ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN pptx

10 661 1
ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN ThS Nguyễn Thị Bạch Huệ MỤC TIÊU HỌC TẬP : 1. Nhớ lại chẩn đoán VĐT mãn theo từng nguyên nhân 2. Nêu nguyên tắc điều trị VĐT mãn. 3. Trình bày điều trị cụ thể VĐT mãn theo nguyên nhân I. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ : 1. Tiết chế ăn uống : giảm mỡ, giảm rau sống và rau quả xanh 2. Điều chỉnh rối loạn đi tiêu: Tùy theo bệnh nhân tiêu chảy hay táo bón - Táo bón: Dùng thuốc nhuận tràng, tốt nhất là loại nhuận tràng thẩm thấu ( Macrogol ), nhóm xơ thực vật, - Tiêu chảy: Dùng thuốc băng niêm mạc đại tràng là thích hợp nhất ( Smecta, Actapulgite, ) 3. Điều trị triệu chứng: - Giảm đau - Điều chỉnh nhu động đại tràng : * Nhóm Trimebutin ( Debridat, Tritin, ) + Cơ chế tác dụng tương tợ Enkephalin + Thuốc có khả năng điều hòa rối loạn cơ năng nhu động ruột ( tăng hoặc giảm nhu động ) về nhịp bình thường . + Liều dùng: 1- 2 viên x 3 lần / ngày * Nhóm Mebeverine Hydrochloride ( Duspatalin ) + Thuốc có tác dụng chống co thắt hướng cơ qua cơ chế chẹn kênh Natri và Caxi tại màng tế bào cơ trơn của ruột. + Liều dùng: 1 - 2 viên x 3 lần / ngày - Tâm lý liệu pháp, trấn an bệnh nhân 4. Điều trị nguyên nhân 2. ĐIỀU TRỊ CỤ THỂ THEO NGUYÊN NHÂN: 2.1. Điều trị VĐT mãn do lao : 2.1.1. Thuốc kháng lao : các công thức : - 3SHZ + 6 - 9SH ( HZ ) - 3REH (RZH) + 6 - 9 REH ( RZH ) - 2 REZH + 4 - 6 REZ H Thực tế thời gian điều trị kéo dài hơn lao phổi. 2.1.2. Corticoid : - Điều trị tình trạng xơ dính, teo, hẹp đại tràng do lao - Thường dùng trong 8 tuần đầu song song với điều trị kháng lao - Liều lượng : 1mg/kg/ngày * Chú ý: Các chống chỉ định của Corticoide 2.1.3. Phẫu thuật : - Khi có biến chứng : thủng manh tràng , viêm phúc mạc - Hoặc tổn thương lao gây bán tắc, tắc ruột 2.2. Điều trị VĐT mãn do amip : Dùng kháng sinh diệt amip, các kháng sinh diệt amip gồm có : 2.2.1.Nhóm Imidazole : Diệt amip qua đường tổng quát - Metronidazol : 30mg/kg/ngày x 7 - 10 ngày - Tinidazole (Fasigyne) - Ornidazole (Tiberal) 1,5 - 2g/ngày x 3 -5 ngày - Secnidazole (Flagentyl) 2.2.2. Emetine : Rất độc, ít sử dụng trong VĐT mãn Liều: 1mg/kg/ngày x 10 ngày Tdd hoặc TB Dehydroemetine : Ít độc hơn Liều: 1,2mg/kg/ngày x 10 ngày Hoặc: 1,5mg/kg/ngày x 5 - 7 ngày 2.2.3. Quinoleine : Chỉ diệt amip ruột - Iodées (Direxiode) : 3 - 9v/ngày x 7 - 20 ngày - Methylées (Intetrix) : 4 - 6v/ngày x 10 ngày 2.2.4. Các nhóm thuốc diệt amip khác : Arsenic, Diloxamide, Paranomycine, hiện nay ít sử dụng . 2.3. Điều trị viêm loét đại tràng (Viêm TT-ĐT XH) : * Nguyên tắc điều trị : - Chủ yếu là điều trị nội khoa - Mục đích chính của điều trị là kiểm soát quá trình viêm - Trước khi điều trị phải đánh giá mức độ của viêm đại tràng - Các thuốc cầm tiêu chảy ( diphenoxylate, loperamide, ) phải hết sức thận trọng vì có thể gây ra biến chứng phình to đại tràng do nhiễm độc. PHÂN LOẠI VIÊM ĐẠI TRÀNG NHẸ NẶNG Tiêu chảy < 4 lần/ngày, chỉ có ít máu trong phân  6 lần/ngày Nhiệt độ ( C ) Bình thường > 37,8 Mạch ( nhịp/phút ) < 90 > 90 Hemoglobin ( g/dl ) Bình thường < 10,5 VS ( mm/ giờ đầu ) < 30  30 2.3.1. Biện pháp chung : - Chế độ dinh dưỡng: + Nhịn ăn hoàn toàn: không cho ăn qua đường miệng + Nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch bằng liệu pháp thay thế dinh dưỡng tạm thời - Ổn định thần kinh - tâm lý bệnh nhân - Điều chỉnh rối loạn nước điện giải - Truyền máu khi có thiếu máu 2.3.2. Dùng thuốc : * Kháng viêm nhóm 5-ASA : Là thuốc điều trị đặc hiệu Nhóm 5ASA : ( 5 Amino Salycilic acid ) : Bao gồm các thuốc - Sulfasalazine ( 5ASA và Sulfapyridin ) - Mesalazine ( Mesacol, Tidocol ) + Tấn công : 2 - 4g/ngày x 4 -6 tuần + Duy trì : 1 -1,5g/ngày x 1 - 2 năm * Kháng viêm nhóm Corticoid : Là thuốc điều trị phối hợp - Chỉ định khi: + Không đáp ứng với nhóm 5ASA + Viêm trực - đại tràng xuất huyết mức độ nặng - Thuốc: Prednisolone 1mg/kg/ngày (u) Có thể dùng Corticoide bằng đường tiêm TM nếu bệnh nặng. Sau khi bệnh ổn chuyển sang đường uống, hoặc kết hợp thụt giữ đại tràng nếu tổn thương phần thấp rõ. - Thời gian điều trị : Tấn công :4 > 8 > 12 tuần sau đó giảm liều Duy trì :1-2 năm. 2.3.3. Điều trị ngoại : - Cấp cứu : + Thủng đại tràng + Thất bại với điều trị nội ( sau điều trị nội 7 - 10 ngày ) - Lâu dài : cắt đọan đại tràng khi tái phát ngừa biến chứng k hóa 2.4. Điều trị bệnh Crohn : ( Tương tợ điều trị VTT - ĐT xuất huyết ) - Biện pháp chung - Corticoid - 5ASA - Thần kinh - tâm lý - Phẫu thuật - Azathioprin (Immurel) : 1mg/kg/ngày - Metronidazole : 20mg/kg/ngày 2.5. Viêm đại tràng màng giả : - Ngưng tác nhân kích thích - Vancomycin 500mg x 4 /ngày - Hoặc Metronidazole 30mg/kg/ngày - Điều trị hổ trợ : Cholestyramin 4g x 3/ngày. 2.6. Điều trị viêm túi thừa : Trước điều trị cần phải chụp bụng không chuẩn bị để loại trừ thủng Điều trị bao gồm : - Nghỉ ngơi - Ăn loãng - Dịch truyền - Kháng sinh : + Metronidazole +  - Lactam + Aminoglycosid - Giảm đau, giảm co thắt : Buscopan, Spasmaverin, - Chỉ định phẫu thuật : + Viêm phúc mạc mũ + Hẹp khít TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Textbook of gastroenterology, 1994 2. Manual of gastroenterology, 2002 3. The Washington of Medical Therapeutics, 2007 . 2.3. Điều trị viêm loét đại tràng (Viêm TT-ĐT XH) : * Nguyên tắc điều trị : - Chủ yếu là điều trị nội khoa - Mục đích chính của điều trị là kiểm soát quá trình viêm - Trước khi điều trị phải. ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN ThS Nguyễn Thị Bạch Huệ MỤC TIÊU HỌC TẬP : 1. Nhớ lại chẩn đoán VĐT mãn theo từng nguyên nhân 2. Nêu nguyên tắc điều trị VĐT mãn. 3. Trình bày điều trị. tràng + Thất bại với điều trị nội ( sau điều trị nội 7 - 10 ngày ) - Lâu dài : cắt đọan đại tràng khi tái phát ngừa biến chứng k hóa 2.4. Điều trị bệnh Crohn : ( Tương tợ điều trị VTT - ĐT xuất

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan