Chiếc lexus và cây Ôliu doc

77 1.7K 7
Chiếc lexus và cây Ôliu doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chiếc xe Lexus và cây Ôliu Luận văn Đề tài: Chiếc xa Lexus và cây Ôliu Phòng marketing - Lớp K9405B 1 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu MỤC LỤC Lời mở đầu 4 GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 5 1. Tác giả - Thomas Loren Friedman 5 2. Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ô liu” 5 PHẦN I:HIỂU HỆ THỐNG 7 Chương 1 7 HỆ THỐNG MỚI 7 Chương 2 10 TRAO ĐỔI THÔNG TIN 10 Chương 3 12 CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU 12 Chương 4 15 RỒI NHỮNG BỨC TƯỜNG 15 THEO NHAU SỤP ĐỔ 15 Chương 5 19 SUY GIẢM HỆ MIỄN NHIỄM MICROCHIP 19 Chương 6 23 CHIẾC ÁO NỊT VÀNG 23 Chương 7 26 BẦY THÚ ĐIỆN TỬ 26 Phần II: 27 KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG 27 Chương 8 27 HỆ ĐIỀU HÀNH DOSCAPITAL 6.0 27 Chương 9 29 CÁCH MẠNG TOÀN CẦU 29 Chương 10 33 TẠO LẬP, THÍCH NGHI, VÀ NHỮNG CÁCH TƯ DUY MỚI KHÁC VỀ QUYỀN LỰC 33 Chương 11 34 MUA ĐÀI LOAN, GIỮ LẠI Ý, BÁN PHÁP 34 Chương 12 41 LÝ THUYẾT VỀ VÒNG CUNG VÀNG NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT 41 Chương 13 44 NGƯỜI HỦY DIỆT 44 Chương 14 48 ĐƯỢC ĂN CẢ, NGÃ VỀ KHÔNG 48 Phần III: 51 CHỐNG ĐỐI TOÀN CẦU HÓA 51 Chương 15 51 CHỐNG ĐỐI 51 Chương 16 54 TẬP HỢP LỰC LƯỢNG 54 Phần IV: 59 Phòng marketing - Lớp K9405B 2 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu HOA KỲ VÀ TOÀN CẦU HÓA 59 Chương 17 59 SỰ PHẤN KHÍCH HỢP LÝ 59 Chương 18 64 CÁCH MẠNG MỸ 64 Chương 19 66 NẾU MUỐN GẶP NGƯỜI, HÃY BẤM SỐ 1 66 Chương 20 71 CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 71 TOÀN CẦU HÓA TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM 74 Phòng marketing - Lớp K9405B 3 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu Lời mở đầu Trong thế giới không ngừng vận động phát triển theo công nghệ số và tốc độ tên lửa như hiện nay thì gia nhập toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia. “Toàn cầu hoá không chỉ đơn giản là một trào lưu thời thượng mà đúng ra là một hệ thống quốc tế. Hệ thống này bây giờ đã thay thế hệ thống Chiến tranh Lạnh và cũng như hệ thống Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa có quy tắc và lôgic riêng hiện đang trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến chính trị, môi trường, địa chính trị và kinh tế của hầu như mọi nước trên thế giới.” (Thomas L.Friedman) Toàn cầu hóa giúp gắn kết các quốc gia với nhau bằng trao đổi hàng hóa, kiến thức, công nghệ và văn hóa. Nhưng bên cạnh đó vẫn đã và đang có những cuộc tranh luận mạnh mẽ về lợi ích thật sự của tòan cầu hóa. Trong đó, nhóm phản đối thì cho rằng tòan cầu hóa là bóc lột sức lao động của công nhân, làm đồng hóa các nét văn hóa riêng của mỗi nước…Còn bên ủng hộ thì chỉ đơn giản đưa ra dẫn chứng cụ thể về tốc độ phát triển vượt bậc của các quốc gia sau khi gia nhập tòan cầu hóa, như ở Trung Quốc, Ấn Độ…Cụ thể như ở Việt Nam: từ sau khi Nhà nước quyết định đổi mới vào đại hội 6 năm 1986, GDP năm 2010 cao gấp gần 5,2 lần so với năm 1985, bình quân thời kì 1986-2010 tăng 6,8%/năm. Vậy, sự thật thì ai đúng ai sai? Xoay quanh vấn đề này đã có rất nhiều ý kiến và nhiều tác phẩm của những tác giả nổi tiếng ra đời. Trong đó không thể không kể đến đóng góp to lớn của tác giả Thomas L.Friedman – cuốn sách “Chiếc Lexus và cây ô liu” – “Một khám phá táo bạo và đầy sáng tạo về trật tự mới của toàn cầu hóa kinh tế”, “cuốn sách không thể thiếu của thiên niên kỷ mới”. Vậy để hiểu hơn về tác giả Thomas L.Friedman và quan điểm của ông về tòan cầu hóa như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu! Nhóm tác giả Phòng Marketing - Lớp K09405B Phòng marketing - Lớp K9405B 4 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả - Thomas Loren Friedman 1.1. Cuộc đời Thomas Loren Friedman sinh ngày 20/7/1953, tại St.Louis Park, Minesota , một vùng ngoại ô của Minneapolis. Thuở nhỏ ông học tại trường trung học St.Louis Park, sau đó học ở trường Đại Học Minnesota được 2 năm thì ông chuyển sang trường Đại Học Brandeis. Năm 1975, ông nhận được Bằng cử nhân về lĩnh vực nghiên cứu Địa Trung Hải của trường Brandeis. Ông học tiếp ở trường St.Antony tại Đại học Oxford bằng học bổng Marshall và nhận được bằng Thạc sĩ về lĩnh vực nghiên cứu Trung Đông. Giáo sư Albert Hourani là một trong những người ảnh hưởng nhiều nhất đến ông. 1.2. Sự nghiệp Sau khi nhận bằng thạc sĩ, Friedman đã làm việc cho báo United Press International. Ông được cử đến Beirut một năm sau đó và ông đã ở đấy cho đến năm 1981. Sau đó ông làm phóng viên cho báo The New York Times và một lần nữa, ông được cử đến Beirut vào lúc bắt đầu của “Cuộc chiến Lebanon 1982”. Ông nhận nhiệm vụ đến Jerusalem từ năm 1984 đến 1988. Sau cuộc tranh cử của Bill Clinton năm 1992, ông trở thành người đưa tin về Nhà Trắng cho báo Times. Năm 1994 ông bắt đầu viết nhiều hơn về chính sách đối ngoại và kinh tế, và chuyển tới báo The New York Time và phụ trách chuyên mục đối ngoại. Cuốn sách đầu tay của ông “Từ Beirut đến Jerusalem” đoạt giải National Book Award của Mỹ năm 1988. Friedman cũng đoạt hai giải thưởng Pulitzer trong thời gian làm Trưởng phân xã tờ The New York Times tại Beirut và Jerusalem. Đó là vào năm 1983 cho tái hiện cuộc chiến tranh ở Lebanon, đặc biệt là vụ thảm sát Sabra và Shatila; và năm 1988 cho tái hiện cuộc chiến tranh giữa Palestine và Isarel. Năm 2002 ông cũng đoạt giải Pulitzer cho bình luận sáng suốt của ông về ảnh hưởng của mối đe dọa khủng bố với toàn cầu. Friedman đã nhận được Overseas Press Club giải thưởng cho cống hiến trọn đời, và được sắc phong của Vương Quốc Anh bởi Nữ Hoàng Elizabeth II. “Mỗi lời nói của Friedman trị giá 50,000 đô”. 2. Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ô liu” 2.1. Hoàn cảnh ra đời Là một cây bút bình luận quan hệ quốc tế của tờ New York Times, Thomas L.Friedman có điều kiện đi khắp thế giới, tiếp xúc với đủ loại người, chứng kiến nhiều biến cố lịch sử. Từ những kinh nghiệm ấy, Friedman đã viết cuốn “Chiếc Lexus và cây Ô liu”, in lần đầu vào năm 1999 và ngay lập tức trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất, được bàn tán nhiều nhất về toàn cầu hóa. 2.2. Nội dung Trong cuốn “Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu”, Thomas L.Friedman - người từng đoạt giải Pulitzer, bình luận viên quan hệ quốc tế của The New York Times - đưa ra Phòng marketing - Lớp K9405B 5 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu một cái nhìn xuyên suốt về hệ thống quốc tế mới đang làm biến đổi tình hình thế giới ngày nay. Toàn cầu hóa đã thay thế Chiến tranh Lạnh, mang lại sự hội nhập về tư bản, công nghệ và thông tin xuyên qua biên giới quốc gia – hội tụ nông dân Brazil, giới doanh nhân Indonesia, dân làng Trung Quốc và kỹ thuật viên ở Thung lũng Silicon vào một ngôi làng toàn cầu chung. Bạn không thể hiểu bản tin buổi sáng, biết nơi nào để đầu tư hay tiên liệu về tương lai nếu bạn không hiểu thấu đáo hệ thống mới này – đang ảnh hưởng sâu sắc đến hầu như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay. Friedman giải thích cho bạn nền kinh tế điện tử toàn cầu này là gì và cần làm gì để con người có thể tồn tại trong đó. Qua những câu chuyện sinh động từ những chuyến đi khắp nơi, Friedman miêu tả cuộc xung đột giữa Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu – tượng trưng cho quan hệ căng thẳng giữa hệ thống toàn cầu hóa hiện đại và những sức mạnh văn hóa, địa lý, truyền thống và cộng đồng từ ngàn xưa. Tác giả mô tả cặn kẽ sự chống đối mãnh liệt do toàn cầu hóa gây ra cho những con người bị thua thiệt. Tác giả cũng nói rõ những gì chúng ta cần làm để giữ cân bằng giữa chiếc xe Lexus và cây Ô Liu. Friedman đã mở rộng và cập nhật những lập luận và phân tích dễ gây tranh cãi, khiến cuốn sách trở nên thiết yếu đối với những ai quan tâm đến dòng chảy thế giới ngày nay. “Một cuốn sách đầy ấn tượng, gần như quán xuyến toàn bộ đặc điểm của một trật tự thế giới mới” (Francis Fukuyama, The New Statesman) “Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu có lẽ là cuốn sách không thể thiếu của thiên niên kỷ mới … Cực kỳ thông minh!” (The Dallas Morning News) “Cuốn Chiếc Lexus Và Cây Ô Liu đưa ra giải đáp hay nhất (và lý thú nhất) cho câu hỏi ‘Toàn cầu hoá là gì?’. Frieldman biết cách giải thích những điều cao siêu trong kỹ thuật và tài chính bằng những hình ảnh sinh động cùng lối so sánh rất thuyết phục… Frieldman không chấp nhận những giải đáp hiển nhiên. Ông cũng không phóng đại những nhận định của mình khi không có đủ chứng cứ – điều này đã tăng cường hơn nữa tính học thuật cho một cuốn sách vốn dĩ đã rất hay và dễ đọc.” (The New York Times) Phần đầu sách giải thích cách nhìn vào hệ thống toàn cầu hóa ngày nay và cách hệ thống hoạt động. Phần hai giải thích cách các quốc gia, cộng đồng, cá nhân và môi trường tương tác với hệ thống. Phần ba giải thích sự chống đối toàn cầu hóa. Và phần bốn giải thích vai trò độc đáo của Mỹ, cũng như nhu cầu cần phải đóng vai trò này để ổn định hệ thống mới. Và bây giờ chúng ta sẽ cùng bắt đầu hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Toàn cầu hóa là gì?” cùng tác giả của cuốn sách - Thomas L.Friedman. Phòng marketing - Lớp K9405B 6 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu PHẦN I:HIỂU HỆ THỐNG Sau thế chiến thứ hai, hệ thống thuộc địa hoàn toàn sụp đổ và thế giới được chia làm hai phe thù địch: phe Xã hội chủ nghĩa và phe Tư bản chủ nghĩa. Khi đó hai phe đóng chặt cửa với nhau về kinh tế một cách nghiêm ngặt, mọi hoạt động hai phe đều bị cách biệt bởi bức tường Berlin. Nhưng hệ thống Chiến tranh Lạnh cùng với bức tường Berlin rồi cũng sụp đổ để nhường chỗ cho một hệ thống mới hơn, năng động và hiện đại hơn - Hệ thống Toàn cầu hóa. Chương 1 HỆ THỐNG MỚI 1. Quá trình tan rã hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự ra đời của hệ thống mới Bạn biết đó, cuộc sống nào có ai tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Những gì đang đón đợi bạn thường không phải những gì mà bạn định trước. Thế giới cũng vậy, có những điều mà ta không thể ngờ đến. Như khi Mỹ trổi lên sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, bỗng nhiên cả thế giới trở thành sân chơi của Hoa kì, nơi nào cũng quan trọng vì mọi nơi đều có sự tranh giành với Liên Xô. Thế là hệ thống Chiến tranh Lạnh được hình thành, sản sinh ra bức tường lửa Berlin. Với sự tranh giành ảnh hưởng giữa tư bản phương Tây và cộng sản phương Đông, giữa Washington, Moskva và Bắc Kinh. Ngỡ như câu chuyện Thế giới chỉ dừng lại ở đó. Thế nhưng, cuối năm 1991, người ta một lần nữa chứng kiến thêm một sự kiện mang tính lịch sử - Liên Xô đang trong cơn hấp hối. Và thế rồi, chiếc lá cờ búa liềm của Liên Xô treo trên cung điện Kremlin ngày nào bỗng chốc đã không còn thấy nữa. Sự biến mất ấy đã mang đi cả hệ thống Chiến tranh Lạnh. Bức tường Berlin đã sụp đổ và Liên Xô là chuyện lịch sử. Một nước Nga hoàn toàn mới ra đời, dưới sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô cũ. Vậy cái gì đã thay vào chổ trống ấy? Vâng, đó chính là một hệ thống quốc tế mới - có lôgic, có quy luật, có áp lực và có động lực riêng – nó đáng được gọi bằng cái tên riêng: “Toàn cầu hóa”. Toàn cầu hóa không chỉ là một thứ mốt kinh tế, không phải là một khuynh hướng nhất thời. Nó là một hệ thống quốc tế – một hệ thống chủ đạo, thay thế Chiến tranh Lạnh sau khi bức tường Berlin sụp đổ. Phòng marketing - Lớp K9405B 7 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu 2. Tìm hiểu về Chiến tranh Lạnh Rõ ràng, không ai phủ nhận về hệ thống Chiến tranh Lạnh - cũng từng là một hệ thống quốc tế. Trước hết, khi nói về Chiến tranh Lạnh là nói đến sự chia cắt. Thế giới bị chia cắt ngang dọc thành nhiều cánh đồng vụn vặt manh mún. Quả thực hệ thống Chiến tranh Lạnh được tượng trưng bằng một từ: bức tường - bức tường Berlin. Chiến tranh Lạnh có cấu trúc quyền lực riêng, đó là cán cân lực lượng giữa Hoa Kỳ và Liên Bang cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết. Chiến tranh Lạnh có những luật lệ riêng: trong quan hệ đối ngoại, không một siêu cường nào muốn xâm nhập vào vùng ảnh hưởng của một siêu cường khác; trong kinh tế, những nước kém phát triển chú tâm vào việc phát triển những ngành công nghiệp quốc gia của riêng họ, các nước đang phát triển chú tâm tăng trưởng trên cơ sở xuất khẩu, các nước xã hội chủ nghĩa tập trung thắt lưng buộc bụng và phương Tây thì chăm chăm vào việc buôn bán có điều tiết. Nói cho đúng hơn, Chiến tranh lạnh là theo kiểu: “Đèn nhà ai nấy sáng”. Chiến tranh Lạnh có hệ tư tưởng riêng của nó, đó là cuộc chạm trán giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giai đoạn hòa hoãn, không liên kết hay cải tổ. Chiến tranh Lạnh có khuynh hướng về dân số riêng: di cư từ Đông sang Tây bị bức màn sắt ngăn trở, nhưng di cư từ miền Nam lên phía Bắc thì đều đặn hơn. Chiến tranh Lạnh có cái nhìn toàn cầu riêng: thế giới được chia thành phe xã hội chủ nghĩa, phe tư bản chủ nghĩa và phe trung lập; nước nào cũng thuộc về một trong những phe này. Chiến tranh Lạnh sinh ra những công nghệ định hình riêng: chủ đạo là vũ khí hạt nhân và cuộc cách mạng công nghệ lần thứ hai; nhưng đối với dân chúng ở các nước đang phát triển thì búa liềm vẫn là những công cụ gần gũi, bởi họ không chạy đua vũ trang. Chiến tranh Lạnh có thước đo riêng: số lượng tên lửa hạt nhân của mỗi bên. Do đó nó cũng tạo ra mối lo riêng, đó là sự hủy diệt hạt nhân. Tổng hợp những yếu tố trên đây ta thấy Chiến tranh Lạnh ảnh hưởng tới chính sách đối nội, mậu dịch và quan hệ đối ngoại của hầu hết mọi nước trên thế giới. Chiến tranh Lạnh không tạo lập tất cả nhưng lại định hình rất nhiều thứ. 3. Toàn cầu hóa và sự khác biệt của nó so với Chiến tranh Lạnh Chúng ta đang tiến từ một hệ thống xây dựng trên sự chia cắt, nhiều bức tường ngăn cách, đến một hệ thống được xây nên bằng sự hội nhập và mạng Internet. Trong thời Chiến tranh Lạnh ít ra có 2 người, Liên Xô và Hoa Kỳ, đứng chịu trách nhiệm. Và trong hệ thống toàn cầu hóa, chúng ta bám vào Internet, một biểu tượng cho thấy chúng ta ngày càng chặt chẽ hơn và không có ai đứng chỉ đạo cả. Khác với Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa không phải là một cục diện đông cứng, mà là một quá trình phát triển năng động. 3.1. Toàn cầu hóa: là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có - theo phương cách tạo điều kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Và cũng theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi Phòng marketing - Lớp K9405B 8 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu phí thấp hơn bao giờ hết. Quá trình toàn cầu hóa cũng khiến nãy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị hệ thống mới bỏ rơi. Động lực cho toàn cầu hóa là chủ nghĩa tư bản dựa trên kinh tế thị trường và nó lan vào hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, toàn cầu hóa hình thành cho riêng nó một hệ thống luật lệ kinh tế - luật lệ xoay quanh việc mở cửa, thả nổi và tư nhân hóa nền kinh tế, để nó có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút được nhiều hơn đầu tư nước ngoài. 3.2. Sự khác biệt giữa Toàn cầu hóa và Chiến tranh lạnh Không như Chiến tranh Lạnh, hệ thống Toàn cầu hóa mang một sắc thái văn hóa riêng, bao trùm và có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới một mức độ nhất định. Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng: vi tính hóa, thu nhỏ kich cỡ các loại thiết bị, số hóa, viễn thông vệ tinh, cáp quang và Internet, giúp cho việc vun đắp viễn cảnh hội nhập. Thước đo của thời Chiến tranh Lạnh là trọng lượng các loại tên lửa.; còn của Toàn cầu hóa là đơn vị tốc độ - tốc độ trong buôn bán, đi lại, liên lạc và sáng tạo. Do đó mà, nói đến Chiến tranh Lạnh là nói đến phương trình năng lượng và khối lượng của Anh-xtanh: E=mc 2 ; còn Toàn cầu hóa thì xoay quanh định luật Moore rằng: công suất tính toán của các con chíp silicon sẽ tăng gấp đôi trong vòng 18 đến 24 tháng, trong khi giá giảm còn một nửa. Trong thời Chiến tranh Lạnh, câu hỏi thường là "quý vị đứng về phe nào?", "tên lửa của bạn lớn đến đâu?"; còn trong Toàn cầu hóa người ta hay hỏi, "bạn kết nối với người khác ở mức độ nào?". Văn kiện chủ đạo của Chiến tranh Lạnh là "Hiệp Ước"; còn trong Toàn cầu hóa, văn kiện tối hậu là "Giao Kèo”. Nếu ví Chiến tranh Lạnh là một môn thể thao thì nó sẽ là một vật Sumo. Ngược lại, nếu Toàn cầu hóa là một môn thể thao thì đó sẽ là môn chạy nước rút 100 mét, liên tiếp, không ngừng nghỉ. Dù bạn thắng trong ngày hôm nay thì bạn sẽ phải đua tiếp vào ngày mai. Và nếu trong một phần trăm giây thì cũng tồi tệ như bạn bị chậm mất cả một giờ vậy. Chiến tranh Lạnh là một thế giới của "bạn" và "thù"; còn Toàn cầu hóa thì ngược lại, bạn cũng như thù, đều biến thành "những đối thủ cạnh tranh.". Nếu nỗi lo âu trong thời Chiến tranh Lạnh là khả năng bị kẻ thù hủy diệt, kẻ thù với danh tính rõ ràng, và trong một thế giới bị phân chia rành mạch, thì nỗi ám ảnh của thời Toàn cầu hóa chính là sợ sự thay đổi của một thứ kẻ thù mà bạn không nhìn thấy, cảm nhận hay sờ thấy được - một tâm lý lo lắng rằng công việc, cộng đồng hay môi trường làm việc của bạn có thể bị những thế lực kinh tế và công nghệ không ổn định khiến cho thay đổi. Bởi thế mà hệ thống phòng ngự trong Chiến tranh Lạnh là radar - dùng để phát hiện những đe dọa từ bên kia bức tường; còn hệ thống phòng thủ đặc trưng của toàn cầu hóa là chiếc máy X quang - dùng để tìm những hiểm họa ngay từ bên trong. Toàn cầu hóa cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng - sự dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời sống nông nghiệp ra thành thị. Trong Chiến tranh Lạnh các quốc gia đối đầu, đối trọng và liên kết với nhau. Và Chiến tranh Lạnh được cân bằng bởi hai siêu cường: Hoa Kỳ và Liên Xô. Còn Toàn cầu hóa thì được xây dựng quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo và quan hệ tương hỗ lẫn nhau, đó là: Phòng marketing - Lớp K9405B 9 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu - Thứ nhất: giữa các quốc gia với nhau. Trong toàn cầu hóa, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, các nước khác đều ít nhiều phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối trọng quyền lực giữa Hoa Kỳ và các nước khác vẫn đóng vai trò duy trì ổn định cho toàn hệ thống. - Thứ hai: giữa các quốc gia và các thị trường toàn cầu. Các thị trường toàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư – “Bầy thú điện tử” - di chuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới bằng cách nhấp chuột máy tính, và "Những Siêu Thị" - các trung tâm tài chính toàn cầu như phố Wall, Hongkong, London và Frankfurt. Chúng tác động trực tiếp đến các quốc gia, thậm chí gây sụp đổ chính phủ. - Thứ ba: giữa các cá nhân và các nhà nước. Do toàn cầu hóa đã phá đi nhiều bức tường ngăn cách dân chúng, và nối cả thế giới vào một ngôi làng toàn cầu chung nên các cá nhân có thể công diễn trực tiếp trên sân khấu thế giới mà không cần đến sự giúp đỡ môi giới của nhà nước. Vâng, để hiểu được hệ thống Toàn cầu hóa thì chúng ta phải mất rất nhiều thời gian, để hiểu hệ thống không thôi cũng cần phải đào tạo lại. Bởi cũng giống như Chiến tranh lạnh, Toàn cầu hóa đến với chúng ta trước khi chúng ta có khả năng nhận biết và hiểu được nó; nhưng lại khác với Chiến tranh Lạnh - nơi mọi thứ được định hình xung quanh các siêu cường, Toàn cầu hóa được xây dựng với sự tham gia của các Siêu Thị và các cá nhân có quyền lực lớn. Hệ thống Toàn cầu hóa còn quá nhiều điều mới mẻ. Nó phức tạp hơn những gì mà chúng ta nghĩ. Để có thể hiểu rõ và có cái nhìn bao quát thì quả thực chẳng dể dàng chút nào. Do đó, chúng ta không những phải cần biết nắm bắt thông tin trên toàn cầu mà cần biết trao đổi, phân loại và tiếp thu một cách tích cực về các thông tin ấy, cần có sự liên kết giữa các thông tin với nhau và với các thông tin từ nhiều lĩnh vực khác nữa trong cuộc sống. Chương 2 TRAO ĐỔI THÔNG TIN Thế giới là một mớ hỗn loạn của quá nhiều thông tin. Những khối thông tin dày đặc, khổng lồ và không ngừng xuất hiện mỗi lúc một nhiều hơn, nhất là trong thời đại của Toàn cầu hóa. Do đó đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi tổ chức cần phải nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chính xác nếu muốn tồn tại trong thế giới mới ấy. Bởi vậy một nhu cầu mới đặt ra đó là, có rất nhiều tổ chức hiện đang rất cần có người loại bỏ cho họ những sự hỗn loạn. Và những người đó không ai khác chính là các nhà báo và chuyên gia giỏi, họ biết được thông tin giá trị và chuyển đến nơi nào cần thiết. Tuy nhiên có những lúc, một số chuyên gia và nhà báo có thể sẽ bịa ra thông tin để tạm thời lập lại trật tự hay gạt bỏ đi sự hỗn loạn. Thế nhưng trong cuộc sống toàn cầu hóa nếu lúc nào cũng bịa đặt như vậy thì nhất định họ sẽ không thể tồn tại lâu dài và không thể hiểu được trật tự từ những vụ hỗn loạn. Phòng marketing - Lớp K9405B 10 [...]... Toàn cầu hóa ngày càng lan rộng thì ở các quốc gia bắt đầu nảy sinh cuộc chạm trán giữa chiếc Lexus và cây Ôliu Cụ thể là thế nào thì tiếp theo sau đây sẽ nói về điều đó Chương 3 CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU Chiếc Lexus – cây ô liu Qua hình ảnh những người Nhật dùng robot tự động, hiện đại để sản xuất chiếc xe hơi Lexus sang trọng, hình ảnh những con tàu siêu tốc hình viên đạn chạy với tốc độ 180 dặm một... đồng hóa có tốc độ chóng mặt như chiếc Lexus Nếu không bị kiểm soát chặt chẽ, những nguồn lực này, nó có thể nhổ bật các giá trị văn hóa, nhổ bật gốc Ôliu mà ta không hề hay biết Tiêu đề cuốn sách gợi từ hai hình tượng: nhà máy sản xuất ô tô Lexus của Nhật đại diện cho thế giới hiện đại và cây Ô liu là biểu tượng của sự độc đáo, là cội rễ của chúng ta Chiếc Lexus và cây Ô liu tượng trưng khá hay cho thời... sắc cá nhân, sự mưu cầu vật chất tốt hơn và bản sắc cộng đồng đang phát triển ra sao trong thời đại tòan cầu hóa ngày nay Đó chính là tấn kịch giữa xe hơi Lexus và cây ô liu Tấn kịch giữa xe Lexus và cây ô liu  Cuộc vật lộn giữa chiếc Lexus và cây ô liu trong hệ thống toàn cầu hóa được thể hiện trong cuộc trưng cầu dân ý tại Na Uy năm 1994 về vấn đề đất nước này có nên gia nhập Liên hiệp châu Âu hay... Đành rằng cây Ô liu chiếm thượng phong ở Ấn Độ trong một thời gian, nhưng đã khiến cho nước này trả một giá đáng kể “Trong thời toàn cầu hóa, bạn không thể vượt ra khỏi toàn cầu hóa Trước hay sau thì chiếc Lexus sẽ đuổi kịp bạn”….Vậy nên, một năm rưỡi sau đó, Đảng BJP đã tuyên bố sẽ chuyển sang ưu tiên kinh tế Phòng marketing - Lớp K9405B Chiếc xe Lexus và cây Ôliu 14  Trường hợp chiếc xe Lexus không... là: Chính những gì chúng ta coi là chuyện tầm phào trong bữa Phòng marketing - Lớp K9405B Chiếc xe Lexus và cây Ôliu 12 tiệc cocktail ấy nay đã trở thành yếu điểm của tòan cục! Vì vậy, chính tác giả Thomas L.Fiedman cũng đã tổ chức một bữa tiệc cocktail của riêng mình với khai vị là món “Chiếc Lexus và cây ô liu” Nào, ta hãy cùng thưởng thức! Càng quan sát hoạt động của hệ thống toàn cầu hóa, ta càng... những rặng cây Ô liu khỏe khoắn sẽ không bao giờ có được cảm giác nguồn gốc được duy trì hay an tâm để có thể đón nhận và hội nhập với thế giới Nhưng một đất nước mà chỉ có những rặng Ô liu không thôi, chỉ lo giữ cội rễ, mà không có xe Lexus, thì sẽ không bao giờ tiến xa được Giữ cân bằng giữa hai yếu tố nói trên là một cuộc vật lộn triền miên Phòng marketing - Lớp K9405B Chiếc xe Lexus và cây Ôliu 15... một tượng trưng khá hay cho thời Hậu Chiến tranh Lạnh - Chiếc Lexus và cây ô liu Ô liu là loại cây quan trọng Chúng đại diện cho những gì là gốc rễ của chúng ta, che chở chúng ta và đưa chúng ta vào thế giới này, chúng là tài sản của một gia đình, một cộng đồng, một bộ tộc, một đất nước, một tôn giáo hay một nơi được gọi là quê hương Cành cây Ô liu cho ta mái ấm gia đình, niềm vui cá nhân, sự gần gũi... xe Lexus và cây Ô liu: Trên chuyến bay hãng hàng không Gulf Air từ Bahrain sang London, một kênh truyền hình trong khoang hạng thương gia có hệ thống định vị, chỉ chính xác cho hành khách cự ly và vị trí của chiếc máy bay di chuyển so với thánh địa Mecca để hành khách quay đầu chính xác về hướng Mecca quỳ cầu nguyện  Và sau cùng là dẫn chứng mà tác giả thích nhất về “Cuộc gây hấn giữa xe Lexus và cây. .. khác trong đó cây Ô liu bóc lột chiếc xe Lexus được ghi trong tạp chí The Economist ngày 14/8/1999, nhan đề “Những kẻ côn đồ trên mạng” Bài báo viết về việc những tên côn đồ đã dùng internet để trao đổi thông tin tổ chức các cuộc ẩu đả bạo lực, hay nói cách khác là internet đã bị biến thành kênh thông tin công khai cho những tên côn đồ này liên lạc với nhau  Cây Ô liu vu cáo chiếc xe Lexus rồi đến... động lực không kém phần quyết định của nhân loại – động lực tồn tại, cải tiến, làm giàu và hiện đại hóa – hiện hữu rành rành trong hệ thống toàn cầu hóa ngày Phòng marketing - Lớp K9405B Chiếc xe Lexus và cây Ôliu 13 nay Chiếc xe cũng đại diện cho những thị trường công nghệ vi tính, phục vụ cho việc nâng cao điều kiện sống ngày nay Nhưng chính xác điều mà chúng ta đang quan sát trong hệ thống tòan cầu . Chiếc xe Lexus và cây Ôliu Luận văn Đề tài: Chiếc xa Lexus và cây Ôliu Phòng marketing - Lớp K9405B 1 Chiếc xe Lexus và cây Ôliu MỤC LỤC Lời mở đầu 4 GIỚI THIỆU TÁC. nói về điều đó. Chương 3 CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU Chiếc Lexus – cây ô liu Qua hình ảnh những người Nhật dùng robot tự động, hiện đại để sản xuất chiếc xe hơi Lexus sang trọng, hình ảnh những. cầu hóa ngày nay. Đó chính là tấn kịch giữa xe hơi Lexus và cây ô liu. Tấn kịch giữa xe Lexus và cây ô liu  Cuộc vật lộn giữa chiếc Lexus và cây ô liu trong hệ thống toàn cầu hóa được thể hiện

Ngày đăng: 28/07/2014, 06:21

Mục lục

  • Lời mở đầu

  • GIỚI THIỆU TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

    • 1. Tác giả - Thomas Loren Friedman

    • 2. Tác phẩm “Chiếc Lexus và cây Ô liu”

    • PHẦN I:HIỂU HỆ THỐNG

      • Chương 1

      • HỆ THỐNG MỚI

      • Chương 2

      • TRAO ĐỔI THÔNG TIN

      • Chương 3

      • CHIẾC XE LEXUS VÀ CÂY ÔLIU

      • Chương 4

      • RỒI NHỮNG BỨC TƯỜNG

      • THEO NHAU SỤP ĐỔ

      • Chương 5

      • SUY GIẢM HỆ MIỄN NHIỄM MICROCHIP

      • Chương 6

      • CHIẾC ÁO NỊT VÀNG

      • Chương 7

      • BẦY THÚ ĐIỆN TỬ

      • Phần II:

      • KẾT NỐI VÀO HỆ THỐNG

        • Chương 8

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan