Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 3 pot

6 337 0
Sự thật về sữa mẹ và sự phát triển các giác quan ở trẻ nhỏ - 3 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chồng chị Vân đi lao động xuất khẩu nước ngoài, hàng tháng đều gửi về một ít tiền nên cuộc sống của hai mẹ con khá dư dả về mặt vật chất. Chị cũng có công việc ổn định, nhưng thực chất, đi làm chỉ để cho vui. Thảo - con gái chị, mới học lớp 11 nhưng được đi xe ga đắt tiền, có điện thoại di động và cũng giống như chị, luôn nổi trội trong đám bạn bè vì cách ăn mặc rất mode. Hễ bị mẹ nhắc nhở chuyện ăn mặc hở hang, Thảo tìm cách cãi lại: “Sao mẹ mặc hở hang, ăn diện mà mẹ lại cấm con?”. Không chỉ tị nạnh với mẹ chuyện ăn mặc, Thảo còn luôn đua đòi theo những nếp sinh hoạt của mẹ. Chị Vân thường tụ tập bạn bè ăn uống, khiêu vũ, có lúc đi chơi hết đêm với bạn bè. Ngày nào chị cũng cấm con không được đi chơi khuya, không được tụ tập la hét ở nhà nhưng con bé nghe xong chỉ ậm ừ cho qua chuyện. Sau giờ học, biết mẹ chưa về, Thảo phóng xe đi chơi với đám bạn “sành điệu” trong lớp. Có lần, hai mẹ con “chạm trán” nhau trong vũ trường. Chị Vân lôi con về, mắng mỏ, chì chiết con một hồi về tội hư hỏng thì lại bị cô con gái “trả đũa” bằng điệp khúc quen thuộc: “Sao mẹ chơi bời được mà mẹ lại cấm con?”. Dần dần chị Vân cảm thấy “bất lực” trước cô con gái ương ngạnh, không sao tìm được cách gì dạy bảo con bởi chị có nói điều gì thì nó cũng bảo “Con học theo mẹ, mẹ muốn con thay đổi thì trước tiên mẹ phải thay đổi đi”. Chị biết rằng, dù bây giờ chị có thay đổi, có trở thành một người mẹ mẫu mực thì cũng không thể làm gương cho cô con gái đã ngấm thói ăn chơi vào trong máu. Chị tặc lưỡi: “Nó có thân mà không biết giữ thì hậu quả sau này nó tự gánh chịu ”. Hội chứng con cưng Gia đình chị Quyên cũng có cuộc sống giàu sang. Chồng là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, chị làm việc tại một công ty ĐTDĐ nên hầu như chẳng phải lo gì đến chuyện vật chất. Hai vợ chồng chỉ có một mụn con gái nên hết sức cưng chiều. Bản thân chị Quyên hằng ngày đã là một tấm gương không tốt cho con gái vì thường xuyên vắng nhà, tham gia những cuộc chơi dài ngày, phó thác việc nhà cho người giúp việc. Chị có một sở thích cũng rất “quý tộc” là liên tục đổi xe và điện thoại di động để thể hiện quan điểm: “Sống có tiền là phải hưởng thụ, làm ra tiền là để phục vụ cuộc sống, chết có mang tiền đi theo được đâu”. Có người nhắc nhở nên làm gương cho con gái, đừng để nó học theo những thói ăn chơi nhưng chị Quyên gạt đi: “Mình là mẹ, mình nói sao nó phải nghe, nó mà ăn chơi, không lo học mình sẽ có cách trị”. Nhưng cuối cùng thì chính chị cũng không biết làm cách nào để “trị” cô con gái cũng có những sở thích ăn chơi như chị. Trang - tên cô bé, liên tục trốn học, đi du lịch với bạn bè, thường xuyên cắm xe, cắm điện thoại di động để lấy tiền tiêu xài. Sau những lần phải đích thân đi chuộc xe, chuộc điện thoại cho con, chị Quyên mới nhận ra “sai lầm” của mình. Chị đang cố gắng thay đổi, cố trở thành một người vợ chăm chỉ, tận tình với gia đình, chị từ bỏ hết mọi cuộc vui để hy vọng con mình sẽ học theo. Không biết sự cố gắng hiện thời của chị có quá muộn đối với cô con gái luôn muốn chứng tỏ đẳng cấp “sành điệu” của mình? Lời khuyên của nhà tư vấn Trong gia đình, việc cha mẹ nêu gương sáng cho con cái, đặc biệt là tấm gương của người mẹ với con gái có vai trò rất lớn. Thời xưa, để dạy con gái, các bà mẹ thường chú ý từng lời ăn tiếng nói, cách hành xử nhỏ nhất hằng ngày để mong sao các cô học được những phẩm chất, nền nếp sinh hoạt chuẩn mực. Đứng trước con gái, người mẹ ít bộc lộ điểm yếu về tính cách và tài năng, do đó, nhiều người con gái đã học tập được và trở thành những người vợ, người mẹ mẫu mực. Người mẹ thời nay dễ dàng hòa nhập vào đời sống đa dạng, phong phú của thời cuộc. Song trong cuộc sống gia đình thì ở bất kỳ hoàn cảnh nào, người mẹ cũng cần là tấm gương sáng cho con gái học tập, chịu ảnh hưởng bởi những phẩm hạnh tốt đẹp và lối sống chuẩn mực. Đó là cách người mẹ có được những cô con gái ngoan, hiền, hiếu thảo và cũng là cách giúp con gái biết xây dựng một tổ ấm gia đình hạnh phúc trong tương lai. Muốn con nghe lời, hãy nói ít đi Bé Nhím kể với bạn: "Mẹ tớ là chúa nói nhiều, mỗi lần mẹ la mắng, bắt làm gì, tớ chỉ muốn bịt tai". Là cha mẹ, chắc chắn, nhiều lần bạn cũng tự hỏi là nên nói thế nào cho con cái nghe. Câu trả lời rất đơn giản: Hãy nói ít đi một chút. Các bé quá quen với vô số những mệnh lệnh, nhắc nhở, thúc giục, thậm chí đe dọa mà cha mẹ dành cho chúng từ sáng đến chiều nên chúng đã “điếc” tai, không muốn nghe gì nữa. Một bé nói: “Khi mẹ cháu nói đến câu thứ hai là cháu đã quên câu thứ nhất”. Một bé khác thì nói với mẹ: “Con hỏi mẹ ngắn gọn thì mẹ lại trả lời rất dài”. Nếu chúng ta trả lời con cái càng ngắn gọn và chính xác thì câu trả lời càng có hiệu quả và tránh được va chạm. Bạn nên tập nói ngắn gọn theo phương châm “Hãy nói một tiếng thôi”. Nghĩa là nói chính xác, đừng nói dài dòng. Thí dụ: Cháu Hải đi từ đường vào, bên ngoài trời mưa, cháu mang cả giày bẩn vào nhà. Bà mẹ thấy vậy, sẽ la lên: “Mẹ đã nói con bao nhiêu lần khi vào nhà phải cởi giày ra mà. Coi sàn nhà kìa, sạch chưa? Con tưởng mẹ không có việc gì làm sao? Con lơ đãng và làm biếng quá”. Như thế, Hải không nghe nữa. Bà mẹ của Hải có thể nói một cách ngắn gọn và hiệu quả hơn, không cần kèm theo những lời trách mắng làm cháu khó chịu. Chỉ cần nhắc một tiếng thôi: “Giày” hoặc “Con hãy bỏ giày ra”. Không cần phải nhắc đi nhắc lại và cũng không cần bực dọc trách mắng. Bạn có thể nhắc lại tiếng “Giày” to thêm một chút cho cháu chú ý, nhưng không kèm theo những lời chỉ trích. Sở dĩ phương châm “Hãy nói một tiếng thôi” có hiệu quả là vì nó nhắm vào việc chứ không nhắm vào người. Nhắm vào người thì cháu hay quay lưng lại và tìm cách chống chế. Các cháu không thích mệnh lệnh và cũng không thích nói nhiều, nhất là trách mắng. Một cháu nhỏ đã nói với mẹ: “Chỉ cần mẹ ra lệnh là con đã muốn cãi lại mẹ”. Các cháu sẽ đáp ứng tích cực hơn nếu bạn giải thích cho cháu một cách vắn tắt cần phải làm gì thay vì cứ lên án, ra lệnh hoặc đe dọa. Những câu nên nói Nên nói: “Con mang sách này trả lại thư viện ngay hôm nay”, thay vì: “Đem sách này trả lại thư viện ngay tức khắc. Con không biết là phải trả từ năm ngày nay rồi sao?”. Hoặc giục con đi học, nói: “Xe buýt sắp tới trong năm phút”. Thay vì: “Lấy áo khoác mau lên. Sao con chậm chạp thế? Cứ để mẹ giục mãi”. Bạn nói: “Cái chuồng con chó Nu đã lâu ngày không quét đó con”, thay vì: “Sao con cứ quên quét chuồng chó hoài vậy? Con muốn cho nó sống dơ hả? Quét ngay không thì mẹ không cho đá banh chiều nay”. Có thể nói: “Chiều nay con chơi nhiều rồi, bây giờ về đi thôi.”, thay vì: “Có về ngay không, không về mai mẹ không cho con chơi với bạn nữa.”. Theo kinh nghiệm của nhiều bậc cha mẹ, hãy dạy con cái mà không làm cho các cháu ngượng hoặc xấu hổ. Nhiều khi giải thích ngắn gọn với cháu rồi nên tránh đi nơi khác cho cháu dễ nghe lời hơn. Không nên đứng như trời trồng trước mặt con, bắt nó phải thực hiện mệnh lệnh ngay lập tức. Có lần, Bi làm đổ sữa ra bàn, mẹ bình tĩnh đưa cho cháu cái giẻ và bảo: “Con lau đi cho sạch bàn” rồi và tránh đi nơi khác cho cháu khỏi ngượng. Và Bi đã lau rất sạch chỗ sữa đó Giúp bé giỏi về diễn đạt "Mẹ đậy chân vào không tóc ở chân mẹ lại rụng vào con bây giờ", cu Tũn nhìn chân mẹ. Lúc mới biết nói, vốn từ của bé rất ít ỏi và nhiều khi 'sáng tạo' ra những từ rất ngộ nghĩnh. Nếu muốn con giỏi diễn đạt, bạn hãy giúp bé làm quen dần với những từ mới mỗi ngày. Dạy trẻ từ mới Giải nghĩa cho trẻ khi có từ mới xuất hiện trên tivi, radio hay trong sách truyện. Dạy trẻ về từ đồng nghĩa. Ví dụ: khi trẻ nói: "Ngày sau là ngày hôm nay”, bạn dạy trẻ nói: "Ngày mai". Giở từ điển và chọn một từ mà trẻ có thể biết. Đọc cho trẻ nghe định nghĩa của từ đó và xem trẻ có thể đoán được là gì không. Giúp trẻ hiểu rằng, một vài từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau, ví dụ “kéo" có hai nghĩa là “một dụng cụ dùng để cắt” và “dùng sức để nắm vật gì đó về phía mình”. Viết các cặp từ trái nghĩa ra các mảnh giấy nhỏ. Bảo trẻ ghép chúng thành các cặp tương ứng. Cho trẻ tham gia vào các cuộc nói chuyện của người lớn bằng cách sử dụng các từ ngữ chúng có thể hiểu được nhưng phải đảm bảo chủ đề thích hợp. Trẻ có thể học được những từ ngữ mới khi đoán biết được nghĩa của chúng từ lời nói những người xung quanh. Mỗi ngày chọn ra một từ mới để dạy trẻ. Khuyến khích trẻ tập sử dụng và bạn cũng sử dụng chúng, ví dụ nói “tuyệt vời" khi có gì đó tốt. Sử dụng báo hằng ngày như phương tiện giúp trẻ tập đọc: . dùng để cắt” và “dùng sức để nắm vật gì đó về phía mình”. Viết các cặp từ trái nghĩa ra các mảnh giấy nhỏ. Bảo trẻ ghép chúng thành các cặp tương ứng. Cho trẻ tham gia vào các cuộc nói. động và cũng giống như chị, luôn nổi trội trong đám bạn bè vì cách ăn mặc rất mode. Hễ bị mẹ nhắc nhở chuyện ăn mặc hở hang, Thảo tìm cách cãi lại: “Sao mẹ mặc hở hang, ăn diện mà mẹ lại. "Ngày mai". Giở từ điển và chọn một từ mà trẻ có thể biết. Đọc cho trẻ nghe định nghĩa của từ đó và xem trẻ có thể đoán được là gì không. Giúp trẻ hiểu rằng, một vài từ có thể có nhiều

Ngày đăng: 29/07/2014, 19:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan