Đề tài: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến ppsx

59 644 0
Đề tài: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp BÁO CÁO TỐT NGHIỆP Đề tài: 1 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biếnMỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra một cách mạnh mẽ và rộng khắp Môi trường kinh doanh tại Việt Nam như: Luật pháp, các chính sách kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư ngày càng hoàn thiện đầy đủ và ổn định hơn Các doanh nghiệp lúc này không những phải cạnh 2 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp tranh với các doanh nghiệp ở trong nước đặt ra cho mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Để làm được điều này thì câu hỏi đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp là làm như thế nào để sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả nhất Đó là đòi hỏi có tính cấp thiết, công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh XNK nông lâm sản chế biến nên cũng không nằm ngoài quy luật đó Do vậy, đối với bản thân mỗi sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân việc thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp để có cơ hội nắm bắt thực tiễn những kiến thức với những hoạt động thực tế tại doanh nghiệp là hết sức quan trọng Với sự nhận diện được tầm quan trọng của vốn kinh doanh kết hợp với nhiệm vụ học tập cần hoàn thành của sinh viên sau một thời gian học tập, nghiên cứu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến, em mạnh dạn chọn đề tài: "Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến" làm chuyên đề tốt nghiệp mục tiêu tổng quát của đề tài là vận dụng các kiến thức, hệ thống hoá các lý luận cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến nói riêng Nghiên cứu thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần XNK nông sản chế biến, từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Trong giới hạn của đề tài, em chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trọng tâm là một yếu tố giúp công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến thành công trong sản xuất kinh doanh Trong phạm vi của chuyên đề tốt nghiệp này em trình bày đề tài trên với những nội dung sau: Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến 3 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến Chương 3: Sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến Do trình độ nhận thức, lý luận còn nhiều hạn chế nên trong chuyên đề tốt nghiệp này còn nhiều khiếm khuết, vậy em mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng như các cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề tốt nghiệp của mình Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền cùng cán bộ lãnh đạo Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này Hà Nội, tháng 01 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đỗ Văn Thái 4 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN 1.1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN 1.1.1 Quá trình hình thành Căn cứ Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần Thực hiện Quyết định số 65/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2005 Công ty được thành lập theo Quyết định số 3597/QĐ/BNN-TCCCB ngày 19/10/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến Tên giao dịch quốc tế: EXPORT AND IMPORT JOINT STOK COMPANY FOR AGRICULTURAL FOREST PRODUCTS Tên viết tắt: EIA jsc Trụ sở chính: Số 25 phố Tân Mai, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 1.1.2 Quá trình phát triển của Công ty Tiền thân của công ty là chuyên sản xuất giống nấm Tương Mai và được chính thức thành lập theo quyết định 3027/QĐ/UB ngày 24/8/1985 thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý Nhiệm vụ chính của Trung tâm là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ chức liên doanh sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu 5 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp Năm 1991, theo Quyết định số 969/QĐ/UB ngày 28/5/1999 của UBND Thành phố Hà Nội chuyển Trung tâm chuyên sản xuất nấm thành Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm Hà Nội thuộc Liên hiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội Nhiệm vụ của Công ty là sản xuất các loại giống nấm ăn, tổ chức liên doanh liên kết sản xuất chế biến và thu gom nấm để phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu Năm 1997, do việc sản xuất kinh doanh XNK phát triển mạnh, theo quyết định 3395/NN-TCCB/QĐ ngày 25/12/1997 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc chuyển đổi tên Công ty sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu nấm thành Công ty đầu tư, XNK nông lâm sản chế biến- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác Năm 2004, theo chủ trương chính sách của Chính phủ về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần nên công ty được chuyển đổi từ Công ty Đầu tư XNK nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của công ty là chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm chế biến từ nấm, măng và nông lâm sản chế biến khác Các mặt hàng này trước đây được xuất khẩu sang các nước phương Tây và các nước châu Á Nếu như trước đây các mặt hàng này chủ yếu được xuất sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu thì từ khi biến động chính trị lớn xảy ra Công ty gặp không ít khó khăn và đã phải tìm các thị trường mới Tuy nhiên cùng với sự đổi mới của cơ chế kinh tế và chính sách mở cửa của Nhà nước, ngành kinh doanh XNK nói chung và Công ty nói riêng đã gặp phải không ít những khó khăn Nhưng cho đến nay Công ty cũng đã dần tháo gỡ và đã có những bước tiến bộ nhất định và tự khẳng định mình trong lĩnh vực kinh tế Trên những nền tảng ban đầu, Công ty không những giữ được mối 6 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp quan hệ với các bạn hàng truyền thống mà còn mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới liên doanh, liên kết với các tổ chức công ty trong và ngoài nước Cùng với sự tăng trưởng phát triển và chuyển đổi của nền kinh tế, Công ty đã bắt kịp với nhịp độ sôi động của thị trường kinh doanh hàng hoá, XNK liên quan nhiều đến các bạn hàng trong và ngoài nước Do vậy, việc tìm kiếm thị trường mới là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với Công ty Công ty đã tiếp tục tìm kiếm, phát hiện thị trường mới, duy trì thị trường sẵn có để tăng kim ngạch XNK Phương thức kinh doanh thời kỳ này được thay đổi một cách linh hoạt để thích ứng với cơ chế thị trường Cụ thể như sau: + Đối với cơ sở sản xuất trong nước: Công ty xác định lại đối tượng sản xuất, tổ chức có hiệu quả mạng lưới sản xuất, thu mua, đầu tư, mở rộng các đơn vị sản xuất có tiềm năng thực tế, nhằm vào vùng có nguyên liệu Mở rộng các hình thức mua bán hàng XNK như: mua đứt, bán đoạn, uỷ thác nhập khẩu, hàng đổi hàng v.v… + Đối với nước ngoài: Công ty chấn chỉnh lại phong cách bán hàng, bán những gì khách hàng cần mua, biết chào hàng, biết bắt mối hàng và giữ mối hàng Nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết, luôn luôn giữ uy tín của Công ty bằng cách đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về mẫu hàng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng… Công ty áp dụng các hình thức bán hàng trực tiếp, hàng đổi hàng, mua bán qua môi giới, đại lý gửi bán, có độc quyền hoặc giới hạn thị trường tiêu thụ Công ty áp dụng phương thức thanh toán mở thị trường, thanh toán chuyển khoản v.v Việc kinh doanh XNK ngày càng mở rộng và phát triển làm cho doanh thu của Công ty mỗi năm một tăng lên và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến là một doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản đăng ký tại ngân 7 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp hàng Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật định với chức năng kinh doanh của Công ty - Mục đích hoạt động của Công ty Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học để tận dụng các sản phẩm và phế liệu trong nông nghiệp, sản xuất thành nấm, măng để ăn Trên cơ sở đó, Công ty sẽ khai thác các tiềm năng về phế liệu, tận dụng lao động, cơ sở vật chất mà các ngành sản xuất hàng hoá khác không sử dụng Trong điều kiện mặt hàng nấm, mang và các sản phẩm nông sản là những mặt hàng có nhu cầu lớn trên thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế mà hiện nay sức sản xuất của ta chưa đáp ứng đủ Do vậy việc sản xuất của Công ty có rất nhiều thuận lợi - Nhiệm vụ của Công ty Từ mục đích trên, Công ty đã tiến hành: + Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu: trồng tre chuyên măng, trồng nấm, trồng cây ăn quả, cung cấp các loại giống cây, thu mua sản phẩm để chế biến các dạng hộp, túi phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, kinh doanh các mặt hàng nông sản và sản xuất đồ uống như: rượu, bia, nước giải khát có ga + Tìm kiếm thị trường để xuất khẩu các sản phẩm của nông sản trong nước + Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, công nghệ chế biến nông sản nhằm sản xuất có hiệu quả + Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu của thị trường, kiến nghị và đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các biện pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh sản phẩm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông sản + Tuân thủ luật pháp của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý XNK và giao dịch đối ngoại, nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 8 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp + Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đồng thời tạo các nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa XNK, đảm bảo việc thực hiện sản xuất, kinh doanh có lãi và làm nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước + Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng các mặt hàng do Công ty sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ + Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có hiệu quả cao + Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộc Công ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chế luật pháp hiện hành của Nhà nước 1.1.4 Ngành, nghề kinh doanh Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103006374: - Đầu tư phát triển các vùng nguyên liệu, trồng tre, luồng, sặt lấy măng, trồng nấm, trồng cây ăn quả, thu mua sản phẩm chế biến ở các dạng hộp, túi phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; - Xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ măng, nấm và nông lâm sản chế biến khác; - Nhập khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho việc đầu tư và sản xuất kinh doanh của Công ty như: Máy móc, thiết bị cho các nhà máy chế biến; - Nhập giống tre, cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao; - Nhập phân bón, nông dược cho nông dân; - Kinh doanh nông sản, thực phẩm; - Sản xuất đồ uống gồm rượu, bia nước giải khát có ga; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm thuỷ hải sản tươi sống, khô và đóng hộp; 9 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp - Chế biến và kinh doanh các mặt hàng nông lâm sản khác; - Sản xuất và kinh doanh hàng mây tre đan, thủ công mỹ nghệ; - Sản xuất và kinh doanh các loại giống cây trồng; - Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư phục vụ nông, lâm nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu làm thuốc), chế biến và các công trình xây dựng; - Đại lý, phân phối các mặt hàng: bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm các loại, hoá mỹ phẩm, hàng tiêu dùng; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hoa, giống hoa và các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành hoa; - Buôn bán mỹ phẩm, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm); - Kinh doanh siêu thị, nhà hàng kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar); - Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực giống cây trồng; - Dịch vụ tư vấn về lĩnh vực nghiên cứu thị trường; - Dịch vụ cho thuê văn phòng; (Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật) 1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 1.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty CÔNG TY Trung tâm chuyển giao nông lâm nghiệp Ba Vì Xí nghiệp tre giống chuyên măng Tân Yên - Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc 10 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Xí nghiệp chế biến rượu bia Chuyên đề tốt nghiệp Trong những năm qua để sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, công ty đã có một số các giải pháp sau: 2.2.1 Trích lại một phần từ lợi nhuận không chia để đầu tư tăng thêm vốn kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty - Ưu điểm của giải pháp này là: công ty giảm được chi phí lãi vay, giảm bớt được sự phụ thuộc vào bên ngoài, các cổ đông họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty và như vậy giá trị ghí sổ của các cổ phiếu sẽ tăng lên Điều này khuyến khích cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài - Hạn chế của giải pháp này là: làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu kỳ trước mắt (ngắn hạn) vì cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn Nếu tỷ lệ chi trả cổ tức thấp, hoặc số lãi ròng không đủ hấp dẫn thì giá trị cổ phiếu có thể bị giảm sút 2.2.2 Vay vốn tín dụng ngân hàng Để bổ xung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, công ty đã vay thêm vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có những hạn chế nhất định đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí lãi suất vay 2.2.3 Tích cực đôn đốc thu hồi các khoản nợ mà khách hàng còn nợ lại 2.2.4 Tận dụng tối đa công suất TSLĐ hiện có, tận dụng TSCĐ đã hết khấu hao nhưng vẫn còn sử dụng tốt nhiệm vụ cho sản xuất kinh doanh thanh lý một số TSCĐ không cần sử dụng đến 52 Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp CHƯƠNG 3 SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN 3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI Mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới là làm ăn có lãi, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo chất lượng tốt nhất, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước và nước ngoài, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động Để cụ thể hoá mục tiêu là phương hướng hoạt động trong thời gian tới là: - Tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực có tiềm năng khai thác như: mở rộng các vùng nguyên liệu sẵn có, tiếp tục đầu tư cho người nông dân các vùng cây giống với chất lượng tốt, có khả năng thu hoạch cho sản phẩm nhiều nhất, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người nông dân và tạo ra nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cho công ty ổn định - Trên cơ sở các hoạt động của công ty là lĩnh vực nông lâm sản, công ty sẽ phấn đấu khai thác tối đa hiệu suất của các sản phẩm sẵn có và đưa vào các sản phẩm mới, phát triển mở rộng địa bàn hoạt động của công ty tạo điều kiện cho việc thu mua sản phẩm - Tiếp tục mở rộng liên doanh liên kết với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước trên mọi lĩnh vực - Mở rộng thị trường tiêu thụ: Trong thời gian tới công ty phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường sẵn có và mở rộng thị trường tiêu thụ mới 53 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Trên đây là phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty trong thời gian tới, nhưng điều kiện để thực hiện được những mục tiêu này vẫn là yêu cầu đối với công tác huy động, khai thác và sử dụng vốn của công ty 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY 3.2.1 Các giải pháp tạo lập và huy động vốn kinh doanh Hiện nay, vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là huy động từ ngân hàng Việc huy động vốn này buộc doanh nghiệp phải trả một khoản phí lớn ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Nên trong thời gian tới công ty cần nghiên cứu huy động thêm các nguồn vốn tài trợ, liên doanh liên kết, vay khác để giảm bớt tỷ lệ lãi vay phải trả, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn hơn cụ thể công ty có thể huy động từ các nguồn sau: 3.2.2 Khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong công ty Nguồn vốn trong công ty là một trong những nguồn tài trợ hiệu quả nhất bởi trong quá trình kinh doanh không phải trả lãi vay Đây là ưu điểm cơ bản của nguồn này Do vậy trước khi nghĩ đến việc huy động vốn từ bên ngoài thì việc huy động vốn trong công ty là giải pháp tốt nhất - Tăng cường huy động vốn từ các quỹ để lại: Số vốn này nếu công ty có nhu cầu ngắn hạn có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu nhanh tại chỗ được Đó là các quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng để đáp ứng nhanh nhu cầu về vốn khi cần mà không phải trả lãi vay - Tăng cường huy động vốn từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, công ty hoàn toàn có thể chủ động cho cả mục đích đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bởi theo quy định hiện hành công ty được phép giữ lại nguồn này vào mục đích sử dụng mở rộng sản xuất kinh doanh thông qua tái đầu tư 3.2.1.2 Khai thác nguồn vốn vay mới 54 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp - Huy động vốn từ các tổ chức thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp thamgia thị trường chứng khoán, phát hành cổ phiếu, tổ chức hợp tác mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác - Huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty Đây là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn và số lượng ít Công ty chỉ huy động cấp thiết mà thôi, tuy nhiên nguồn này và nguồn vốn chiếm dụng có tính chất biến động ngắn hạn cũng góp phần làm cho việc sử dụng vốn của công ty linh hoạt hơn 3.3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Các giải pháp được đưa ra dưới đây không phải là mới nhưng đối với các doanh nghiệp nói chung và Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến nói riêng vẫn có ý nghĩa thực tế 3.3.1 Nghiên cứu xác định phương hướng kinh doanh trong tương lai, tổ chức tốt và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh Trên cơ sở nghiên cứu các lĩnh vực kinh doanh cũ có tiềm năng để tăng cường phát triển các lĩnh vực kinh doanh mới để mở rộng địa bàn kinh doanh thị phần hoạt động kinh doanh dịch vụ là cần thiết Việc xác định phương hướng trong kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp cũng cần bắt nguồn từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, tình hình của thị trường, khuynh hướng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế trong nước Đối với Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến cũng vậy dựa trên tiền đề phát triển kinh tế xã hội khả quan trong hiện tại và tương lai công ty cần tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm đáp ứng các nhóm khách hàng khác nhau với nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng 3.3.2 Hoàn thiện chính sách tín dụng thương mại Căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp để hoàn thiện hơn chính sách tín dụng thương mại cho phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp Với doanh nghiệp có ít vốn thì nên đẩy nhanh công tác thu hồi nợ tránh dây dưa kéo dài, còn với doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi nhiều hơn thì 55 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp nên ưu tiên thời gian thu hồi nợ cho khách hàng có uy tín lâu năm để giữ mối khách hàng Căn cứ vào số liệu các khoản phải thu của khách hàng, xem xét để giải quyết các khoản phải thu đó làm ứ đọng vốn công ty cần đánh giá ngay tình hình tài chính của khách hàng để có kế hoạch thu hồi nợ có hiệu quả 3.3.3 Hoàn thiện hơn kế hoạch tài chính ngắn hạn Nhu cầu về vốn kinh doanh nhất là vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên biến động, việc xác định trước nhu cầu vốn có ý nghĩa rất quan trọng bởi nếu xác định được kế hoạch tài chính ngắn hạn công ty mới có hướng chủ động tìm nguồn huy động thích hợp trong kỳ Song song với việc dự báo trước nhu cầu vốn mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng tiến hành được thì công ty cần phải cụ thể hoá được nhu cầu vốn trong tương lai, mà điều này đòi hỏi một đội ngũ cán bộ tài chính có năng lực và nhìn xa trông rộng thì mới thực hiện được, giảm bớt tình hình ứ đọng vốn để giảm đi khoản đi vay ngắn hạn phát sinh 3.3.4 Hoàn thiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố định là bộ phận quan trọng trong cấu thành của vốn kinh doanh của doanh nghiệp Do đó việc quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn này sẽ góp phần tích cực vào hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cấp, đổi mới máy móc thiết bị trong điều kiện hiện nay, khi cách mạng khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì việc áp dụng các tiến bộ đó vào trong sản xuất kinh doanh là một điều kiện tất yếu góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tuy nhiên khi quyết định áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mua sắm thêm TSCĐ công ty phải lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện có của mình mà vẫn đảm bảo tốt tình hình sản xuất kinh doanh, không gây lãng phí vốn 56 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp - Tiến hành đánh giá, thanh lý TSCĐ không cần dùng nhanh chóng kịp thời nhằm sớm thu hồi vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm bớt chi phí bảo quản - Thường xuyên đánh giá lại TSCĐ Trong nền kinh tế thị trường luôn luôn biến động, sự thay đổi về giá cả (hiện tượng hao mòn vô hình) thường xuyên diễn ra Điều đó làm cho nguyên giá TSCĐ và giá trị thực và giá trị còn lại của nó bị phản ánh sai lệch so với mức giá trị thực tế của nó Vì vậy, việc thường xuyên đánh giá lại TSCĐ (tức là xác định giá trị thực của TSCĐ) là cơ sở xác định mức khấu hao để thu hồi vốn hoặc kịp thời xử lý những tài sản cố định hư hỏng mất mát, tránh sự thất thoát vốn trong kinh doanh 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TẠO ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TRÊN Kiến nghị về phía Nhà nước Thực tế cho thấy môi trường kinh doanh hiện nay ở Việt Nam còn rất nhiều điều bất hợp do vậy để loại trừ bớt ảnh hưởng của nhân tố khách quan giúp công ty thực sự kinh doanh tốt trên cơ sở hiện có thì về phía Nhà nước xin có những kiến nghị sau: - Đề nghị cơ quan Nhà nước cần xây dựng chính sách tiền vay, tiền gửi: cần phải cải cách thủ tục vay vốn của ngân hàng cho các doanh nghiệp một cách nhanh nhất với lãi suất thấp nhất để các doanh nghiệp nắm bắt thời cơ thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn - Đề nghị chính sách thuế: Nhà nước cần phải có những chính sách thuế phù hợp để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp - Bên cạnh đó Nhà nước cần định hướng cho các doanh nghiệp nhìn nhận tầm quan trọng của việc gia nhập AFTA những thuận lợi, những khó khăn, những thách thức đang chờ đón của các doanh nghiệp sớm điều chỉnh cho khỏi bị ngỡ ngàng 57 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp KẾT LUẬN Với chính sách mở cửa và hoà nhập ra bên ngoài của nước ta kéo theo là sự cạnh tranh khốc liệt Một doanh nghiệp dù có nhiều vốn đó là điều kiện hết sức thuận lợi trong kinh doanh của mình Tuy nhiên vốn nhiều chưa hẳn là hiệu quả mà quan trọng là phải biết sử dụng nguồn vốn đó có hiệu quả, ngày càng tăng thêm, mở rộng quy mô sản xuất Để sử dụng vốn có hiệu quả không phải doanh nghiệp nào cũng làm được nó là bài toàn khó cho doanh nghiệp Thông qua phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty trong những năm qua công ty đã có nhiều cố gắng, sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty Bước đầu công ty đã gặt hái được nhiều thành công Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực công ty còn một số hạn chế vẫn đang còn tồn tại Thế nhanh một công ty nào cũng gồm hai mặt thuận lợi và khó khăn Công ty có phát huy được tiềm lực vốn có của mình và khắc phục những hạn chế thì công ty mới thành công Muốn vậy công ty cần có những biện pháp cụ thể, khoa học và hiện đại để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của mình Qua quá trình thực tập ở công ty bằng những kiến thức học được dưới mái trường danh tiếng, một mái trường đã đào tạo ra rất nhiều nhân tài cho đất nước cùng với đội ngũ cán bộ giảng viên trẻ trung đầy nhiệt tình đã cho em niềm tin trước khi ra trường Vì vậy trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình ở công ty emd dã phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bằng các chỉ tiêu và một số biện pháp, kiến nghị Một phần em muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến lược kinh doanh của công ty Dù những kiến thức được học trong nhà trường em chưa vận dụng thực tế là bao nhiêu, nhưng sau thời gian thực tập ở công ty em thấy được những kiến thức mà các thầy cô giáo tận tình chỉ bảo là rất hữu ích Dù thời gian thực tập có hạn nên trong chuyên đề thực tập của em còn nhiều khiếm khuyết em mong các thầy cô chỉ bảo để bài chuyên đề của mình được hoàn thiện hơn 58 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp Em xin chân thành cảm ơn qúy công ty, các thầy cô hướng dẫn em trong quá trình thực tập của mình MỤC LỤC 59 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - NXB Lao động, 2004 2 Giáo trình Quản trị kinh doanh 3 Một số tài liệu của Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến 4 Một số chuyên đề các khoá trước 5 Một số báo và tạp chí tài chính khác 60 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP 61 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 62 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XNK: Xuất nhập khẩu TGĐ: Tổng giám đốc PTGĐ: Phó tổng giám đốc VCĐ: Vốn cố định VLĐ: Vốn lưu động TSCĐ: Tài sản cố định TSLĐ: Tài sản lưu động 63 §ç V¨n Th¸i - QTKDTH-K35A ... tình hình sản xuất kinh doanh công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến, em mạnh dạn chọn đề tài: "Sử dụng có hiệu vốn kinh doanh công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến" làm chuyên đề tốt nghiệp... tư XNK nông lâm sản chế biến thành Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK công ty chuyên sản xuất kinh doanh sản phẩm chế biến từ nấm, măng nông lâm sản chế. .. lâm sản chế biến Đỗ Văn Thái - QTKDTH-K35A Chuyên đề tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu sử dụng vốn kinh doanh Công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến Chương 3: Sử dụng có hiệu vốn kinh doanh

Ngày đăng: 28/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần XNK nông lâm sản chế biến

  • Đỗ Văn Thái

  • CHƯƠNG I

  • GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XNK

  • 1.1. QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XNK NÔNG LÂM SẢN CHẾ BIẾN

  • 1.1.1. Quá trình hình thành

  • 1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty

  • 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

  • 1.1.4. Ngành, nghề kinh doanh

  • 1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

  • 1.2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty

  • Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

  • 1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

  • Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty

  • 1.3. CÁC THÀNH TỰU CHỦ YẾU MÀ CÔNG TY ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

  • CHƯƠNG 2

  • 2.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY QUA MỘT SỐ NĂM

  • 2.1.1. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong những năm qua

  • 2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan