Thống kê báo cáo sản lượng lương thực năm 2013

8 394 0
Thống kê báo cáo sản lượng lương thực năm 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCỤC TRỒNG TRỌT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013BÁO CÁO Tổng kết năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 20131. Kết quả sản xuất trồng trọt 1.1. Chỉ đạo sản xuất trồng trọt Trong năm 2013 Cục đã tham mưu cho Bộ tổ chức hàng chục hội nghị sản xuất theo cây trồng, vùng, mùa vụ; ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất, đặc biệt trước khó khăn của thời tiết như hạn hán vụ Đông xuân, Hè thu 2013 trên lúa, cà phê ở duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên; bão số 10 đối với cao su Bắc Trung Bộ, bão số 14 đối với vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng...; Cục tổ chức thực hiện và tham mưu cho Bộ ban hành Chỉ thị số 1965 CTBNNTT về đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Chỉ thị số 1311CTBNNTT về đẩy mạnh áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất trồng trọt...1.2. Kết quả sản xuất trồng trọtNăm 2013 tốc độ tăng GTSX trồng trọt ước đạt 2,5% giảm 0,3 % so với năm 2012; tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp: ước đạt 75% tương đương so với năm 2012; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất trồng trọt: ước đạt 80 triệu đồng, tăng 7,2 triệu đồng so với năm 2012. Kết quả cụ thể như sau:a) Cây lương thực thực phẩm: Cây lúa: diện tích gieo cấy của cả nước khoảng 7,9 triệu ha, tăng khoảng 139 ngàn ha so với năm 2012, trong đó lúa Thu đông tăng trên 100 nghìn ha; sản lượng lúa dự kiến đạt 44,05 triệu tấn, tăng khoảng 312 ngàn tấn so với năm 2012. Năng suất lúa cả nước đạt 55,6 tạha, giảm 0,6 tạha so với năm 2012, chủ yếu do mưa bão làm năng suất lúa vụ hè thu, mùa ở phía Bắc giảm 1,6 tạha. Cây ngô: diện tích ước đạt 1.158 nghìn ha cao hơn năm 2012 khoảng 36,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 44,5 tạha tăng 1,4 tạha so với năm 2012 và sản lượng 5,15 triệu tấn tăng so với năm 2012 khoảng 321nghìn tấn. Cây sắn: diện tích 548 ngàn ha, giảm khoảng 4 nghìn ha so với năm 2012, năng suất 177,8 tạha, tăng 1,4 tạha, sản lượng ước đạt 9,74 triệu tấn tương đương so với năm 2012. Cây rau: Diện tích rau, đậu khoảng 1,039 triệu ha, trong đó rau 834,5 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha, năng suất 177,5 tạha, tăng 11,9 tạha, sản lượng 14,81 triệu tấn, tăng 982 nghìn tấn so với năm 2012.

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỤC TRỒNG TRỌT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2013 BÁO CÁO Tổng kết năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013 1. Kết quả sản xuất trồng trọt 1.1. Chỉ đạo sản xuất trồng trọt - Trong năm 2013 Cục đã tham mưu cho Bộ tổ chức hàng chục hội nghị sản xuất theo cây trồng, vùng, mùa vụ; ban hành hàng trăm văn bản hướng dẫn, chỉ đạo sản xuất, đặc biệt trước khó khăn của thời tiết như hạn hán vụ Đông xuân, Hè thu 2013 trên lúa, cà phê ở duyên hải Nam Trung Bộ, Tây nguyên; bão số 10 đối với cao su Bắc Trung Bộ, bão số 14 đối với vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng ; - Cục tổ chức thực hiện và tham mưu cho Bộ ban hành Chỉ thị số 1965 /CT-BNN-TT về đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Chỉ thị số 1311/CT- BNN-TT về đẩy mạnh áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất trồng trọt 1.2. Kết quả sản xuất trồng trọt Năm 2013 tốc độ tăng GTSX trồng trọt ước đạt 2,5% giảm 0,3 % so với năm 2012; tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX nông nghiệp: ước đạt 75% tương đương so với năm 2012; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một ha đất trồng trọt: ước đạt 80 triệu đồng, tăng 7,2 triệu đồng so với năm 2012. Kết quả cụ thể như sau: a) Cây lương thực - thực phẩm: - Cây lúa: diện tích gieo cấy của cả nước khoảng 7,9 triệu ha, tăng khoảng 139 ngàn ha so với năm 2012, trong đó lúa Thu đông tăng trên 100 nghìn ha; sản lượng lúa dự kiến đạt 44,05 triệu tấn, tăng khoảng 312 ngàn tấn so với năm 2012. Năng suất lúa cả nước đạt 55,6 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha so với năm 2012, chủ yếu do mưa bão làm năng suất lúa vụ hè thu, mùa ở phía Bắc giảm 1,6 tạ/ha. - Cây ngô: diện tích ước đạt 1.158 nghìn ha cao hơn năm 2012 khoảng 36,5 nghìn ha, năng suất ước đạt 44,5 tạ/ha tăng 1,4 tạ/ha so với năm 2012 và sản lượng 5,15 triệu tấn tăng so với năm 2012 khoảng 321nghìn tấn. - Cây sắn: diện tích 548 ngàn ha, giảm khoảng 4 nghìn ha so với năm 2012, năng suất 177,8 tạ/ha, tăng 1,4 tạ/ha, sản lượng ước đạt 9,74 triệu tấn tương đương so với năm 2012. - Cây rau: Diện tích rau, đậu khoảng 1,039 triệu ha, trong đó rau 834,5 nghìn ha, tăng 11,9 nghìn ha, năng suất 177,5 tạ/ha, tăng 11,9 tạ/ha, sản lượng 14,81 triệu tấn, tăng 982 nghìn tấn so với năm 2012. 1 - Cây lạc: Diện tích chỉ đạt 217,5 nghìn ha, giảm khoảng 1,8 nghìn ha so với năm 2012; năng suất 23,7 tạ/ha, tăng 2,3 tạ/ha, sản lượng đạt 515 ngàn tấn tăng khoảng 47 nghìn tấn. - Cây đậu tương: diện tích đậu tương cả nước chỉ đạt 114,5 nghìn ha, giảm 5,1 nghìn ha do đậu tương Đông trên đất 2 lúa giảm mạnh; năng suất 15,3 tạ/ha, sản lượng 175 ngàn tấn; b) Cây công nghiệp - Cây mía: diện tích mía cả nước ước khoảng 309,7 nghìn ha. Do thời tiết khá thuận lợi và giá cả thu mua hợp lý nên người dân tăng cường đầu tư thâm canh. Nên năng suất mía cả nước đạt khá cao, đạt khoảng 64,5 tấn/ha, tăng gần 15 tạ/ha, sản lượng gần 20 triệu tấn, tăng 969 nghìn tấn so với 2012. - Cây cao su: năm 2013 diện tích trồng mới cao su dự kiến đạt khoảng 60 nghìn ha, ( các tỉnh miền núi phía Bắc khoảng 3400 ha đưa tổng diện tích toàn vùng lên 21,7 ngàn ha), tổng diện tích đạt 970 ngàn ha (vượt 170 nghìn ha so với mục tiêu năm 2015 đạt 800 nghìn ha tại Quyết định 750/QĐ-TTg); trong đó diện tích kinh doanh là 525 ngàn ha, sản lượng ước đạt 867 ngàn tấn, tăng 0,5 % so với năm 2012. Bão số 10 gây hại trên 20 nghìn ha cao su ở BTB, trong đó 16,5 nghìn ha phải trồng lại, hoặc chuyển đổi sang cây khác. - Cây cà phê: Diện tích đạt 630 nghìn ha; diện tích kinh doanh đạt 580,3 nghìn ha. Do hạn nặng đầu vụ nên năng suất cà phê niên vụ 2013-2014 thấp hơn năm trước khoảng 1 tạ/ha. Bình quân năng suất đạt 21,5 tạ/ha; sản lượng đạt 1,25 triệu tấn. So với quy hoạch đến năm 2020 theo Quyết định số 1987/QĐ/BNN-TT, diện tích cà phê vượt trên 140 nghìn ha, trong đó Đắc Lắc trên 30 nghìn ha; Lâm Đồng trên 30 nghìn ha; Đắc Nông trên 40 nghìn ha… Diện tích cà phê ảnh hưởng của hạn, giảm >20% năng suất khoảng 48.197 ha, diện tích cà phê bị mất trắng khoảng 411ha, chủ yếu nằm ngoài vùng quy hoạch, thiếu nguồn nước tưới. Về tái canh: đến 2013 các tỉnh đã tái canh được khoảng 21,5 nghìn ha, trong đó trên 20 nghìn ha là ghép cải tạo, 1,5 nghìn ha trồng tái canh. Cục Trồng trọt ban hành Quy trình tái canh cà phê vối lần 2; đang xây dựng Đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020; Viện KHNN Việt Nam đang cùng các địa phương nghiên cứu tìm nguyên nhân cà phê chết sau tái canh để từng bước xây dựng quy trình tái canh ngay trên 1 số vùng có điều kiện. - Cây chè: diện tích đạt khoảng 130 nghìn ha, năng suất đạt khoảng 79,6 tạ/ha; sản lượng chè cả nước đạt 960 nghìn tấn chè búp tươi, tăng gần 40 ngàn tấn so với năm 2012. Năm 2013, diện tích trồng tái canh, trồng mới khoảng 1000 ha, bằng các giống chè mới. Diện tích giống chè mới đạt khoảng 53% là tiền đề nâng cao chất lượng; áp dụng cơ giới hóa khâu hái trong sản xuất chè đang được mở rộng. - Cây điều: Dự kiến năm 2013 diện tích điều cả nước còn khoảng 310 nghìn ha, sản lượng khoảng 285 ngàn tấn giảm 10 ngàn tấn so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế thấp, nên nông dân đã đốn bỏ cây điều để 2 chuyển đổi sang một số cây trồng khác như cao su, sắn, ngô. Hàng năm ngành điều nhập trên 50% điều nguyên liệu thô từ các nước Châu Phi, Lào và Campuchia - Cây hồ tiêu: Năm 2013 dự kiến diện tích tiêu vào khoảng 60 ngàn ha, tăng 1 ngàn ha so với năm 2012 sản lượng ước đạt 125 ngàn tấn, tăng 12,3 ngàn tấn so với năm 2012. c) Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả cả nước hiện ước đạt 832 nghìn ha, trong đó miền Bắc 38,7%, miền Nam 61,3%, trong đó riêng ĐBSCL là vùng sản xuất trái cây lớn nhất chiếm 37% diện tích cả nước. 2. Quản lý giống, phân bón và chất lương, an toàn thực phẩm a) Kiểm tra 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình và Ninh Bình tại 32 đại lý/cửa hàng kết quả cho thấy: có 43/125 mẫu chiếm 34,4 % không đạt một hoặc 1 số chỉ tiêu chất lượng, trong đó hạt cỏ dại 21/43 mẫu chiếm 42 %, hạt khác giống 18/43 mẫu không đạt chiếm 36 %, độ ẩm 7/43 lượt mẫu chiếm 14 %, nẩy mầm 3/43 lượt mẫu chiếm 6 %. b) Kiểm tra về phân bón tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình, lấy 117 mẫu phân bón, gồm 86 phân bón gốc và 31 phân bón lá; kết quả 66 mẫu không đạt, chiếm 56,4%; trong đó có 46 mẫu phân bón gốc và 20 mẫu phân bón lá. c) Quản lý chất lương, an toàn thực phẩm trong sản xuất: + Quy hoạch vùng sản xuất an toàn tập trung: Đến 2012 có 14 tỉnh, thành phố ( Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Hải Dương, Hải Phòng, Sơn La, Đà Nẵng, Bình Thuận, Ninh thuận, Bến Tre, Tiền Giang ) đã phê duyệt quy hoạch 214.019 ha, trong đó diện tích chè 82.293 ha; rau 55.761 ha và quả 75.965 ha; + Đào tạo cho 177 cán bộ lấy mẫu đất, nước, rau, quả tươi; 41 cán bộ lấy mẫu phân bón; 112 người về nghiệp vụ đánh giá VietGAP; cấp mã số cho: 108 người lấy mẫu giống cây trồng; 218 người lấy mẫu phân bón; 104 người kiểm định giống cây trồng, 66 chuyên gia đánh giá, chuyên gia đánh giá trưởng theo TCVN ISO 9001: 2008; Phổ biến tiêu chuẩn ISO 17065:2012 cho 57 người; Tập huấn cấp mã số VietGAP tự động qua website 65 người. + Chỉ định, chỉ định lại 12 tổ chức chứng nhận VietGAP; 03 tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng; 03 tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón ;03 phòng thử nghiệm giống cây trồng; 05 phòng thử nghiệm phân bón; đình chỉ 01 tổ chức chứng nhận VietGAP (do chưa tuân thủ đúng quy định đánh giá chứng nhận VietGAP); tổ chức đánh giá giám sát 05 phòng thử nghiệm giống cây trồng, 04 tổ chức chứng nhận hợp quy giống cây trồng; +Khai trương trang Webb VietGAP trồng trọt: WWW.vietgap. gov.vn; triển khai cấp mã số chứng nhận trực tiếp trên Webb VietGAP; + Xây dựng 03 mô hình sản xuất lúa, rau theo VietGAP tại Bắc Ninh, Sơn La và Đăk Lăk. Kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về ATTP của Sở và điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất rau của 1 số cơ sở tại 3 13 tỉnh (Hải Phòng, Hòa Bình, Sơn La, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Đăk Lăk, Trà Vinh, Bạc Liêu, Long An, Quảng Nam, Quảng Ngãi); + Diện tích cây trồng sản xuất theo GAP, có chứng nhận đang tăng dần: Đến năm 2013 có khoảng 8.500 ha rau, quả, chè, lúa chứng nhận VietGAP, trong đó riêng thanh long của Bình Thuận là trên 7000 ha. Khoảng 10.000 ha sản xuất an toàn theo hướng VietGAP (người sản xuất được tập huấn, áp dụng các chỉ tiêu cơ bản của VietGAP, không đăng ký chứng nhận, cán bộ kỹ thuật chỉ đạo, giám sát), trong đó vải thiều Bắc Giang là 6.500 ha. Có gần 500 ha rau, quả được chứng nhận GlobalGAP. Trên 200.000 ha cà phê, ca cao được chứng nhận 4C, UTZ Certified và hơn 2.000 ha chè được chứng nhận Rainforest Alliances. Có 1 sô mô hình sản xuất rau, quả, chè, lúa gạo theo tiêu chuẩn hữu cơ… 3. Kết quả xây dựng chương trình, đề án, văn bản QPPL, tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật a) Chiến lược, quy hoạch, đề án: - Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, lồng ghép với đề án tái cơ cấu sản xuất trồng trọt đang trình Chính phủ xem xét, ban hành trong năm 2014; - Quy hoạch Phát triển hồ tiêu toàn quốc đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (đã trình Bộ). Một số dự án quy hoạch đã hoàn thành dự kiến trình Bộ trong tháng 1/2014: Quy hoạch hệ thống sản xuất giống một số cây trồng chủ lực đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến 2030; Quy hoạch phát triển sản xuất lúa Thu Đông vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học; Quy hoạch sản xuất nấm đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch chuyển đổi CCCT trên đất lúa giai đoạn 2014-2020. - Đề án trồng tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 (dự kiến trình Bộ vào tháng 2/2014); Đề án trồng cải tạo thay thế giống điều có chất lượng giai đoạn 2014-2020 (dự kiến trình Bộ vào tháng 2/2014). Đề án phát triển ngành cà phê bền vững và Đề án phát triển ngành điều bền vững đang được xây dựng, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 3/2014. b) Xây dựng văn bản QPPL: - Nghị định số 202/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý phân bón ( phối hợp với Tổng cục Hóa chất-Bộ Công Thương). Nghị định 114/2013/NĐ- CP quy định xử phạt hành chính lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (Phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật). - Trình Bộ ban hành 11 thông tư: Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT- BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 16/10/2013 Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Thông tư số 06/2013/TT- 4 BNNPTNT, ngày 22/01/2013 ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam; Thông tư số 11/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/02/2013 ban hành Danh mục bổ sung loài cây trồng được bảo hộ; Thông tư số 16/2013/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2013 hướng dẫn về Bảo hộ quyền đối với giống cây trồng; Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ngày 17/4/2013 Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; Thông tư số 30/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/6/2013 hướng dẫn việc xây dựng phương án sử dụng lớp đất mặt và bù bổ sung diện tích đất chuyển trồng lúa nước bị mất do chuyển mục đích sử dụng; Thông tư số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21/6/2013 Ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng; Thông tư số 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 07/11/2013 Hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất lúa; Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19/11/2013 hướng dẫn tiêu chí xác định vùng sản xuất trồng trọt tập trung đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Thông tư số 07/2013/TT-BNNPTNT ngày 22/01/2013 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với rau, quả, chè búp tươi đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất và chế biến. c) Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật: từ 2008-2013 Cục Trồng trọt đã xây dựng trình ban hành 118 TCVN, QCKT; hiện đang hoàn thiện trình ban hành trong thời gian tới 99 dự thảo TCVN, QCKT. 4. Một số tồn tại hạn chế - Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón còn nhiều hạn chế, đặc biệt là phân bón; tỷ lệ phân bón giả, phân bón kém chất lượng lưu hành trên thị trường lớn, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt. Công tác khảo kiểm nghiệm, công nhận phân bón mới, lập danh mục phân bón thực hiện chưa tốt, còn nhiều sai sót nghiêm trọng, kèo dài, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước về phân bón. - Công tác thanh tra, kiểm tra giống cây trồng, phân bón, an toàn thực phẩm hiệu quả chưa cao; công tác xử lý các đơn vị sai phạm trong sản xuất kinh doanh giống cây trồng, phân bón làm chưa nghiêm minh, chưa tạo được sự răn đe đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh không đảm bảo chất lượng. - Một số văn bản quy phạm pháp luật, đề án, quy hoạch chưa hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng một số văn bản còn có hạn chế (Thông tư số 38/2013/TT-BNNPTNT về danh mục phân bón bị tạm dừng hiệu lực). Công tác phổ biến văn bản quy phạm pháp luật, TC-QCKT còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. - Năng suất, sản lượng lúa tăng khá nhanh, nhưng hiệu quả sản xuất lúa thấp, chưa xác định cụ thể bộ giống chất lượng để chỉ đạo tập trung sản xuất; tỷ lệ giống lúa xác nhận áp dụng trong sản xuất còn thấp, nhất là ở ĐBSCL ( khoảng 30%); chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả còn chậm, chưa có bước đột phá. 5 - Tái canh cà phê triển khai chậm, nguyên nhân cà phê chết sau tái canh chưa được làm rõ; quy trình tái canh chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất. Diện tích, năng suất cây điều, cây đậu tương tiếp tục giảm sút nghiêm trong, chưa có giải pháp thực sự đột phá. Năng suất, chất lượng mía có cải thiện nhưng chậm; ngành mía đường đang đứng trước thách thức rất lớn do khả năng cạnh tranh thấp… - Vấn đề chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản xuất trồng trọt chưa được cải thiện đáng kể; áp dụng VietGAP đã có chuyển biến bước đầu, tuy nhiên chưa sâu rộng, sản phẩm chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán không khác biệt sản phẩm thông thường II. NHIỆM VỤ TRONG TÂM NĂM 2014 1. Từng bước tái cơ cấu ngành trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng Trên cơ sở các đề án, quy hoạch, chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030 đã được Chính phủ, Bộ trưởng phê duyệt, Cục Trồng trọt chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo lợi thế từng vùng, gắn với thị trường tiêu thụ trên cơ sở áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị gia tăng và thu nhập của nông dân. Kế hoạch điều chỉnh cơ cấu một số cây trồng chủ lực năm 2014 như sau: a) Lúa gạo: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng: giảm diện tích lúa kém hiệu quả, trên đất thiếu nước tưới ở các vùng Duyên hải Trung bộ, Trung du miền Núi phía Bắc, Đông Nam Bộ; giảm diện tích lúa vụ xuân hè, hè thu ở ĐBSCL chuyển đổi sang trồng cây mầu ( ngô, mè, đậu tương, rau ); tùy diễn biến thị trường lúa gạo, giữ diện tích lúa khoảng 7,7- 7,8 triệu ha, thâm canh tăng năng suất để đạt sản lượng 43,5-44,0 triệu tấn. b) Nhóm cây công nghiệp lâu năm có khả năng cạnh tranh cao (cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè): Tăng diện tích cao su trên đất chuyển đổi từ cây trồng khác kém hiệu quả, đất hoang hóa, đất rừng nghèo kiệt, đất rừng chuyển đổi để đạt diện tích khoảng 990 ngàn ha. Ổn định và duy trì diện tích cà phê khoảng 630 ngàn ha, hồ tiêu khoảng 60 ngàn ha, điều khoảng 310 ngàn ha, chè 130 ngàn ha. Tập trung triển khai manh chương trình tái canh cà phê, tái canh điều bằng giống mới, trồng điều xen ca cao c) Nhóm cây ăn quả: Mở rộng diện tích cây ăn quả trên đất chuyển đổi từ lúa và cây trồng khác, ghép thay thế giống mới, cải tạo vườn tạp để đạt diện tích 850 ngàn ha phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Triển khai tích cực kế hoạch rải vụ trái cây vùng Nam Bộ; d) Nhóm rau, hoa: Ổn định diện tích gieo trồng rau, đậu các loại, khoảng 1,03 triệu ha, thâm canh tăng năng suất, tăng sản lượng phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tăng diện tích hoa trên đất chuyển đổi từ lúa và cây trồng khác, phát triển các vùng hoa tập trung tại các địa phương có lợi thế như Đà Lạt, Sa Pa, Mộc Châu, vùng ven đô thị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 6 e) Nhóm cây có lợi thế cạnh tranh trung bình, thay thế nhập khẩu: - Cây ngô: Mở rộng diện tích gieo trồng ngô trên đất trồng lúa một vụ kém hiệu quả ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên; đẩy mạnh phát triển ngô vụ đông ở miền Bắc và chuyển sang trồng ngô trên đất chuyên lúa ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và đất chuyển đổi từ các cây trồng khác. Phấn đấu năm 2014 diện tích ngô đạt 1,25 triệu ha tăng 70 ngàn ha so với năm 2013, sản lượng đạt 5,4 triệu tấn, tăng 400 ngàn tấn. - Cây sắn: Ổn định diện tích trồng sắn, mía tương đương năm 2013; mở rộng diện tích lạc, đậu tương lên 220 ngàn ha lạc và 140 ngàn ha đậu tương. 2. Tăng cường ứng dụng KHCN, tổ chức lại sản xuất trồng trọt - Tăng cường sử dụng giống năng suất, chất lượng cao; ưu tiên giống có tính thích nghi cao và kháng các sâu bệnh hại chính. Sử dụng giống ưu thế lai và đưa ngô biến đổi gen vào sản xuất. - Tập trung chỉ đạo công tác sản xuất và quản lý chất lượng giống cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, đặc biệt là giống cà phê phục vụ tái canh, giống điều để trồng thay thế cải tạo. Năm 2014 tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật đạt 85% đối với lúa, 95% đối với ngô, 70% đối với rau, hoa màu, 70% đối với cây công nghiệp, 60% đối với cây ăn quả. - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GAP) với các cấp độ: áp dụng quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất an toàn (VietGAP cơ bản), áp dụng VietGAP, GAP khác, áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ. Năm 2013 hoàn thành tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam, VietGAP sử đổi hài hòa với tiêu chuẩn của Mỹ. - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; mở rộng các mô hình tưới nước tiết kiệm. Tăng cường cơ giới hóa, nhất là khâu thu hoạch, giảm thất thoát sau thu hoạch, nhất là lúa gạo, ngô, cà phê…; năm 2014 giảm mức thất thoát sau thu hoạch đạt khoảng 20% so với mức năm 2013. - Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cánh đồng mẫu lớn, các hình thức tổ chức sản xuất khác theo hướng sản xuất tập trung ( trang trại, doanh nghiệp thuê đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất ); thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế hợp tác. 3. Tăng cường quản lý nhà nước đối với giống và phân bón - Tập trung xây dựng văn bản pháp luật, TC, QCKT hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón, triển khai áp dụng vào thực tiễn, khắc phục những hạn chế tồn tại trong thời gian vừa qua về phân bón; - Tập trung thanh tra, kiểm tra gắn với tổ chức hệ thống cung ứng giống để tạo chuyển biến trong quản lý giống cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày, trước hết là giống cà phê, giống điều cho tái canh, giống cây ăn quả chủ lực; thay đổi cơ bản trình tự thủ tục công nhận giống cây trồng mới theo hướng chặt chẽ, hiệu quả đối với sản xuất. 7 4. Xây dựng chiến lược, đề án, văn bản QPPL, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật - Hoàn thiện để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chiến lược phát triển nghành Trồng trọt đến 2030; Đề án phát triển ngành cà phê bền vững và Đề án phát triển ngành điều bền vững đang được xây dựng, dự kiến trình Chính phủ vào tháng 3/2014. - Hoàn thiện trình Bộ trưởng ban hành các dự án quy hoạch về tiêu, sắn, điều, nấm, sản xuất giống, lúa thu đông, chuyển đổi trên đất lúa đã triển khai từ năm 2013 về trước. - Xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; - Xây dựng 5 dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-Cp về quản lý phân bón; Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 79/2011/TT-BNNPTNT ngày 14/1/2011của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận và công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT- BNNPTNT ngày 26/9/2012 2011của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; Thông tư thay thế Quyết định 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 về công nhận giống cây trồng mới; Thông tư bổ sung Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam. - Hoàn thiện, trình ban hành 99 tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thuộc kế hoạch của các năm từ 2013 trở về trước; đăng ký triển khai 34 TC, QCKT mới về giống cây trồng, phân bón, đất, vi sinh vật. Nơi nhận: - Văn phòng Bộ NN và PTNT; - Vụ Kế hoạch; - Lãnh đạo Cục; - Các đơn vị thuộc Cục ( để th/h); - Lưu: VT, KH. PHÓ CỤC TRƯỞNG PHỤ TRÁCH CỤC Phạm Đồng Quảng 8 . nông nghiệp tốt trong sản xuất trồng trọt 1.2. Kết quả sản xuất trồng trọt Năm 2013 tốc độ tăng GTSX trồng trọt ước đạt 2,5% giảm 0,3 % so với năm 2012; tỷ trọng GTSX trồng trọt trong tổng GTSX. định 750/QĐ-TTg); trong đó diện tích kinh doanh là 525 ngàn ha, sản lượng ước đạt 867 ngàn tấn, tăng 0,5 % so với năm 2012. Bão số 10 gây hại trên 20 nghìn ha cao su ở BTB, trong đó 16,5 nghìn. 2012. c) Cây ăn quả: Diện tích cây ăn quả cả nước hiện ước đạt 832 nghìn ha, trong đó miền Bắc 38,7%, miền Nam 61,3%, trong đó riêng ĐBSCL là vùng sản xuất trái cây lớn nhất chiếm 37% diện tích

Ngày đăng: 29/07/2014, 17:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2013

  • 1. Kết quả sản xuất trồng trọt

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan