Giáo trình-Bản đồ học-chương 6 pps

80 533 0
Giáo trình-Bản đồ học-chương 6 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ BIÊN TẬP VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 6.1. Cơ sở lý thuyết thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ 6.1.1. Những vấn đề chung về thể hiện bản đồ và mô hình hoá bản đồ Thiết kế và thành lập bản đồ là môn học quan trọng cơ bản của bản đồ học về lý thuyết cũng như thực tế. Nhiệm vụ quan trọng của sự phát triển lý thuyết bản đồ học là soạn thảo ra cơ sở lý luận về môn học này. Kết quả của quá trình thiết kế và thành lập bản đồ là phần chính quan trọng của sản phẩm bản đồ. Đó là bản gốc biên vẽ (Bản đồ tác giả), trên đó chứa toàn bộ nội dung, đặc điểm của tác phẩm bản đồ cần thành lập. Lý thuyết của môn học này bao gồm các khái niệm và lý luận về các vấn đề: 1- Thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng. 2- Mô hình bản đồ. 3- Soạn thảo các phương pháp thể hiện, xây dựng các ký hiệu quy ước bản đồ và xác định các nguyên tắc chính khi thiết kế chúng. 4- Thông tin bản đồ, bản chất thông tin bản đồ, sử dụng, đánh giá dung lượng thông tin bản đồ. Các khái niệm và các vấn đề đã nêu là cơ sở, cầu nối mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành của thiết kế và thành lập bản đồ. Nó là phần chung nhất không thể thiếu trong mọi trường hợp của quy trình sản xuất bản đồ. Phần cơ sở chung này bao gồm các vấn đề: - Thiết kế cơ sở trắc địa và toán học cho bản đồ. - Lý thuyết chung về thiết kế và thành lập bản đồ. - Các phương pháp thể hiện thông tin bản đồ, các vấn đề về thành lập bản đồ gốc. - Trang thiết bị kỹ thuật dùng để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ của bản đồ. 1. Sự thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng Sự thể hiện trên bản đồ các đối tượng, hiện tượng là quá trình đưa, biến đổi các thông tin cho trước về đối tượng, hiện tượng nào đó lên hình ảnh bản đồ. Hay nói cách khác đó là quá trình sắp đặt các đối tượng, hiện tượng trong một không gian topo, có mối liên hệ mật thiết với nhau về tự nhiên và kinh tế xã hội thông qua hệ thống ký hiệu quy ước bản đồ. Khái niệm về sự thể hiện bản đồ làm rõ bản chất và toàn bộ quá trình thành lập bản đồ. Đó là vấn đề lựa chọn cơ sở toán học cho bản đồ: - Lựa chọn bề mặt toán học của trái đất, hành tinh và các thông số khác. - Lựa chọn phép chiếu bản đồ. - Tỷ lệ bản đồ Đó là lý thuyết, phương pháp cụ thể để xác định sự tương ứng giữa toạ độ thực của đối tượng trên bề mặt trái đất và trên bản đồ. Trên bản đồ không thể hiện toàn bộ các đối tượng, hiện tượng thực tế, do đó cần phải chỉ ra các đặc trưng tiêu biểu của đối tượng để khái quát hoá hình dạng của chúng. Các đối tượng được biểu thị trong mối quan hệ không gian, lôgic. Khi xây dựng hình ảnh bản đồ có thể chỉ trên cơ sở sử dụng các phương pháp thể hiện tương ứng và hệ thống ký hiệu bản đồ. Sự phát triển của bản đồ học và các ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác (Trắc địa, địa lý) đã dẫn đến các khái niệm mới, thuật ngữ mới: Ví dụ, trong bản đồ học có thuật ngữ, khái niệm: Mô hình bản đồ, hệ thống ký hiệu bản đồ, Ứng dụng các khái niệm, hiểu biết này cho phép tìm ra và phát triển các khái niệm và phương pháp mới trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới như: Tự động hoá thành lập, lưu trữ bản đồ, điện tử tin học (các phần mềm chuyên dụng) Nghiên cứu và sử dụng mô hình bản đồ trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Ví dụ, dùng mô hình bản đồ để thành lập hệ thống thông tin địa lý (GIS) 2. Mô hình bản đồ. Bản chất và các dạng mô hình bản đồ: Mô hình bản đồ là sự thành lập các bản đồ bằng cách xây dựng các mô hình không gian cho từng đối tượng nội dung bản đồ và mối liên hệ giữa chúng trên một cơ sở toán học xác định. Đối tượng của mô hình bản đồ là các vấn đề thực tế hiển nhiên, khách quan. Sự khác nhau giữa mô hình bản đồ với các mô hình khác được đặc trưng và xem xét ở 3 khía cạnh: a. Về mặt toán học: Trong quá trình mô hình hoá bản đồ phải xem xét và xử lý các vấn đề về bản chất toán học của mô hình (lựa chọn phép chiếu bản đồ, tỷ lệ và các yêu tố khác, ). Đồng thời trong quá trình đó, người ta sử dụng các phương pháp toán học khác nhau để xây dựng các biểu, bảng để hoàn thành các công việc phân tích, tổng hợp, đáp ứng mục đích, yêu cầu đối với bản đồ. b. Về mặt cấu trúc nội dung: Mô hình bản đồ biểu diễn các tính chất đặc trưng của các đối tượng thực tế. Khi thể hiện luôn phải đảm bảo sự tương ứng của đối tượng và mô hình. Nói cách khác, sự tương ứng cấu trúc nội dung được đảm bảo bằng: - Sự thể hiện đúng, chính xác bản chất , nội dung của đối tượng, hiện tượng. - Hình dạng bên ngoài, cấu trúc không gian bên trong được tổng quát hoá tương ứng với mục đích, ý nghĩa của bản đồ cần thành lập. - Sự thể hiện đúng, chính xác bản chất nội dung của đối tượng, hiện tượng. - Hình dạng bên ngoài, cấu trúc không gian bên trong được tổng quát hoá tương ứng với mục đích, ý nghĩa của bản đồ cần thành lập. - Sự thể hiện các dấu hiệu chính, các đặc trưng của đối tượng. Như vậy, trong quá trình mô hình hoá bản đồ cần xem xét đến mục đích, nội dung và tỷ lệ bản đồ để xác định sự đầy đủ và tính chi tiết nội dung của mô hình, mối liên hệ giữa chúng, sự tương ứng với thực tế khách quan. c. Về mặt ký hiệu: Sự thể hiện các đối tượng tất nhiên phải thông qua ký hiệu bản đồ. Các phương pháp thể hiện bản đồ bao gồm: - Các quy luật, công thức toán học dùng để mô hình hoá các đối tượng, hiện tượng thực tế. - Các phương pháp biểu diễn hình ảnh bản đồ trên các loại vật liệu khác nhau (giấy, điamát, băng, đĩa từ ). Tất cả các khía cạnh, vấn đề vừa nêu trên có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau trong một tổng thể thống nhất đặc trưng cho các mô hình bản đồ tương ứng. Các dạng mô hình bản đồ: Trong mô hình hoá bản đồ, phụ thuộc vào nhiệm vụ, điều kiện cụ thể, phương pháp mô hình hoá, người ta chia mô hình bản đồ thành 2 dạng chính: Dạng cơ bản và dạng dẫn xuất. 1- Dạng cơ bản: Được lập ra từ các dạng tư liệu khác nhau (Số liệu đo toàn đạc trắc địa, ảnh mặt đất, ảnh hàng không, ảnh vũ trụ, ). Khi xây dựng dạng mô hình này có thể đo vẽ trực tiếp thực địa hoặc theo các kết quả đo vẽ trên ảnh, kết quả nghiên cứu, thực hành khác (khí tượng, địa chất, hải dương học, ). 2- Dạng dẫn xuất: Là các mô hình được thành lập từ mô hình của dạng thứ nhất. Căn cứ vào mục đích, đề tài của bản đồ mà người ta xác định các cơ sở toán học, chọn phương pháp thể hiện nội dung, thiết kế hệ thống ký hiệu quy ước. Khi thành lập mô hình bản đồ dẫn xuất người ta tiến hành khái quát cấu trúc các đối tượng cần thể hiện đồng thời thiết kế cấu trúc mới của đối tượng dựa trên cơ sở cấu trúc ban đầu. Khi thiết kế mới các đối tượng có thể dùng các thông tin bổ sung về đối tượng bản đồ, mối liên quan giữa chúng và hướng phát triển đối tượng. Các mô hình bản đồ dẫn xuất được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đời sống kinh tế, xã hội phục vụ cho mọi đối tượng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể trong khoa học và kinh tế quốc dân. 6.1.2. Hệ thống ký hiệu bản đồ và những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế 1. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống ký hiệu bản đồ Khi thiết kế hệ bất kỳ bản đồ nào cũng phải xác định đặc điểm, khối lượng nội dung cần thiết để đảm bảo chất lượng bản đồ. Để đạt được điều đó cần chọn lựa phương pháp tối ưu thể hiện các đối tượng, hiện tượng thông qua hệ thống ký hiệu quy ước bản đồ. - Khi thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa lý chung thì các phương pháp thể hiện, hệ thống ký hiệu mang tính truyền thống, định sẵn (nó được ghi trong quy trình, quy phạm cho bản đồ địa hình). - Khi thành lập các bản đồ chuyên đề, chuyên môn, atlas thì điều cần nhất là trong điều kiện cụ thể chọn và thiết kế được hệ thống ký hiệu quy ước và các phương pháp thể hiện phù hợp với mục đích, đề tài, nội dung bản đồ. - Khi xem xét các nguyên tắc cơ bản thiết kế các ký hiệu quy ước, chúng ta không xem xét về mặt ngôn ngữ, trình bày khái niệm (phần này được xem xét kỹ trong môn học “Trình bày bản đồ” và “Vẽ bản đồ”). Ở đây ta chỉ nêu các bước thiết kế ký hiệu quy ước. Dưới góc độ hệ thống ký hiệu bản đồ (HTKHBĐ), HTKHBĐ là tập hợp các ký hiệu có nguyên tắc chung về thiết kế và thể hiện chúng trên bản đồ. - Ký hiệu bản đồ thể hiện hình ảnh đối tượng lên bản đồ. - Các ký hiệu bản đồ được đưa lên bản đồ theo mục đích, đề tài bản đồ. - Khi thiết kế HTKHBĐ cần tính đến đặc điểm sinh học của mắt, điều kiện sử dụng chúng, trình độ hiểu biết của người sử dụng bản đồ, khả năng công nghệ khoa học kỹ thuật của cơ sở sản xuất. Ngoài ra, khi thiết kế HTKHBĐ cần tính đến tính kinh tế, khả năng ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật điện tử tin học, 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế HTKHBĐ a. Về mặt Sintacsic (cấu trúc bên trong của ký hiệu – Phương diện cú pháp) HTKHBĐ đặc trưng cho mối quan hệ các ký hiệu và các chức năng của chúng trên bản đồ. Chỉ số Sintacsic của HTKHBĐ là lượng các ký hiệu và khả năng kết hợp các ký hiệu để thể hiện các đề tài bản đồ. Theo khái niệm này, nguyên tắc cơ bản của thiết kế HTKHBĐ bao gồm: + Lựa chọn số lượng ký hiệu tối ưu cho bản đồ. + Áp dụng hệ thống tiêu chuẩn về cấu trúc không gian, kích thước ký hiệu để đảm bảo sự khác nhau về dạng cấu trúc lôgic của ký hiệu. + Lựa chọn các ký hiệu đơn giản, dễ vẽ, dễ định vị trên bản đồ bằng các quy luật hình học đơn giản. + Xây dựng các ký hiệu trên cơ sở số lượng tối ưu các yếu tố thành phần cấu trúc ký hiệu để thể hiện các đối tượng ở thứ, hạng, bậc khác nhau. + Khả năng truyền đạt bằng HTKHBĐ nằm trong mối liên hệ về không gian, lôgic, giữa các đối tượng. b. Về mặt Semantic (ý nghĩa của HTKHBĐ – phương diện ngữ nghĩa) Đó là sự đặt ra mối tương quan giữa ký hiệu và đối tượng được thể hiện. Đặc tính Semantic của HTKHBĐ đảm bảo tính đầy đủ, tính chặt chẽ của sự thể hiện bản đồ cả về mặt chất lượng, số lượng của đối tượng được thể hiện. Đáp ứng các yêu cầu về ý nghĩa của HTKHBĐ, khi thiết kế ký hiệu bản đồ cần tính đến các nguyên tắc sau: + Thể hiện bằng ký hiệu số lượng lớn nhất các khái niệm về đối tượng, truyền đạt các tính chất của đối tượng và mối liên hệ, tương quan giữa chúng với nhau, đáp ứng mục đích bản đồ. + Thể hiện cấu trúc phân loại đối tượng bản đồ và các phương tiện đồ hoạ. + Đảm bảo mỗi ký hiệu chỉ tượng trưng, tương ứng với một nội dung của đối tượng được thể hiện đồng thời tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản của mã hoá. + Xem xét khả năng thể hiện mối liên hệ nội dung giữa các đối tượng bằng cách sử dụng cấu trúc lôgic. c. Về mặt thực tiễn của HTKHBĐ (Pragmatic – Phương diện ngữ dụng). Đó là sự xem xét tương quan, quan hệ của ký hiệu với người sử dụng chúng. Tính thực tiễn đảm bảo độ rõ ràng, dễ đọc của các hiện tượng được thể hiện trên bản đồ. Chỉ số đặc trưng này là mức độ nhận biết bằng mắt và bằng máy các ký hiệu và khả năng kết hợp chúng trong một tổng thể chung. Về mặt này khi thiết kế HTKHBĐ cần theo nguyên tắc sau: + Sử dụng các quy luật, khả năng phục hồi bản đồ để xây dựng HTKHBĐ với yêu cầu nhanh chóng, dễ dàng phục hồi và giải mã hình ảnh bản đồ. + Tính đến cơ sở lý luận dùng các mẫu để xây dựng HTKHBĐ có thể dùng cho cả bản đồ máy tính (Máy tính điện tử và các thiết bị chuyên dụng để nhập, xuất hình ảnh bản đồ). + Sử dụng các nguyên tắc tạo hình và thẩm mỹ để nâng cao khả năng xem và mỹ thuật của bản đồ. + Áp dụng các nguyên tắc cơ bản xây dựng HTKHBĐ nhằm bảo đảm tính thông tin của chúng lớn nhất. 6.1.3. Các giai đoạn của quá trình sản xuất bản đồ Bản đồ là loại sản phẩm đặc biệt, nó có các đặc điểm và tính chất quan trọng để dễ dàng phân biệt chúng với các loại hình sản phẩm khác như ảnh vệ tinh, ảnh hàng không, tranh ảnh khác (đặc điểm của nó đã nói đến trong phần đầu của bản đồ học). Với những đặc thù như vậy nên quy trình sản xuất bản đồ cũng có những đặc điểm, tính chất riêng. Những đặc điểm này thể hiện rõ trong từng giai đoạn công việc của quy trình sản xuất bản đồ. Sơ đồ về quy trình công nghệ sản xuất bản đồ có thể chia ra 4 giai đoạn chính sau: 1. Chuẩn bị biên tập: Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất bản đồ. Nó được tiến hành đồng thời với quá trình thiết kế bản đồ. Nội dung công việc của giai đoạn này chúng ta sẽ xem xét kỹ ở phần “Công tác chuẩn bị biên tập”. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là “Kế hoạch biên tập bản đồ” cùng với các tài liệu, tư liệu bản đồ phục vụ cho thành lập tờ bản đồ mới. 2. Biên tập và thành lập bản đồ: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình sản xuất bản đồ. Ở giai đoạn này, mô hình bản đồ cần thành lập sẽ được hình thành. Chất lượng bản đồ (nội dung, phương pháp thể hiện, độ chính xác ) được xác định ở đây Đây là công việc sáng tạo khoa học, nó không chỉ phụ thuộc vào tay nghề, trình độ hiểu biết và kinh nghiệm của các biên tập viên, những người thành lập bản đồ. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là bản gốc biên vẽ hoặc bản gốc tác giả (đối với bản đồ chuyên đề). 3. Trình bày và chuẩn bị in bản đồ: Kết thúc giai đoạn biên tập – thành lập bản đồ, chúng ta được bản gốc biên vẽ (Bản gốc tác giả). Tuy nhiên, chất lượng đồ hoạ trên các bản gốc này chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu đối với bản đồ cần thành lập. Hơn nữa, màu sắc, mật độ quang học hình ảnh bản đồ chưa phù hợp, chưa thuận tiện cho công nghệ chế in, nhân bản bản đồ. Do đó người ta phải thực hiện giai đoạn trình bày và chuẩn bị in bản đồ (theo công nghệ truyền thống). Ở giai đoạn này người ta thực hiện các công việc: - Thanh vẽ bản đồ: Nhằm nâng cao chất lượng đồ hoạ của bản đồ (kích thước ký hiệu, kích thước và kiểu chữ, màu sắc nền bản đồ ). Kết quả của thanh vẽ người ta được các bản gốc thanh vẽ có chất lượng đồ hoạ cao, nét vẽ, mực vẽ phù hợp với giai đoạn tiếp theo: Chuẩn bị in bản đồ. - Chuẩn bị in bản đồ: Đây là giai đoạn chế ra các âm bản, dương bản tách màu nền, màu nét, chế khuôn in thử, in thử màu. Nó là giai đoạn không thể thiếu nhằm kiểm tra lại chất lượng công việc của các giai đoạn trước (Biên tập thành lập, trình bày bản đồ) để quyết định đưa vào in ấn xuất bản đồ. Đồng thời nó cũng là bước thử nghiệm cho việc lựa chọn phương án chế in ấn xuất, thử nghiệm chất lượng giấy in, màu mực in, Kết thúc giai đoạn này là bản thừ màu bản đồ. Bản thử màu bản đồ là hình mẫu của bản đồ (cả về nội dung và hình thức) sẽ in ra hàng loạt. Bản thử màu đã được ký duyệt cho in ấn xuất bản đồ sẽ là bản mẫu để kiểm tra chất lượng bản đồ in ra hàng loạt. 4. In bản đồ. Cắt xén đóng gói sản phẩm: Bản đồ được thành lập và in thử màu là kết quả của 3 giai đoạn đã kể trên. Chất lượng bản đồ hàng hoá phục vụ cho các đối tượng tiêu dùng lại chịu ảnh hưởng nhiều bởi quy trình in ấn xuất bản đồ và hoàn thiện cắt xén đóng gói. Khi in ấn xuất bản đồ, người ta thường phải xác định loại máy in dùng in bản đồ, thiết kế trang in, phương pháp chế khuôn in, chuẩn bị giấy in, màu in và các phương pháp gia cố nâng cao chất lượng sản phẩm bản đồ (bồi vải, phủ màng polyme lên mặt bản đồ). Sơ đồ quy trình sản xuất bản đồ: Chuẩn bị biên tập Biên tập – Thành lập Trình bày và chuẩn bị in In bản đồ - Đóng gói sản phẩm [...]... với các tờ bản đồ riêng mà cần cho các bản đồ nhiều tờ và xêri bản đồ, tập bản đồ * Sơ đồ bố cục cho bản đồ 1 tờ riêng lẻ có mấy dạng chính sau: - Tất cả các yếu tố chính trong sơ đồ bố cục (lãnh thổ bản đồ, tên gọi bản đồ, tỷ lệ, chú giải, ) đều nằm trong khung bản đồ (Hình 6. 1) - Trong khung bản đồ chỉ thể hiện lãnh thổ và nội dung còn các yếu tố khác như: bảng chú giải, tỷ lệ, tên bản đồ, bố trí ngoài... bản đồ và vị trí tương đối của nó so với khung bản đồ 2- Sự phân bố, bố trí tên gọi bản đồ, tỷ lệ bản đồ, bảng chú giải, các khái niệm bổ sung hỗ trợ, các đồ thị biểu đồ và các bản đồ phụ (nếu thấy cần) Mục đích chính của công việc soạn thảo sơ đồ bố cục bản đồ là: - Đảm bảo cho bản đồ có bố cục mang tính khoa học thực tiễn - Thuận tiện cho sử dụng bản đồ - Đáp ứng yêu cầu và tính thẩm mỹ cho bản đồ. .. giải bản đồ 6- Thiết kế trình bày bản đồ 7- Thiết kế công nghệ thực hiện các công việc làm bản gốc và các phương pháp chế in bản đồ Trong từng trường hợp cụ thể, thiết kế bản đồ là chỉ dẫn cụ thể (phụ thuộc vào dạng bản đồ cần lập, mức độ hiện tại, mới của bản đồ) Theo đặc điểm thiết kế bản đồ, người ta chia bản đồ ra thành 3 loại chính: a Bản đồ địa hình b Bản đồ truyền thống hay sêri bản đồ (Địa lý... lấy bỏ nội dung bản đồ được xác định và áp dụng cho từng vùng lãnh thổ bản đồ Trên các bản đồ chuẩn hoá, đã xuất bản nhiều lần thì trích mảnh bản đồ thử nghiệm không nhất thiết phải làm, nhưng các bản đồ gốc mới làm lần đầu, các tác phẩm bản đồ phức tạp, bản đồ tác giả thì bắt buộc phải có 6. 3 Các công tác chuẩn bị và biên tập bản đồ 6. 3.1 Khái niệm về biên tập bản đồ Biên tập bản đồ là một trong các... định của tập bản đồ, Alas Khi thiết kế chúng phải tính đến: - Hệ thống tỷ lệ đã xác định cho tập bản đồ; - Nền cơ sở địa lý chung cho các bản đồ cùng loại (cho các bản đồ chuyên đề); - Số lượng bản đồ trong Atlas, tập bản đồ; - Yêu cầu kỹ thuật in ấn (với các bản đồ trên 1 trang, trên 2 trang) Hình 6. 8: Sự phân bố bản đồ trên 2 trang trong Alas (T 96_ GT TKẾ) 3 Soạn thảo nội dung bản đồ a Xác định các... Thiết kế sơ đồ bố cục bản đồ là làm bản maket, sơ đồ bố cục cho tờ bản đồ, trên đó chỉ ra: - Kích thước tờ bản đồ - Khung bản đồ (kích thước khung trong, khung ngoài) - Vị trí lãnh thổ bản đồ - Phân bố vị trí tên bản đồ, bảng chú giải, - Một số thông tin về cơ sở sản xuất bản đồ, người chịu trách nhiệm xuất bản, năm xuất bản, - Kích thước, tỷ lệ sơ đồ bố cục tốt nhất là bằng tỷ lệ bản đồ cần lập,... khác nhau Ví dụ đối với bản đồ thế giới tỷ lệ 1:25.000.000 có sơ đồ bố cục chuẩn cho các tờ theo hình 6. 6 Đối với bản đồ treo tường nhiều tờ được dán, ghép với nhau thì chúng thường được chia vuông góc (dựa theo kích thước của tờ giấy in, của máy in ốp sét) sao cho số tờ ít nhất nhưng dễ dán, ghép Hình 6. 6 (T 96_ GT TK & BTBĐ) Nhiệm vụ chi mảnh bản đồ sẽ phức tạp hơn nếu bản đồ có 2 mục đích là: Treo tường... và để bản khi làm việc trên từng tờ của bản đồ Cùng một bản đồ cũng có thể có nhiều phương án thiết kế sơ đồ bố cục cho tiện sử dụng Thí dụ xem các hình dưới đây: Hình 6. 7 (T95_GT TKế) Đối với các tờ bản đồ nhiều tờ yêu cầu với phần tiếp biên không nhỏ hơn 10 cm với bản đồ hàng hải, 2 cm với bản đồ địa hình * Đối với bản đồ nằm trong tập bản đồ, Alas: Sơ đồ bố cục của chúng phải tuân thủ nằm trong... là phép chiếu của bản đồ Trên các bản đồ này, lưới toạ độ địa lý chỉ được thể hiện trên khung bản đồ Còn trên bản đồ chỉ có lưới toạ độ vuông góc Kích thước của các ô lưới này phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ 1:25.000 – 4cm 1:50.000 – 2cm 1:100.000 – 2cm Trên các bản đồ chuyên dùng còn có các đường khác như: đường đẳng từ (trên bản đồ hàng hải) d Soạn thảo sơ đồ bố cục bản đồ: Trên sơ đồ bố cục thường bao... bản đồ (Hình 6. 2) Hình 6. 1 Hình 6. 2 (T 92_GT TK&BT BĐ) - Để đảm bảo tính kinh tế (kích thước giấy in ) sơ đồ bố cục được thể hiện ở dạng phá khung (một phần vùng lãnh thổ bản đồ vượt ra ngoài khung) Hình 6. 3 (T 93- GT TK và BTBĐ) - Trong khung bản đồ, ngoài việc thể hiện vùng lãnh thổ cách biệt với lãnh thổ chính, hoặc dùng một số bản đồ phụ khác để tăng thêm thông tin, hỗ trợ nội dung cho bản đồ chính . CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ BIÊN TẬP VÀ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ 6. 1. Cơ sở lý thuyết thiết kế, biên tập và thành lập bản đồ 6. 1.1. Những vấn đề chung về thể hiện bản đồ và mô hình hoá bản đồ Thiết. bản đồ cần lập, mức độ hiện tại, mới của bản đồ) . Theo đặc điểm thiết kế bản đồ, người ta chia bản đồ ra thành 3 loại chính: a. Bản đồ địa hình. b. Bản đồ truyền thống hay sêri bản đồ (Địa. các tờ bản đồ riêng mà cần cho các bản đồ nhiều tờ và xêri bản đồ, tập bản đồ. * Sơ đồ bố cục cho bản đồ 1 tờ riêng lẻ có mấy dạng chính sau: - Tất cả các yếu tố chính trong sơ đồ bố cục (lãnh

Ngày đăng: 28/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan