Ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế - Lý thuy ết tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư, vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản của Keynes ppt

3 896 3
Ôn tập lịch sử học thuyết kinh tế - Lý thuy ết tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư, vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản của Keynes ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

7. Lý thuyết tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư, vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản của Keynes. Trả lời Keynes sinh ở Anh là nhà kinh tế học nổi tiếng, giáo sư kinh tế học của trường ĐH Cambrige. Ông là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. Các tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú thêm lý thuyết kinh tế học và là cơ sở cho các chính sách kinh tế nhằm điều tiết nền kinh tế của nhiều chính phủ, trong số đó có lý thuyết về tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư và vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản. 1. Lý thuyết tổng cầu _Theo Keynes, một nền kinh tế chịu tác động của hai nhân tố cơ bản: tổng cung tức toàn bộ số hàng hóa bán ra trên thị trường và tổng cầu, tức toàn bộ số hàng hóa người ta muốn mua. Nhân tố trực tiếp quyết định mức sản lượng và việc làm trong nền kinh tế chính là tổng cầu. tổng cung giữ vai trò thụ động, chịu sự tác động của tổng cầu. Tổng cầu phụ thuộc vào: mức chi tiêu cá nhân của mỗi gia đình, mức chi tiêu cho đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng. _Trong quá trình vận động của nền kinh tế, tổng cầu thường không theo kịp với tổng cung làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, thu hep đầu tư và gây ra nạn thất nghiệp. và ngược lại khi tổng cầu lớn hơn tổng cung sẽ làm tăng đầu tư do đó tăng việc làm và thu nhập. cuối cùng sản lượng quốc gia được tăng lên. 2. Lý thuyết về “xu hướng tiêu dùng cận biên”: Tiêu dùng là một trong những thành phần của tổng cầu. Keynes chia thu nhập làm 2 phần: tiêu dùng và tiết kiệm. Do đó sẽ có 2 khuynh hướng xảy ra với việc sử dụng thu nhập: khuynh hướng tiêu dùng và tiết kiệm. Đó là mối quan hệ giữa thu nhập và phần chi tiêu cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm. Hàm tiêu dùng: C = f(Y) Hàm tiết kiệm: S = g(Y) Trong đó: - C: tiêu dùng từ thu nhập - S: tiết kiệm từ thu nhập - Y: thu nhập. Tiêu dùng và tiết kiệm phụ thuộc vào các nhân tố: 1) thu nhập; 2) những nhân tố khách quan tác động đến thu nhập; 3) những nhân tố chủ quan, những khuynh hướng tâm lý. Theo Keynes, quy luật tâm lý cơ bản của con người là cùng với sự gia tăng của thu nhập, khuynh hướng tiết kiệm cận biên sẽ ngày càng tăng, khuynh hướng tiêu dùng cận biên sẽ giảm tương đối so với sự gia tăng cả khuynh hướng tiết kiệm cận biên. Đó là nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp. 3. Lý thuyết “số nhân đầu tư”: _Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa gia tăng đầu tư với gia tăng thu nhập. Ta có: Từ đó ta có: thay đổi về thu nhập = thay đổi về đầu tư x số nhân: Xác định k: thu nhập gồm tiêu dùng và tiết kiệm hoặc tiêu dùng và đầu tư. Như vậy: Thu nhập = tiêu dùng + tiết kiệm Y = C + S Thu nhập = tiêu dùng + đầu tư Y = C + I Từ đó: S = I Nếu xét dưới phương diện cận biên thì: Suy ra: Nên Như vậy trị số k sẽ là: hay Qua đó ta thấy khuynh hướng tiêu dùng cận biên có vai trò quan trọng trong số nhân và số nhân làm tăng thu nhập khi có sự tăng đầu tư. Khuynh hướng tiêu dùng cận biên càng tăng thì số nhân đầu tư càng lớn do đó sự gia tăng đầu tư đối với thu nhập, sản lượng và công ăn việc làm càng lớn và ngược lại. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng về đầu tư đều làm tăng cầu về công nhân và tư liệu sản xuất, nghĩa là tăng việc làm và thu nhập. từ đó làm tăng đầu tư mới. như vậy số nhân có tác động dây chuyền, nó phóng to thu nhập lên. 4. Lý thuyết về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản: Trong lý thuyết của mình Keynes cho rằng để thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp cần có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng tổng cầu, việc làm và thu nhập thông qua các công cụ sau: - Chương trình đầu tư nhà nước - Chính sách tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ. - Mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư thậm chí cả vào các ngành thuộc lĩnh vực quân sự. - Khuyến khích tiêu dùng cá nhân Theo Keynes sự tham gia của nhà nước vào kinh tế giữ 1 vai trò quan trọng trong việc làm nền kinh tế tăng trưởng. nó kích thích làm tăng đầu tư tư nhân và tiêu dùng nhà nước. do đó làm tăng thu nhập, việc làm và đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và thất nghiệp. Tóm lại, các lý thuyết kinh tế của Keynes được xem là 1 cuộc cách mạng trong lý luận kinh tế tư bản lúc bấy giờ, góp phần thay đổi những quan điểm về hoạt dộng kinh tế nhất là quan điểm coi trọng vai trò nhà nước trong điều tiết kinh tế. Tuy nhiên học thuyết của ông vẫn còn 1 số hạn chế sau đây: - Phân tích mâu thuẫn của CNTB mới chỉ dừng lại ở những hiện tượng bề ngoài mà chưa đi vào những vấn đề có tính bản chất, chưa tìm được ngyên nhân sâu xa của mâu thuẫn. Phương pháp phân tích kinh tế dựa trên yếu tố tâm lý chứ không phải chủ yếu dựa vào sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan. - Mục đích của lý thuyết là chống khủng hoảng và thất nghiệp nhưng trong những năm thực hiện, những chấn động kinh tế vẫn diễn ra, nạn thất nghiệp có xu hướng tăng lên. - Đánh gía quá cao vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước mà bỏ qua vai trò cũng không kém quan trọng cuả cơ chế thị trường. . 7. Lý thuy t tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư, vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản của Keynes. Trả lời Keynes sinh ở Anh là nhà kinh tế học nổi tiếng, giáo sư kinh. sách kinh tế nhằm điều tiết nền kinh tế của nhiều chính phủ, trong số đó có lý thuy t về tổng cầu, xu hướng tiêu dùng cận biên, số nhân đầu tư và vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản. 1 đó làm tăng đầu tư mới. như vậy số nhân có tác động dây chuyền, nó phóng to thu nhập lên. 4. Lý thuy t về vai trò điều chỉnh kinh tế của nhà nước tư bản: Trong lý thuy t của mình Keynes cho rằng

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan