Tiến trình thực hiện chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu tương tại xã nam thái huyện nam đàn tỉnh nghệ an

6 736 4
Tiến trình thực hiện chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu tương tại xã nam thái huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Đặt vấn đề Đậu tương là cây trồng phổ biến ở nhiều nơi và giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về cung cấp protein và dầu thực vật. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, cây đậu tương còn có giá trị cải tạo đất. Ở Việt Nam nhu cầu đậu tương rất lớn, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn đậu tương. Ở Nghệ An, đậu tương đã được trồng từ lâu, có trên dưới 200.000 ha. Quá trình chế biến đậu tương thành các sản phẩm truyền thống như dầu đậu tương, khô dầu đậu tương… có ý nghĩa về công nghiệp và kinh tế. Riêng những vùng đặc thù như Nam Đàn còn có những ý nghĩa là sản phẩm truyền thống. Trong nhiều năm trở lại đây ở xã Nam Thái huyện Nam Đàn sản xuất vừng thường không ổn định và hiệu quả rất thấp vì hiện tượng chết oẻ xảy ra trên nhiều vùng ở diện rộng. Để sử dụng có hiệu quả hơn trên chân đất đất thịt nhẹ, trồng vừng không ổn định, tôi xin được xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 1. Mục tiêu Xây dựng được quy trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap và áp dụng cho một số hộ dân sau đó nhân rộng ra cả xã Nam Thái Quy trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap này đảm bảo cho việc thâm canh đậu tương ở Nam thái đạt năng suất 17 20 tạhavụ. Đảm bảo nhu cầu phục vụ cho việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất tương truyền thống Nam Đàn. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến tương làm hàng hoá, mỗi năm bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh từ 50 – 60 vạn lít tương. Tiến trình thực hiện chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

1. Đặt vấn đề Đậu tương là cây trồng phổ biến ở nhiều nơi và giữ vị trí hàng đầu trên thế giới về cung cấp protein và dầu thực vật. Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, giá trị kinh tế, cây đậu tương còn có giá trị cải tạo đất. Ở Việt Nam nhu cầu đậu tương rất lớn, hàng năm chúng ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn đậu tương. Ở Nghệ An, đậu tương đã được trồng từ lâu, có trên dưới 200.000 ha. Quá trình chế biến đậu tương thành các sản phẩm truyền thống như dầu đậu tương, khô dầu đậu tương… có ý nghĩa về công nghiệp và kinh tế. Riêng những vùng đặc thù như Nam Đàn còn có những ý nghĩa là sản phẩm truyền thống. Trong nhiều năm trở lại đây ở xã Nam Thái huyện Nam Đàn sản xuất vừng thường không ổn định và hiệu quả rất thấp vì hiện tượng chết oẻ xảy ra trên nhiều vùng ở diện rộng. Để sử dụng có hiệu quả hơn trên chân đất đất thịt nhẹ, trồng vừng không ổn định, tôi xin được xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 1. Mục tiêu Xây dựng được quy trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap và áp dụng cho một số hộ dân sau đó nhân rộng ra cả xã Nam Thái Quy trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap này đảm bảo cho việc thâm canh đậu tương ở Nam thái đạt năng suất 17- 20 tạ/ha/vụ. Đảm bảo nhu cầu phục vụ cho việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất tương truyền thống Nam Đàn. Đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế biến tương làm hàng hoá, mỗi năm bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh từ 50 – 60 vạn lít tương. Tiến trình thực hiện chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 1. Xác định vấn đề khó khăn cần giải quyết. Thông qua dự án: xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP. Ta tiến hành phối hợp với địa phương cán bộ thôn xã và cộng đồng để thu thập những thông tin sơ cấp và thứ cấp về địa phương. Từ đó xác định vấn đề khó khăn cần giải quyết, vấn đề khó khăn ở đây là: Trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn xã Nam Thái sản xuất vừng thường không ổn định và hiệu quả rất thấp vì hiện tượng chết héo xảy ra trên nhiều vùng ở diện rộng. 2. Nghiên cứu tìm cái mới Nghiên cứu về tập quán canh tác và bảo vệ cây trồng của người dân. Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn người am hiểu, phỏng vấn hộ xác định nhu cầu người dân từ đó dưa ra giải pháp : Để sử dụng có hiệu quả hơn trên chân đất đất thịt nhẹ, tơi xốp trồng vừng không ổn định và để đảm bảo nhu cầu phục vụ cho việc khôi phục và phát triển nghề sản xuất tương truyền thống Nam Đàn. Thì giải pháp là xây dựng được chương trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap đối với cây đậu tương tại Nam Thái 3. Chuẩn bị tập huấn Đối với chương trình tập huấn cho tập huấn viên (tot): Chọn thành viên tham gia là các cán bộ sau này tập huấn ở cơ sở về quy trình sản xuất cây đậu tương. Đối với chương trình tập huấn cho nông dân (ffs): Chọn cộng đồng tham gia: cách tiến hành ta thu thập thông tin thứ cấp, xác định tiêu chí lựa chọn cộng đồng, sau đó tiếp xúc với cán bộ địa phương để giải thích mục tiêu và phương pháp của FFS. Chọn thành viên tham gia: cán bộ chương trình xây dựng trước một số tiêu chí như (Chọn hộ yêu thích, tự nguyện và hòa đồng, có khả năng truyền đạt. Đáp ứng một số yêu cầu như lao động, đất đai, ). rồi thảo luận với cán bộ thôn để thống nhất. Sau đó họp thôn để lựa chọn thành viên. Cán bộ chuẩn bị: Chương trình bài giãng, tái liệu phát tay “các nguyên tắc học tập của người lớn tuổi”. tài liệu thực địa (đối với khuyến nông có sự tham gia của người nông dân), giấy A0 tranh ảnh bút 4. Mở lớp tập huấn cho tập huấn viên (tot) Nhằm đào tạo, tập huấn cho cán bộ tập huấn cơ sở, nhằm mục đích để cho họ có đựơc kiến thức hỷ thuật, các kỷ năng, phương pháp, kinh nghiệm để tổ chức và tập huấn lại cho nông dân một cách hiệu quả nhất. 5. Tổ chức lớp học trên đồng ruộng cho nông dân (FFS) Đây là là quá trình khuyến nông theo nhóm. nhằm mục đích giúp người nông dân có cơ hội trao đổi học hổi kinh nghiệp, nâng cao năng lực nông dân trong việc xây dựng và phát triển phương thức trồng đậu tương một cách có hiệu quả nhất, phù hợp với nhu cầu và điều kiện sản xuất của hộ. Lớp tập huấn này diển ra tại hiện trường trên vùng đất trồng đậu và kéo dài suốt mùa vụ trồng đậu tương, Thành lập nhóm rồi thảo luận với nhóm học tập về những khó khăn khi triển khai mô hình trồng đậu tương và lựa chọn giải pháp. Khi triển khai mô hình nông dân đang gặp phải khó khăn về kỷ thuật và nguồn giống đậu tương thì chương trình sẽ hổ trợ còn nông dân bỏ công sức, phân bón và đất đai. Ta thống nhất thời gian và địa điểm với nhóm hộ thực hiện mô hình. Trong quá trình thực hiện mô hình cán bộ kỷ thuật và nông dân luôn có sự đánh giá kết quả, phát hiện ra vấn đề mới cần giải quyết, và luôn điều chỉnh tiến trình cho phù hợp với thực tế trồng đậu tương ở Nam Thái. 6. Phổ biến cho nông dân khác Khi mô hình trồng đậu tương có kết quả thành công cán bộ chương trình cùng với cán bộ xã, nông dân xây dựng mô hình tiến hành tổ chức trình diển kết quả và hội thảo đầu bờ để phổ biến cách làm ăn mới (trồng đậu tương) nhằm khuyến khích và thuyết phục nông dân tích cực áp dụng. Thông qua các tổ chức nông dân: Như câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích nhóm liên kết…. áp dụng phương pháp nông dân truyền đạt cho nông dân để nhân rộng mô hình. 7. Áp dụng vào thực tiển sản xuất của nông hộ. Khi nông dân thấy được lợi ích và họ có nhu cầu học hỏi kỹ thuật để trồng đậu tương. Cán bộ tiến hành tập huấn nhân rộng cho nông dân trên toàn xã, đễ cho các hộ nông dân áp dụng vào thực tế sản xuất đại trà. Cơ quan nghiên cứu cùng cán bộ khuyến nông cơ sở giúp đở kỷ thuật cho nông dân. Sau đay là quy trình kỷ thuật trồng ây đậu tương áp dụng tại xã Nam Thái 1.Giống, chế độ và thời vụ trồng. Giống đậu tương áp dụng trồng Với điều kiện ở Nam Thái đất thịt nhẹ, tơi xốp và khí hậu giống đậu tưong áp dụng trồng là Giống đậu tương ĐT12 có thời gian sinh trưởng ngắn (hơn 70 ngày), năng suất khá trên 2 tấn/ha nên có thể đưa vào sản xuất vụ hè, hè thu là thích hợp. Giống đậu tương DT95 áp dụng cho vụ Xuân và Đông, thời gian sinh trưởng vụ Xuân 93-106 ngày, vụ Đông 90-98 ngày. Năng suất trung bình 22-27tạ/ha. -Hạt giống phải lấy ở cây khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh. -Hạt giống phải nảy mầm đạt tỷ lệ trên 90%. -Trước khi gieo trồng phơi lại hạt giống một nắng nhẹ. Chế độ trồng trọt: Đậu tương là cây ngắn ngày nên có thể đưa vào trồng ở Nam Thái ở chế độ trồng xen với ngô hoặc luân canh tăng vụ. Lúa Xuân - Đậu tương Hè - Ngô Thu đông. Ngô Xuân - Đậu tương Hè thu - Cây vụ Đông. Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Đậu tương Đông Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Rau vụ Đông Thời vụ trồng Ngoài 2 vụ chính cho hiệu quả cao: Xuân và Hè Thu thì nông dân ở Nam Thái có thể trồng thêm vụ Đong và vụ Hè Vụ Xuân: 15/2-15/3. Vụ Hè thu: 15/6-15/7. Vụ Hè 20/5-15/6. Vụ Đông: 10/9-5/10 2. Kỹ thuật gieo trồng Với tập quán canh tác của người dân ở đây thì chế độ làm đất, mật đọ và cách gieo phù hợp là: Làm đất - Cày sâu 18-20 cm, bừa kỹ đất nhỏ, sạch cỏ dại, bằng phẳng, tơi xốp. - Lên luống rộng 1,2-1,8 m; rãnh cao 20 cm, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Khoảng cách, mật độ trồng. Vụ Xuân: 30cm x 7cm (40-45 cây/m 2 ). Vụ Hè thu: 35-40 cm x 5-7 cm (35-40 cây/m 2 ). Vụ Đông: 30-35 cm x 5-7 cm (50-60 cây/m 2 ). Lượng giống 50-60 kg/ha Cách gieo. Gieo hạt khi đất đủ ẩm, trước khi gieo phải bón phân vào rãnh hoặc hốc, gieo hạt xong lấp một lớp đất tơi xốp dày 2-3 cm. Lấp hạt bằng đất trộn NPK hoặc phân chuồng hoai mục. 3. Chăm sóc Bón phân. Lượng phân bón: Đối với loại đất thịt nhẹ tơi xốp ở nam thái thì ta chọn lượng phân bón cho một sào (500 m 2 ) là 2,5-3 tạ phân chuồng + 2,2 kg đạm urê + 15-18 kg supe lân + 4 - 5 kg kali clorua. Đất ở đây có độ chua ít nên ta bón 15kg vôi bột/sào. Cách bón Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân, vôi, 50% lượng đạm và 50% kali. Bón thúc 50% lượng đạm và 50% lượng kali kết hợp làm cỏ, vun gốc khi cây có 3-5 lá. Xới, vun, làm cỏ, tỉa cây, bón thúc. - Làm cỏ, xới vun đợt 1 khi cây có 1-2 lá thật, tỉa dặm cây đều để cây không lấn át nhau. Công việc cấy dặm lại phải xong trước 15 ngày sau gieo. Dặm xong cắt rạ phủ kín gốc và tưới nước đủ ẩm. - Đợt 2 xới, xáo, bón phân thúc 50% đạm và 50% kali và vun gốc khi đậu có 3-5 lá. Tưới tiêu nước. Đậu tương là cây trồng cạn nhưng kém chịu hạn. Nhu cầu nước của cây đậu tương lớn nhất vào thời kỳ ra hoa làm quả. Đậu tương khi gieo cần độ ẩm 50% mới mọc được. Thường xuyên dẫn nước tưới đủ ẩm cho đậu sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là thời kỳ ra hoa, nuôi quả lớn. Chú ý khơi thông mương rãnh để thoát nhanh nước sau mưa to, không để ruộng bị úng ngập. Phòng trừ sâu bệnh Cây đậu tương thường gặp một số sâu bệnh hại: Sâu xám, Ruồi đục thân, Sâu đục quả, Bệnh rỉ sắt, Bệnh lở cổ rễ. Ta cần áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Ipm), phòng trừ tổng hợp như dùng giống sạch bệnh, bón phân cân đối hợp lý, xử lý hạt giống trước khi gieo, sử dụng các loại thuốc hoá học đúng đối tượng, đúng thuốc, đúng cách và thời điểm. 4. Thu hoạch và bảo quản Thu hoạch Khi trên cây có 90% quả đã chín màu vàng xám thì bắt đầu thu hoạch, cắt cây về phơi khô đập lấy hạt. Nên thu vào lúc nắng ráo, phơi khô, đập ngay; hoặc đập sau ủ 1-2 ngày. Phơi hạt tới khi khô giòn (cắn giòn không dính răng), khi độ ẩm còn 12% thì đưa vào bảo quản hoặc đem bán cho cơ sở thu mua làm tương. Những ruộng làm giống thì cần loại bỏ những cây xấu bị bệnh. Cần chọn và thu cây đẹp, đúng chủng loại giống, không sâu bệnh, quả chín đều. Không phơi trực tiếp xuống sân gạch mà ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống. Bảo quản Tuỳ theo cơ sở vật chất có được mà có điều kiện bảo quản khác nhau. Thường sau khi phơi khô 2-3 giờ thì đưa vào bảo quản trong chum, vại hoặc bao tải đã được vệ sinh sạch sẽ. Chum, vại đựng đậu giống phải đựng đầy, có biện pháp chống ẩm. Kho giống phải khô ráo, thoáng, có chất cách ẩm, giống xếp cách trần 30-40 cm. 8. Đánh gia ảnh hưởng của chương trình (kinh tế, xã hội, môi trường). Khi kết thúc một chu trình trồng đậu tươngâcns bộ chương trình tiến hành cùng với nông dân đánh giá lại mức độ thành công và khả năng nhân rộng. Tổng hợp kết quả chia sẽ kết quả với cộng đồng. Nội dung tập trung vào các vấn đề: Hiệu quả kinh tế kỷ thuật: Sản xuất đậu tương đã có hiệu quả và an toàn hơn so với gieo vừng đặc biệt trên các chân đất thường xẩy ra bệnh chết ẻo hàng loạt. Hiệu quả khuyến nông: Nông dân trên toàn xã đã thấy được lợi ích và có nhu cầu sản xuất trên diện rộng. Hiệu quả bảo vệ môi trường xã hội và tính bền vững: Cây đậu tương có giá trị cải tạo đất nhờ khả năng cố định nitơ khí quyển thông qua nốt sần ở rễ, đồng thời bộ rễ đậu tương ăn sâu và phân nhánh nhiều làm đất tơi xốp. * Kết luận: Một thành công quan trọng trong việc xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. là việc học từ quá trình triển khai thực hiện chương trình ICM. Thông qua hoạt động mô hình có sự tham gia, nông dân Nam Thái có điều kiện học hỏi nâng cao năng lực để tự giải quyết những vấn đề khó khăn gặp phải trong đời sống sản xuất của chính họ (thay thế một loại cây trồng mới trên nền đất trồng vừng không ổn định và kém chất lượng của xã), phát triển những kỹ năng trong điều kiện phát huy tối đa nội lực và có sự giúp đỡ từ bên ngoài (từ chương trình là giống, kỹ thuật) nhằm phát triển sản xuất, khôi phục và phát triển nghề sản xuất tương truyền thống ở Nam Đàn, tạo thu nhập, nâng khôi phục cao đời sống cho người dân ở Nam Thái. . được xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 1. Mục tiêu Xây dựng được quy trình ICM theo tiêu chuẩn vietgap và áp. quan trọng trong việc xây dựng chương trình ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. là việc học từ quá trình triển khai thực hiện chương. ICM theo tiêu chuẩn VIETGAP đối với cây đậu Tương tại xã Nam Thái huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An. 1. Xác định vấn đề khó khăn cần giải quyết. Thông qua dự án: xây dựng chương trình ICM theo tiêu

Ngày đăng: 29/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan