Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf

74 400 0
Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương 11 MỤC LỤC 22 Lời mởđầu 1. Tính cấp bách của đề tài: Kể từ khi Pháp lệnh về Ngân hàng ra đời (năm 1990), hệ thống Ngân hàng thương mại Việt nam đãđổi mới một cách căn bản về mô hình tổ chức và hoạt động. Các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng thương mại hiện đại đãđược mở rộng và phát triển nhanh chóng, trong đó có nghiệp vụ Thanh toán quốc tế. Là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉđơn giản là lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp hay sử dụng một phương tiện thanh toán thông dụng nào đó. Yêu cầu đặt ra là hoạt động thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác vàđạt hiệu quảđối với cả khách hàng và ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước. Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng, nhưng tại Sở Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - một chi nhánh cấp 1 hàng đầu trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cũng vẫn không tránh khỏi nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do tại bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô . Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài :“ Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam” làđiều cần thiết để tìm ra những nguyên nhân cũng như các giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế trên. 2. Mục đích nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ qua các năm với những khó khăn, tồn tại riêng của Sở Giao dịch, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn 33 thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn dựa trên lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, của phép biện chứng duy vật, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích thông tin kinh tế theo chỉ tiêu, phương pháp so sánh, tổng hợp, trên cơ sở các số liệu thống kê của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam qua các năm 2003-2005 để nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn. Ngoài Phần mởđầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. 44 CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại a. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp được tổ chức, thành lập và hoạt động dưới sự kiểm soát, quản lý, điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước, thực hiện kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng tiền gửi đóđể cho vay đầu tư và cung ứng các dịch vụ thanh toán khác nhằm thu lợi nhuận trên cơ sởđảm bảo khả năng thanh khoản. Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế, nó không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa như các doanh nghiệp thông thường khác, nhưng nó lại tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được diễn ra một cách trôi chảy, liên tục, góp phần phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thưong mại gắn với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Thông qua các hoạt động của mình, Ngân hàng thương mại thực hiện điều tiết vi môđối với nền kinh tế bằng cách tiếp nhận hoặc cung ứng tiền mặt cho nền kinh tế khi có nhu cầu, đảm bảo cho nền kinh tế thường xuyên có một lượng tiền cung ứng hợp lýđồng thời làm tăng khả năng thanh toán không dùng tiền mặt, giảm chi phí lưu thông. Ngày nay, hoạt động của Ngân hàng thương mại rất phong phú vàđa dạng, nền kinh tế càng hiện đại thì hoạt động của Ngân hàng thương mại càng phát triển hơn. Bất cứ Ngân hàng thương mại nào cũng phải cóđầy đủ ba nhóm hoạt động chính: các hoạt động huy động vốn, các hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động trung gian thanh toán. Ngoài ra đểđáp ứng nhu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng, các Ngân hàng thương mại còn có một số hoạt động và dịch vụ khác nữa. + Các hoạt động huy động vốn. Do kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên ngân hàng trước hết phải có vốn. Khi mới thành lập, ngân hàng phải có một lượng vốn ban đầu tối thiểu bằng vốn pháp định. Lượng vốn chủ sở hữu này hàng 55 năm được bổ sung bằng lợi nhuận giữ lại. Tuy nhiên trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì lượng vốn này ngày càng chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đểđáp ứng nhu cầu hoạt động của mình, ngân hàng phải huy động thêm từ các nguồn sau: Một là: Nhận tiền gửi. Đây là hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại mà các tổ chức tài chính phi ngân hàng không được thực hiện. “Ngân hàng được nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác”. 1 Hai là: Phát hành giấy tờ có giá. Các giấy tờ này có thể là các trái phiếu của ngân hàng, các giấy chứng chỉ tiền gửi với mệnh giá lớn (CDs) Thông thường việc phát hành các trái phiếu, tín phiếu phục vụ cho một mục đích sử dụng nhất định, ví dụ nhưđầu tư cho một dựán hay một công trình. Ba là: Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng thương mại có thểđi vay các tổ chức tín dụng khác đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản của mình. Họ có thể vay qua thị trường liên ngân hàng hay bằng hình thức vay thương mại. Bốn là: Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước. Cũng giống như trường hợp đi vay các tổ chức tín dụng khác, Ngân hàng thương mại cũng chỉ vay Ngân hàng Nhà nước đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản, để giải quyết những vấn đề cấp bách nảy sinh trong hoạt động ngân hàng chứ không phải đi vay để cho vay. Vì vậy có thể nói “Ngân hàng Nhà nước là cứu cánh của Ngân hàng thương mại”. Ngân hàng thương mại vay Ngân hàng Nhà nước bằng cách chiết khấu hay tái chiết khấu thương phiếu, quy mô vay bị tác động bởi lãi suất chiết khấu và lãi suất chiết khấu cao hay thấp lại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Nhà nước đang áp dụng là thắt chặt hay nới lỏng. Trên đây là các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Nếu như các hoạt động huy động vốn làm ngân hàng phải mất chi phí thì các hoạt động sử dụng vốn sau đây sẽđem lại doanh thu cho Ngân hàng. + Các hoạt động sử dụng vốn. Ngân hàng có các hình thức sử dụng vốn sau: 1 LuËt c¸c tæ chøc tÝn dông sè 07/1997/QHX 66 Một là: hoạt động ngân quỹ. Hoạt động ngân quỹ là hoạt động liên quan đến chi trả hàng ngày cho khách hàng. Ngân hàng luôn phải giữ lại một khoản tiền nhất định (gọi là tiền tại quỹ) để chi trả, và ngân hàng cũng có thể thanh toán với khách hàng bằng tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước là tiền dự trữ bắt buộc hay tiền gửi thanh toán. Các khoản này kém sinh lời nhất, thậm chí không sinh lời, chỉ nhằm đáp ứng tính thanh khoản mà thôi. Hai là: hoạt động tín dụng. Đây là một nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại. Hầu hết vốn của ngân hàng đều được sử dụng vào hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng ngoài hình thức cho vay còn có các hình thức khác như bảo lãnh hay chiết khấu. Ba là: hoạt động đầu tư. Trong trường hợp cho vay không hết, ngân hàng có thể chủđộng tìm nơi đầu tưđể thu lợi nhuận đồng thời giúp phân tán rủi ro. Ngân hàng có thểđầu tư trực tiếp vào kinh doanh nhưđầu tư xây dựng dựán hoặc công trình. Ngoài ra ngân hàng cũng có thểđầu tư gián tiếp thông qua thị trường chứng khoán bằng cách mua tín phiếu, trái phiếu hay cổ phiếu của các công ty. Trong ba hoạt động trên, hoạt động cho vay cóđộ rủi ro cao nhất nhưng lại là nguồn thu nhập lớn của ngân hàng, còn hoạt động ngân quỹ an toàn nhất nhưng hầu như không sinh lời. Vì vậy để vừa đảm bảo tính sinh lời lại vừa đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng phải kết hợp ba hoạt động sử dụng vốn trên một cách hợp lý. + Hoạt động trung gian thanh toán. Đây là nghiệp vụđặc trưng của Ngân hàng thương mại so với các trung gian tài chính khác. Các trung gian tài chính khác như công ty tài chính, công ty bảo hiểm… vẫn có thể cho vay, đầu tư hay nhận tiền gửi có kỳ hạn trên một năm (có giới hạn vềđối tượng) nhưng dịch vụ thanh toán thì chỉ có Ngân hàng thương mại mới được thực hiện. “Ngân hàng được tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Việc tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép” 2 Ngân hàng thương mại làm theo lệnh của chủ tài khoản như tính tiền trên tài khoản của người mua, chuyển sang tài khoản của người bán để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ cho khách hàng. Ngân 2 LuËt c¸c tæ chøc tÝn dông sè 07/1997/QHX 77 hàng còn cung cấp cho khách hàng một hệ thống công cụ thanh toán thuận lợi như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… giúp cho khách hàng thuận tiện hơn rất nhiều trong thanh toán, tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời đảm bảo việc thanh toán được an toàn. Bên cạnh thanh toán trong phạm vi quốc gia, việc thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế cóý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng có xu thế mở cửa hội nhập, quá trình trao đổi lưu thông hàng hóa giữa các đối tác ở các nước khác nhau ngày càng nhiều. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, ngoài việc hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, ngân hàng còn đứng ra làm trung gian thanh toán cho các doanh nghiệp. Việc thanh toán giữa hai bên được thực hiện qua hệ thống ngân hàng bằng các phương thức được thỏa thuận thuận tiện nhất cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi của cả hai bên xuất nhập khẩu, góp phần mở rộng quan hệ ngoại thương giữa các nước. Trên đây là ba hoạt động không thể thiếu của bất cứ một Ngân hàng thương mại nào. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, Ngân hàng thương mại còn có một số hoạt động khác. + Các hoạt động khác. Hầu hết các Ngân hàng thương mại hiện nay đều thực hiện nghiệp vụ liên quan tới chứng khoán như môi giới, tư vấn đầu tư, tự doanh, bảo lãnh cam kết phát hành chứng khoán, lưu trữ, thanh toán chứng khoán… Ngoài ra, theo Luật các tổ chức tín dụng, Ngân hàng thương mại còn được thực hiện một số hoạt động như góp vốn mua cổ phần, cho thuê tài chính, kinh doanh ngoại hối, vàng và các giấy tờ có giá, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, bảo quản… Các hoạt động của Ngân hàng thương mại có quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn nhau, trong đó hoạt động huy động vốn là cơ sởđể thực hiện hoạt động sử dụng vốn. Hoạt động sử dụng vốn làm tăng khả năng sinh lời của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở những hoạt động sử dụng vốn (như hoạt động tín dụng), Ngân hàng thương mại có thể thực hiện được các hoạt động trung gian thanh toán và tới lượt nó, hoạt động trung gian thanh toán sẽ làm tăng nguồn vốn và mở rộng việc sử dụng vốn vì hoạt động trung gian thanh toán có thể coi vừa là hoạt động huy động vốn vừa là hoạt động sử dụng vốn. Trên đây là khái quát toàn bộ các hoạt động của một Ngân hàng thương mại. Theo đối tượng và giới hạn được nghiên cứu trong luận văn này, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại sẽđược đi sau hơn. 88 b. H oạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại. Thanh toán quốc tế là việc chi trả các nghĩa vụ và các yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các doanh nghiệp, các cá nhân của các quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên tài khoản tại các ngân hàng. Hay nói cách khác, thanh toán quốc tế là việc phản ánh sự vận động có tính độc lập tương đối của giá trị trong quá trình chu chuyển tư bản và hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau, do không cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ của các bên tại một thời điểm nhất định. Khác với thanh toán trong phạm vi một nước, thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Đồng tiền nội địa với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán trong phạm vi một quốc gia sẽ không vượt ra khỏi giới hạn của nóđược nếu như hai bên liên quan trong hợp đồng không có sự thoả thuận với nhau. Bởi vì khi ký kết hợp đồng thương mại, tín dụng các bên phải đàm phán thống nhất đồng tiền nào được sử dụng để thanh toán giao dịch, nó có thể làđồng tiền của nước người mua, tiền của nước người bán hoặc một đồng tiền của một nước nào đóđược chọn để giao dịch thanh toán. Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi nhưđồng USD, đồng EUR, đồng GBP, đồng FRF, đồng JPY, đồng DEM. Trong đóđồng USD và EUR vẫn giữ vai trò chủđạo trong thanh toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch này. Thanh toán quốc tế chủ yếu là thanh toán qua chứng từ, tách rời với sự di chuyển của hàng hoá từ nước người bán đến nước người mua. Thanh toán quốc tế có quan hệ trực tiếp đến cả bên mua lẫn bên bán. Nếu công tác thanh toán quốc tếđược làm tốt sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương. Hiện nay phần lớn việc chi trả trong thanh toán quốc tếđược thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT. Phần còn lại được thực hiện thông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức uỷ nhiệm thu, chi hộ lẫn nhau giữa các ngân hàng. Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm một phần không đáng kể. 99 Xuất phát từ nhu cầu tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, các doanh nghiệp luôn luôn có xu hướng mở rộng thị trường của mình ra bên ngoài, từđó hình thành các quan hệ kinh tếđối ngoại giữa các nước khác nhau. Mỗi nước có sự khác nhau về chếđộ chính trị, môi trường pháp luật, phong tục tập quán cũng như khoảng cách địa lý, bên cạnh đó còn có những bất đồng về ngôn ngữ, tiềm lực tài chính của các đối tác và hệ thống tiền tệ khác nhau khiến cho quan hệ mua bán thanh toán giữa các nước rất phức tạp và thường xuyên xảy ra rủi ro bất trắc. Để giải quyết những vướng mắc này cần có một trung gian tài chính đứng ra đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên và Ngân hàng thương mại với hoạt động thanh toán quốc tế của mình đãđáp ứng được đòi hỏi đó. Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại là một mắt xích không thể thiếu được trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồng ngoại thương. Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạt động thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại đãđóng góp rất nhiều cho khách hàng, cho nền kinh tế cũng như cho chính bản thân Ngân hàng thương mại. + Đối với khách hàng: Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại giúp cho quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hàng được đảm bảo hơn, do khách hàng được ngân hàng tư vấn để lựa chọn các phương thức thanh toán, kỹ thuật thanh toán cũng nhưđồng tiền thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo ra sự an tâm cho khách hàng trong giao dịch mua bán với nước ngoài. Trong quá trình thực hiện thanh toán quốc tế, nếu khách hàng không đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng, ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán hàng nhập bằng cách bảo lãnh mở L/C, chiết khấu chứng từ xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Qua việc thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu để có những tư vấn cho khách hàng và những điều chỉnh về chiến lược khách hàng. + Đối với nền kinh tế. Thanh toán quốc tế là chiếc cầu nối liền giữa các quốc gia trong hoạt động kinh tếđối ngoại. Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, đẩy mạnh quá trình sản xuất lưu thông hàng hoá, tăng nhanh tốc độ chu chuyển của vốn, góp phần phát triển kinh tế. 1010 [...]... gian thanh toán thì ngắn hơn và chi phíít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng Do vậy, phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụđối với các khách hàng quen và tin cậy c Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo. .. doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác Thanh toán quốc tế em lại khoản thu phí dịch vụ quan trọng: hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hút thêm khách hàng về giao dịch, từ ó tăng quy mô hoạt động và thị phần của mình trên thị trường Thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản của ngân hàng: trong quá trình thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế cho khách hàng, ngân hàng thương. .. những tính toán để phòng ngừa, hạn chế rủi ro Do đó, việc nghiên cứu nhằm phát triển phương thức này là rất cần thiết Trên cơ sở những lý luận cơ bản trên đây, thực trạng áp dụng phương thức này tại Sở Giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam sẽđược đề cập trong chương hai của Luận văn CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI... nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng (5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác) cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán (6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm... chỉđịnh - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi 1.2.2Các hình thức thư tín dụng chủ yếu Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cóưu việt hơn hẳn những phương thức thanh toán quốc tế khác Tuy vậy, hiệu quả của phương thức này sẽđược thể hiện đầy đủ hơn khi ta biết lựa chọn loại Thư tín dụng phù hợp với yêu cầu của từng tình huống cụ thể trong mối quan hệ thương mại quốc tế. .. đã có uy tín với ngân hàng thì thường các ngân hàng sẽ cấp một hạn mức miễn ký quỹ mở Thư tín dụng cho khách hàng Đây là một trong những ưu việt chỉ cóđược khi áp dụng phương thức tín dụng chứng từ Nhà nhập khẩu bằng việc tận dụng uy tín của ngân hàng đã tránh được việc ứđọng vốn Đối với nhà xuất khẩu: Chính từ ặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ là ngân hàng chỉ làm việc dựa trên chứng từ, nên... nghiên cứu về phương thức này ở phần tiếp theo 1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Cơ sở hình thành thư tín dụng Ngày nay, việc mở rộng nền kinh tế vàđa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế ã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương phát triển tại các quốc gia Hoạt động ngoại thương ngày 17 càng phát triển xóa bỏ dần hàng rào... quản lý ngoại hối của chính phủ, NHNN và NHNT Thanh toán quốc tế: đây là dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho Sở, nó góp phần giúp cho hoạt động tín dụng và hoạt động kinh doanh ngoại hối thêm phần sôi nổi Dich vụ khác như dịch vụ thẻ, két sắt, dịch vụ chiết khấu các loại giấy tờ có giá 33 2.2 THỰCTRẠNGHOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG... nhiều rủi ro cho ngân hàng 1.3 CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng Đây là những nhân tố nội tại của mỗi ngân hàng thương mại, nó cóảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảáp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế Nhân tốđầu tiên phải kểđến là mô hình tổ chức quản lýđiều hành hoạt động thanh toán quốc tế nói chung Một... chế rủi ro cho ngân hàng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng chứng từ Trên đây là những nhân tố bên trong ngân hàng ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Ngân hàng thương mại Ngoài ra, các nhân tố bên ngoài ngân hàng cũng cóảnh hưởng không nhỏđòi hỏi ngân hàng phải nắm bắt, thích nghi và vận dụng linh hoạt 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng Thứ nhất . 1: Phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng áp dụng phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Ngân hàng. hàng Ngoại thương. Chương 3: Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương. 44 CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH. chứng từ tại ngân hàng thương mại. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ năm 2003 đến nay. 4. Phương

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời mởđầu

  • CHƯƠNG 1: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

  • 1.1.2 Các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

  • 1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  • 1.2.1 Cơ sở hình thành thư tín dụng

  • 1.2.2Các hình thức thư tín dụng chủ yếu

  • 1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ

  • 1.2.4 Đặc điểm của thư tín dụng và vai trò của Ngân hàng thương mại trong quá trình thực hiện thanh toán theo thư tín dụng

  • 1.3 CÁC NHÂN TỐẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ

  • 1.3.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng

  • 1.3.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

  • 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

  • 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

  • 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương trong những năm gần đây.

  • 2.1.3 Vài nét về Sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

    • - Hoạt động khác

    • 2.2 THỰCTRẠNGHOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

    • 2.2.1 Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan