GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 8 potx

20 344 0
GIÁO TRÌNH TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA part 8 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.2. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống của Bộ Y tế * STT Tên chỉ tiêu Ðơn vị Giới hạn tối đa 1 Màu sắc TCU 15 2 Mùi vị không có mùi, vị lạ 3 Ðộ đục NTU 2 4 pH 6,5 ÷ 8,5 5 Ðộ cứng mg/L 300 6 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/L 1000 7 Hàm lượng nhôm mg/L 0,2 8 Hàm lượng Amoni, tính theo NH 4+ mg/L 1,5 9 Hàm lượng Antimon mg/L 0,005 10 Hàm lượng Asen mg/L 0,01 11 Hàm lượng Bari mg/L 0,7 12 Hàm lượng Bo tính chung Borat và Axit boric mg/L 0,3 13 Hàm lượng Cadimi mg/L 0,003 14 Hàm lượng Clorua mg/L 250 15 Hàm lượng Crom mg/L 0,05 16 Hàm lượng Ðồng (Cu) mg/L 2 17 Hàm lượng Xianua mg/L 0,07 18 Hàm lượng Florua mg/L 0,7 ÷ 1,5 19 Hàm lượng Hydro sunfua mg/L 0,05 20 Hàm lượng Sắt mg/L 0,5 21 Hàm lượng Chì mg/L 0,01 22 Hàm lượng Mangan mg/L 0,5 23 Hàm lượng Thủy ngân mg/L 0,001 24 Hàm lượng Molybden mg/L 0,07 25 Hàm lượng Niken mg/L 0,02 50 (b) 26 Hàm lượng Nitrat mg/L 3 (b) 27 Hàm lượng Nitrit mg/L 28 Hàm lượng Selen mg/L 0,01 29 Hàm lượng Natri mg/L 200 30 Hàm lượng Sunphát mg/L 250 31 Hàm lượng kẽm mg/L 3 32 Ðộ ô-xy hóa mg/L 2 * ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế số 1329/2002/BYT/QĐ ngày 18/4/2002. V.1.2. Nước dùng cho các ngành công nghiệp Nước dùng trong các ngành công nghiệp tùy theo yêu cầu sử dụng mà có những yêu cầu về chất lượng khác nhau. Nước dùng làm lạnh trong các nhà máy nhiệt điện, sản xuất sắt thép chất lượng không cần cao lắm, thậm chí có thể dùng nước có chứa lượng muối ít. Nhưng nước dùng trong các nồi hơi nếu lượng canxi quá cao sẽ tạo lớp lắng đọng làm tăng lượng nhiệt cần để đun sôi, nhanh chóng phá hủy nồi hơi. Hoặc nước dùng cho sản xuất sợi, hóa chất đòi hỏi phải có độ tinh khiết cao. Đối với những ngành công nghiệp Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 141 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước dùng nước như một tác nhân hoạt động (thủy điện) thì yêu cầu về chất lượng nước không cần quan tâm nhiều lắm. Yêu cầu dùng nước của các ngành công nghiệp rất lớn cho nên trước khi sử dụng nước cần được xử lý để đạt chất lượng cần thiết. Bảng 5.3. Yêu cầu chất lượng nước cho các ngành công nghiệp Ngành công nghiệp Ion Fe (ppm) Mg hay Mn (ppm) TDS (ppm) Độ cứng CaCO 3 (ppm) Kiềm CaCO 3 (ppm) Hydrogen sulfur (ppm) pH Làm lạnh 0,5 0,5 1,0 Nồi hơi áp suất (kg/cm 2 ) - 0 ÷ 10 3000 ÷ 500 80 5 8 - 10 ÷ 17 2500 ÷ 500 40 Thấp 3 8,4 - 17 ÷ 27 1500 ÷ 100 10 0 9 Rượu và chưng cất 0,1 0,2 500 ÷ 1000 75 ÷ 150 0,2 7 Đóng hộp 0,2 0,2 25 ÷ 75 1 Bánh, mứt, kẹo 0,2 0,2 100 0,2 7 Bông 0,2 0,2 Nhựa 0,02 0,02 200 Giày 0,2 0,1 300 100 Len dạ 1 0,5 180 Sợi tơ nhân tạo 0,25 0,25 200 [Nguồn: Nguyễn Khắc Cường] V.1.3. Nước cho sản xuất nông nghiệp Trong nông nghiệp nước dùng chủ yếu để tưới cho cây trồng. Chất lượng nước tưới cần phải đảm bảo các yêu cầu về nồng độ muối trong nước ở mức thấp nhằm bảo đảm cho cây cối hấp thụ thức ăn từ đất và nước, đồng thời tránh dẫn đến sự tích tụ muối trong đất hình thành đất mặn. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 142 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Đất có pH ≥ 8,5 với mức bão hòa Na + ≥ 15% được gọi là đất kiềm. Đất kiềm có kết cấu yếu nên dễ hóa bùn và không thoáng. Nước tưới với tỷ lệ Na thấp phù hợp với sản xuất nông nghiệp. Trong nước tưới nếu có các nguyên tố như Selenium, Molipden, Plauride thì cây cỏ chịu được nhưng lại độc hại đối với các động vật; ngược lại các nguyên tố như Baron, Lithium rất độc hại với thực vật. Baron có hại cho cam, quýt, cây có dầu; nhưng ngũ cốc, bông thì có thể chịu đựng được. Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đã và đang có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Động vật nếu bị ô nhiễm những hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật có khả năng ảnh hưởng đến hệ di truyền, dẫn tới gây đột biến, ung thư hoặc ảnh hưởng đến phôi thai. Những loại hóa chất bảo vệ thực vật như DDT, các loại clo hữu cơ (Lindane, Aldrine), phospho hữu cơ (Basudine, Methyl Parathion…) có độc tính rất cao đối với người, động vật có vú và với các loài thủy sinh. Trong khi đó những loại pyrethroid tổng hợp (Decis, Cypermethrin) ít độc đối với người nhưng lại rất độc đối với tôm, cá. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 143 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.4. Một số hóa chất bảo vệ thực vật có độc tính sử dụng ở ĐBSCL STT Hóa chất Động vật thực nghiệm LC 50 (mg/L) 1 Parathion methyl Cá lòng tong (Rasbora sp.) 6,5 (Vofatox, Methaphos) Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 6,4 Cá vàng (Carassius auratus) 9,6 2 Bassa Cá lòng tong (Rasbora sp.) 9,8 (BPMC, Fenobcarb) Cá vàng (Carassius auratus) 20,0 3 Methamidophos Cá lòng tong (Rasbora sp.) 23,0 (Monitor, Tamaron) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,05 4 Padan Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,35 (Cartap) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,18 5 Cidi M Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,038 (Phenthaote, Trebon) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,001 6 Sherpa Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 0,10 (Cypermethrin) Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,03 Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,0004 7 Sherzol Cá bảy màu (Poecilia reticulata) 0,054 (Phosalone, Cá lòng tong (Rasbora sp.) 0,0075 Cypermethrin) Tép gạo (Macrobrachium lanchesteri) 0,0006 [Nguồn: Lê Trình (1997)] Ghi chú: LC 50 : liều gây chết 50% động vật thực nghiệm Khung 5.1 Thực trạng và nguyên nhân gây lãng phí nước phục vụ sản xuất nông nghiệp Các hiện tượng chính gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất nông Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 144 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước nghiệp, bao gồm: - Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu mối đến mặt ruộng, do ngấm, kênh bị bồi lắng, sạt lở cản trở dòng chảy, thiếu các công trình điều tiết nước cho từng khu tưới. - Tưới ngập thường xuyên: Đây là biện pháp tưới truyền thống, phù hợp tưới cho lúa. Tuy nhiên, theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu, việc tưới nước cho cây lúa theo quy trình “nông, lộ, phơi” sẽ mang lại hiệu quả kinh tế nhất, tức là có những thời kỳ chúng ta hạn chế cấp nước mà phải để lộ ruộng và phơi ruộng theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng. Việc tưới ngập thường xuyên suốt vụ theo tập quán của nông dân đã gây ra lãng phí nước rất lớn, chưa kể tình trạng lượng nước dư thừa từ ruộng chảy xuống kênh tiêu. - Chưa có biện pháp tích cực hạn chế bốc hơi mặt thoáng: Đây là hiện tượng tự nhiên cũng gây tổn thất nước rất lớn, ví dụ: tổng lượng bốc hơi bình quân tại trạm Tuyên Quang là 1.193,9 mm/năm, lượng mưa là 1.145,8mm/năm; tại trạm Phan Rang - Ninh Thuận, tổng lượng nước bốc hơi bình quân là 1.730mm/năm, trong khi đó lượng mưa có 815mm/năm. Trước đây, người nông dân có phong trào dùng bèo phủ lên mặt thoáng của ruộng, xung quanh gốc cây trồng, vừa hạn chế bốc thoát hơi nước và làm phân xanh, tăng cường độ đạm trong đất. Hiện nay, phong trào đó không còn, một vài địa phương, người dân dùng ni lông để che phủ cho một số loại cây trồng, nhưng chi phí tốn kém. - Tưới tràn, vượt quá khu vực cây trồng có khả năng sử dụng được nước tưới: Điều này xảy ra đối với việc cấp nước cho cây công nghiệp, cây ăn quả, khi chúng ta tưới nước để chảy tràn trên mặt đất. - Tưới quá nhiều làm nước thấm quá sâu so với chiều sâu bộ rễ cây trồng: Cây trồng chỉ có khả năng hấp thụ nước trong phạm vi của rễ cây, nếu chúng ta tưới nhiều, nước sẽ ngấm sâu hơn so với chiều sâu của bộ rễ, gây lãng phí. Tưới tiết kiệm nước và sử dụng nước tiết kiệm là những biện pháp cấp nước theo yêu cầu và khả năng hấp thụ nước theo từng thời đoạn sinh trưởng của cây trồng, hạn chế lượng nước dư thừa nhưng không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Vụ 3 năm 2005, Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh An Giang đã thử nghiệm xây dựng mô hình tưới tiết kiệm nước cho lúa trên diện tích 17,3 ha của 19 hộ nông dân tại phường Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang (trong đó: 8,3 ha của 9 hộ nông dân sử dụng biện pháp tưới tiết kiệm nước; 9 ha của 10 hộ nông dân còn lại sử dụng biện pháp tưới truyền thống để đối chứng). Bằng việc đặt ống theo dõi mực nước trong ruộng và áp dụng biện pháp tưới ướt khô xen kẽ của Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế, nông dân làm thí nghiệm đã giảm bình quân 4 lần bơm nước vào ruộng trong 1 vụ lúa, so với 8 lần bơm nước theo tập quán, tiết kiệm nước tưới, ít sâu bệnh, giảm được 7,9% số diện tích bị đổ ngã, tỷ lệ chắc chiếm 78,2%, cho năng suất 5,8 tấn/ha, tăng 0,5 tấn/ha so với ruộng đối chứng. Giá thành sản xuất của ruộng “tưới tiết kiệm” chỉ 1.142 đồng/kg lúa, trong khi ruộng đối chứng tới 1.382 đồng/kg, mức chênh lệch 240 đồng/kg. (Nguồn NNVN) Như vậy, áp dụng biện pháp tưới cổ truyền đã làm cho lượng nước tưới lãng phí rất lớn. Phải chăng đã đến lúc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần xây dựng chương trình tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất nông nghiệp từ chính những việc tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm, để giảm chi phí xây dựng, quản lý khai Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 145 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước thác công trình thủy lợi, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân. Theo số liệu thống kê, hiện tại các hệ thống công trình thủy lợi đảm bảo tưới cho 7,61 triệu ha lúa, nếu với mức tưới bình quân 4.500 m 3 /ha*vụ, chỉ cần tiết kiệm được 10% lượng nước tưới thì sẽ tiết kiệm khoảng 3 tỷ m 3 nước. Trong khi đó, để xây dựng hồ chứa Nước Trong thuộc tỉnh Quảng Ngãi chỉ có dung tích 258 triệu m 3 đã phải tốn gần 1.642 tỷ đồng. Như vậy, nếu chúng ta tiết kiệm được nước tưới sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư, xây dựng công trình thủy lợi và chi phí xã hội rất lớn. Nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp: Để xảy ra hiện tượng lãng phí, thất thoát nước, ngoài nguyên nhân về công trình, trang thiết bị chưa được đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa, còn do những hạn chế trong công tác quản lý. Cụ thể: - Công trình chưa có chủ thực sự: Theo Pháp lệnh khai thác & Bảo vệ công trình thủy lợi, các công trình thủy lợi do các doanh nghiệp khai thác công trình thủy lợi và các hợp tác xã dùng nước quản lý, nhưng hầu hết các địa phương đều chưa phân cấp rõ đâu là công trình do doanh nghiệp quản lý, công trình do hợp tác xã dùng nước quản lý. Tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình diễn ra ngày một nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả cấp nước của công trình. Kể cả công trình đã được phân cấp nhưng quyền hạn và trách nhiệm chưa rõ ràng. - Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi còn thiếu và chưa đồng bộ như các văn bản về hướng dẫn về tổ chức quản lý, chế độ tài chính, phân cấp công trình Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa triển khai thực thi đầy đủ các văn bản đã có. - Ý thức sử dụng nước của người nông dân chưa cao: Họ thường coi nước là “của trời”, công trình cấp nước đã có Nhà nước đầu tư, bản thân họ đã đóng thủy lợi phí nên họ phải sử dụng cho “đủ”. Kiến thức sử dụng nước của hầu hết người dân còn nhiều hạn chế, họ không được trang bị kiến thức về yêu cầu nước tưới theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng dẫn đến tình trạng lấy nước quá nhiều, dư thừa. - Trách nhiệm giữa đơn vị cung cấp nước và người hưởng lợi được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế nhưng chưa rõ ràng và chưa nghiêm túc. Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đơn vị cung cấp nước và đơn vị sử dụng nước có trách nhiệm ký kết hợp đồng kinh tế ngay từ đầu vụ làm cơ sở để thực hiện và thanh quyết toán vào cuối vụ sản xuất. Nhưng thực tế nhiều địa phương xảy ra tình trạng đơn vị sử dụng nước ký hợp đồng thấp hơn so với diện tích thực phục vụ và chây ỳ trong việc thanh toán thủy lợi phí (từ năm 1999 đến năm 2003 cả nước nợ đọng thủy lợi phí 332,450 tỷ đồng). Đây là hiện tượng vi phạm hợp đồng kinh tế nhưng Nhà nước cũng chưa có chế tài cụ thể dẫn đến tình trạng các đơn vị cung cấp nước không có kinh phí tu bổ công trình đảm bảo dẫn nước. [Nguồn: Đỗ Hồng Quân (2008)] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 146 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.1.4. Nước cho đời sống thủy sinh Các tiêu chuẩn về chất lượng nước cho đời sống thủy sinh được đặt ra nhằm bảo đảm điều kiện môi trường cần thiết cho chúng tồn tại, sinh trưởng và phát triển. Kể từ khi sự sống trên trái đất bắt đầu từ thủy quyển thời cổ đại, đời sống thủy sinh đã là một phần không thể tách rời với nguồn tài nguyên nước. Dựa trên nhiều nghiên cứu về yêu cầu chất lượng nước cho đời sống thủy sinh, hàm lượng DO trong nguồn nước là thông số quan trọng nhất. Đối với những nguồn nước ấm, hàm lượng DO được yêu cầu lớn hơn 5mg/L trong khi ở những vùng nước lạnh, giá trị DO yêu cầu tối thiểu trên 6 mg/L. Tuy nhiên cũng cần phải nhận rõ được việc thành lập một tiêu chuẩn chất lượng nước cho đời sống thủy sinh rất khó khăn do nguồn nước luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều thành phần ô nhiễm khác nhau, bản thân hệ sinh thái thủy sinh cũng rất phức tạp và có những yêu cầu khác nhau. Ở Việt Nam hiện đã có tiêu chuẩn về chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh TCVN 6774-2000. Để bảo vệ đời sống thủy sinh, mọi hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến nước thải và liên quan đến khai thác, sử dụng nguồn nước mặt, không được phép gây ra sự biến đổi các mức thông số chất lượng nguồn nước khác với các giá trị nêu trong bảng 5.5. Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 147 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.5. Mức chất lượng nước bảo vệ đời sống thủy sinh * Thông số chất lượng Đơn vị Mức thông số Ghi chú Oxi hòa tan mg/L 5 trung bình ngày Nhiệt độ o C nhiệt độ tự nhiên của thủy vực tương ứng theo mùa BOD 5 20 o C mg/L < 10 Thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ - Aldrin/Diedrin μg/L < 0,008 - Endrin μg/L < 0,014 - B.H.C μg/L < 0,13 - DDT μg/L < 0,004 - Endosulfan μg/L < 0,01 - Lindan μg/L 0,38 - Clordan μg/L 0,02 - Heptaclo μg/L 0,06 Thuốc bảo vệ thực vật phospho hữu cơ - Paration μg/L < 0,40 - Malation μg/L < 0,32 Hóa chất trừ cỏ - 2, 4 D mg/L < 0,45 - 2, 4, 5 T mg/L < 0,16 - Paraquat mg/L < 1,80 CO 2 mg/L < 12 pH 6,5 ÷ 8,5 NH 3 mg/L < 2,20 < 1,33 < 1,49 < 0,93 pH = 6,5; t o C = 15 pH = 8,0; t o C = 15 pH = 6,5; t o C = 20 pH = 8,0; t o C = 20 Xyanua mg/L < 0,005 Đồng mg/L 0,0002 ÷ 0,004 tùy thuộc độ cứng của nước (CaCO 3 ) Asen mg/L < 0,02 Crôm mg/L < 0,02 Cadmi μg/L 0,80 ÷ 1,80 tùy thuộc độ cứng Chì mg/L 0,002 ÷ 0,007 tùy thuộc độ cứng Selen mg/L < 0,001 Thủy ngân (tổng số) μg/L < 0,10 Dầu mỡ (khoáng) Không quan sát thấy váng, nhũ Phênol (tổng số) mg/L < 0,02 Chất rắn hòa tan mg/L < 1000 Chất rắn lơ lửng mg/L < 100 Chất hoạt động bề mặt mg/L < 0,5 Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 148 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Ngoài ra Bộ Tài nguyên Môi trường cũng ban hành một số tiêu chuẩn khác nhằm khống chế nồng độ ô nhiễm trong các loại nước thải có khả năng gây hại cho đời sống thủy sinh. Các tiêu chuẩn này quy định chi tiết giá trị giới hạn của các thông số và nồng độ của các chất ô nhiễm có trong nước thải công nghiệp theo tải lượng và theo lưu lượng của nguồn tiếp nhận. Những tiêu chuẩn này bao gồm: - TCVN 6984-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào nước sông dùng cho bảo vệ thủy sinh. - TCVN 6985-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào nước hồ dùng cho bảo vệ thủy sinh. - TCVN 6986-2001 - Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vùng nước biển ven bờ cho mục đích bảo vệ thủy sinh. V.2. QUÁ TRÌNH TỰ LÀM SẠCH NƯỚC MẶT V.2.1. Hiện tượng tự làm sạch Khi các chất ô nhiễm là những muối vô cơ hòa tan được xả vào nước (như NaCl, KCl ) sẽ không diễn ra một sự thay đổi nào rõ rệt ngoại trừ sự pha loãng tự nhiên tăng lên liên tục khi con sông tăng dần thể tích trong quá trình chảy ra biển do sự đổ vào của các sông nhánh và sự tăng lên của tổng diện tích vùng tập trung nước. Hầu hết các muối của acid vô cơ thuộc loại này mặc dù đôi khi những thay đổi hóa học cũng có thể diễn ra do chúng tác dụng với những chất khác có trong nước sông. Chẳng hạn ZnSO 4 có thể phản ứng với kiềm bicarbonat tự nhiên của nước sông, làm cho một lượng kẽm tạo ra hợp chất kết tủa rời khỏi dung dịch. Tuy vậy điều đó cũng không gây nên sự phá hoại chất vô cơ mà chỉ gây ra sự chuyển hóa nó từ dạng hòa tan trong nước sang dạng hòa tan bùn cặn ở đáy sông. Nếu điều kiện thay đổi (ví dụ pH giảm do chất thải chứa acid) thì lượng kẽm đã kết tủa lại được chuyển từ bùn cặn vào dạng hòa tan trong nước. Ngược lại khi một dòng sông bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ (nước thải cống rãnh và nhiều chất thải công nghiệp khác), nó sẽ tự khôi phục lại trạng thái trong sạch ban đầu bởi các quá trình tự nhiên. Tiến trình tự làm sạch phụ thuộc vào các tính chất hóa học, lý học, thủy học và đặc biệt là yếu tố sinh học của nguồn nước. Ví dụ hiện tượng pha loãng, lắng cặn và ánh sáng mặt trời là các yếu tố xác định việc “làm sạch” các chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên quá trình quan trọng hơn cả của quá trình tự làm sạch là sự phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Những vi khuẩn này sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn, phân tích các hợp chất phức tạp tạo thành các sản phẩm cuối cùng đơn giản hơn và ít độc hại. Lượng chất hữu cơ của một dòng chảy có thể bị đồng hóa bởi vi khuẩn giới hạn bởi lượng oxy hòa tan sẵn có trong nguồn nước. Do đó, quá trình này phụ thuộc vào tốc độ tiêu thụ oxy của quá trình oxy hóa sinh hóa và tốc độ hòa tan của oxy trong khí quyển vào nguồn nước, và phụ thuộc ít hơn vào các quá trình khác như sự quang hợp và việc oxy hóa các chất lắng đọng dưới đáy thủy vực. Trong trường hợp tất cả lượng oxy hòa tan bị tiêu thụ hết, trạng thái yếm khí sẽ xuất hiện và quá trình tự làm sạch sẽ không thể Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 149 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước diễn ra. Vì vậy tùy theo lượng chất hữu cơ thải ra trong dòng chảy, lượng oxy sẽ biến đổi như biểu thị trong hình 5.1. Tại điểm xả nước thải, nhu cầu oxy cho việc phân hủy các chất hữu cơ vượt quá tốc độ hòa tan của oxy từ khí quyển vào nguồn nước, do đó nồng độ oxy hòa tan sẽ giảm đi. Tại một điểm nào đó ở hạ lưu, tốc độ hòa tan oxy khí quyển vào nguồn nước cân bằng với tốc độ tiêu thụ oxy của các vi sinh vật. Tại điểm tới hạn này lượng oxy hòa tan trong nguồn nước bị suy giảm lớn nhất. Sau điểm này, nồng độ oxy hòa tan tăng lên từ từ cho tới giá trị bão hòa. Tiến trình này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ. Trong mùa hè nhiệt độ cao lượng oxy hòa tan vào nước thấp hơn vào mùa đông, điều này có nghĩa là việc phân hủy các chất ô nhiễm trong mùa hè sẽ sử dụng hết lượng oxy của dòng chảy chỉ trong một khoảng thời gian ngắn và tiếp theo đó sẽ là giai đoạn yếm khí. Thêm vào đó, tốc độ oxy hóa các chất hữu cơ sẽ nhanh hơn ở nhiệt độ cao hơn, khi đó quá trình tự làm sạch vì vậy sẽ diễn ra nhanh hơn. Ô nhiễm nhẹ Ô nhiễm vừa Ô nhiễm nặng 100 50 0 Nồng độ oxy hòa tan Khoảng cách từ điểm xả đến điểm khảo sát về phía hạ lưu Điểm xả nước thải Hình 5.1. Sự thay đổi DO theo khoảng cách về phía h ạ lưu tính từ điểm nhận nước thải V.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự làm sạch của dòng chảy a) Nồng độ oxy hòa tan Nếu trong nước có nồng độ oxy hòa tan lớn (điều kiện háo khí) thì hoạt động của nhóm vi sinh vật háo khí được đẩy mạnh, quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra nhanh và tạo ra các sản phẩm cuối cùng ít độc hại. Trong trường hợp này ta có sơ đồ chuyển hóa dưới tác dụng của vi khuẩn: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 150 [...]... dầu thô) Lọc dầu topping Lọc dầu cracking Thể tích nước thải (m3/đ.vị) BOD5 TSS ΣN (kg/đơn vị sản phẩm) 2 1,6 10,5 18, 8 3,9 7,3 50 14 42 60 54 30 25 12 35 57 635 104 3,2 4,4 6,9 1 ,8 2,4 0,4 0,1 0,24 10 1,25 0,4 Xi mạ (tấn sản phẩm) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA Dầu: 57 ,8 Sulfur: 3,35 Phenol: 0,11 12 Dầu: 11 0,65 0,4 484 3,4 11,7 1,2 605 72,9 18, 2 28, 3 29,3 0,27 Lọc hóa dầu Công nghiệp luyện kim Luyện... = f"(dạng nguồn, quy trình công nghệ, đặc điểm thiết kế, tuổi nguồn, trình độ công nghệ, dạng và chất lượng nguyên liệu, lượng nguyên liệu, loại hình, hiệu quả hệ thống xử lý, điều kiện môi trường xung quanh ) Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 1 58 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bằng cách thống kê tải lượng và thành phần nước thải của nhiều nhà máy trong từng ngành công nghiệp trên khắp thế... tiện như sau: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 156 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước - Đối với nguồn nước có nhận nước thải: nếu nguồn nước này bao gồm nhiều đoạn có xếp loại khác nhau thì nước thải khi thải vào các nguồn này phải xử lý đến mức độ nào? Ví dụ nước thải 1 có cần xử lý đến mức đạt tiêu chuẩn để thải vào nguồn loại B hay không? Nước thải 1 Loại C Loại B Nước thải 2 - Sẽ có tranh... này thường kèm theo sự tạo khí làm bùn cặn bị đẩy nổi lên mặt nước i) Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ các phản ứng sinh hóa nên là một yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tự làm sạch của dòng chảy Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 152 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.3 QUẢN LÝ LƯU VỰC NƯỚC NGẦM Việc phát triển tối đa nguồn nước ngầm cho các mục đích kinh tế và xã hội cần được hiểu như... góp phần giữ sự cân bằng sinh học thích hợp trong dòng chảy Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 151 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước - Giáp xác: có vai trò tương tự động vật nguyên sinh Giáp xác sử dụng tảo và động vật nguyên sinh làm thức ăn - Giun: sử dụng bùn cặn lắng đọng ở đáy sông làm thức ăn nên giun giữ vai trò lớn trong quá trình phân hủy chất lắng đọng d) Các chất độc Sự có mặt của bất... sét, các oxyt và hydroxyt kim loại đóng vai trò chất hấp thụ Hầu hết các Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 154 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước chất gây ô nhiễm đều bị hấp thụ với các điều kiện thích hợp, ngoại trừ clorua nói chung và nitrat, sulfat (với mức độ ít hơn) c) Các quá trình hóa học Hiện tượng kết tủa hóa học trong nước ngầm có thể xảy ra ở nơi các ion thành phần có mặt với nồng độ đủ... hiện tượng bồi lắng trong sông, tránh được sự thay đổi quá lớn nồng độ các chất trong nước sông Sử dụng đất, bố trí cây trồng hợp lý trong nông nghiệp, trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn là điều hết sức quan trọng trong việc bảo vệ chất lượng nước Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 157 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước V.4.3 Phương pháp đánh giá nhanh tải lượng chất ô nhiễm Nhằm quan trắc, lập danh... trong một ngày là: = 13.6 98 m³/ngày Lượng nước thải đưa vào môi trường: × 605m3 = 8. 287 m3/ngày Tải lượng BOD đưa vào môi trường: × 72,9kg = 9 98, 6 kg/ngày Tải lượng TSS đưa vào môi trường: × 18, 2kg = 249,3 kg/ngày Tải lượng dầu mỡ đưa vào môi trường: × 31,2kg = 427,4 kg/ngày Tải lượng phenol đưa vào môi trường: × 4,0kg = 54 ,8 kg/ngày V.5 XỬ LÝ NƯỚC THẢI Trong phạm vi giáo trình này chỉ giới thiệu sơ... tiếp vào các thể nước đó mà không qua một biện pháp làm sạch nào Một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ chất lượng nước là loại bỏ các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông, ao hồ Công việc này được gọi là xử lý nước thải Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 160 ... hội Mục tiêu quản lý sẽ bao gồm việc sử dụng một cách kinh tế nguồn nước ngầm và cung cấp nguồn nước một cách liên tục để đáp ứng yêu cầu ngày một tăng về nguồn nước ngầm Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 153 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước Bảng 5.6 Một số ưu điểm và hạn chế của các bể chứa ngầm và chứa mặt Bể chứa ngầm Hồ chứa mặt Ưu điểm Hạn chế Ở nhiều dưới lòng đất, không chiếm diện Chỉ có . thất thoát nước tưới phục vụ sản xuất nông Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 144 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước nghiệp, bao gồm: - Tổn thất trong quá trình dẫn nước từ công trình đầu. nước cũng chưa có chế tài cụ thể dẫn đến tình trạng các đơn vị cung cấp nước không có kinh phí tu bổ công trình đảm bảo dẫn nước. [Nguồn: Đỗ Hồng Quân (20 08) ] Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC. nguồn nước theo “tiêu chuẩn nguồn nước cũng có những điểm bất tiện như sau: Giáo trình TÀI NGUYÊN NƯỚC LỤC ĐỊA 156 Chương V: Bảo vệ chất lượng nguồn nước - Đối với nguồn nước có nhận nước

Ngày đăng: 28/07/2014, 23:21

Mục lục

  • THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ

  • MỤC LỤC

  • DANH SÁCH BẢNG

  • DANH SÁCH HÌNH

  • DANH SÁCH KHUNG

  • DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG I: TÀI NGUYÊN NƯỚC

    • I.1. NHU CẦU VỀ NƯỚC

      • I.1.1. Môi trường nước tự nhiên

      • I.1.2. Nhu cầu sử dụng nước

      • I.1.3. Nhu cầu nước trong tương lai

      • I.2. TÀI NGUYÊN NƯỚC - LƯỢNG NƯỚC CÓ THỂ KHAI THÁC

        • I.2.1. Chu trình thủy văn

          • a) Định nghĩa

          • b) Đặc điểm

          • I.2.2. Đánh giá tài nguyên nước

          • I.3. PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NƯỚC

            • I.3.1. Nguyên tắc

            • I.3.2. Phương trình cân bằng nước thông dụng

            • I.3.3. Phương trình cân bằng nước một lưu vực trong một thời đoạn bất kỳ

              • a) Lưu vực kín

              • b) Lưu vực hở

              • I.3.4. Phương trình cân bằng nước trong nhiều năm

              • I.4. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

                • I.4.1. Khoa học quản lý môi trường

                • I.4.2. Quản lý tài nguyên nước

                  • 1. Yêu cầu quản lý

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan