Luận văn : Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang part 7 docx

12 704 0
Luận văn : Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệng cá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang part 7 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bảng 19. Các phản ứng sinh hóa và đường đònh danh vi khuẩn Các phản ứng sinh hóa và đường A eromonas caviae OF/O, OF/F +/+ Indol + ONPG + MR-VP +/- Gelatine + H 2 S - Simmon citrate d Lysine - Arginine + Ornithine - KCN + Nitrate + Oxydase, Catalase + Urea, Phenylalanine + Glucose,gas - Arabinose + Manitol + Maltose + Sucrose + * Ghi chú: d= ± + Kết quả kháng sinh đồ Kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas caviae theo bảng sau Bảng 20. Kháng sinh đồ của vi khuẩn Aeromonas caviae Số TT Kháng sinh Aeromonas caviae 1 Furazolidone S: kháng sinh nhạy cảm 2 Neomycine S: // 3 Gentamycine S: // 4 Penicilline R: kháng sinh đề kháng 5 Ampicilline R: // 6 Tetramycine R: // 7 Streptomycine R: // 8 Chloramphenicole R: // 9 Sulfamethoxazole R: // b . Giống Pseudomonas 52 Giống Pseudomonas thuộc họ Pseudomonadaccae phân bố rộng rãi nhiều nơi trong tự nhiên, bao gồm đất, nước , da, ruột, miệng của người, động vật và trong nhiều lọai thực phẩm (Bergan, 1981) - Pseudomonas sp Vi khuẩn Pseudomonas sp, được tìm thấy trên các mẫu phân lập vi khuẩn cá ba sa bệnh và cá đối chứng ở cả hai khu vực sông Tiền, sông Hậu, trên cá giống cũng như cá thương phẩm, trong cả hai mùa mưa và khô. Chiếm tỉ số 27,3% trên tổng số lần vi khuẩn xuất hiện trên cá thương phẩm. Sự xuất hiện của Pseudomonas sp đôi khi tìm thấy riêng lẻ, nhưng trong đa số mẫu phân lập, ngòai Pseudomonas sp đều thấy xuất hiện những vi khuẩn khác như: Aeromonas hydrophila, Aeromonas sobria, Aeromonas caviae, Aeromonas sp. Bảng 21. Tần số xuất hiện Pseudomonas sp Số lần xuất hiện Lai cá TSXH/n % Cá giống 17/60 28,3 Cá thương phẩm 45/165 27,3 Cá khỏe 6/15 40 + Cácphản ứng sinh hóa và đường đònh danh vi khuẩn Các phản ứng sinh hóa và đường được thể hiện qua Bảng 22. Các phản ứng sinh hóa và đường đònh danh vi khuẩn Các phản ứng sinh hóa và đường Pseudomonas sp OF/O + OF/F - Motility + Oxydase + Catalase + Glucose gas - Urea - Phenylalanine - Indol - 53 + Kết quả kháng sinh đồ Kháng sinh đồ của vi khuẩn Pseudomonas sp theo bảng sau Bảng 23. Kháng sinh đồ của vi khuẩn Pseudomonas sp Số TT Kháng sinh Pseudomonas sp 1 Furazolidone S: kháng sinh nhạy cảm 2 Neomycine S: // 3 Gentamycine S: // 4 Penicilline R: kháng sinh đề kháng 5 Ampicilline S: // 6 Tetramycine S: // 7 Streptomycine S: // 8 Chloramphenicole S: // 9 Sulfamethoxazole N: ít nhạy cảm III.3.2 2 Nhận xét vi khuẩn cảm nhiễm trên cá ba sa Theo Roberts (1993) nhóm Aeromonas di động gồm A. hydrophila, A. caviae, A. sobria là những loài ưa nhiệt ôn hòa, di động. A. hydrophila , A. caviae, A. sobria là những vi khuẩn gắn liền với bệnh nhiễm trùng máu xuất huyết của cá nước ngọt. Aeromonas di động thường phân bố rộng rãi trong hệ sinh thái thủy sản, chúng có thể gây bệnh cho động vật biến nhiệt, động vật máu nóng và ngay cả người (Faire, 1978; Salton & Schnick 1973). Aeromonas di động xuất hiện ở mọi thủy vực, trừ nước mặn, xuất hiện trong nước sạch và phong phú trong nước có hàm lượng hữu cơ cao (Hazen et al. 1978; Heuschmann- Brunner 1978; Kaper et al, 19981). Pseudomonas sp được xem là tác nhân gây bệnh thứ cấp, Pseudomonas sp đi kèm với Aeromonas sp gây xuất huyết nặng trên da (Kabata,1985). Tần số xuất hiện của vi khuẩn phân lập từ gan, thận, lách của cá bệnh có sự biến động theo mùa và khu vực thu mẫu (Bảng 24 và 25). Vào mùa mưa, Aeromonas sp chiếm ưu thế trong các mẫu cá bệnh (108 lần bắt gặp /159 mẫu phân lập = 67,92%) ở cả hai khu vực sông Tiền và sông Hậu. Trên sông Tiền số lần xuất 54 hiện của vi khuẩn Aeromonas sp là 65/ 96 mẫu phân lập (67,7%) và số lần xuất hiện của Pseudomonas sp là 30/ 96 mẫu (31,25%). Trên sông Hậu, số lần xuất hiện của vi khuẩn Aeromonas sp là 43/63 mẫu phân lập (68,25%) và số lần xuất hiện của Aeromonas hydrophila là 36/63 mẫu (57,14%). Vào mùa khô, vi khuẩn xuất hiện chiếm ưu thế trên cả hai khu vực sông Tiền và sông Hậu là A. hydrophila 39/ 66 mẫu (59,1%). Ngoài ra, còn phân lập được A. sobria (15/30 mẫu =50%) và Aeromonas sp. (12/36 mẫu =33,33%). Bảng 24. Kết quả phân lập đònh tính vi khuẩn từ gan thận, lách cá basa thu mẫu mùa mưa năm 1997 Số mẫu phân lập được vi khuẩn Khu vực thu mẫu Tổng số mẫu Aeromonas sp A. hydrophila A. cavia A. sobria Pseudomonas sp Sông Tiền 96 65 (67,7%) 0 22 (22,9%) 9 (9,4%) 30 (31,25%) Sông Hậu 63 43 (68,2%) 36(57,1%) 18 (28,6%) 4(6,3%) 0 Cộng 159 108 (67,9%) 36(22,6%) 40 (25,1%) 13(8,2%) 30 (18,9%) Bảng 25. Kết quả phân lập đònh tính vi khuẩn từ gan, thận và lách cá basa thu mẫu mùa khô năm 1997 Số mẫu phân lập được vi khuẩn Khu vực thu mẫu Tổng số mẫu Aeromonas sp. A. hydrophila A.sobria Pseudomonas sp Sông Tiền 30 6 (20%) 21(70%) 15 (50%) 9 (30%) Sông Hậu 36 12 (33,33%) 18 (50%) 9 (25%) 0 Cộng 66 18 (27,3%) 39 (59,1%) 24 (36,4%) 9 (13,6%) 55 Đặc biệt, đã phân lập được vi khuẩn từ gan, thận, lách của 5 mẫu cá chưa thấy biểu hiện bệnh lý bên ngoài và bên trong nội quan của cá trong thời gian nghiên cứu. Các chủng vi khuẩn phân lập được là Aeromonas sp. (9/15 mẫu = 60%), Pseudomonas sp. (6/15 mẫu = 40%) và A. sorbia (5/15 mẫu = 33,33%). Tuy nhiên, không phân lập được A. hydrophilla từ các mẫu cá này. Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng A. hydrophila và Aeromonas sp có quan hệ chặt chẽ với sự xuất hiện bệnh xuất huyết của cá basa nuôi bè tại An Giang trong thời gian nghiên cứu. III.3 .3 Kết quả phân lập vi khuẩn đònh lượng Kết quả phân lập đònh lượng vi khuẩn từ các mẫu cá bệnh trong mùa mưa và mùa khô trình bày tại Bảng 26. Số lượng vi khuẩn trong gan cá ba sa thu mẫu trên sông Tiền (35,83.10 4 CFU/g) cao hơn sông Hậu (13,35.10 4 CFU/g) vào mùa mưa. Mùa khô số lượng vi khuẩn trong gan cá bệnh ở sông Tiền (5,31.10 4 CFU/g) cũng cao hơn sông Hậu ( 0,87. 10 4 CFU/g). Mùa mưa, số lượng vi khuẩn phân lập được từ gan cá cũng cao hơn mùa khô trên cả hai khu vực sông Tiền và sông Hậu. Số lượng vi khuẩn phân lập được từ gan cá chưa có biểu hiện bệnh lý bên ngoài (cá “khỏe”) rất thấp (0,22. 10 4 CFU/g). Bảng 26: Kết quả phân lập đònh lượng vi khuẩn tổng số từ gan cá bệnh và cá chưa có biểu hiện bệnh lý bên ngoài trong thời gian nghiên cứu. Mùa mưa Mùa khô Số lượng vi khuẩn (10 4 CFU/g) Số lượng vi khuẩn (10 4 CFU/g) Điểm thu mẫu cá bệnh Số lượng mẫu Min Max Trung bình Số lượng mẫu Min Max Trung bình Sông Tiền 6 2,0 109 35,83 10 0,2 16,7 5,31 Sông Hậu 19 0,1 218 13,35 12 0,17 3,75 0,87 Cá “khỏe” - - - - 5 0,1 0,29 0,22 Theo kết quả phân tích thống kê, tổng số vi khuẩn cảm nhiễm trên gan cá ba sa giữa sông Tiền :16,75.10 4 CFU/g và sông Hậu: 7,37.10 4 CFU/g không sai khác có ý nghóa thống kê (P > 0,05). Số lượng vi khuẩn cảm nhiễm trên gan cá giữa mùa mưa: 468,75. 10 4 CFU/g và mùa khô: 64,67 .10 4 CFU/g sự sai khác không có 56 ý nghóa thống kê. ( P > 0,05). Sự sai khác về mật độ vi khuẩn cảm nhiễm trên gan cá ba sa về mùa vụ và khu vực có thể tóm tắt như sau Bảng 27. Bảng kết quả phân tích thống kê vi khuẩn tổng số cảm nhiễm trên gan cá ba sa theo mùa vụ và khu vực Mùa vụ Khu vực Sự khác biệt về thống kê Mùa mưa / Mùa khô Không khác biệt có ý nghóa P > 0,05 Sông Tiền/ Sông Hậu Không khác biệt có ý nghóa P > 0,05 Mùa mưa Sông Tiền / Sông Hậu Không khác biệt có ý nghóa P > 0,05 Mùa khô Sông Tiền / Sông Hậu Có khác biệt có ý nghóa P < 0,05 Mùa mưa / mùa khô Sông Tiền Có khác biệt có ý nghóa P < 0,05 Mùa mưa / mùa khô Sông Hậu Không khác biệt có ý nghóa P > 0,05 III.3 .4 Tính nhạy cảm của các chủng vi khuẩn phân lập từ cá bệnh đối với một số thuốc kháng khuẩn thông dụng. Tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập được từ cá basa đối với các loại thuốc kháng khuẩn lưu hành phổ biến trên thò trường được trình bày tại Bảng 28. Nhìn chung, các chủng vi khuẩn phân lập từ cá bệnh nhạy cảm với Furazolidone, Neomycine và Gentamycine. Ngoài A.sobria , các chủng vi khuẩn này thể hiện tính đề kháng thuốc (drug resistance) đối với Penicilline, Ampicilline, Tetramycine, Streptomycine, Chloramphenicol và Sulfamethoxazole. Bảng 28 . Tính nhạy cảm của các vi khuẩn phân lập từ cá basa bò bệnh đối với một số thuốc kháng khuẩn thông dụng Vi khuẩn TT Tên thuốc Aeromonas sp A. hydrophila A. sobria A.caviae Pseudomonas sp 1 Furazolidone S S S S S 2 Neomycine S S N S S 3 Gentamycine S S S S S 4 Penicilline R R R R R 5 Ampicilline R R R R R 6 Tetramycine R R S R R 7 Streptomycine R R S R R 8 Chloramphenicol R R S R R 9 Sulfamethoxazole N R S R N 57 * Ghi chú: R: kháng thuốc; S: nhạy cảm ; N: ít nhạy cảm Phan Văn Ninh và cộng sự (1993) đã nghiên cứu tính nhạy cảm thuốc của vi khuẩn Aeromonas sp. phân lập từ cá he nuôi trong bè tại An giang bò bệnh tuột vảy và xuất huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh nhạy cảm với chloramphenicol, furazolidon; ít nhạy cảm với streptomycine, chlotetracyline; đề kháng ampicilline và penicilline. Từ kết quả nghiên cứu này, các tác giả đề xuất việc sử dụng kháng sinh trong việc trò bệnh cho cá nuôi. Kết quả nghiên cứu này cũng được người nuôi cá bè tại An giang vận dụng phòng và trò bệnh xuất huyết cho cá basa, tuy nhiên hiệu quả chữa trò thấp. Kết quả thử nghiệm tính nhạy cảm thuốc của các chủng vi khuẩn phân lập đã trình bày trên đây góp phần giải thích tính hiệu quả thấp của công tác chữa trò bệnh cho cá basa tại An Giang trong những năm gần đây. Đề tài nghiên cứu này chưa tiến hành so sánh các chủng Aeromonas sp. đã phân lập được với các chủng do Phan Văn Ninh và cộng sự đã công bố do các chủng vi khuẩn này không được lưu giữ. Tuy nhiên, có nhiều khả năng rằng, do việc sử dụng phổ biến các loại thuốc kháng khuẩn trong nghề nuôi cá, đã hình thành nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc trong môi trường nước tại các điểm nuôi cá ở An Giang. Tình hình này đòi hỏi cần có các nghiên cứu sâu hơn về khu hệ vi sinh vật nước tại An Giang, và nghiên cứu các biện pháp phòng trò bệnh hữu hiệu, hạn chế việc sử dụng thuốc thiếu chọn lọc nhằm đảm bảo sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bền vững tại đòa phương. III.4 Kết quả thực nghiệm gây nhiễm trở lại III.4.1 Các chủng vi khuẩn sử dụng cho thí nghiệm Qua quá trình phân lập, nuôi cấy, đònh danh vi khuẩn, đã lưu giống 5 loại vi khuẩn: Pseudomonas sp (chủng STB116971), A. caviae (SHB4108972), A. sobria (STB511983), A. hydrophila (SHB681984), và Aeromonas sp (SHB6111985). Từ kết quả phân lập vi khuẩn đònh tính, đã chọn hai chủng vi khuẩn A. hydrophila SHB681984 và A. sobria STB511983 gây nhiễm thực nghiệm cho cá ba sa để xác 58 đònh tính chất gây bệnh (pathogenicity) của các loại vi khuẩn này. III.4.2 Tính chất gây bệnh của A. hydrophila SHB681984 + Cá thí nghiệm: Cá thí nghiệm có chiều dài trung bình 9,5cm ( 8,0-10,3 cm), khối lượng trung bình: 8,5 gr/con (5,3 -11,9 gr). Sau khi tiêm dung dòch muối sinh lý (nhóm cá đối chứng) hoặc canh khuẩn, cá được nuôi trong bể kính theo từng nhóm, mỗi bể 10 con. Nhiệt đôï không khí trung bình trong thời gian thí nghiệm 35 -37 o C. 59 Hình 6. Bể bố trí thí nghiệm gây nhiễm trở lại trên cá ba sa Kết quả theo dõi cá thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành từ ngày 8 tháng 5 năm 1998. Sau khi tiêm xong, cá vẫn bơi lội và bắt mồi bình thường. Sau 28 giờ, một số cá có triệu chứng khác thường: trương bụng, bơi lội quay tròn không đònh hướng, một số ngữa bụng, hô hấp mạnh, treo mình thẳng đứng trong nước. Biểu hiện bên ngòai: xuất huyết vi bụng, vi hậu môn, vi đuôi, hậu môn lồi đỏ. Khoảng 2 - 3 giờ sau khi quan sát thấy các biểu hiện trên, một số cá chết. Giải phẩu các cá thể này để quan sát nội tạng, nhận thấy mạch máu trương to, gan sưng và có màu đen, mật sưng, ruột trương phồng chứa đầy hơi, thành bụng xuất huyết. Cá chết nhiều trong vòng 31 - 46 giờ sau khi tiêm canh khuẩn, sau đó chết rãi rác trong 7 ngày đầu. Từ ngày thứ 8 không thấy cá bò chết. Tỷ lệ sống của các nhóm cá thí nghiệm được trình bày tại biểu đồ 5. Biểu đồ 5: Tỷ lệ sống của các nhóm cá trong thí nghiệm gây nhiễm bởi vi khuẩn A. hydrophila SHB681984 0 20 40 60 80 100 0 24 48 72 96 120 144 168 192 216 240 Thời gian thí nghiệm (giờ) Tỷ lệ sống (%) 10 cfu/ml 10 cfu/ml 10 cfu/ml Control 60 Sau 10 ngày theo dõi, nhóm cá được tiêm 0,1 ml canh khuẩn chứa 10 7 cfu/ml có tỷ lệ sống thấp nhất (26,67%). Tỷ lệ sống tương ứng của các nhóm cá được tiêm canh khuẩn 10 5 , 10 3 lần lượt là 83,3%, và 93,3%. Cá thuộc nhóm đối chứng không chết và hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt quá trình thí nghiệm. + Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá thí nghiệm: Ngay khi cá chết, đã tiến hành giải phẩu quan sát và phân lập được A. hydrophila từ gan, thận và lách của các cá thể này. Trên môi trường phân lập vi khuẩn chỉ thấy xuất hiện một dạng khuẩn lạc đặc trưng duy nhất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, chủng A. hydrophila SHB681984 phân lập từ cá bệnh tại An Giang có thể gây tỷ lệ tử vong cao cho cá thí nghiệm. Tỷ lệ sống của các nhóm cáù thí nghiệm có tương quan thuận với lượng vi khuẩn sử dụng. Cá thí nghiệm bò bệnh thể hiện dấu hiệu bệnh lý tương tự như triệu chứng bệnh lý quan sát được tại các bè nuôi cá. Tỷ lệ sống 100% của nhóm cá đối chứng cho thấy rằng hiện tượng cá chết trong các lô thí nghiệm không liên quan đến yếu tố chăm sóc quản lý trong quá trình thực hiện. Đồng thời, việc phân lập được duy nhất A. hydrophila từ cá thí nghiệm bò bệnh cho thấy chủng A. hydrophila SHB681984 là một tác nhân gây bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng cá basa nuôi bè tại An Giang. Mặt khác, tỷ lệ tử vong thấp của các nhóm cá tiêm với nồng độ vi khuẩn 10 3 và 10 5 cho thấy A. hydrophila SHB681984 là tác nhân gây bệnh không bắt buộc (opportunistic pathogen) đối với cá ba sa trong điều kiện tiến hành thí nghiệm. III.4.3 Tính chất gây bệnh của A. sobria STB511983 + Cá thí nghiệm: Cá thí nghiệm có chiều dài trung bình 10,9cm (10,0 -12,7cm), khối lượng trung bình: 9,3 g (8 -11 g). Sau khi tiêm dung dòch muối sinh lý (nhóm cá đối chứng) hoặc canh khuẩn, cá được nuôi trong bể kính theo từng nhóm, mỗi bể 10 con tương tự như trình bày phần trên. Nhiệt đôï không khí trung bình trong thời gian thí nghiệm 33 - 36 o C. 61 [...]... không gây bệnh xuất huyết cho cá basa trong các điều kiện thí nghiệm Sự xuất hiện của vi khuẩn này trong các mẫu cá bệnh thu được từ các bè nuôi cá tại An giang có thể giải thích rằng đây là tác nhân thứ cấp và không đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh bệnh xuất huyết của cá ba sa Do không có đủ số lượng cá giống dùng cho thí nghiệm gây nhiễm trở lại và hạn chế về mặt thời gian, nên tính... tỉnh An giang, thu thập từ các văn bản báo cáo đònh kỳ, tài liệu lưu trữ của sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, cục Thống kê, sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường, công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An giang (Agifishco) * Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ kỹ thuật Thủy sản và cán bộ quản lý tại đòa phương có nuôi cá ba sa về tình hình nuôi cá bè và hiện tượng bệnh bộc phát * Phỏng vấn ngư dân nuôi cá ba... gây bệnh của các chủng Aeromonas sp., A caviae, và Pseudomonas sp phân lập từ cá bệnh chưa được nghiên cứu Tuy nhiên, do các chủng vi khuẩn A caviae chỉ phân lập được từ cá bệnh trong mùa mưa (Bảng 24), và Pseudomonas sp chỉ phân lập được từ cá bệnh thu tại các bè nuôi trên sông Tiền (Bảng 25), có thể nhận đònh rằng các loại vi khuẩn này là tác nhân gây bệnh thứ cấp (secondary pathogens) Ngược lại, các... đối chứng là 100% + Kết quả phân lập vi khuẩn từ cá thí nghiệm: Sau ngày thứ 15, chọn 3 con cá đã được gây nhiễm với nồng độ 1 07 cfu/ml, giải phẩu quan sát và phân lập vi khuẩn từ gan, thận, lách Kết qủa quan sát nột tạng không phát hiện dấu hiệu bệnh lý của bệnh xuất huyết trên tất cả các cá thể nghiên cứu Đồng thời, đã phân lập được A sobria từ các cá thể này Kết quả gây nhiễm thực nghiệm cho thấy,... thuật nuôi cá, sự xuất hiện bệnh, triệu chứng và mùa vụ * Các số liệu thu thập từ kết quả xử lý, phân tích mẫu cá ba sa bệnh về vi khuẩn học, thực nghiệm cảm nhiễm vi khuẩn trở lại cá khỏe, thực hiện tại phòng thí nghiệm Sinh học - Thực nghiệm viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II - Thành phố Hồ Chí Minh II.2 Đòa điểm và thời vụ thu mẫu + Đòa điểm thu mẫu Sông Tiền: Mẫu cá ba sa bệnh, thu tại các bè nuôi. .. sp được phân lập từ cá bệnh thu trên sông Tiền và sông Hậu, cả trong mùa mưa và mùa khô với tần số xuất hiện cao, vì vậy, vẫn tiến hành nghiên cứu thêm về vò trí phân loại và tính chất gây bệnh của các chủng vi khuẩn này 62 CHƯƠNG II VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM II.1 Phương pháp thu thập số liệu * Số liệu về vò trí đòa lý, kinh tế xã hội, tình hình sản xuất, phát triển nông...+ Kết quả theo dõi cá thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành từ ngày 23 tháng 7 năm 1998 Sau khi tiêm xong, cá vẫn bơi lội và bắt mồi bình thường Trong suốt 15 ngày sau khi gây nhiễm, không phát hiện được dấu hiệu bệnh lý khác lạ xảy ra Tỷ lệ sống 15 ngày của các nhóm cá được gây nhiễm thực nghiệm với A sobria STB511983 liều lượng 0,1 ml dung dòch chứa 1 07, 105 , 103 cfu/ml và nhóm đối chứng... Thủy sản II - Thành phố Hồ Chí Minh II.2 Đòa điểm và thời vụ thu mẫu + Đòa điểm thu mẫu Sông Tiền: Mẫu cá ba sa bệnh, thu tại các bè nuôi cá ấp Long châu, xã Long an, huyện Tân châu, ấp Long thạnh, Long hòa, xã Long sơn, huyện Phú tân, xí nghiệp Đông lạnh Thủy sản số 7 thuộc Agifish 26 . từ cá thí nghiệm bò bệnh cho thấy chủng A. hydrophila SHB681984 là một tác nhân gây bệnh xuất huyết trên vi và xoang miệng cá basa nuôi bè tại An Giang. Mặt khác, tỷ lệ tử vong thấp của các. đã sử dụng không gây bệnh xuất huyết cho cá basa trong các điều kiện thí nghiệm. Sự xuất hiện của vi khuẩn này trong các mẫu cá bệnh thu được từ các bè nuôi cá tại An giang có thể giải thích. từ các mẫu cá này. Từ những kết quả trên, có thể thấy rằng A. hydrophila và Aeromonas sp có quan hệ chặt chẽ với sự xuất hiện bệnh xuất huyết của cá basa nuôi bè tại An Giang trong thời gian

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan