Bệnh Thấp Tim cấp – Phần 1 ppsx

10 743 7
Bệnh Thấp Tim cấp – Phần 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh Thấp Tim cấp – Phần 1 I.Tổng quan +Là 1 bệnh viêm - do l.c.khuẩn huyết tán nhóm A, gây thương tổn ở nhiều bộ phận như khớp, tim, thần kinh, da và để lại di chứng ở van tim. - Thuật ngữ thấp tim chứa đựng mối liên quan giữa 2 hội chứng khớp và tim, tuy trong 1 số trường hợp có viêm tim nhưng không có viêm khớp. - Những di chứng ở van tim rất nguy hiểm và là nguyên nhân chính của bệnh tim mắc phải gây tàn phế và tử vong cho trẻ em 5 – 15 tuổi. +Nguyên nhân gây bệnh là l.c.khuẩn. - l.c.khuẩn là vk phổ biến, được chia ra làm nhiều nhóm mang tên A, B, C, G. - l.c.khuẩn nhóm B trong bệnh nhiễm trùng sơ sinh hoặc nhiễm trùng sản phụ. - l.c.khuẩn nhóm C và G có thể gây viêm họng nhưng chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên. - l.c.khuẩn nhóm A gây bệnh chốc lở và nhiễm trùng ngoài da và viêm cầu thận. - Chỉ có l.c.khuẩn huyết tán nhóm A tip M3,5,14,18,24,19 mới gây thấp tim. +Cơ chế bệnh sinh - Đó là hiện tượng tự miễn, do thấy có 1 protein trong màng tế bào Lck-A rất giống với protein trong màng tế bào cơ tim và 1 số tổ chức liên kết, khi cơ thể sản xuất ra các kháng thể chống l.c.khuẩn đồng thời chống luôn cơ tim. - Còn phát hiện cấu trúc cacbohydrat trong màng tế bào của Lck-A cũng giống mucoprotein ở van tim người. - Hiện nay, đa số các nhà y học nêu giả thuyết bệnh thấp tim là bệnh nhiễm độc miễn dịch. - Một công trình nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy 82% bệnh nhân thấp tim dương tính với kháng nguyên HLB5 ở tế bào lymph. + Giải phẫu bệnh : -Thương tổn ở nhiều bộ phận : thương tổn ở tim, có thể cả màng ngoài tim, cơ tim và nội tâm mạc hay chỉ 1 trong 3 màng có thương tổn bệnh lý. -Nội tâm mạc có thương tổn xuất tiết và xơ. Nếu thương tổn đã tiến triển lâu các van này bị xơ cứng và co lại, nội tâm mạc có màu trắng ngà. II.Triệu chứng lâm sàng Thường xuất hiện sau nhiễm trùng họng do Lck-A một thời gian 1 – 5 tuần. Các triệu chứng biểu hiện hay gặp nhất ở khớp, tim, thần kinh… Bệnh nhân thường ở lứa tuổi 11 – 15 tuổi (64,5%), Trẻ 2 – 4 tuổi rất khi mắc bệnh thấp tim (2%). 1.Sốt là triệu chứng thường gặp ở giai đoạn đầu, sốt có thể kéo dài trong 2 – 3 tuần. 2.Đau khớp - là triệu chứng làm cho người trong gia đình chú ý ngay đến bệnh thấp tim, - các khớp sưng nóng, đau, đỏ, di chuyển từ khớp này sang khớp khác mà không để lại di chứng, - đại đa số là các khớp lớn như khớp gối, cổ chân, cổ tay, khuỷu tay. - Các khớp đau làm cho bệnh nhân không đi lại được, - các khớp nhỏ như khớp ngón chân, ngón tay, cột sống rất ít khi bị viêm. - Có thể bệnh nhi chỉ kêu đau mà không có khớp bị sưng. - Các triệu chứng viêm khớp khỏi nhanh chóng sau 2 – 3 ngày nếu bệnh nhân được chữa bằng aspirine, corticoide nhưng dễ tái phát. 3.Viêm tim - Các triệu chứng xuất hiện ngay đợt đầu của bệnh. - Trong tuần thứ nhất có thể là triệu chứng chủ yếu trong bệnh cảnh, nếu bệnh nhi là trẻ nhỏ. - Khi tim bị viêm, nhịp thở nhanh hơn bình thường ngay cả trong lúc ngủ và không đi đôi với thân nhiệt. - Đôi khi nhịp tim lại chậm, trong trường hợp này cần làm điện tâm đồ để phát hiện “bloc”. - Bên cạnh rối loạn nhịp tim, một triệu chứng quan trọng và gặp luôn là tiếng thổi tâm thu. - Do van 2 lá hay bị viêm trong thấp tim nên tiếng thổi tâm thu thường nghe thấy ở mỏm tim, cường độ khác nhau, lan ra nách. - Cần phân biệt tiếng thổi tâm thu với tiếng thổi tâm thu chức năng nhẹ và thay đổi với tư thế bệnh nhi. - Trường hợp van động mạch chủ bị hở thì nghe tiếng thổi tâm thu trương ở vùng đáy, - ngoài ra tiếng tim T1 mở ở mỏm tim trong viêm nội tâm mạc. - Những triệu chứng viêm tim quyết định tiên lượng của bệnh thấp tim. 4.Suy tim +Viêm cơ tim gây suy tim với các triệu chứng : - khó thở, tím tái, phù, - gan to ấn đau, phản hồi gan - tĩnh mạch cổ dương tính. +X quang, ECG : - diện tim to hơn bình thường và rốn phổi bị ứ đọng. - Trên điện tâm đồ thường có rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất, PQ dài trên 0,20 giây. 5.Viêm màng ngoài tim: + triệu chứng điển hình : - bệnh nhi kêu đau ngực, khó thở. - Nghe tim : tiếng tim mờ “xa xăm”. +ECG, X quang : - diện tim to, góc tim hoành thù, bờ tim không đập. - Điện tâm đồ : giảm điện động, T dẹt và ST chênh. +Khi viêm ngoài màng tim nằm trong bệnh cảnh “viêm tim toàn bộ” người ta thấy cả nội tâm mạc, cơ tim đều bị viêm. - Bệnh nhân trong tình trạng nặng : khó thở nhiều, triệu chứng suy tim nặng. - Bệnh nhi có thể tử vong nhanh hoặc diễn biến phức tạp sau một thời gian đỡ và để lại di chứng nặng ở van tim. 6.Múa giật (chorée) : - đây là biểu hiện ở hệ thần kinh của bệnh thấp tim, - thường xuất hiện chậm, nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau nhiễm l.c.khuẩn, trẻ em gái hay có biểu hiện này. - Bệnh xuất hiện từ từ, mới đầu bệnh nhi hay cáu gắt, lo lắng, sợ sệt, - sau đó có những rối loạn về vận động như vận động không do ý muốn, quá mức, vận động phối hợp rối loạn. - Các động tác bệnh lý mới đầu nhẹ như viết khó, cầm đũa bát để ăn một cách khó khăn, hay đánh rơi đồ vật, dần dần các động tác mạnh và hỗn độn làm cho sinh hoạt khó khăn. - Trương lực cơ bị giảm, múa giật không kèm theo sốt hay viêm khớp nhưng có thể có triệu chứng viêm nội mạc. 7.Những biểu hiện ở da : các biểu hiện ở da trong bệnh thấp tim ít gặp. Có thể gặp 2 thể : +Ban vòng đỏ Besnier là những ban hình tròn, màu hồng hoặc ở giữa màu nhạt, thấy ở ngực, bụng, không đau, không ngứa. +Cục Meynet là những cục cứng nổi lên ở khuỷu dưới da, to bằng hạt đỗ, hạt ngô, thường thấy ở vùng gần khớp gối, khuỷu tay, dọc xương sống. Sau mấy ngày các cục mất đi nhưng có thể xuất hiện lại. III.Xét nghiệm Một số xét nghiệm cần thiết để giúp cho chẩn đoán nhất là khi bệnh cảnh không điển hình. +Tốc độ lắng máu cao trên 600mm/giờ thứ nhất + protein phản ứng C lưu hành trong máu nên phản ứng dương tính; + bạch cầu tăng ở máu ngoại biên, fibrin trong máu tăng. +Tìm l.c.khuẩn: Vì các triệu chứng thấp tim xuất hiện sau nhiễm trùng họng nên việc tìm l.c.khuẩn không giúp nhiều cho chẩn đoán mà chỉ có tác dụng phát hiện người mang vk, điều này có liên quan đến phòng bệnh. +ASLO: Xét nghiệm được sử dụng rộng rãi trong các bệnh viện là kháng thể chống liên cầu antistreptolyzin O (ASLO), bình thường ASLO dưới 200 đơn vị Todd, 80% bệnh nhi mắc thấp tim, hiệu giá ASLO trên 500 đơn vị Todd, nếu hiệu giá ASLO bình thường nhưng nghi bị thấp tim, cần làm các xét nghiệm khác nhau : antistreptokinaza, antihyalurodinaza, streptococcal desoxyribonucleaza B hoặc streptococcal diphotphopyridin nucleotidaza. +Điện tâm đồ : khoảng PR kéo dài ra nhưng không phải là dấu hiệu của bệnh, bình thường PR ở các lứa tuổi như sau : dưới 3 tuổi : 0,16 giây; 4 – 12 tuổi : 0,17 giây; trên 12 tuổi : 0,18 giây. +X quang : - giúp cho chẩn đoán viêm màng tim, viêm cơ tim, - tỷ lệ “tim - ngực” ở trẻ lớn là 50%, tim to độ : 50 – 55%, độ II : 55 – 60%, độ III : 60%. Trước điều trị Sau điều trị . thời gian 1 – 5 tuần. Các triệu chứng biểu hiện hay gặp nhất ở khớp, tim, thần kinh… Bệnh nhân thường ở lứa tuổi 11 – 15 tuổi (64,5%), Trẻ 2 – 4 tuổi rất khi mắc bệnh thấp tim (2%). 1. Sốt là. Bệnh Thấp Tim cấp – Phần 1 I.Tổng quan +Là 1 bệnh viêm - do l.c.khuẩn huyết tán nhóm A, gây thương tổn ở nhiều bộ phận như khớp, tim, thần kinh, da và để lại di chứng ở van tim. -. tip M3,5 ,14 ,18 ,24 ,19 mới gây thấp tim. +Cơ chế bệnh sinh - Đó là hiện tượng tự miễn, do thấy có 1 protein trong màng tế bào Lck-A rất giống với protein trong màng tế bào cơ tim và 1 số tổ chức

Ngày đăng: 29/07/2014, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan