Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” pot

93 236 0
Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. NỘI DUNG: * Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1: Khái niệm, đối tượng, đặc điểm và chức năng của CVTD. 1.1.1: Khái niệ CVTD 1.1.2: Đối tượng CVTD 1.1.3: Đặc điểm của CVTD 1.1.4: Vai trò của CVTD 1.2: Phân loại CVTD 1.2.1: Căn cứ vào mục đích vay vốn. 1.2.2: Căn cứ theo phương thức hoàn trả 1.2.3: Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay 1.2.4: Căn cứ vào phương thức cho vay giữa Ngân hàng &Khách hàng Vay vốn. 1.3: Các nhân tố tác động đến CVTD. 1.3.1: nhóm các nhân tố khách quan 1.3.2: Nhóm các nhân tố chủ quan * Chương 2: THỰC TRẠNG CVTD TẠI SGD1-NHCT VIỆT NAM. 2.1: Khái quát về SGD1-NHCT Việt Nam. 2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2: Nghĩa vụ và quyền hạn 2.1.3: Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.4: Tình hình hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 2.2: Thực trạng CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. 2.2.1: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN 2.2.2: Đối tượng CVTD 2.2.3: Quy trình CVTD 2.2.4: Các hình thức CVTD được áp dụng tại SGD1-NHCTVN. 2.2.5: Kết quả hoạt động CVTD tại SGD1-NHCT Việt Nam. 2.3: Đánh giá hoạt động CVTD tại SGD1-NHCTVN. 2.3.1: Những thành tựu đạt được 2.3.2: Những hạn chế còn tồn tại 2.3.3: Nguyên nhân * Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CVTD TẠI SGD1- NHCT VIỆT NAM. 3.1: Xu hướng phát triển hoạt động CVTD trong thời gian tới 3.2: Định hướng phát triển CVTD trong thời gian tới 3.2.1: Định hướng phát triển chung của SGD1-NHCTVN. 3.2.2: Định hướng phát triển CVTD của SGD1-NHCTVN 3.3: Các giải pháp : 3.3.1: Cần có chính sách cụ thể về CVTD 3.3.2: Hoàn thiện qui trình CVTD 3.3.3:Đa dạng hoá các phương thức CVTD 3.3.4: Đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 3.3.5: Đẩy mạnh hoạt động Marketing ngân hàng 3.3.6: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 3.3.7: Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 3.4: Các kiến nghị: 3.4.1: Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, các bộ ngành 3.4.2: kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 3.4.3: Kiến nghị với các cấp có liên quan 3.4.4: Kiến nghị với NHCTVN KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Sau sự kiện việt Nam ra nhập WTO vào tháng 11/2006 thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực Tài chính –Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt ,quyết liệt hơn.Điều này vừa tạo ra những cơ hội cho các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam phát triển và tự khẳng định mình nhưng đồng thời nó cũng tạo ra những thách thức lớn mà các ngân hàng phải đối đầu.Trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt như vậy,khi thị phần của ngân hàng dần bị chiếm chỗ bởi các định chế tài chính khác , các NHTM việt Nam cần phải làm gì để phát triển nhanh và bền vững ? Chiến lược “Ngân hàng Bán lẻ” chính là một hướng đi mới mà các NHTM Việt Nam đã tìm ra và đang trong những bước đầu của quá trình thực hiện. Ngân hàng bán lẻ được hiểu là ngân hàng cung cấp các dịch vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp,hộ gia đình và các cá nhân với quy mô các khoản giao dịch nhỏ,bao gồm :Tiền gửi tiết kiệm; Tài khoản ATM ;Cho vay thế chấp ; Cho vay tiêu dùng cá nhân … Tuy nhiên trong điều kiện công nghệ &cơ sở vật chất còn yếu,các NHTM Việt Nam đã lựa chọn thực hiện hoạt động Cho vay tiêu dùng trước tiên và coi đó là bước đi ban đầu an toàn và hiệu quả trong chiến lược “Ngân hàng Bán lẻ” Thêm vào đó ,cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ,các sản phẩm ,dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú ,đa dạng,phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng .Tuy nhiên ,với mức thu nhập như hiện nay,phần lớn người tiêu dùng không thể chi trả cho tất cả các nhu cầu mua sắm cùng lúc ,đặc biệt là những vật dụng đắt tiền.Nếu người tiêu dùng có thể vay được tiền từ ngân hàng thì họ có thể thoả mãn được nhu cầu của họ ngay trong hiện tại .Điều đó làm tăng sự tiêu dùng hàng hoá ,thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các hãng,tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động ,góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế chung của toàn xã hội một cách nhanh chóng .Do đó,với việc thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng ,một mặt có thể thực hiện tốt nhiệm vụ kích cầu cho nền kinh tế,tạo nên sự hoà hợp giữa Cung & Cầu tiêu dùng.Mặt khác ,nó còn đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng .Chính vì vậy ,Cho vay tiêu dùng được xem là một hướng đi mới ,một lĩnh vực kinh doanh đầy triển vọng cho các NHTM Việt Nam. Xuất phát từ những nhận thức trên cùng với những kiến thức thực tế thu được trong quá trình thực tập tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam đã gợi mở cho em thực hiện đề tài : “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,chuyên đề được chia làm 3 chương: *Chương 1:Tổng quan về hoạt động Cho vay tiêu dùng của NHTM *Chương 2:Thực trạng Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam. *Chương 3:Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện đề tài này ,em đã nhận được sự hướng dẫn ,giúp đỡ tận tình của PGS.TS Đào Hùng cùng với cán bộ,nhân viên công tác tại phòng Khách hàng Cá nhân của Sở giao dich 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG 1.1: Khái niệm ,đối tượng ,đặc điểm và chức năng của CVTD 1.1.1: Khái niệm CVTD. Nhắc đến NHTM thì không thể không nhắc đến hoạt động cho vay.Đặc biệt ,đối với các NHTM Việt Nam thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay đem lại chiếm một phần rất lớn trong tổng lợi nhuận của Ngân hàng .Do vậy,cho vay được xem là hoạt động chủ đạo của các NHTM Việt Nam. Hoạt động cho vay có thể được hiểu “là một giao dịch về tài sản(tiền hoặc hàng hoá),giữa bên cho vay (Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay(cá nhân,doanh nghiệp và các chủ thể khác),trong đó: Bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận ,Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán” Dựa trên những tiêu thức khác nhau thì người ta có thể phân chia cho vay làm nhiều loại như: Cho vay theo “Mức độ tín nhiệm khách hàng” (gồm có: Cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm) ;Cho vay theo “Đối tượng tham gia vào quy trình cho vay”(gồm có: cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp ) ; Và dựa trên tiêu thức “Mục đích sử dụng vốn” thì cho vay gồm có :Cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Nếu Cho vay SXKD là hoạt động ngân hàng cho các tổ chức ,doanh nghiệp hay các công ty vay để kinh doanh dịch vụ hay thực hiện các dự án đầu tư,các phương án sản xuất thì Cho vay tiêu dùng lại là hình thức tài trợ cho nhu cầu chi tiêu. Đây là một nguồn tài chính quan trọng giúp người vay trang trải nhu cầu nhà ở,đồ dùng gia đình , xe cộ…Bên cạnh đó ,những chi tiêu cho nhu cầu giáo dục ,y tế và du lịch cũng có thể được tài trợ bởi CVTD .Như vậy ,bằng việc CVTD các ngân hàng sẽ giúp các cá nhân,hộ gia đình thoả mãn nhu cầu trước khi họ có khả năng chi trả . Do đó ,ta có thể đưa ra một khái niệm mang tính tổng quát về CVTD tại NHTM như sau: “Cho vay tiêu dùng là một hình thức cho vay,qua đó Ngân hàng chuyển cho khách hàng (cá nhân hay hộ gia đình) quyền sử dụng một lượng giá trị (tiền) trong một khoảng thời gian nhất định ,với những thoả thuận mà hai Bên đã kí kết (về số tiền cấp; thời gian cấp; lãi suất phải trả …) nhằm giúp cho khách hàng có thể sử dụng những hàng hoá và dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả ,tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một cuộc sống cao hơn” 1.1.2:Đối tượng của CVTD. Đối tượng của CVTD rất đa dạng ,nhưng có thể khái quát thành các nhóm như sau : *Nhóm đối tượng có thu nhập thấp. Những người có thu nhập thấp thì thông thường nhu cầu vay để tiêu dùng không cao và bị giới hạn bởi thu nhập ,việc vay vốn chỉ nhằm cân đối giữa thu nhập &chi tiêu. *Nhómđối tượng có thu nhập trung bình. Nhóm đối tượng này muốn vay để tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích luỹ ,dự phòng của mình để chi tiêu.Do đó ,nhóm đối tượng này có nhu cầu vay vốn tăng mạnh so với Nhóm đối tượng có thu nhập thấp. *Nhómđối tượng có thu nhập cao. Nhóm đối tượng này vay tiêu dùng nhằm tăng khả năng thanh toán và coi đó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà tiền tích luỹ của họ chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được.Đây là nhóm đối tượng có những khoản tiêu dùng lớn và thường xuyên . Do đó,các NHTM cần dùng những biện pháp thích hợp để tiếp cận và mở rộng nhóm đối tượng này. 1.1.3:Đặc điểm của CVTD. 1.1.3.1:Đặc điểm về qui mô. Đối với CVTD ta có thể thấy một đặc điểm là: “Qui mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay rất lớn”.Với mục đích vay để tiêu dùng nên các khoản vay thường không lớn.Hơn nữa,nhu cầu của dân cư với các loại hàng hoá xa xỉ là không cao hoặc người vay cũng đã có một khoản tiền tích luỹ trước đối với các loại tài sản có giá trị lớn.Tuy vậy,vay tiêu dùng lại là nhu cầu vay vốn khá phổ biến,đa dạng và thường xuyên đối với mọi tầng lớp dân cư nên mặc dù mỗi món vay tiêu dùng có quy mô nhỏ nhưng do số lượng các khoản vay lớn khiến cho tổng quy mô CVTD của các ngân hàng thường khá lớn. 1.1.3.2:Đặc điểm về lãi suất. Không như hầu hết các khoản cho vay SXKD hiện nay có lãi suấtt thay đổi theo điều kiện thị trường,lãi suất CVTD thường được cố định. Khi đưa ra mức lãi suất cho vay cố định này các ngân hàng sẽ phải dự tính đến :yếu tố lãi suất huy động đầu vào (có xu hướng thay đổi như thế nào ?); tính đến phần bù rủi ro và chi phí . Tuy qui mô mỗi khoản vay nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn nên tổng chi phí lớn.Hơn nữa ,CVTD còn được xem là tiềm ẩn nhiều rủi ro nên phần bù rủi ro cũng khá cao.Vì thế , lãi suất CVTD thường cao và cố định. 1.1.3.3: CVTD có tính nhạy cảm theo chu kỳ. Thật vậy ,số lượng các khoản CVTD phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của dân cư và cầu có khả năng thanh toán của họ .Do đó,nó có tính nhạy cảm theo chu kỳ .Số lượng các khoản CVTD sẽ tăng lên trong thời kỳ kinh tế phát triển .Lúc này,người dân có mức thu nhập tương đối cao và ổn định,tình hình hình kinh tế xã hội đầy lạc quan.Và ngược lại ,trong thời kỳ nền kinh tế rơi vầo suy thoái,rất nhiều cá nhân và hộ gia đình sẽ cảm thấy không mấy tin tưởng vào tương lai ,nhất là khi họ thấy thu nhập cuả họ giảm xuống.Lúc này,mọi người có xu hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng .Do đó, việc vay ngân hàng nói chung và vay tiêu dùng nói riêng sẽ hạn chế, làm cho số lượng các khoản CVTD giảm xuống trầm trọng . 1.1.3.4:Đặc điểm về rủi ro. Nhìn chung,các khoản CVTD có độ rủi ro cao vì bên cạnh sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như môi trường kinh tế,văn hoá ,xã hội… nó còn chịu tác động của những nhân tố chủ quan xuất phát từ bản thân khách hàng. Trong cuộc sống chúng ta không thể lường trước được hết hậu quả do những rủi ro khách quan như suy thoái kinh tế,mất mùa ,thiên tai…Đặc biệt,hoạt động CVTD phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế .Khi nền kinh tế suy thoái thì người tiêu dùng sẽ không thấy tin tưởng vào tương lai và cùng với những lo lắng về thu nhập,nguy cơ thất nghiệp,họ sẽ hạn chế việc vay mượn từ ngân hàng . Ngoài ra,CVTD còn chịu một số rủi ro chủ quan như tình trạng sức khoẻ,khả năng trả nợ của cá nhân và hộ gia đình…Điều đó tạo nên rủi ro lớn [...]... hoạt động tại hội sở chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố Hà Nội thành Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam + Ngày 30/03/1998, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT I sắp xếp tổ chức hoạt động Sở giao dịch 1 theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam Sở giao dịch là đơn vị hoạch toán phụ thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam,có... giao tài sản cho người tiêu dùng (4) Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu cho ngân hàng (5) Ngân hàng thanh toán tiền cho các công ty bán lẻ (6) Người tiêu dùng thanh toán tiền cho ngân hàng Cho vay tiêu dùng gián tiếp có thể được thực hiện thông qua các phương thức sau: *Tài trợ truy đòi toàn bộ : Theo phương thức này, khi bán cho ngân hàng các khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu ,công ty bán... GIAO DỊCH 1 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1:Khái quát về Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam 2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển * Trước năm 1988,Ngân hàng Công thương là một bộ phận của Ngân hàng Nhà nước có chức năng thực hiện nhiệm vụ tín dụng với các đơn vị kinh doanh Công- Thương nghiệp Sau năm 1988,hệ thống Ngân hàng Việt Nam chuyển từ một cấp sang hệ thống Ngân hàng hai cấp ,có... dùng không trả nợ được cho ngân hàng, trong nhiều trường hợp Ngân hàng phải phát mãi tài sản này ,khi đó giá trị mà ngân hàng thu được nhỏ hơn giá trị mà ngân hàng đã bỏ ra lúc đầu 1.2.4.2: Cho vay tiêu dùng gián tiếp Là hình thức cho vay, trong đó ngân hàng mua những khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người tiêu dùng Giữa ngân hàng và công ty bán lẻ sẽ ký... với khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua các tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài Dựa vào khả năng tài chính và trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản cần mua sắm ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích hợp, thông thường mức cho vay tối đa của ngân hàng là khoảng 70%-80% giá trị tài sản cần mua 1.2.4: Căn cứ vào phương thức cho vay giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn Theo tiêu thức... phần số tiền mua hàng Hoá của mình (3).Ngân hàng thanh toán số tiền còn thiếu cho công ty bán lẻ (4) .Công ty bán lẻ giao hàng cho người tiêu dùng (5) Người tiêu dùng thanh toán số tiền vay cho ngân hàng Hình thức cho vay tín dụng trực tiếp tồn tại cả ưu điểm và nhược điểm * Ưu điểm: + Hình thức này rất linh hoạt vì có sự đàm phán trực tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, quyết định có vay hay không hoàn... khoản cho này không được đảm bảo và chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tương đối 1.2.3: Căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay Nếu căn cứ vào hình thức đảm bảo tiền vay thì CVTD được phân làm 3 loại: Cho vay cầm đồ; Cho vay thế chấp lương; Và cho vay có đảm bảo tài sản hình thành từ vốn vay *Cho vay cầm đồ: Là hình thức cho vay ,trong đó, ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng. .. lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ tồn đọng đang được cải thiện đáng kể ,hàng loạt sản phẩm dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã được triển khai, mở rộng Với sự cải cách ,đổi mới của Ngành ngân hàng nói chung và của Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam nói riêng ,trong những năm gần đây Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương việt Nam đã đạt những kết quả khả quan trên tất cả các mặt hoạt... 1.2.4.1: Cho vay tiêu dùng trực tiếp Đây là hình thức cho vay ,trong đó ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của mình, việc thu nợ cũng được tiến hành trực tiếp bởi chính ngân hàng CVTD trực tiếp thường được thể hiện theo sơ đồ sau: (3) Ngân hàng (1) Công ty bán lẻ (5) (2) (4) Người tiêu dùng Trong đó: (1) Ngân hàng và người tiêu dùng ký HĐTD với nhau (2) Người tiêu dùng trả trước cho công ty... khách hàng tiềm năng lớn của Ngân hàng, để phát triển bền vững thì các ngân hàng cần phải dựa vào nhóm đối tượng này 1.1.4.3: Vai trò của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ,các sản phẩm ,dịch vụ tiêu dùng ngày càng trở nên phong phú ,đa dạng,phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Tuy nhiên ,với mức thu nhập như hiện nay,phần lớn người tiêu dùng . động Cho vay tiêu dùng của NHTM *Chương 2:Thực trạng Cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam. *Chương 3:Giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân. Đề tài “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU. NỘI DUNG: * Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG. thương Việt Nam đã gợi mở cho em thực hiện đề tài : “ Phát triển cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1-Ngân hàng Công thương Việt Nam” Ngoài phần mở đầu ,kết luận ,chuyên đề được chia làm 3 chương: *Chương

Ngày đăng: 28/07/2014, 13:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan