Luận văn : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN CƠ CHẤT QUEN THUỘC (MẠT CƯA, BÃ MÍA, RƠM) ĐỂ TRỒNG NẤM HẦU THỦ HERICIUM ERINACEUM (BULL.:FR.) PERS part 6 pdf

10 528 7
Luận văn : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGUỒN CƠ CHẤT QUEN THUỘC (MẠT CƯA, BÃ MÍA, RƠM) ĐỂ TRỒNG NẤM HẦU THỦ HERICIUM ERINACEUM (BULL.:FR.) PERS part 6 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

4.2.2.2 Urê  Tốc độ lan tơ Bảng 4.5 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Nồng độ urê (‰) 0 0.5 1 Mạt cưa 3,53 ± 0,16 2,68 ± 0,16 2,76 ± 0,12 Bã mía 4,03 ± 0,25 3,16 ± 1,98 3,29 ± 2,13 Rơm 4,42 ± 0,14 - - Ghi chú: ” – “ : không mọc, không ghi nhận được Biểu đồ 4.4 Tốc độ lan tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê 0 1 2 3 4 5 0 0.5 1 Nồng độ urê (‰) Tốc độ lan tơ (mm/ngày) Mạt cưa Bã mía Rơm Hình 4.8 Tơ của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Ghi chú: M 0.5, M1: mạt cưa bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰ B 0.5, B1 : bã mía bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰ R 0.5, R1 : rơm bổ sung urê 0,5 ‰, 1 ‰ Nhận xét - Qua biểu đồ nhận thấy khi bổ sung urê bã mía và mạt cưa tơ lan chậm hơn so với đối chứng. Riêng đối với rơm tơ hầu như không mọc. - Đối với mạt cưa và bã mía tốc độ lan tơ tỉ lệ thuận với nồng độ urê bổ sung. - Qua kết quả tốc độ lan tơ nhận thấy đối với nấm hầu thủ bổ sung urê không thích hợp. Bã mía Mạt cưa Rơm B 0 B 0.5 B 1 M 0 M 0.5 M 1 R 0 R 0.5 R 1  Năng suất Bảng 4.6 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Nồng độ urê (‰) 0 0.5 1 Mạt cưa 11,86 ± 2,31 13,42 ± 1,32 13,59 ± 0,12 Bã mía 20,17 ± 2,31 21,54 ± 1,68 21,83 ± 2,56 Rơm 8,13 ± 2,32 - - 0 5 10 15 20 25 0 0.5 1 Nồng độ urê (‰) Năng suấ t trung bình (%) Mạt cưa Bã mía Rơm Biểu đồ 4.5 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Nhận xét: - Khi bổ sung urê , trên cơ chất mạt cưa và bã mía cho năng suất cao hơn so với đối chứng (không bổ sung dinh dưỡng). Năng suất tỉ lệ thuận với nồng độ urê bổ sung. Năng suất của nấm trồng trên bã mía cao hơn so với trồng trên mạt cưa. - Đối với rơm khi bổ sung urê tơ không mọc nên không tính được năng suất. 4.2.2.3 Công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất Theo những kết quả ở trên nhận thấy ở rơm nghiệm thức bổ sung 10 % cám (R10) cho kết quả tốt nhất về năng suất nên chọn R10 làm nghiệm thức để so sánh với bã mía và mạt cưa. Đối với mạt cưa và bã mía cũng vậy, nghiệm thức B10 và M10 là tốt nhất. So sánh tốc độ lan tơ trung bình và năng suất trung bình ở công thức phối trộn tối ưu trên 3 loại cơ chất và lấy M0 làm đối chứng. Bảng 4.7 Tốc độ lan tơ và năng suất của nấm hầu thủ ở công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất Nghiệm thức M10 B10 R10 M0 Tốc độ lan tơ (mm/ngày) 3,32 ± 0,18 3,76 ± 0,75 3,81 ± 1,21 3,53 ± 0,16 Năng suất trung bình (%) 18,56 ± 1,45 30,44 ± 1,63 9,78 ± 2,01 11,86 ± 2,31 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 M10 B10 R10 M0 Nghiệm thức Tốc độ lan tơ trung b ình (mm/ngày) 5 10 15 20 25 30 35 Năng suất trung bình (%) Tốc độ lan tơ trung bình (mm/ngày) Năng suất trung bình (%) Biểu đồ 4.6 Tốc độ lan tơ và năng suất của nấm hầu thủ ở công thức tối ưu trên 3 loại cơ chất Nhận xét: Qua biểu đồ nhận thấy trên môi trường rơm bổ sung 10 % cám cho tốc độ lan tơ nhanh nhất (3,81 ± 1,21 mm/ngày), đạt 107,9 % so với đối chứng (M0). Tuy nhiên năng suất trên môi trường này thấp nhất (9,78 ± 2,01 %), đạt 82,46 % so với đối chứng. Trên môi trường bã mía bổ sung 10 % cám tốc độ lan tơ chậm hơn nhưng năng suất cao nhất, đạt 256,66 % so với đối chứng. Trên mạt cưa bổ sung 10 % cám tốc độ lan tơ chậm nhất (3,32 ± 0,18 mm/ngày), đạt 94,05 % so với đối chứng nhưng năng suất cao hơn đối chứng, đạt 156,49 % so với đối chứng. Qua kết quả thu được cho thấy, cơ chất rơm không thích hợp cho trồng nấm hầu thủ. 4.2.3 Phân tích một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm nuôi trồng Kết quả nghiên cứu trong đề tài này cho thấy mạt cưa và bã mía thích hợp cho trồng nấm hầu thủ. Trong sản xuất chúng ta không những quan tâm đến năng suất mà còn quan tâm đến dinh dưỡng của nấm. Dinh dưỡng của nấm bao gồm nhiều yếu tố như: tỉ lệ đường, đạm (protein), béo (lipid), khoáng (tro); các chỉ tiêu về nguyên tố đa lượng, vi lượng, … Dinh dưỡng nấm trồng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: loại cơ chất, dinh dưỡng bổ sung, nước tưới, điều kiện nuôi trồng (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng)… Tuy nhiên, trong điều kiện của đề tài nên chỉ chọn phân tích một vài chỉ tiêu dinh dưỡng (đường, khoáng (tro), đạm (protein), béo (lipid) ) của nấm. Vì những nghiệm thức khác không có giá trị trong nuôi trồng do đó chỉ chọn những nghiệm thức có giá trị để khảo sát chỉ tiêu dinh dưỡng là B10, M10. Bảng 4.8 Hàm lượng một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm hầu thủ (tỉ lệ % tính trên nấm khô) Nghiệm thức Protein Lipid Đường Tro M10 20,18 6,64 0,52 5,54 B10 21,26 5,45 0,48 5,12 ĐC 18,49 5,72 0,51 6,12 Ghi chú: ĐC : nấm do Viện Di truyền Nông nghiệp Hà Nội nuôi trồng 5.54 0.52 6.64 20.18 5.12 0.48 5.45 21.26 6.12 0.51 5.72 18.49 0 5 10 15 20 25 Protein Lipid Đườ ng Tro Chỉ tiêu Hàm lượng (%) M10 B10 Đ C Biểu đồ 4.7 Hàm lượng một vài chỉ tiêu dinh dưỡng của nấm hầu thủ Qua biểu đồ nhận thấy + Về hàm lượng protein: cao nhất ở nghiệm thức B10 (21,26 %), thấp nhất ở nghiệm thức ĐC (18,49 %). + Về hàm lượng lipid: cao nhất ở nghiệm thức M10 (6,64 %), nghiệm thức B10 và đối chứng chênh lệch không đáng kể. + Về hàm lượng đường: trên tất cả các nghiệm thức đều ngang nhau, sự khác biệt không đáng kể. Điều này cho thấy hàm lượng đường gần như không thay đổi khi nuôi trồng trên các cơ chất khác nhau. + Về hàm lượng tro: cao nhất ở nghiệm thức ĐC (6,12 %), thấp nhất ở nghiệm thức B10 (5,12 %). 4.2.4 Phân tích tinh dầu nấm hầu thủ Nấm hầu thủ khi làm khô có mùi tôm hùm rất đặc trưng. Để tìm hiểu thêm về khả năng tạo hương của nấm, chúng tôi thử phân tích thành phần tinh dầu của nấm. Kết quả thu nhận ở bảng 4.9 và bảng 4.10 Bảng 4.9 Hàm lượng tinh dầu có trong nấm hầu thủ (tỉ lệ % tính trên nấm khô) Qua 3 lần ly trích tinh dầu nấm hầu thủ (mỗi lần sử dụng 100 g nấm khô), nhận thấy rằng hàm lượng tinh dầu trung bình trong nấm hầu thủ khô là 0,0398 % . Qua đánh giá cảm quan nhận thấy tinh dầu có mùi đặc trưng của nấm hầu thủ (mùi tôm hùm), vị chát, màu vàng nhạt, trong suốt. Lượng tinh dầu thu được phân tích bằng kỹ thuật sắc kí khí ghép khối phổ (GC – MS) cho kết quả về thành phần hóa học như sau. Bảng 4.10 Thành phần hóa học của tinh dầu nấm hầu thủ STT Tên các chất Thời gian xuất hiện (phút) Tỷ lệ % trong tinh dầu 1 Benzene acetaldehyd 13.80 0,09 2 1,2-Benzene dicarboxylic acid, dibutyl ester 50.60 0,89 3 Hexadecanoic acid Tetradecanoic acid 51.66 31,96 4 Z-9,17-Octadecadienal Z,Z-9,12-Octadecadienoic acid 55.88 39,44 5 Z-9-Octadecenoic acid 55.95 17,09 6 Octadecanoic acid 9,12-Octadecadienal 56.14 4.01 7 Octadecanoic acid, ethyl ester Hexadecanoic acid, ethyl ester 56.34 3,24 8 1-Docosene 1-Dotriacontanol 59.02 0,29 Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình Hàm lượng tinh dầu (%) 0,0298 0,0531 0,0365 0,0398 Trong phạm vi đề tài và điều kiện có hạn, kết quả chỉ là bước đầu nghiên cứu về hương nấm. Cần có những nghiên cứu sâu thêm để xác định những chất chính tạo hương ở nấm hầu thủ và các tác nhân chi phối đến khả năng tạo hương ở nấm. Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN Qua các thí nghiệm rút ra các kết quả sau 1. Khảo sát trên các cơ chất nuôi trồng khác nhau + Về tốc độ lan tơ: theo thứ tự rơm > bá mía > mạt cưa. + Về năng suất: theo thứ tự bã mía > mạt cưa > rơm. + Bã mía và mạt cưa thêm cám 10 % cho năng suất và tốc độ lan tơ cao nhất. + Urê ít ảnh hưởng lên năng suất và tốc độ lan tơ. 2. Một vài chỉ tiêu dinh dưỡng trên các nghiệm thức tối ưu (M10, B10) + Protein: quả thể trên bã mía có hàm lượng cao nhất (21,26 %) + Lipid: quả thể trên mạt cưa có hàm lượng cao nhất (6,64 %) + Đường: hàm lượng ở các lô thí nghiệm gần như không thay đổi. + Tro: quả thể trên mạt cưa có hàm lượng cao hơn so với quả thể trên bã mía. 3. Tinh dầu nấm + Hàm lượng: 0,0398 % + Thành phần hóa học: Benzen acetaldehyd 1,2-Benzen dicarboxylic acid, Dibutyl ester Hexadecanoic acid; Tetradecanoic acid Z-9,17-Octadecadienal; Z,Z-9,12-Otadecadienoic acid Z-9-Octadecenoic acid; Octadecanoic acid; 9,12-Octadecadienal Octadecanoic acid, ethyl ester; Hexadecanoic acid, ethyl ester 1- Docosene; 1-Dotriacontanol. 5.2 ĐỀ NGHỊ - Tiếp tục nghiên cứu cải tạo giống để đưa ra những giống cho năng suất cao và thích nghi với điều kiện nhiệt đới. - Tìm hiểu bệnh lí để hoàn thiện qui trình trồng giống nấm này ở nước ta. - Xác định những chất chính và các tác nhân chi phối đến khả năng tạo hương ở nấm hầu thủ. - Phân tích dược tính và nghiên cứu cách chế biến các sản phẩm từ nấm để phát triển nuôi trồng loài nấm này. Phần 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Trịnh Tam Kiệt, 1981. Nấm lớn ở Việt Nam. Tập I. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Lê Văn Liễu, 1978. Một số nấm ăn được và nấm độc ở rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Lê Xuân Thám, Lê Viết Ngọc, Hoàng Thị Mỹ Linh, T. Kume, 1998. Nghiên cứu nuôi trồng nấm hầu thủ Hericium erinaceum. Tạp chí dược học, số 7, Hà Nội. 4. Lê Xuân Thám, 1999. Nấm trong công nghệ và chuyển hóa môi trường. Nấm hầu thủ Hericium erinaceum. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Lê Xuân Thám, 2000. Từ việc phát hiện yếu tố đối kháng Receptor Opioid Kappa ở nấm hầu thủ và long tu đến bài thuôc cai nghiện ma túy. Tạp chí Khoa học phổ thông, số 579, tr. 21 – 23, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Lê Duy Thắng, 1993. Kỹ thuật trồng nấm. Tập I. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh. TIẾNG ANH 7. Hibbett, D. S., Pine, M. E., Langer, G. and Donoghue, J. M., 1997. Evolution of gilled mushroom and puffballs inferred from ribosomal DNA sequences. Proc. Natl. Acad.Sci. USA, Vol. 94: 12002 – 12006. 8. Mizuno, T., 1992. Development and ultilization of bioactive subtances from medicinal and mushroom. Fungi (7): Yamabushitake, Hericium erinaceum. The Chemical Times, No. 1: 8 – 13. 9. Mizuno, T., 1995. Yamabushitake, the Hericium erinaceum: Bioactive substances and medicinal utilization. Food Rev. Int. 11 (1): 173 – 178. 10. Mizuno, T., 1998. Bioactive substances in Yamabushitake, the Hericium erinaceum fungus, and its medicinal utilization. Foods Food Ingredients J. Jpn. No. 175: 105 – 114. WEBSITE 11. Basidiomycota . urê ( ) Năng suấ t trung bình ( %) Mạt cưa Bã mía Rơm Biểu đồ 4.5 Năng suất của nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Nhận xét: - Khi bổ sung urê , trên cơ chất mạt cưa và bã mía cho năng. nấm hầu thủ trên cơ chất bổ sung urê Nồng độ urê ( ) 0 0.5 1 Mạt cưa 3,53 ± 0, 16 2 ,68 ± 0, 16 2, 76 ± 0,12 Bã mía 4,03 ± 0,25 3, 16 ± 1,98 3,29 ± 2,13 Rơm 4,42 ± 0,14 - - Ghi ch : ” – “ :. nuôi trồng trên các cơ chất khác nhau. + Về hàm lượng tro: cao nhất ở nghiệm thức ĐC (6, 12 %), thấp nhất ở nghiệm thức B10 (5,12 %). 4.2.4 Phân tích tinh dầu nấm hầu thủ Nấm hầu thủ khi

Ngày đăng: 28/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan