Tiểu luận : Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình pdf

17 455 0
Tiểu luận : Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 PHẦN MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, được điều chỉnh bởi Luật kinh tế. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều hơn, góp phần tăng thêm của cải cho xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Với tư cách là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập - mỗi doanh nghiệp, người kinh doanh và tổ chức kinh doanh có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, nhưng dù muốn hay không cũng phải thiết lập quan hệ kinh tế với các tổ chức kinh doanh khác. Các quan hệ đó dựa trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên mà hình thức pháp lý của chúng là các hợp đồng. Có thể nói rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng. Trong đó hợp đồng kinh tế là công cụ không thể thiếu được của các nhà kinh doanh để họ thực hiện việc trao đổi sản phẩm hàng hoá - dịch vụ của mình. Phân tích những vụ kinh doanh thất bại trên thương trường, không mấy khó khăn để nhận thấy rằng không ít những nguyên nhân dẫn đến thất bại và phá sản của doanh nghiệp lại bắt đầu từ khâu đàm phán, soạn thảo và ký kết các bản hợp đồng kinh tế. Nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của việc soạn thảo và ký kết hợp đồng kinh tế, qua các kến thức đã được học trong chương trình Luật kinh tế và quá trình nghiên cứu tìm tòi của bản thân, em xin mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận cho mình là: "Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình" Bài tiểu luận này đi theo bố cục 3 chương: Chương I: Khái niệm và nội dung của Hợp đồng kinh tế Chương II: Cơ cấu của văn bản Hợp đồng kinh tế Chương III: Phân tích các điều khoản chủ yếu của Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình. Là một sinh viên chuyên ngành Tài chính - Kế toán, với những kiến thức "không chuyên" của mình, bài tiểu luận của em chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo để những bài viết sau được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ I. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG KINH TẾ Theo quy định Pháp lý, Hợp đồng kinh tế (HĐKINH Tế) được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa khách quan: Hợp đồng kinh tế là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế giữa các đơn vị kinh tế, là một chế định pháp lý đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Chế độ HĐKTquy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng, các thủ tục, trình tự ký kết hợp đồng, các điều kiện có hiệu lực của HĐKT cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện HĐKT, các điều kiện và giải quyết hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ HĐKT, trách nhiệm do vị phạm HĐKT. Theo chủ nghĩa chủ quan: Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết hợp đồng về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. (Điều 1 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989) II. NỘI DUNG HỢP ĐỒNG KINH TẾ Nội dung Hợp đồng kinh tế là toàn bộ những điều khoản mà các bên đã thoả thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau. Về phương diện khoa học pháp lý, căn cứ vào tính chất, vai trò của điều khoản, nội dung HĐKT được chia thành 3 loại điều khoản: - Điều khoản chủ yếu: là những điều khoản cơ bản, quan trọng nhất của Hợp đồng, nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết. Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 - Điều khoản thường lệ: là những điều khoản đã được pháp luật ghi nhận, nếu các bên không ghi vào bản hợp đồng thì coi như các bên đã mặc nhiên công nhận và có nghĩa vụ thực hiện các quy định đó. - Điều khoản tuỳ nghi: là các điều khoản do các bên tự thoả thuận với nhau khi chưa có quy định của Nhà nước, do các bên linh hoạt đưa vào mà không trái pháp luật. Theo điều 12 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, nội dung của Hợp đồng kinh tế bao gồm những điều khoản cụ thể sau: a. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của hai bên; họ và tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. b. Số lượng, khối lượng sản phẩm hay kết quả công việc phải đạt được. c. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hoá hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. d. Giá cả và những khả năng điều chỉnh khi có biến động giá cả. e. Bảo hành trong một thời hạn nhất định. f. Điều kiện nghiệm thu, giao nhận: địa điểm và thời gian, phương thức giao nhận hàng hoá và kết quả công việc. g. Phương thức thanh toán: hình thức, thể thức, thời hạn thanh toán. h. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế. i. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế l. Giải quyết tranh chấp m. Các điều khoản khác nếu thấy cần thiết tuỳ theo chủng loại hợp đồng. III. CÁC NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH TẾ - Nguyên tắc thực hiện đúng: chấp hành thực hiện đúng hợp đồng là không được tự ý thay đổi đối tượng này bằng đối tượng khác hoặc không được thay thế việc thực hiện hợp đồng bằng cách trả một số tiền nhất định hoặc không thực hiện nó. Nguyên tắc này đòi hỏi thoả thuận cái gì thì phải thực hiện đúng cái đó. Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 - Nguyên tắc thực hiện đầy đủ: nguyên tắc này có ý nghĩa là thực hiện một cách đầy đủ, chính xác tất cả các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Đây là nguyên tắc bao trùm, đòi hỏi các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ, đúng đắn, chính xác các cam kết, không phân biệt đó là điều khoản chủ yếu thường lệ hay tuỳ nghi. - Nguyên tắc giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng Cuối cùng là phần kết thúc hợp đồng: khi muốn kết thúc một quan hệ hợp đồng kinh tế, các bên phải giải quyết những tồn đọng, đánh giá những kết quả đã được và chưa đạt được để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Kết thúc hợp đồng trong những trường hợp sau đây: - Hợp đồng đã được thực hiện xong. - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có sự thoả thuận kéo dài thêm thời hạn. - Hợp đồng bị đình chỉ hoặc do hai bên đồng dỡ bỏ. CHƯƠNG II. CƠ CẤU CỦA VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ I. KHÁI NIỆM VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ Văn bản hợp đồng kinh tế là một loại tài liệu đặc biệt do các chủ thể của Hợp đồng kinh tế tự xây dựng trên cơ sở những quy định của pháp luật Nhà nước về Hợp đồng kinh tế. Văn bản này có giá trị pháp lý, bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện các điều khoản mà các bên đã thoả thuận và ký kết trong Hợp đồng kinh tế. Nhà nước thực hiện sự kiểm soát và bảo hộ quyền lợi cho các bên khi cần thiết dựa trên cơ sở nội dung văn bản Hợp đồng kinh tế đã ký kết. II. CÁC LOẠI VĂN BẢN HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG THỰC TẾ SẢN XUẤT KINH DOANH - Văn bản hợp đồng mua bán hàng hoá - Văn bản hợp đồng vận chuyển hàng hoá Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 - Văn bản hợp đồng kinh tế dịch vụ - Văn bản hợp đồng giao nhận thầu trong xây dựng cơ bản - Văn bản hợp đồng gia công đặt hàng - Văn bản hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - Văn bản hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu - Văn bản hợp đồng chuyển giao công nghệ - Văn bản hợp đồng kinh tế trong liên kết kinh tế - Văn bản hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật. CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY LẮP CÔNG TRÌNH GIỮA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TY MAY THÁI BÌNH I. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG Số: 06/2003/HĐKT Giữa; Chủ đầu tư (bên A): Công ty may Thái Bình Và: Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng công nghiệp Như đã nói ở trên, điều khoản chủ yếu là những điều khoản bắt buộc các bên phải thoả thuận và ghi vào trong văn bản hợp đồng. Nếu không, hợp đồng coi như vô giá trị. Nội dung của hợp đồng này gồm có 10 điều khoản chủ yếu sau: Điều khoản 1: Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng kinh tế, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch của các bên, họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. Trong hợp đồng này, điều khoản 1 được thể hiện như sau: Hợp đồng kinh tế về giao nhận thầu xây lắp công trình ký ngày 25 tháng 5 năm 2003 giữa: Chủ đầu tư (bên A): Công ty may Thái Bình - Địa chỉ: Tiền Hải - Thái Bình Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 - Điện thoại: 036823557 - Fax: 036823725 - Tài khoản số: 86710002K - Mở tại: Ngân hàng ĐT & Phát triển Thái Bình - Đại diện là ông: Nguyễn Văn Bích Chức vụ: giám đốc Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng Công nghiệp - Địa chỉ: Láng Hạ - Hà Nội - Điện thoại: 04.8318607 - Fax: 04.8318606 - Tài khoản số: 7620-3110E - Mở tại: CN ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực Cầu giấy - Hà Nội - Đại diện là ông Chức vụ: Giám đốc - Nhà thầu xây dựng (bên B): Công ty xây dựng công nghiệp - Địa chỉ: Láng Hạ - Hà Nội - Điện thoại: 04.8318607 - Fax: 04.8318606 - Tài khoản số: 7620 - 3110E - Mở tại: - Đại diện là ông: Chức vụ: giám đốc Điều khoản 2: Khối lượng và tiến độ công trình 1. Tên công trình: Gói thầu số 2 (Nhà sản xuất chính) - Dự án khu sản xuất hàng gia công Tiền Hải - Thái Bình. 2. Nội dung công việc: Bên B nhận cung cấp, lắp dựng khung thép, mái tôn các xưởng may gia công thuộc dự án. 3. Địa điểm xây dựng, thời gian thực hiện hợp đồng và tiến độ thi công: - Địa điểm xây dựng: Thái Bình - Thời gian thực hiện hợp đồng: 30 ngày kể từ ngày khởi công. Điều khoản 3: Giá trị hợp đồng Giá trị hợp đồng lấy theo giá trúng thầu đã được giám đốc Công ty may Thái Bình phê duyệt là: 8517865000 đồng Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 Giá trị trên đã bao gồm tất cả các chi phí cần thiết để thi công xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt và thuế VAT đầu ra 5% Những khối lượng phát sinh ngoài hồ sơ thiết kế theo yêu cầu của bên A, sẽ được bổ sung vào giá trị quyết toán công trình theo đơn giá XDCB Thái Bình và các chi phí khác theo quy định hiện hành. Nếu trên 10% phải có thiết kế, dự toán đã thẩm định bổ sung. Với những hạng mục không có trong đơn giá XDCB sẽ được lấy theo đơn giá thực tế tại thời điểm thi công. Điều khoản 4: Chất lượng - Bảo hành công trình 1. Bên B chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật và chất lượng xây lắp toàn bộ công trình, đảm bảo thi công đúng thiết kế, đúng quy trình, quy phạm, yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật trong xây dựng 2. Bên A cử người giám sát tại công trình để theo dõi chất lượng vật liệu, cấu kiện bê tông, chất lượng xây lắp, nếu thấy phần nào chưa đảm bảo thì yêu cầu bên B làm lại bằng nguồn kinh phí của bên B. Có trách nhiệm mở sổ nhật ký theo dõi, xác nhận khối lượng phát sinh để làm cơ sở nghiệm thu và thanh toán sau này. Nếu xét thấy xây lắp không đạt yêu cầu có quyền không ký vào biên bản nghiệm thu hoặc biên bản bàn giao. 3. Bên B muốn thay đổi loại vật liệu xây lắp nào hoặc thay đổi phần thiết kế nào đều phải được sự chấp thuận của bên A và cơ quan thiết kế bằng văn bản. 4. Bên B có trách nhiệm bảo hành chất lượng công trình trong thời gian 12 tháng kể từ ngày hoàn thành bàn giao công trình. Khoản tiền đảm bảo cho việc bảo hành bằng 5% giá trị hợp đồng Điều khoản 5: Các điều kiện đảm bảo thực hiện hợp đồng 1. Trách nhiệm bên A: - Bàn giao mặt bằng công trình cho bên B. - Giao tim mốc công trình theo yêu cầu của tổng tiến độ. - Bàn giao hồ sơ thiết kế thi công và tài liệu cần thiết kế cho bên B. - Cử cán bộ giám sát thường xuyên tại hiện trường. Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 - Thông báo cho bên B mọi trường hợp thay đổi thiết kế trước khi bên B tiến hành thực hiện công việc. - Kết hợp với kỹ thuật bên B xác nhận kịp thời khối lượng phát sinh để làm cơ sở thanh quyết toán. - Tạm ứng vốn và thanh quyết toán kịp thời cho bên B. 2. Trách nhiệm bên B: - Nhận bàn giao và quản lý thống nhất mặt bằng xây dựng công trình. - Nộp cho bên A giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng với giá trị 5% giá trị hợp đồng. - Trong quá trình thi công bên B có trách nhiệm phối hợp với giam sát bên A và các nhà thầu khác có liên quan (nếu có) để thực hiện công việc. Mọi khối lượng phát sinh xảy ra do lỗi không phối hợp của bên B, bên A không chịu trách nhiệm. - Bảo đảm an ninh trật tự và an toàn lao động trên công trình. - Tiếp nhận bảo quản các hồ sơ tài liệu kỹ thuật được bên A giao. Điều khoản 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình 1. Bên A có trách nhiệm thành lập và chủ trì hội đồng nghiệm thu theo quy định của Nhà nước (có lập biên bản ghi rõ thành phần). 2. Hội đồng nghiệm thu sẽ tiến hành nghiệm thu từng khâu công việc chủ yếu, từng hạng mục công trình và cuối cùng là toàn bộ công trình. 3. Bên B có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nghiệm thu. 4. Sau khi thực hiện xong nghiệm thu, hai bên lập biên bản nghiệm thu, bàn giao để đưa công trình vào sử dụng. Bên B có trách nhiệm bàn giao từng hạng mục công trình và toàn bộ công trình, cùng với 7 bộ hồ sơ hoàn công cho bên A để làm tài liệu lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước. Điều khoản 7: Phương thức và điều kiện thanh quyết toán 1. Thanh toán: Bên A sẽ thanh toán cho bên B theo các giai đoạn như sau: [...]... vào Quy chế về Hợp đồng kinh tế trong xây dựng cơ bản ban hành theo quyết định số 29 ngày 1/6/1992 của Liên b : Bộ xây dựng - trọng tài kinh tế Nhà nước, có thể thấy rằng, về cơ bản Hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cơ bản giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình đã đảm bảo các yêu cầu về soạn thảo, ký kết Hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng xây dựng cơ bản nói riêng với các điều khoản... Phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa công ty xây dựng công nghiệp và công ty may thái bình 6 I Phân tích những điều khoản chủ yếu của Hợp đồng 6 II Một số nhận xét về bản hợp đồng trên 10 PHẦN KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 ... của Hợp đồng kinh tế 3 I Khái niệm Hợp đồng kinh tế 3 II Nội dung Hợp đồng kinh tế 3 III Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng kinh tế 4 Chương II Cơ cấu của văn bản hợp đồng kinh tế 5 I Khái niệm văn bản hợp đồng kinh tế 5 II Các loại văn bản hợp đồng kinh tế trong thực tế sản xuất kinh doanh 5 Chương III Phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng giao nhận thầu. .. gây ra Điều khoản 1 0: Hiệu lực của hợp đồng 1 Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký đến ngày thanh lý hợp đồng 2 Bên A có trách nhiệm tổ chức thanh lý hợp đồng 3 Hợp đồng này được lập thành 10 bản, mỗi bên giữ 05 bản, có giá trị pháp lý như nhau II MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BẢN HỢP ĐỒNG TRÊN SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 Tiểu luận Luật Kinh tế Như ta đã thấy ở trên, người ký hợp đồng kinh tế ở đây là... hàng và được coi là hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các bên đã ký vào văn bản, hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thực hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác đối với Hợp đồng kinh tế Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước ký ban hành ngày 25/9/1989 và căn cứ vào Quy chế về Hợp đồng. .. B không hoàn thành công trình đúng thời hạn hợp đồng do nguyên nhân chủ quan thì bị phạt … giá trị hợp đồng - Nếu bên B không đảm bảo chất lượng xây lắp phải chịu bù đắp mọi tổn thất do việc sửa chữa lại và phải chịu phạt … giá trị dự toán phần không đảm bảo chất lượng Trên đây là những nhận xét và kiến nghị của em về việc viết một bản Hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng xây dựng cơ bản nói riêng... Người được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba Điều này càng có ý nghĩa quan trọng với loại hợp đồng giao nhận thầu xây dựng cơ bản, bởi loại hợp đồng này thường liên quan tới khối lượng tài sản rất lớn, thủ trưởng uỷ quyền cho người khác ký thay nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm như bản thân mình trực tiếp ký Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch, công văn điện báo,... kết hợp đồng kinh tế - NXB Chính trị Quốc gia 3 Hợp đồng kinh tế và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế NXB Đại học Quốc gia 4 Kỹ thuật soạn thảo Hợp đồng kinh tế - NXB Thành phố Hồ Chí Minh 5 Phương pháp soạn thảo Hợp đồng kinh tế, thương mại - NXB Đà Nẵng SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 Tiểu luận Luật Kinh tế MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 3 Chương I Khái niệm và. .. yếu được quy định khá đầy đủ, rõ ràng và chính xác Điều này thể hiện sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng Pháp lệnh về Hợp đồng kinh tế và các tài liệu khác có liên quan, thể hiện sự hiểu biết và tôn trọng Pháp luật của hai bên, tất nhiên cũng là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D 3100 Tiểu luận Luật Kinh tế Tuy nhiên, hợp đồng này lại không đề cập tới quy định... án kinh tế Thái Bình để giải quyết Mọi chi phí cho Toà án do bên có lỗi chịu Điều khoản 9: Trường hợp bất khả kháng Trong quá trình thi công thực hiện hợp đồng, các trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của các bên như mưa bão kéo dài, thiên tai hay các tác động tự nhiên nào khác vượt quá sức chịu đựng của công trình thì không bên nào bị xem là có lỗi hay vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, mà hai . Tiểu luận Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công ty may Thái Bình Tiểu luận Luật Kinh tế SV: Phan Bùi Minh - MSV: 02D. YẾU CỦA HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY LẮP CÔNG TRÌNH GIỮA CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG TY MAY THÁI BÌNH I. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG S : 06/2003/HĐKT Giữa; Chủ. quá trình nghiên cứu tìm tòi của bản thân, em xin mạnh dạn chọn đề tài tiểu luận cho mình l : " ;Phân tích hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình giữa Công ty xây dựng công nghiệp và Công

Ngày đăng: 29/07/2014, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan