Chuột rút ban đêm: Coi chừng suy tĩnh mạch pptx

7 233 0
Chuột rút ban đêm: Coi chừng suy tĩnh mạch pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuột rút ban đêm: Coi chừng suy tĩnh mạch Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm. Gần 80% bệnh nhân không hề biết về căn bệnh này trước đó. Ngày 23/4, PGS.TS Nguyễn Hoài Nam, chuyên khoa Lồng ngực Mạch máu - BV ĐH Y Dược Sài Gòn, cho biết như trên. Theo thống kê nghiên cứu tại nhiều trung tâm do BV ĐH Y Dược Sài Gòn thực hiện, 77,6% bệnh nhân không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Bên cạnh việc bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, các bác sĩ cũng thường coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng, dẫn đến 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% điều trị không đúng. Nhiều người bệnh thường sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như Aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông Y. Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh rất thường gặp. Thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc. Bệnh tập trung chủ yếu ở phụ nữ đang trong tuổi lao động, gây rất nhiều khó khăn và phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam, do hoàn cảnh kinh tế, người dân lại thiếu kiến thức về y học cùng nhiều lý do khác, phần lớn bệnh nhân đến với thầy thuốc để khám bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn quá muộn với những biến chứng: rối loạn dinh dưỡng, chảy máu, viêm tắc tĩnh mạch Chi phí điều trị sẽ tăng lên từ 4 - 5 lần đối với những bệnh nhân đã để bệnh phát triển ở giai đoạn 3 và 4 theo phân loại suy tĩnh mạch của Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO). Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm. Triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các mảng rối loạn dinh dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn nghoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm trùng toàn thân như sốt cao, môi khô lưỡi dơ và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ… Việc phòng bệnh giãn tĩnh mạch rất đơn giản như tránh béo phì, tránh đứng lâu, tránh táo bón và làm tăng sức bền của thành mạch máu bằng tập thể dục, ăn các thức ăn giàu vitamin nhiều chất Để giáo dục sức khỏe cộng đồng, đồng thời điều trị hiệu quả bệnh suy tĩnh mạch, từ ngày 27/4, vào các buổi chiều thứ 2, 4, 6 hàng tuần, Bệnh viện Đại học Y Dược Sài Gòn sẽ tổ chức khám và tư vấn miễn phí bệnh suy tĩnh mạch cho 400 bệnh nhân đăng ký sớm nhất. Bệnh nhân tham gia chương trình sẽ được miễn phí khám tư vấn, cung cấp tài liệu về bệnh suy tĩnh mạch và hướng dẫn điều trị, siêu âm Doppler khảo sát hệ tĩnh mạch chi dưới để giúp chẩn đoán chính xác bệnh. . Chuột rút ban đêm: Coi chừng suy tĩnh mạch Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm chứng như Aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông Y. Suy tĩnh mạch mạn tính là bệnh rất thường gặp. Thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% nữ giới ở. Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu của suy tĩnh mạch là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm. Triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao

Ngày đăng: 29/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan