ĐIỀU TRỊ VIÊM VI CẦU THẬN CẤP ppsx

9 620 0
ĐIỀU TRỊ VIÊM VI CẦU THẬN CẤP ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRỊ VIÊM VI CẦU THẬN CẤP MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. Xác định chẩn đoán đúng theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. 2. Thực hiện phác đồ điều trị sớm, thích hợp, ngăn ngừa chuyển sang thể mạn tính. 3. Biết được đây là bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn. Biết cách theo dõi và phòng ngừa biến chứng. NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. NGUYÊN NHÂN: 1.VVCTC hậu nhiễm liên cầu trùng tan huyết nhóm A ( Streptocoque B hemolytique ) type A 2. VVCTC không phải do nhiễm liên cầu trùng a. Do những vi trùng khác :  Sau viêm nội tâm mạc  Sau nhiễm trùng huyết  Sau viêm phúc mạc do phế cầu  Sau bệnh lý thương hàn  Sau bệnh lý da liễu ( Giang mai thời kỳ II )  Nhiễm trùng huyết do nhiễm não mô cầu b. Do siêu vi :  Viêm gan siêu vi trùng  Quai bị  Thuỷ đậu  Đậu mùa  Echo virus  Coxsackie Virus c. Do KST :  Ký sinh trùng sốt rét  Toxoplasmose 3. Các bệnh đa cơ quan : - Lupus ban đỏ rải rác - Viêm đa động mạch - Ban xuất huyết của Scholein Henoch - Hội chứng Goodpaster 4. Các bệnh tiên phát ở vi cầu thận : - Viêm vi cầu thận cấp với sang thương màng và tăng sinh - Viêm vi cầu thận cấp với sang thương tăng sinh đơn thuần 5. Các trường hợp khác: - H/C Guillian - BaBarré - Do nguyên nhân chiếu xạ bướu Wilms - Sau chích ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván - Bệnh huyết thanh II. TRIỆU CHỨNG : 1./ LÂM SÀNG : Bệnh nhân bị nhiễm liên cầu trùng với triệu chứng sốt, đau họng khoảng 10 ngày. Sau khi hết nhiễm trùng toàn thân thì bắt đầu xuất hiện triệu chứng của viêm vi cầu thận cấp. Bệnh nhân mệt mỏi, ăn kém ngon, đau lưng, phù toàn thân xuất hiện với các triệu chứng sau: - Đau hố thận hoặc đau hố thắt lưng - Phù thận : phù từ mi mắt đến cổ chân,sau đó lan ra toàn thân,phù mềm trắng ấn lõm, có thể có báng bụng hoặc tràn dịch màng phổi. - Các rối loạn về huyết động học :  Tăng huyết áp xuất hiện trong 50% trường hợp  Đôi khi bệnh nhân có triệu chứng xuất hiện giống suy tim: Tĩnh mạch cổ nổi, gan to đau, rales ẩm ở phổi. Tăng huyết áp keöm theo rối loạn điện giải có thể kèm theo triệu chứng thần kinh:nhức đầu, ói mửa, kinh giật. Trong trường hợp này chọc dịch tuỷ sống, áp lực tăng chứng tỏ có phù não bộ. - Tiểu ít, tiểu máu ( nước tiểu có màu giống như nước rửa thịt) Nước tiểu < 300 - 500 ml/24h Tiểu máu đại thể rỏ rệt trong các ngày đầu, giảm dần sau đó chỉ thấy tiểu máu vi thể. 2./ CẬN LÂM SÀNG:  Nước tiểu : - Tiểu ít - Tỉ trọng tăng 1015  1020 - Protein niệu < 2- 4g/24h - Nước tiểu có HC, trụ HC. Trụ HC chứng tỏ bệnh đang tiến triển - Nồng độ Uré trong nước tiểu cao - Nồng độ Na + trong nước tiểu thấp.  Máu: - Uré, creatinin tăng trong 50% các trường hợp. - Độ thanh lọc vi cầu thận giảm tạm thời. - Nồng độ kháng thể chống Streptolysine O tăng - ASO > 125 UI Tăng cao nhất trong 3 tuần đầu, sau đó giảm dần sau 6 tháng - VS tăng : 30-60 mm/h1 - HCT và Protid máu giảm do tăng thể tích huyết tương III. ĐIỀU TRỊ : 1. Nằm nghỉ tuyệt đối trong thời gian bệnh đang tiến triển nặng 2. Hạn chế ăn đạm nếu Uré máu tăng : - Ăn đạm : 0,5g/kg/ngày : người lớn 1g/kg : Trẻ em - Hạn chế muối: 1g/24h : nếu thiểu niệu 5g/24h : nếu bệnh nhân lợi niệu 3. Thuốc lợi tiểu: Dùng nhóm Furosemide IV hoặc uống Lợi tiểu thẩm thấu + chống phù não: - Manitol 0,5g/kg(Tiêm tĩnh mạch trong 5-10 phút), hay truyền tĩnh mạch :250ml loại 20%=100 giọt /phút. 4. Thuốc hạ huyết áp nếu huyết áp cao trầm trọng  Clonidin : 0,2-2mg/ ngày Đây là loại thuốc hạ áp kích thích  2 giao cảm không làm giảm độ lọc tại vi cầu thận. Biệt dược : + Catapres viên 0,1- 0,2- 0,3mg + Catapressan viên 0,15 mg Liều đầu tiên 0,1 mg tăng dần lên 0,2 - 2mg/24h ,đến khi đạt được hiệu quả  Prazosin : 3-7,5mg/ngày, viên 1mg- 5mg Là thuốc đối kháng  1 hệ giao cảm Biệt dược : Minipress * viên = 1-5mg Liều khởi đầu 1mg và tăng lên từ từ đến 3-7,5mg/24h Hoặc Alpha methyl dopa : Aldomet * 0,25g/viên Liều 0,5-1,5g/ngày (2 - 6viên/ngày) 5. Kháng sinh: Nếu có bằng chứng về nhiễm LCT - Dùng Penicilline G 2 triệu UI/ngày chia làm 2 lần IM test - Penicilline V 500.000 UI x 4 lần/ngày - Methicilline 4g/ngày IM - Hoặc Erythromycine: uống 1-1,5g/ngày ( thời gian dùng thuốc 7-10 ngày) 6. Nếu có suy tim: - Uống Digoxine 0,25mg/v.Uống 1viên 1lần 7.Lọc thận nhân tạo nếu có thiểu niệu trầm trọng K + trong máu tăng cao. * Tiên lượng: Sau 15 ngày bệnh giảm dần nhưng huyết áp còn cao TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. The Washington Manual of Medical Therapeutics- 1998. 2. Điều trị học nội khoa- Bộ môn nội, ĐH Y khoa Hà Nội- Nhà xuất bản y học 2003. . - Hội chứng Goodpaster 4. Các bệnh tiên phát ở vi cầu thận : - Vi m vi cầu thận cấp với sang thương màng và tăng sinh - Vi m vi cầu thận cấp với sang thương tăng sinh đơn thuần 5. Các trường. ĐIỀU TRỊ VI M VI CẦU THẬN CẤP MỤC TIÊU BÀI GIẢNG 1. Xác định chẩn đoán đúng theo tiêu chuẩn lâm sàng và cận lâm sàng. 2. Thực hiện phác đồ điều trị sớm, thích hợp, ngăn. huyết  Sau vi m phúc mạc do phế cầu  Sau bệnh lý thương hàn  Sau bệnh lý da liễu ( Giang mai thời kỳ II )  Nhiễm trùng huyết do nhiễm não mô cầu b. Do siêu vi :  Vi m gan siêu vi trùng

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan