CHUYÊN ĐỀ “TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÂN THIỆN ĐỂ GIÚP ĐỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU” pot

4 629 1
CHUYÊN ĐỀ “TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THÂN THIỆN ĐỂ GIÚP ĐỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU” pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD & ĐT AN GIANG HỘI ĐỒNG BỘ MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT NGUYỄN QUANG DIÊU TỔ LÝ – HÓA – KT VÀI SUY NGHĨ TRAO ĐỔI VỀ CHUYÊN ĐỀ : “TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PPDH THÂN THIỆN ĐỂ GIÚP ĐỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU” ản thân là GV tham gia công tác giảng dạy khoảng 04 năm, trong đó, có 02 năm là Giảng dạy các lớp HS trung bình - yếu (do điều kiện thực tế tại địa phương và CSVC nhà trường trong mấy năm qua). Tuy nhiên, việc đảm nhận các lớp dạy có sự phối hợp giữa bản thân và các đồng nghiệp cùng môn dạy cũng như các GVBM khác tham gia giảng dạy tại các lớp trên, kết quả thu được trong mấy năm qua có nhiều khả quan. Cụ thể : - Tình hình học tập của HS có cải thiện. - Giữa GV và Hs có mối quan hệ rất thân thiện. - Không khí học tập trong các tiết dạy không quá gò bó và HS tham gia xây dựng bài khá tốt. - Việc kết hợp giữa Nhà Trường và PHHS rất nhịp nhàng ( có phản ánh từ phía HS và PHHS). - Kết quả học tập và thi TN THPT trong 2 năm qua khả quan . B - Và điều quan trọng là sau mỗi tiết dạy, quá trình tiếp thu kiến thức bộ môn của HS nhanh, chính xác. Về phía bản thân, cảm thấy sau mỗi tiết dạy đều thỏa mãn. Từ những cơ sở đó, Tôi xin mạn phép trao đổi với các Thầy Cô trong cụm một vài ý kiến nho nhỏ để tạo bầu không khí thân thiện tích cực trong các tiết đứng lớp Thiết nghĩ, trong một tiết dạy nếu bản thân người giáo viên chỉ đứng giảng và giảng từ đầu tới cuối thì rất ít gây hứng thú cho HS. Và cũng không tránh khỏi một trường hợp GV giận dữ, khiển trách HS trước lớp ( thường rơi vào những em học TB – Yếu), đây là điều khó chịu cho HS và GV. Nó tạo không khí căng thẳng trong suốt tiết dạy. Tất nhiên, là GV chúng ta không thể tránh khỏi trường hợp nóng giận vì rất nhiều lý do (từ phía HS: thái độ, sự siêng năng, đạo đức, quá trình tiếp thu….;từ Xã hội; từ PHHS, ……….). Để tránh tình trạng này, bản thân tôi đã thực hiện các bước sau đây :  Khi vào giờ dạy, những nóng giận, buồn phiền bên ngoài lớp học, tôi bỏ bên ngoài, không đem vào lớp. Điều này rất khó mà cũng rất dễ, chúng ta có thể làm như thế này : nở một nụ cười, hỏi HS một vài câu có tính chất vui, quan sát lớp và chọn một gương mặt mà mình thấy thích (gương mặt có vẻ tếu tếu cũng được), lại cửa sổ và vén rèm, hay lại một công tắc điện và mở lên,………… Tất cả những biện pháp này nhằm tại không khí thân thiện, và đưa HS về cùng vạch xuất phát để bắt đầu tiết dạy. Nếu không thể bỏ trạng thái buồn giận thì chúng ta hãy hạn chế nó bằng cách : Hít thở (hít vào nổi buồn giận và thở ra sự thư giản, nhẹ nhàng )và suy nghĩ “ đây là những đứa học trò thân thương và chúng không có quan hệ gì đến nổi buồn giận của mình”.  Trong tiết dạy không quá yêu cầu sao (đối với tất cả HS), cố gắng giảng giải những chổ Hs không hiểu, không thông. Hãy cho các em biết là chúng ta coi tất cả các em là như nhau trong suốt quá trinh tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, để cho tiết học thêm sinh động, ta có thể kết hợp giữa gọi Hs TB – Yếu với HS Khá cùng trả lời một vấn đề nào đó của bài học. Ở đây, nếu tinh ý, ta có thể khai thác chổ hỏng trong kiến thức của Hs để giúp cho quá trình tiếp thu bài học của Hs tốt hơn.  Sử dụng các gợi ý phù hợp với trình độ của Hs. Các gợi ý này chúng ta nên xuất phát từ thực tế tại địa phương ( thậm chí là ngay trong phòng học ) và lấy trình độ của Hs TB – Yếu mà nêu.  Nên chú ý sự biểu cảm của khuôn mặt trong suốt quá trình giảng dạy. Một câu nói vui những nét mặt không phù hợp rất dể làm cho người khác có suy nghĩ không tốt, nhiều khi đi ngược lại không khí mà mình cần duy trì. Tránh nhìn Hs chầm chầm ( hay quá tập trung vào điểm yếu của Hs ), có cái nhìn vô cảm, lạnh. Chúng ta biểu thị ra bên ngoài qua khuôn mặt, qua hành động của chúng ta sao cho HS có cảm giác là chúng ta quan tâm đến các em bằng sự cảm thông và tình yêu thương.  Sử dụng những khoảng lặng, khoảng vắng, khoảng thư giản (trong quá trình giảng dạy đó là những lúc chúng ta chuyển mục, sau phần nhấn mạnh trọng tâm, phần củng cố, chuyển tiếp sang giải bài tập tiếp theo,……). Chúng ta có thể kể những mẫu chuyện vui có tính giáo dục, hay khai thác các kiến thức của bài học, những sai sót không đáng có, ngô nghê của HS,…… sao cho tạo ra những tràng cười thoải mái nhưng có tính chất nhấn mạnh và rút kinh nghiệm các sai sót đó.  Chú ý đến HS TB – Yếu trong các tiết bài tập, chúng ta hướng dẫn và nên bớt nghiêm khắc đi để tạo cho HS thói quen muốn hỏi và biết đứng lên hỏi ( HS TB – Yếu rất nhút nhát phơi bày cái dở ). Khi các em đứng lên hỏi, chúng ta khích lệ Hs và trả lời hết các câu hỏi – kể cả những câu rất đơn giản, sau đó, chúng ta năng kiến thức từ các câu hỏi đơn giản đó và khắc sâu cho tất cả HS còn lại ( đừng xem thường những câu hỏi đơn giản).  Cuối cùng, chúng ta cũng nghiêm khắc nhưng nên sử dụng đúng lúc. Đó là các trường hợp Hs không chú ý bài học, đùa giởn quá trớn, không tham gia vào quá trình xây dựng bài, không chú ý đến sự điều khiển của GV. Tuy nhiên, chúng ta chỉ sửa Hs trong khoảng thời gian ngắn ( từ 5 – 10 phút), sau đó nên để không khí thân thiện trở lại. Cố gắng, đừng sử dụng cả tiết dạy để tra tấn Hs. Trên đây là vài suy nghĩ của bản thân tôi, và tôi cũng đã cố gắng áp dụng vào các tiết dạy của mình. Tất nhiên, những suy nghĩ này có thể là không phù hợp với các Thầy Cô. Nhưng, tôi nêu ra đây chủ yếu là cùng trao đổi để cho công tác giảng dạy của chúng ta thực sự đi vào chiều sâu và góp phần tạo không khí thân thiện, tích cực, yêu thích bộ môn từ phía HS. Mong các Thầy (Cô), chân thành đóng góp ý kiến. Tân An, ngày 26 tháng 11 năm 2009 Người Viết Huỳnh Quốc Lâm. . SUY NGHĨ TRAO ĐỔI VỀ CHUYÊN ĐỀ : “TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM VỀ PPDH THÂN THIỆN ĐỂ GIÚP ĐỞ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU” ản thân là GV tham gia công tác giảng dạy khoảng 04. thấy sau mỗi tiết dạy đều thỏa mãn. Từ những cơ sở đó, Tôi xin mạn phép trao đổi với các Thầy Cô trong cụm một vài ý kiến nho nhỏ để tạo bầu không khí thân thiện tích cực trong các tiết đứng lớp. Giảng dạy các lớp HS trung bình - yếu (do điều kiện thực tế tại địa phương và CSVC nhà trường trong mấy năm qua). Tuy nhiên, việc đảm nhận các lớp dạy có sự phối hợp giữa bản thân và các đồng

Ngày đăng: 28/07/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan