Truyện ngắn những đứa con trong gia đình

29 6.1K 4
Truyện ngắn những đứa con trong gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Truyện ngắn “NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH” của Nguyễn Thi A PHẦN KIẾN THỨC CƠ BẢN 1/ Vài nét về tác giả Nguyễn Thi ? - Nguyễn Thi ( 1928- 1968) là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của văn học miền Nam thời chống Mỹ.Ông quê miền Bắc, nhưng sống gắn bó sâu nặng với đồng bào miền Nam nên ông là nhà văn của người nông dân Nam Bộ. - Nguyễn Thi là nhà văn có biệt tài phân tích tâm lý con người, có khả năng thâm nhập sâu vào nội tâm nhân vật, diễn tả chính xác những quá trình tâm lý tinh vi của con người. - Nhân vật tiêu biểu nhất của Nguyễn Thi là những người nông dân Nam Bộ vừa hồn nhiên, yêu đời; vừa bộc trực, trung hậu; vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, sẵn sàng hi sinh vì Tổ quốc, vì độc lập tự do của dân tộc. - Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực ( với nhiều chi tiết dữ dội của chiến tranh…) , vừa đằm thắm chất trữ tình , được thể hiện bởi một ngôn ngữ phong phú , góc cạnh, giàu giá trị tạo hình và đậm chất Nam Bộ. - Tác phẩm tiêu biểu : Người mẹ cầm súng( truyện ký) ; Những đứa con trong gia đình ( tập truyện)… 2/ Hòan cảnh sáng tác, cốt truyện và chủ đề tác phẩm? - Hòan cảnh sáng tác : Truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” được Nguyễn Thi viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn- chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng ( tháng 2 /1966). Sau được in trong Truyện và kí, NXB Văn học Giải phóng , 1978. - Cốt truyện : Tóm tắt theo nhân vật chính là Việt + Việt và Chiến là hai chị em sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước- căm thù giặc.Cả hai chị em đã tình nguyện tham gia vào bộ đội để đánh giặc trả thù cho ba má và quê hương. + Trong một trận chiến đấu ở rừng cao su với bọn Mỹ,Việt tiêu diệt một xe bọc thép của địch nhưng cậu bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì.Lúc tỉnh, Vịêt cố lết từng đọan để tìm đồng đội. Nhiều lúc, quá yếu sức, Việt đã thiếp đi. + Những lúc thiếp đi, Việt lại như gặp lại từng người thân trong gia đình : Ông nội bị lính tổng phòng bắn chết.Bà nội bị bọn lính đánh,bệnh rồi chết.Ba má Vịêt tham gia cách mạng cũng đã hy sinh. Trong gia đình chỉ còn chú Năm và ba chị em Chiến, Vịêt và thằng Út em.Đặc biệt , những hình ảnh thân thương của má, chị Chiến và chú Năm cứ hiện lên rõ mồn một qua dòng hồi tưởng của Việt . + Cuối cùng, đến ngày thứ 3, các anh trong đơn vị đã tìm được Việt.Cậu được đưa về điều trị ở bệnh xá dã chiến và sức khỏe Vịêt đã hồi phục. Việt nhớ chị Chiến và muốn viết thư thăm chị theo lời giục của các anh em trong đơn vị. - Chủ đề : Thông qua câu chuyện về những người con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước căm thù giặc, nhà văn đã khẳng định :chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. 3/ Tình huống truyện của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình” ? - Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật Việt khi Vịêt bị rơi vào một tình huống đặc biệt : trong một trận đánh, Vịêt bị thương nặng và thất lạc đơn vị, phải nằm lại giữa chiến trường.Nhiều lần Việt ngất đi, tỉnh lại . Và giữa những cơn ngất đi tỉnh lại ấy của Vịêt, hình ảnh những người thân trong gia đình cứ hiện lên trong tâm trí Việt.  Tình huống truyện dẫn đến một cách trần thuật riêng của thiên truyện theo dòng ý thức của nhân vật. 4/ Phương thức trần thuật và tác dụng của phương thức trần thuật ấy trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”? - Phương thức trần thuật trong “Những đứa con trong gia đình” : Truyện được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Vịêt khi anh bị thương phải nằm lại ở chiến trường.  Đây là lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện, nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật. - Tác dụng của phương thức trần thuật này : + Làm cho câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn .Tác phẩm đậm chất trữ tình, tự nhiên vì được kể bằng con mắt.,tấm lòng và ngông ngữ, giọng điệu của nhân vật. + Tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. + Diễn biến câu chuyện linh họat, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không gian với thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiêncủa hiện thực chiến trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú , bất ngờ song vẫn hợp lý : quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ…  Trần thuật theo dòng hồi tưởng khiến câu chuyện về Những đứa con trong gia đình vốn được hình thành từ chuỗi những chuyện tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt … trở nên mạch lạc, sáng rõ. Các nhân vật hiện lên vừa cụ thể rõ nét; vừa tiêu biểu cho những thế hệ người nông dân Nam Bộ và cho cả dân tộc ta trong kháng chiến chống ngoại xâm… 5/Theo em, tư tưởng chủ đề của tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” được bộc lộ ở đọan văn nào trong tác phẩm? Nội dung tư tưởng đó là gì? - Trong truyện “Những đứa con trong gia đình”, qua lời chú Năm, nhà văn đã bộc lộ một tư tưởng sâu sắc : “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dai như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó.Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển , con sông của gia đình ta cũng chảy về biển; mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài nước ta”. - Nội dung tư tưởng của tác phẩm qua đọan văn: hình ảnh dòng sông là truyền thống gia đình liên tục chảy , từ đời này sang đời khác, thế hệ này tiếp nối thế hệ kia. Mỗi người, mỗi thế hệ trên dòng sông ấy có vị trí của mình, nhưng đều cùng gìn giữ, nối tiếp nhau để dòng mạch không bao giờ đứt .Chính sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước; giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Vịêt Nam, dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. 6/ Ý nghĩa sâu xa của tư tưởng dòng sông gia đình chảy ra biển? - Truyền thống gia đình Việt không chỉ riêng ở một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống ấy nằm trong nguồn mạch của truyền thống dân tộc, như lời của chú Năm “ trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển…”. - Vì vậy, Chiến và Việt là những đứa con trong một gia đình ở Bến Tre, nhưng cũng là những đứa con của Nam Bộ và rộng hơn là dân tộc Vịêt Nam thời chống Mỹ.Chuyện gia đình Việt là câu chuyện tiêu biểu về những câu chuyện của đại gia đình dân tộc ta trong kháng chiến chống Mỹ đau thương mà anh dũng.Con sông nào của mỗi gia đình Việt Nam yêu nước rồi cũng chảy về biển, “biển rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. => Sự cắt nghĩa và lý giải của nhà văn ( qua câu nói của chú Năm) về sức mạnh của truyền thống dân tộc và nhân dân mang ý nghĩa biểu tượng rất sâu sắc . 7/ Các nhân vật chính và sự gắn bó của họ trong dòng sông truyền thống gia đình ? Xuất hiện trong tác phẩm,các nhân vật của một gia đình vừa có những điểm chung vừa có những cá tính riêng: * Những điểm chung của các thành viê n : - Yêu nước mãnh liệt, gắn bó - thủy chung – son sắt với đồng bào, quê hương, Tổ quốc và Cách mạng. - Căm thù giặc cao độ. - Gan góc, dũng cảm , tự nguyện chiến đấu giết giặc, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Mang tính cách của người dân Nam Bộ : Thẳng thắn, bộc trực, lạc quan yêu đời, giàu tín nghĩa. * Vị trí và những tính cách riêng của từng thành viên trong dòng sông truyền thống gia đình: a.Chú Năm - “Khúc thượng nguồn” của dòng sông gia đình- là người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của gia đình Việt. Trong hồi tưởng của Việt, chú Năm hiện lên là một người : - Phân xử chuyện trẻ con giữa Chiến và Việt, dặn dò chu đáo các cháu lúc bước ra “chân trời mặt biển”, gánh vác phần việc còn lại của gia đình. - Là người luôn có ý thức gìn giữ và vun đắp cho truyền thống yêu nước, căm thù giặc của gia đình ( chuyện vui, buồn, chiến công của người thân hay tội ác của kẻ thù …chú đều ghi lại và dặn dò con cháu phải ghi nhớ “dòng sông gia đình ta”) . - Là người chất phác, giàu tình cảm, hay hát, hay hò.( Mỗi khi hò, “gân cổ chú nổi đỏ lên, tay chú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước…” ) b/ Má Việt - “ Khúc trung nguồn” của dòng sông gia đình. Nếu chú Năm là người luôn có ý thức gìn giữ và vun đắp cho truyền thóêng của cả gia đình, thì má Việt lại là hiện thân của truyền thống ấy : - Là một người vợ, người mẹ, má Vịêt là người giàu tình thương chồng, thương con, suốt đời đảm đang, tháo vát , lam lũ, chịu nhiều vất vả đau thương nhưng luôn giấu nỗi đau để nuôi con, đánh giặc. - Là một công dân, với kẻ thù ,má Việt là một người phụ nữ gan góc ngoan cường , căm thù giặc cao độ ( đi đấu tranh , mỗi lần bọn lính bắn dọa , “ mắt má lại sắc ánh lên nhìn bọn lính, đôi mắt của người đã từng vượt sông, vượt biển” ) c. Chiến và Việt – “khúc hạ nguồn” của dòng sông truyề thống gia đình. - Nét tính cách chung của hai chị em: + Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương ( cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gây nên)  căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí : trả thù cho ba má , cho quê hương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc. + Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em ( tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đường nhập ngũ) . + Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm . Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em và cũng là của tuổi trẻ miền Nam . + Hai chị em có những nét ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con ( giành nhau bắt ếch, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòng quân ) - Nét riêng ở từng nhân vật: * Chiến - hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn : + Chiến mang hình dáng và tính cách của má Việt ( thân người to và chắc nịch – thân hình của người sinh ra để gánh các, chống chọi, để chịu đựng và chiến thắng; biết lo liệu, toan tính việc nhà ý hệt má…) + Biết nhường nhịn em ; hồn nhiên , trẻ trung , thích làm duyên, làm dáng ( vào bộ đội, Chiến mang theo chiếc gương soi). * Việt – nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa rõ nét nhất từ tâm hồn, tính cách đến hành động. + Việt có nhiều nét dễ thương của cậu bé mới lớn : lộc ngộc vô tư, hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động ( ở nhà : tranh phần hơn với chị; khi vào bộ đội, được anh em xem như em út; “giấu chị như giấu của riêng ”…) + Trong đánh giặc, Việt tỏ ra gan góc, dũng cảm ( khi bị thương, nằm một mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn trong tư thế chờ giặc đến “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn mình tao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”) = > Có thể nói, lòng yêu nước – căm thù giặc luôn là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá con người ở tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi. 8/ Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện như thế nào trong tác phẩm ? - Đề tài và nội dung của tác phẩm đề cập đến vấn đề cốt tử của quốc gia dân tộc : vận mệnh đất nước trước nạn ngoại xâm. Qua thiên truyện, tác giả muốn nói lên một sự thực – cũng là một điều kì diệu : lòng yêu nước, ý thức dân tộc đã thấm sâu đến từng người con trong gia đình bình thường nhất ( gia đình là tế bào của xã hội, của quốc gia dân tộc), khiến họ có một khao khát cháy bỏng là được chiến đấu giết giặc để bảo vệ độc lập bảo vệ độc lập và thống nhất cho Tổ quốc. - Nhân vật trung tâm trong câu chuyện là những người nông dân bình thường nhưng mang phẩm chất anh hùng.Đặc biệt, cả một thế hệ trẻ như Việt- Chiến đã lên đường đánh Mỹ như đi trẩy hội mùa xuân, hồn nhiên, vô tư, tạo ra một sức mạnh to lớn để chiế thắng kẻ thù, vì trên vai học có cả thù nhà - nợ nước. - Chất sử thi còn thể hiện ở hình ảnh có ý nghĩa bỉêu tượng qua hình ảnh dòng sông truyền thống gia đình và rộng hơn là hình ảnh của “trăm sông đổ về một biển”: : từ gia đình mở rộng ra : hình ảnh Tổ quốc, hình ảnh dân tộc Việt Nam yêu nước, anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ. 9/ Cảm nhận về vẻ đẹp của đọan văn “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em … sang bưng khác ”ở phần cuối của tác phẩm : - Đọan văn xoay quanh một tình tiết lạ và thiêng : Hai đứa con đều đi chiến đấu, khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú trước khi lên đường. - Tương ứng với cái “lạ” của tình tiết là một lối kể , tả như chạm khắc tỉ mỉ ; một giọng văn chậm rãi , trìu mến, thiết tha của Nguyễn Thi . - Đọan văn là tiếng lòng của những đứa con .Người đọc có thể nghe, cảm nhận ở đây sự giao hòa trò chuyện giữa người em trai với người chị gái, giữa những đứa con với cha mẹ quá cố bằng một thứ tiếng nói bên trong - tiếng nói của tâm linh. B/ CÁC DẠNG ĐỀ VẬN DỤNG 1/ Câu hỏi tái hiện: - Câu 1 : Nêu vài nét về nhà văn Nguyễn Thi và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn ”Những đứa con trong gia đình”? - Câu 2 : Tóm tắt cốt truyện ”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi và nêu chủ đề của tác phẩm? - Câu 3 : Ý nghĩa nhan đề và hình tượng dòng sông truyền thống trong gia đình của của ”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ? - Câu 4: Phương thức trần thuật và tác dụng của phương thức trần thuật ấy trong ”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi? ( Chú ý nắm vững kiến thức cơ bản ở trên để vận dụng trả lời câu hỏi) 2/ Đề vận dụng : @/ Đề 1: Anh /chị hãy phân tích nét chung và riêng của hai nhận vật Chiến và Việt trong ”Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi ,để làm rõ vẻ đẹp của hai nhận vật. * Gợi ý Căn cứ vào sự xuất hiện của hai nhân vật trong tác phẩm , cần làm rõ các ý sau : *. Chiến và Việt – “khúc hạ nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình. 1. Nét tính cách chung của hai chị em: + Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát, đau thương ( cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba má do bọn Mỹ gây nên)  căm thù giặc sâu sắc nên có cùng ý chí : trả thù cho ba má , cho quê hương và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc. + Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em ( tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em chuẩn bị lên đường nhập ngũ) . + Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc, dũng cảm . Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em và cũng là của tuổi trẻ miền Nam . + Hai chị em có những nét ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con ( giành nhau bắt ếch, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc, giành nhau ghi tên tòng quân ) 2 Nét riêng ở từng nhân vật: * Chiến - hơn Việt một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn : + Chiến mang hình dáng và tính cách của má Việt ( thân người to và chắc nịch – thân hình của người sinh ra để gánh các, chống chọi, để chịu đựng và chiến thắng; biết lo liệu, toan tính việc nhà ý hệt má…) + Biết nhường nhịn em ; hồn nhiên , trẻ trung , thích làm duyên, làm dáng ( vào bộ đội, Chiến mang theo chiếc gương soi). * Việt – nhân vật được nhà văn tập trung khắc họa rõ nét nhất từ tâm hồn, tính cách đến hành động. + Việt có nhiều nét dễ thương của cậu bé mới lớn : lộc ngộc vô tư, hồn nhiên, ngây thơ và hiếu động ( ở nhà : tranh phần hơn với chị; khi vào bộ đội, được anh em xem như em út; “giấu chị như giấu của riêng ”…) + Trong đánh giặc, Việt tỏ ra gan góc, dũng cảm ( khi bị thương, nằm một mình giữa chiến trường, Việt vẫn luôn trong tư thế chờ giặc đến “Tao sẽ chờ mày! Trên trời có mày, dưới đất có mày, cả khu rừng này còn mình tao.Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”) = > Có thể nói, lòng yêu nước – căm thù giặc luôn là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá con người ở tất cả các nhân vật của Nguyễn Thi. @/ Đề 2 : Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn ” Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. *Gợi ý : Cần đảm bảo được các ý sau: 1. Phương thức trần thu ật tác phẩm “Những đứa con trong gia đình,tác dụng của phương thức trần thuật này : - Phương thức trần thuật trong “Những đứa con trong gia đình” : Truyện được trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng miên man, đứt nối của nhân vật Vịêt khi anh bị thương phải nằm lại ở chiến trường.  Đây là lối trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện, nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật. -Tác dụng của phương thức trần thuật: + Làm cho câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn .Tác phẩm đậm chất trữ tình, tự nhiên vì được kể bằng con mắt.,tấm lòng và ngông ngữ, giọng điệu của nhân vật. + Tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. + Diễn biến câu chuyện linh họat, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có thể xáo trộn không gian với thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiêncủa hiện thực chiến trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú , bất ngờ song vẫn hợp lý : quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ…  Trần thuật theo dòng hồi tưởng khiến câu chuyện về Những đứa con trong gia đình vốn được hình thành từ chuỗi những chuyện tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt … trở nên mạch lạc, sáng rõ. Các nhân vật hiện lên vừa cụ thể rõ nét; vừa tiêu biểu cho những thế hệ người nông dân Nam Bộ và cho cả dân tộc ta trong kháng chiến chống ngoại xâm… 2.Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ( các nhân vật đều có phẩm chất cách mạng, in đậm sắc thái Nam Bộ, nhưng mỗi người lại có một nét tính cách riêng). 3.Khả năng dựng đối thoại giữa các nhân vật ( tiêu biểu hơn là đoạn đối thoại của hai chị em Chiến - Việt trước ngày nhập ngũ). * Đề 3 : Trong thiên truyện “Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy. Anh (chị) hãy làm rõ vẻ đẹp của dòng sông truyền thống ấy qua các nhân vật chính trong tác phẩm. *Gợi ý : Căn cứ vào hòan cảnh ra đời cũng như cốt truyện và chủ đề của tác phẩm cũng như đặc điểm tính cách của các nhân vật trung tâm trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi, học sinh có thể triển khai nghị luận theo nhiều cách ,miễn sao thể hiện được các ý : 1/ Những đặc điểm chung của những người con trong dòng sông truyền thống gia đình : Yêu nước, căm thù giặc; gan góc –dũng cảm và khao khát được chiến đấu giết giặc; mang đậm tính cách Nam Bộ ( thẳng thắn, bộc trực, lạc quan yêu đời, giàu tín nghĩa). 2/ Những nét riêng và sự tiếp nối của các nhân vật trong dòng sông truyền thống gia đình : + Chú Năm – khúc “thượng nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình : người thân gần nhất và lớn nhất còn lại của gia đình. Là người có ý thức giữ gìn và vun đắp cho truyền thống yêu nước – căm thù giặc…. Là người chất phác,giàu tình cảm, hay hát hay hò. + Má Việt – khúc “trung nguồn” của dòng sông , là hiện thân của truyền thống yêu nước- căm thù giặc : Với gia đình, má Việt luôn là người giàu tình thương chồng, thương con; đảm đang - tháo vát, lam lũ - vất vả, chịu nhiều đau thương, mất mát nhưng luôn giấu nỗi đau để nuôi con, đánh giặc.Với kẻ thù, má Việt luôn gan góc, ngoan cường , căm thù giặc cao độ. + Chiến và Việt – khúc “hạ nguồn” của dòng sông truyền thống gia đình . Cả hai chị em đều sinh ra và lớn lên trong truyền thống gia đình Cách mạng nên đã phát huy và thể hiện phẩm chất tốt đẹp : Sống hòa thuận, tự lập; ghi sâu mối thù ba má bị giặc sát hại nên quyết tâm trả thù cho ba má; giành nhau nhập ngũ; biết sắp xếp tính tóan việc nhà để yên lòng ra đi đánh giặc; kiên cường,dũng cảm trong chiến đấu…  Yêu nước – căm thù giặc chính là thước đo quan trọng nhất về phẩm giá con người của tất cả các nhân vật trong tác phẩm. * Chú ý : Trong quá trình phân tích, học sinh cần kết hợp chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật của nhà văn trong việc xây dựng hình tượng các nhân vật trong mối quan hệ với dòng sông truyền thống gia đình. Lựa chọn được những dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. *Đề 4 : Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn miêu tả việc hai chị em Chiến và Vịêt khiêng bàn thờ của ba má sang gửi nhà chú Năm trước khi lên đường đi đánh Mỹ. *Gợi ý : Đây là một chi tiết nghệ thuật hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc , thể hiện : 1. Tình cảm gia đình : + Tình thương mẹ sâu sắc thể hiện ở sự lo toan chu đáo của hai đứa con ( khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm) + Tình chị em ”Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế)  cảm động. 2. Tình cảm gia đình gắn bó sâu nặng với tình yêu nước và niềm tin chiến thắng : ” chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má , đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về”  tiếng nói nội tâm của đứa con thật sâu sắc. 3.Tình yêu nước gắn liền lòng căm thù giặc cướp nước : ” còn mối thù thằng Mỹ thì còn có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai” > Bàn thờ má trên vai Việt lúc này trở thành mối thù thằng Mỹ đã giết cha mẹ Việt  một liên tưởng mới lạ , đột ngột nhưng thật sâu sắc. => Đây là đoạn văn xúc động , gợi không khí thiêng liêng , bộc lộ sâu sắc chủ đề tác phẩm : Sự gắn bó sâu nặng giữa tình gia đình và tình yêu nước .Đó là động lực tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi I. về thể loại - loại hình Là một truyện ngắn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, Những đứa con trong gia đìnhhiển nhiên mang đậm tính sử thi và giàu cảm hứng lãng mạn (xem thêm phần viết về tính sử thi ở bài Rừng xà nu). Tuy vậy, nói đến tác phẩm này, người ta không thể không nói đến tính hiện thực sâu sắc của nó. Nguyễn Thi quả là một nhà văn hiện thực chủ nghĩa đích thực. Trong khi chịu sự chi phối của bối cảnh sáng tạo chung, ông vẫn kiên trì theo đuổi những nguyên tắc sáng tạo của mình, cố gắng tái hiện cho được diện mạo chân thực của hiện thực thông qua những tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình. Để xây dựng các tính cách điển hình, hoàn cảnh điển hình đó, ông rất chú ý tới mối quan hệ giữa tính cá thể, cá biệt và tính khái quát của hình tượng. Sự chính xác và sống động của các chi tiết luôn được đề cao. Chi tiết nào cũng gây ấn tượng, như được lấy "trực tiếp" từ đời sống, nóng hổi, giàu sức biểu hiện, giàu tính thẩm mỹ. Chính công việc chuẩn bị tư liệu chu đáo, cẩn thận, việc ghi chép miệt mài những điều mắt thấy tai nghe vào sổ tay đã hỗ trợ đắc lực cho Nguyễn Thi ở phương diện này. Đọc từng trang viết của ông, ta cảm nhận được một trữ lượng dồi dào những kinh nghiệm sống thấp thoáng ở phía sau. Truyện ngắn mà nhiều khi có sức chứa của một tiểu thuyết lớn. Tham vọng khái quát của nhà văn luôn được thể hiện thông qua cách ông sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau, nhưng tham vọng đó không hề khiến ông quên đưa ra những đường nét chạm khắc rạch ròi về nhân vật, bối cảnh. Sự hứng thú quan sát, miêu tả ngôn ngữ, tâm lí nhân vật, sự vận dụng đầy ý thức ngôn ngữ Nam Bộ trong trần thuật có mối liên hệ lô gích với động cơ sáng tạo này. Ngoài ra, việc học tập kinh nghiệm của các nhà tiểu thuyết hiện đại phương Tây trên vấn đề tái hiện dòng ý thức của nhân vật cũng được chú ý đúng mức, tạo nên những trang viết xuất thần, hiếm quý (đoạn miêu tả dòng hồi tưởng, suy nghĩ của nhân vật Việt khi bị thương nằm lại trên trận địa là một ví dụ cụ thể, điển hình). Tuy là một truyện ngắn hoàn chỉnh, có cấu trúc chặt chẽ, nhưng rất có thể, với chính Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình vẫn còn mang nhiều tính tư liệu. Phải chăng, trong khát vọng sáng tạo của nhà văn, đây mới chỉ là bước chuẩn bị cho một công trình đồ sộ hơn, xứng tầm với cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà ông mong muốn được hoàn thành. Cảm nhận được điều đó, độc giả ngày nay không thể không thấy tiếc nuối khi nghĩ về sự ra đi quá sớm của Nguyễn Thi - một hiện tượng "bùng nổ về tài năng" (đánh giá của Nguyên Ngọc) trong thế hệ các nhà văn trưởng thành sau cách mạng tháng Tám. II. tiếp cận văn bản Nguyễn Thi là một nhà văn - chiến sĩ mà cuộc đời và sự nghiệp sáng tác đã để lại nhiều bài học lớn cho cả một thế hệ nhà văn thời chống Mĩ. Ông đã hi sinh ở mặt trận Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Trong di sản văn học viết về chiến tranh của ông, có tác phẩm đã hoàn chỉnh, có tác phẩm mới ở dạng phác thảo nhưng tất thảy đều ngồn ngộn chất sống và giàu tính thẩm mĩ chứng tỏ tác giả của nó là một tài năng văn học lớn. Từng sống ở Nam Bộ trước Cách mạng và sau này lại tham gia chiến đấu trên chiến trường ấy, Nguyễn Thi rất hiểu con người và cảnh vật nơi này. Có thể nói ông là nhà văn của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong cuộc chiến tranh chống Mĩ ác liệt. Ông đã trút tấm huyết xây dựng họ thành những nhân vật văn học đáng nhớ đầy cá tính, có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, sống bộc trực, hồn nhiên, giàu tình nghĩa. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi rút từ tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân một lòng một dạ đi theo cách mạng và có những mối thù riêng đối với quân giặc. Chiến và Việt - hai chị em đồng thời là hai nhân vật chính của tác phẩm không còn cha mẹ. Cha bị địch giết hồi chín năm (kháng chiến chống Pháp) còn mẹ thì chết vì trúng đạn đại bác Mĩ. Họ lớn lên trong sự dìu dắt, đùm bọc của ông Năm (người chú ruột) và sau này là của đoàn thể, đồng đội (một gia đình mới thân thiết của họ). Tuy nói chuyện một gia đình nhưng tác phẩm của Nguyễn Thi có khả năng ôm trùm hiện thực rộng lớn. Số phận của mấy chị em ở đây cũng như cảnh ngộ gia đình họ không phải chỉ có ý nghĩa cá biệt. Có biết bao người, bao gia đình cũng phải gánh chịu những mất mát và đã vượt lên như thế trong cuộc chiến tranh khốc liệt này. Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó : "Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta". Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy. Nó luôn tự nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống. Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến - Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ - ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú nói : "Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây". Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi. Nguyễn Thi rất có biệt tài dựng người, dựng cảnh. Vốn sống của ông phong phú khiến cho các chi tiết mà ông lẩy ra bao giờ cũng như giẫy trên trang sách, rất sinh động. Nhiều nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong truyện nhưng đã kịp để lại một ấn tượng khó quên, cả về hành động lẫn ngôn ngữ. Chú Năm của Chiến, Việt thật dễ nhớ với "giọng hò đã đục và tức như gà gáy" ("Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câu"). Giọng hò của người đàn ông trung niên này tuy không hay nhưng chứa đựng một cái gì đó thật tha thiết khiến cho chị em Chiến, Việt tuy thấy buồn cười nhưng vẫn rất cảm động. Theo như lời kể trong tác phẩm, ông ít nói, nhưng những câu nói của ông được hai chị em nhân vật chính khắc ghi trong tâm khảm. Nó tương tự như những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước, lăn lộn [...]... chỉ có thể hiểu về những đứa con của một gia đình khi và chỉ khi đã hiểu ít nhiều về chính cái truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy 2/ Phân tích và chứng minh Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình thực sự đã có một dòng sông của truyền thống gia đình Dòng sông ấy liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng thời chống Mĩ Ở họ đều có *Những phẩm chất chung... dân Nam bộ lúc bấy giờ Ngoài ra trong truyện Nguyễn Thi còn nêu lên quan niệm rằng "Chuyện gia đình thì cũng dài như sông, mỗi gia đình phải ghi vào một khúc" dường như trong "Những đứa con trong gia đình" Việt, chị chiến dường như đã ghi một phần của mình vào khúc sông ấy, dòng sông truyền thống của gia đình mình Hình tượng nhân vật chiến trong những đứa con và gia đình Là một nhà văn gốc Bắc, nhưng... cảm trong lòng bạn đọc Hình ảnh với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà" Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc Những đứa con trong gia đình Đề: Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi Những đứa con. .. quên về những đứa con trong gia đình cách mạng Đồng thời còn phát hiện sâu sắc về sự trưởng thành của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến đấu Vẻ đẹp ấy kết tinh chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, sức mạnh làm nên chiến thắng của nhân dân Việt Nam, một phẩm chất cao quí còn để lại những tấm gương cho thế hệ sau noi theo Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết : “Chuyện gia đình. .. Người mẹ cầm súng nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má... người trong gia đình Việt gắn với hồi ức thiêng liêng và cảm động làm sống dậy cả một quá khứ yêu thương và căm thù: chị Chiến, má, chú Năm Hiểu theo một nghĩa rộng, đó cũng là những đứa con trong gia đình lớn: cách mạng Tất cả những con người ấy cùng giống nhau ở lòng căm thù giặc sâu sắc, vì những tội ác mà chúng đã gây ra với người thân trong gia đình Gắn bó với mảnh đất quê hương, những con người... gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Và thực sự trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đã có một dòng sông của truyền thống gia đình Dòng sông ấy liên tục chảy từ thế hệ cha anh đến thế hệ những chiến sĩ trẻ anh hùng III/ Kết luận ... đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, ... vậy mà những trang viết của Nguyễn Đình Thi luôn đậm chất Nam bộ, "Những đứa con trong gia đình" là một tác phẩm điển hình cho phong cách ấy Đây là truyện ngắn mà Nguyễn Thi sáng tác ngay tại chiến trường Nam bộ có lẽ cũng vì thế mà nhũng con người trong đó là chính là biểu tuọng cho tinh thần chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà ở đó nhân vật Chiến hiện lên thật rõ nét Giữa những tháng năm điêu tàn trong. .. bắt gặp cả những dòng hồi ức về chú năm với những câu hò, lời dặn dò trước khi Việt, Chiến ra đi, về cuốn sổ gia đình Có lẽ chính tất cả những kỉ niệm ấy đã giúp cho việt chiến thắng được cái chết và tìm lại được những người đồng đội của mình "Những đứa con trong gia đình" với hình tượng nhân vật được Nguyễn thi khắc họa một cách chân thật, tài tình và mang đậm tính sử thi trãi dài trong suốt truyện Tiêu . dân tộc. Những đứa con trong gia đình Đề: Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi. Những đứa con trong gia đình của. cầm súng( truyện ký) ; Những đứa con trong gia đình ( tập truyện) … 2/ Hòan cảnh sáng tác, cốt truyện và chủ đề tác phẩm? - Hòan cảnh sáng tác : Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được. thống trong gia đình của của Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi ? - Câu 4: Phương thức trần thuật và tác dụng của phương thức trần thuật ấy trong Những đứa con trong gia đình của

Ngày đăng: 29/07/2014, 11:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phân tích nhân vật việt trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình"- Nguyễn Thi.

  • Hình tượng nhân vật chiến trong những đứa con và gia đình

    • Những đứa con trong gia đình

      • Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi viết :

      • “Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó”

      • Hãy phân tích và chứng minh rằng, trong truyện ngắn nói trên đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời chị em Chiến Việt.

      • I/ Mở bài

      • II/ Thân bài :

      • 1/ Giải thích câu nói của chú Năm

      • 2/ Phân tích và chứng minh

      • *Những phẩm chất chung

      • *Có những nét riêng

      • a/ Chú Năm

      • b/ Má Việt

      • c/ Chị em Chiến và Việt

      • +> Điểm giống nhau

      • +> Điểm riêng về cá tính :

      • _ Chiến :

      •   Chiến có nhiều nét giống má

      • Chiến có nét mới của thế hệ sau

      • _ Còn Việt

      • + Việt còn ngây thơ trẻ con

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan