Cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi coi thi ở trường thi hương Thanh Hoá. Ông đưa Nguyễn Sinh Khiêm đi cùng, còn Nguyễn Sinh Cung thì về sống với mẹ trong nội thành Huế. Bà Loan sinh bé Xin trong hoàn cảnh khó khăn túng thiếu nên lâm bệnh và qua đời. Chẳng bao lâu sau, bé Xin quá yếu cũng theo mẹ. Mới 11 tuổi Nguyễn Sinh Cung đã chịu nỗi đau mất mẹ và em. Hơn 5 năm sống ở kinh thành Huế, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiều điều mới lạ. So với quê hương xứ Nghệ, Huế có nhiều nhà cửa to đẹp, nhiều cung điện uy nghiêm. Nguyễn Sinh Cung cũng thấy ở Huế có nhiều lớp người, những người Pháp thống trị nghênh ngang, hách dịch và tàn ác; những ông quan Nam triều bệ vệ trong những chiếc áo gấm, hài nhung, mũ cánh chuồn, nhưng khúm núm rụt rè; còn phần đông người lao động thì chịu chung số phận đau khổ và tủi nhục. Đó là những người nông dân rách rưới mà người Pháp gọi là bọn nhà quê, những phu khuân vác, những người cu ly kéo xe tay, những trẻ em nghèo khổ, lang thang trên đường phố… Những hình ảnh đó đã in sâu vào ký ức của Nguyễn Sinh Cung. Được tin vợ qua đời, ông Nguyễn Sinh Sắc vội trở lại Huế, đưa con về quê. Sau khi thu xếp cuộc sống cho các con, được sự động viên của bà con trong họ ngoài làng, ông Nguyễn Sinh Sắc lại vào Huế dự kỳ thi hội năm Tân Sửu. Lần này đi thi ông mang tên mới là Nguyễn Sinh Huy. Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung). Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc 7 thường gặp gỡ có ông Phan Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Con người nhiệt huyết ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai: “Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch, Lập thân tối hạ thị văn chương”. Nghĩa là: “Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách, Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”. Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn. Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán. Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha mình. Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái, quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v… Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó. Khoảng tháng 9- 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ông Nguyễn Sinh Huy xin cho theo học lớp dự bị (préparatoire) Trường tiểu học 8 Pháp – bản xứ ở thành phố Vinh. Chính tại ngôi trường này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được tiếp xúc với khẩu hiệu Tự do – Bình đẳng – Bác ái. Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Anh nhận thấy ở đâu người dân cũng lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân dân, anh đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”. Sau nhiều năm lần lữa việc đi làm quan, cuối tháng 5-1906, ông Nguyễn Sinh Huy vào kinh đô nhậm chức. Nguyễn Tất Thành và anh trai cùng đi theo cha. Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với anh trai được cha cho đi học Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire, tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907). Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Ông Nguyễn Sinh Huy cũng bị chúng khiển trách vì đã để cho con trai có những hoạt động bài Pháp. Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế. Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu nước và sách báo tiến bộ mà anh được tiếp xúc, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần trong tâm trí của Nguyễn Tất 9 Thành. Cùng thời gian đó, Nguyễn Tất Thành còn được nghe kể về những hành động của những ông vua yêu nước như Thành Thái, Duy Tân và những bàn luận về con đường cứu nước trong các sĩ phu yêu nước. Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Trong thời gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn. Ông Nguyễn Sinh Sắc hiểu khả năng và chí hướng người con trai thứ của mình nên đã tạo điều kiện cho anh được tiếp tục học lên. Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Sau khi nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, anh không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân ở Phan Thiết. Ở đây anh xin vào làm trợ giáo (moniteur), được giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh (con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907. Ngoài giờ lên lớp, Nguyễn Tất Thành tìm những cuốn sách quý trong tủ sách của cụ Nguyễn Thông để đọc. Lần đầu tiên anh được tiếp cận với những tư tưởng tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp như Rútxô (Rousseau), Vônte (Voltair), Môngtétxkiơ (Montesquieu). Sự tiếp cận với những tư tưởng mới đó càng thôi thúc anh tìm đường đi ra nước ngoài. Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Anh ở tạm tại trụ sở các chi nhánh của Liên Thành công ty đặt tại Sài Gòn, như nhà số 3, đường Tổng đốc Phương (nay là số 5, đường Châu Văn Liêm); nhà số 128, Khánh Hội. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, 10 [...]... cao cả nhất của con người Tư tưởng đạo đức của Người được bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, đồng thời kế thừa tư tưởng đạo đức phương Đông, 16 những tinh hoa văn hóa nhân loại và đặc biệt là tư tưởng đạo đức của Mác, Ăngghen, Lênin cũng như tấm gương đạo đức trong sáng của các ông để lại Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trước hết phải nói đó là tư tưởng của chính bản thân Người Cội... đó là tư cách của người cách mạng Người đề ra và tự mình gương mẫu thực hiện 21 1.2 Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh 1.2.1 Nội dung lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Con người ta được sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn lao, nhưng có lẽ được sống trong lòng của những người khác còn là hạnh phúc lớn lao hơn nữa Điều em muốn nói tới... nhưng điều đó không quan trọng, vì chỉ cần yêu thương tồn tại trong ta thì ta đã có được hạnh phúc Bởi yêu thương chính là hạnh phúc của con người! Tư tưởng về lòng yêu thương con người đó được thể hiện sâu sắc trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh là một bước phát triển mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa. .. lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại với tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và. .. chủ nghĩa nhân văn cộng sản trong cốt cách của một nhà hiền triết phương Đông Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động Tư tưởng về con người của Đảng Cộng sản 28 Việt Nam nhất quán với tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Sự nhất quán ấy được thể hiện qua đường lối lãnh đạo cách mạng và. .. mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trước hết, "cần có con người xã hội chủ nghĩa" , Hồ Chí Minh đã thể hiện nhất quán quan điểm về con người: con người là mục tiêu, đồng thời vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người Người yêu thương con người, tin tư ng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là người lao... tinh hoa đạo đức nhân loại và tư tưởng đạo đức Mác – Lênin Bàn tới vấn đề đạo đức trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh ta dễ dàng nhận thấy Người luôn đặt vấn đề đạo đức xem xét nó với mọi đối tư ng, mọi lĩnh vực hoạt động của con người, từ lao động sản xuất, học tập, chiến đấu… ai ai cũg cần phải rèn luyện phẩm chất đạo đức Vấn đề đạo đức ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ là gia đình nữa mà nó được... cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục 24 con người v.v ) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất... xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội" 1.2.2 Phạm vi thể hiện lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh hoa nhân văn của nhân loại qua nhiều thế kỉ và cùng với trải nghiệm của bản thân Hồ Chí Minh xác định lòng yêu thương con người là một trong những phẩm chất... cảm đạo đức trong sáng ấy đã ăn sâu vào từng tâm hồn người Việt ngay từ khi con bé Chính những tư tưởng tình cảm đó tạo nên những nét văn hóa, đạo đức cao đẹp của con người Việt Nam Cũng những tinh hoa, những giá trị văn hóa ấy được thể hiện, kết tinh và hội tụ trong con người Hồ Chí Minh, Người chính là tấm gương đạo đức cao đẹp, một tấm gương trong sáng tuyệt vời về sự phấn đấu cho lý tư ng đạo đức . rõ Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho. phận của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Chương 2: Ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều kiện hiện nay. 4 NỘI. dung lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh - Rút ra ý nghĩa của lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm

Ngày đăng: 29/07/2014, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan