Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường nha trang, tỉnh khánh hòa

110 1.1K 1
Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường nha trang, tỉnh khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- i - LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình, em đã nhận được rất nhiều sự đóng góp ý kiến, động viên, giúp đỡ từ phía gia đình, người thân, thầy cô, bạn bè,…Chính vì thế, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả mọi người. Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang nói chung và Khoa Kinh tế nói riêng, đã truyền đạt những kiến thức cơ bản và bổ ích trong suốt quá trình học tập vừa qua của em. Đặc biệt, em xin trân trọng cảm ơn Th.S Nguyễn Ngọc Duy – Người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đề tài, giúp em có được cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề mình nghiên cứu. Qua đây, em cũng xin cảm ơn anh Tuấn – Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH Tín Thịnh, chị Thủy – Nhân viên phòng kinh doanh và chị Liên – Nhân viên phòng kế toán của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafood – F17; cùng các bác, các cô, chú, các anh, chị ở cảng Hòn Rớ, chợ Đầm, chợ Vĩnh Hải, chợ Phước Hải đã giúp đỡ em thực hiện và hoàn thiện các bảng câu hỏi nghiên cứu, giúp em có căn cứ để thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã quan tâm, động viên em hoàn thành khóa luận này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ! Nha Trang, tháng 07 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ánh Dũng - ii - MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ v LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 3 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4 1.1 Khái niệm chuỗi giá trị 4 1.2 Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 6 1.3 Mô hình SCP (Structure - Conduct - Performance) 9 1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter 12 1.4.1 Khái niệm cạnh tranh 12 1.4.2 Lợi thế cạnh tranh 14 1.4.3 Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter 15 1.5 Một số quy chế, quy định kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc: 20 1.5.1 Quy chế kiểm tra và chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa thủy sản 20 1.5.2 Quy định IUU (Illegal, unreported and unregulated fishing) 21 1.6 Các nghiên cứu về chuỗi giá trị các mặt hàng ở Việt Nam 23 Chương 2: TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ KHÁNH HÒA29 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản Việt Nam 29 2.1.1 Tình hình sản xuất 29 2.1.2 Tình hình tiêu thụ 31 - iii - 2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản Khánh Hòa 33 2.2.1 Tình hình sản xuất sản phẩm thủy sản Khánh Hòa 34 2.2.2 Tình hình tiêu thụ 36 2.3 Tình hình tiêu thụ cá ngừ 37 2.3.1 Giới thiệu cá ngừ 37 2.3.2 Tình hình tiêu thụ cá ngừ Việt Nam 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG 42 3.1 Cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 42 3.1.1 Các tác nhân trong chuỗi cá ngừ sọc dưa 43 3.1.2 Tình hình cạnh tranh mặt hàng cá ngừ sọc dưa của các tác nhân trong chuỗi giá trị 55 3.1.3 Quá trình hình thành giá 58 3.2 Các thể chế, chính sách ảnh hưởng đến ngành thủy sản và nghề cá ngừ Việt Nam 59 3.3 Phân tích chi phí – lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 62 3.3.1 Ngư dân 62 3.3.2 Chủ nậu vựa 63 3.3.3 Người bán sỉ cấp 1 64 3.3.4 Người bán sỉ cấp 2 65 3.3.5 Người bán lẻ 66 3.3.6 Công ty chế biến 67 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG 74 4.1 Giải pháp 1: Thiết lập cơ chế hợp tác dọc trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa Nha Trang 74 4.2 Giải pháp 2: Tổ chức hợp tác ngang giữa các ngư dân khai thác 78 - iv - 4.3 Giải pháp 3: Tăng cường liên kết giữa các công ty chế biến xuất khẩu thủy sản trong hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài và hoạt động tình báo ở thị trường nước ngoài 80 4.4 Giải pháp 4: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cá ngừ sọc dưa ở thị trường trong nước và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ ở nước ngoài 82 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 84 5.1 Kết luận 84 5.2 Khuyến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC - v - DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các nhân tố của SCP 10 Bảng 1.2: Các nhân tố của SCP sử dụng trong nghiên cứu 10 Bảng 3.1: Chi phí – lợi nhuận của ngư dân 63 Bảng 3.2: Chi phí – lợi nhuận của chủ nậu vựa 63 Bảng 3.3: Chi phí – lợi nhuận của người bán sỉ cấp 1 65 Bảng 3.4: Chi phí – lợi nhuận của người bán sỉ cấp 2 66 Bảng 3.5: Chi phí – lợi nhuận của người bán lẻ 66 Bảng 3.6: Chi phí – lợi nhuận của công ty chế biến 67 Bảng 3.7: Tổng hợp chi phí – lợi nhuận của chuỗi cá ngừ sọc dưa Nha Trang 69 DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Chuỗi giá trị áp dụng cho một doanh nghiệp. Nguồn: [3] 4 Hình 1.2 : Sự tương tác qua lại giữa ba yếu tố trong mô hình SCP 9 Hình 1.3: Mô hình 5 lực lượng. Nguồn: [2] 17 Hình 2.1: Các thị trường xuất khẩu thủy sản lớn năm 2010 32 Hình 2.2: Xuất khẩu cá ngừ 11 tháng đầu năm 2010 40 Hình 3.1 Ngư dân tại cảng Hòn Rớ 43 Hình 3.2 Hoạt động của nậu vựa tại cảng Hòn Rớ 47 Hình 3.3 Người bán sỉ tại cảng Hòn Rớ 49 Hình 3.4 Người bán lẻ tại chợ Đầm 51 Hình 3.5 Quang cảnh công ty Cổ phần Nha Trang Seafood – F17 52 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 42 Sơ đồ 4.1: Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa 76 - 1 - LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong những năm qua, thủy sản luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Khai thác thủy sản đã đem lại công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động tham gia vào các khâu khác nhau trong chuỗi ngành hàng thủy sản. Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn giữa các nước trên thế giới. Nhưng chính xu hướng này cũng tạo sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Nó tạo cơ hội cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng ra thị trường nước ngoài, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, trong đó có chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản toàn cầu mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, chúng ta gặp không ít khó khăn và thử thách trong quá trình hội nhập. Một trong những khó khăn hiện nay đó là sự đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây chính là một trong những rào cản lớn gây khó khăn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của chúng ta. Chính những đòi hỏi về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như quan tâm tới vấn đề môi trường…của người tiêu dùng nên hiện nay hàng loạt các tiêu chuẩn, quy định đã được đặt ra đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu trên thế giới như: quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ…Do đó, các tác nhân tham gia trương chuỗi giá trị cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tỉnh Khánh Hòa với 655 km bờ biển và bờ ven đảo, trong những năm gần đây, bên cạnh du lịch biển thì nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản đang là thế mạnh của tỉnh. Toàn tỉnh có hơn 10.100 tàu, thuyền lắp ráp, trong đó có gần 500 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh bắt dài ngày trên biển. Với lợi thế về đường bờ biển dài, các công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản ở đây ngày càng mọc lên nhiều. Hiện nay, với 44 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản, Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt hơn 300 triệu USD [1]. Cá ngừ là đối tượng thủy sản khai thác xuất khẩu có giá trị kinh tế - 2 - cao, có vị trí quan trọng trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu của thế giới. Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cá ngừ trên thế giới ngày càng gia tăng. Là một loài thuộc họ cá ngừ, hiện nay cá ngừ sọc dưa nằm trong số ít các loài cá ngừ được đánh bắt ở dưới mức tối đa cho phép và còn tiềm năng khai thác cao. Với sản lượng khai thác được quanh năm phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, cá ngừ sọc dưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho các tác nhân tham gia vào quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm này. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài cho mặt hàng này là câu hỏi không những cho các tác nhân trong chuỗi mà còn cho cả những nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Xuất phát từ các vấn đề ở trên, em thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Phân tích chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ giải quyết được các mục tiêu đặt ra và đề xuất các chính sách nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh cho chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang, Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm - Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. - Đánh giá cách thức vận hành thị trường của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. - Xác định phân phối lợi ích của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho toàn chuỗi giá trị mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa bao gồm: ngư dân, chủ nậu vựa, công ty chế biến, người bán sỉ cấp 1, người bán sỉ cấp 2, người bán lẻ. - Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Thời gian tiến hành điều tra là tháng 04/2011 với số liệu thu thập được của năm 2010. - 3 - 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận nghiên cứu: - Tiếp cận phân tích theo chuỗi giá trị trên cơ sở áp dụng mô hình SCP (Structure – Conduct – Performance) để nghiên cứu trường hợp chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang. - Ngoài ra, nghiên cứu vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter để phân tích sức ép lẫn nhau giữa các tác nhân trong chuỗi. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 15 ngư dân, 3 chủ nậu vựa, 2 người bán sỉ cấp 1, 2 người bán sỉ cấp 2, 5 người bán lẻ, 2 công ty chế biến bằng việc sử dụng bảng câu hỏi. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm 5 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam và Khánh Hòa Chương 3: Kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang Chương 4: Giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. - 4 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi giá trị được đưa ra đầu tiên bởi Michael E. Porter – Giáo sư của trường Kinh Doanh Harvard, chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cạnh tranh. Ông đưa thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1985 trong cuốn sách phân tích về lợi thế cạnh tranh khi khảo sát kỹ các hệ thống sản xuất, thương mại và dịch vụ đã đạt tới tầm ảnh hưởng rất lớn ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác. Theo Michael E. Porter, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của sản phẩm bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ để tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm (xem hình 1.1). Theo đó khi đi qua lần lượt các hoạt động của chuỗi, mỗi sản phẩm nhận được một số giá trị. Các hoạt động chính là các hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi về mặt vật lý, quản lý sản phẩm cuối cùng để cung cấp cho khách hàng. Các hoạt động bổ trợ nhằm hỗ trợ cho các hoạt động chính [2]. Hình 1.1: Chuỗi giá trị áp dụng cho một doanh nghiệp. Nguồn: [3] Hậu cần ra ngoài - 5 - Các hoạt động chính: bao gồm hậu cần đến, sản xuất, hậu cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. 1 Hậu cần đến: Những hoạt động liên quan đến việc nhận, lưu trữ, dịch chuyển đầu vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi, kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp Sản xuất: là hoạt động chuyển nguyên vật liệu đầu vào thành sản phẩm hoàn thành. Hậu cần ra ngoài: gồm những hoạt động kết hợp thu thập, lưu trữ và phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người mua. Marketing và bán hàng: là những hoạt động liên quan đến việc quảng cáo, khuyến mại, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ trong kênh và định giá. Dịch vụ khách hàng: (dịch vụ sau bán hàng) liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nhằm gia tăng, duy trì giá trị của sản phẩm. Các hoạt động bổ trợ: bao gồm các hoạt động như thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng của công ty. Thu mua: liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào bao gồm nguyên vật liệu, các nhà cung cấp, máy móc… Phát triển công nghệ: liên quan tới các bí quyết, quy trình, thủ tục, công nghệ được sử dụng. Quản trị nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động liên quan tới chiêu mộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho người lao động trong công ty. Cơ sở hạ tầng công ty: bao gồm quản lý chung, lập kế hoạch quản lý, tuân thủ luật pháp, tài chính, kế toán, quản lý chất lượng, quản lý cơ sở vật chất… Khái niệm trên được áp dụng khi phân tích chuỗi giá trị của một doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế chuỗi giá trị còn được sử dụng để xem xét ở phạm vi một ngành, địa phương, quốc gia hoặc toàn cầu. Và khi đó, người ta dùng đến khái niệm chung cho chuỗi giá trị như sau: “Chuỗi giá trị được hiểu chung là một loạt các chuyển đổi từ nguyên vật liệu (giai đoạn đầu) đến khi giao sản phẩm/dịch vụ 1 Nội dung phần này tham khảo tại [3]. [...]... của các thông tin Những yếu tố của kết quả thực hiện thị trường: Trong phân tích kết quả thị trường, đề tài tập trung vào việc phân phối giá trị tăng thêm của các tác nhân tham gia trong chuỗi Giá trị tăng thêm là chênh lệch giá trị của sản phẩm B và giá trị sản phẩm A Phân tích giá trị tăng thêm là công cụ để đánh giá giá trị kinh tế được tạo ra trong chuỗi giá trị của một tác nhân Phân tích giá trị. .. và giá trị tạo ra để Hoạt động bán ra Tình hình cạnh tranh mặt Thương lượng nhận biết đâu là giá trị hàng cá ngừ sọc dưa Các thể chế, chính sách kinh tế được tạo ra Quá trình hình thành giá liên quan trong một chuỗi giá trị - 11 - Những yếu tố của cấu trúc thị trường: Khi phân tích cấu trúc thị trường thì điều trước tiên cần được xem xét đó là các tác nhân có liên quan đến thị trường cá ngừ sọc dưa. .. về chuỗi giá trị các mặt hàng ở nước ta, đề tài có tham khảo một số nghiên cứu sau:  Chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản – trường hợp nghiên cứu mặt hàng cá cơm năm 2009 và cá ngừ sọc dưa năm 2008 ở tỉnh Khánh Hòa của nhóm nghiên cứu của PGS.TS.Nguyễn Thị Kim Anh – Khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang, trong báo cáo của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam [16] Báo cáo đã sử dụng mô hình SCP phân tích. .. cung cấp cho thị trường Một số ngành có thể có nhiều chuỗi giá trị gia tăng khác nhau liên quan đến các sản phẩm khác nhau Trong mỗi chuỗi giá trị gia tăng như vậy, phần đóng góp của mỗi công đoạn sẽ có giá trị khác nhau Phân tích chuỗi giá trị ngành giúp ta nhìn ra giá trị của mỗi công đoạn, nhận diện xu hướng biến đổi của từng công đoạn và điều cốt lõi nhất là những yếu tố làm ra giá trị cho mỗi công... trúc thị trường, vận hành thị trường và kết quả thực hiện thị trường Cấu trúc thị trường và sự vận hành thị trường ảnh hưởng đến kết quả thực hiện thị trường Ngược lại, kết quả thị trường sẽ tác động trở lại đến cấu trúc và sự vận hành thị trường trong dài hạn như được chỉ trong hình 1.2 Kết quả thị trường phụ thuộc vào sự vận hành thị trường của người bán và người mua thông qua các chính sách định giá, ... cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như dịch vụ khách hàng hoặc bảo hành Định nghĩa chuỗi giá trị được hiểu là giá trị của sản phẩm phụ thuộc vào sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng vào chất lượng sản xuất và phụ thuộc vào dịch vụ kèm theo Như vậy, chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng tuy khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau Giá trị tạo ra của chuỗi bao gồm tổng các giá trị tạo ra tại mỗi công đoạn của chuỗi. ..  Phân tích cấu trúc thị trường và kênh marketing: trường hợp cá tra, cá basa tại đồng bằng song Cửu Long” của nhóm tác giả: Thái Văn Đại, Lưu Tiến Thuận, Lưu Thanh Đức Hải [11] Nghiên cứu này đã áp dụng cách tiếp cận SCP kết hợp với cách tiếp cận kênh marketing và giá trị tạo ra Với mục tiêu phân tích về cách thức phân phối cá tra, cá basa từ người người sản xuất đến người tiêu dùng và đánh giá giá... biên tế giữa giá và mua và người bán Thông tin chi phí marketing Phân loại chất lượng Tài chính/ rủi ro Phân tích thị trường; thương Phân tích thông tin thị Chiến lược thương mại lượng chi phí giao dịch (tìm trường chung để tăng hiệu quả kiếm và kí hợp đồng) Cấu trúc kênh thị marketing Phân tích khác biệt về giá và trường giao động về giá theo thời vụ Cơ sở hình thành giá Tham gia thị trường Nguyên... thông tin thị trường về sản phẩm mình sản xuất Và qua các chuỗi giá trị của các mặt hàng khác nhau nhưng vẫn có điểm chung đó là các tác nhân trong chuỗi chưa tạo được sự liên kết, hợp tác chặt chẽ với nhau Các tác nhân trong chuỗi có sự phân phối không đồng đều cả về giá trị gia tăng và lợi ích - 29 - Chương 2 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ KHÁNH HÒA 2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản... mối quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện tại và các đối thủ tiềm ẩn Nếu không có các rào cản gia nhập và xuất ngành, các đối thủ mới có thể dễ dàng gia nhập thị trường làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường hoặc rời bỏ thị trường Ngược lại, nếu thị trường tồn tại các rào cản gia nhập và xuất ngành mức độ cao, các rào cản này đảm bảo cho các doanh nghiệp đang tồn tại một sự bảo vệ để tránh . thụ cá ngừ Việt Nam 39 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ NGỪ SỌC DƯA TẠI NHA TRANG 42 3.1 Cấu trúc thị trường cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang 42 3.1.1 Các tác nhân trong chuỗi cá ngừ. mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. - Đánh giá cách thức vận hành thị trường của các tác nhân trong chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại Nha Trang. - Xác định phân phối lợi ích của các tác nhân. chuỗi giá trị cá ngừ sọc dưa tại thị trường Nha Trang, Khánh Hòa. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm - Phân tích cấu trúc chuỗi giá trị mặt

Ngày đăng: 29/07/2014, 18:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan