Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 8 pot

11 378 0
Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI part 8 pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-Để đạt mục tiêu này cần phải có sự hiểu biết về đất (lớp phủ thổ nhưỡng, biết các loại đất tự nhiên và tính thích nghi của chúng: loại hình, diện tích, phân bố ) tốt nhất là căn cứ vào bản đồ đất. Khi bố trí sử dụng trên cơ sở thích nghi bằng những biện pháp cải tạo thích hợp, chúng ta có thể giải quyết được các vấn đề như: Làm thay đổi một s ố tính chất của đất theo hướng có lợi cho sản xuất. -Có thể thay đổi mục đích sử dụng của từng mảnh đất cụ thể. -Có thể khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp tuỳ theo nhu cầu sử dụng đất đai. Thông qua biện pháp cải tạo và chu chuyển đất đai ta có thể giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ sau: Đ áp ứng cơ cấu đất theo nhu cầu sử dụng. Xác định vị trí phân bố của từng loại đất trên lãnh thổ. 6.1.2. Nội dung Phân bổ sử dụng đất nông - lâm nghiệp là giải quyết đồng thời ba vấn đề: l) Thực hiện các biện pháp chuyển loại và cải tạo đất trên cơ sởđánh giá tiềm năng đất đai. 2) Dự báo nhu cầu sử dụng đấ t nông - lâm nghiệp. 3) Xác định vị trí của từng loại đất trên lãnh thổ. Ba nội dung này tạo thành một thể thống nhất, thể hiện qua sơ đồ sau. Qui hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp chính là việc dự báo nhu cầu sử dụng, đồng thời xác định vị trí phân bố của chúng trên lãnh thổ nhằm mục đích: -Tăng hiệu suất sử dụng đất đai, thu được tối đ a sản phẩm trên diện tích sử dụng. - Duy trì nâng cao độ màu mỡ và khả năng sinh lợi của đất. -Cải tạo tốt điều kiện môi trường. 6.2. Đánh giá tiềm năng đất đai Để đánh giá tiềm năng đất đai chúng ta cần có các thông tin, tư liệu sau: -Bản đồ nền địa hình, bản đồ địa chính, bản đồ đất (thổ nhưỡng), bản đồ ngậ p úng, với tỷ lệ phù hợp. -Tư liệu về bản đồ đất, bản đồ đánh giá phân hạng đất đai, điều kiện khí hậu thuỷ văn, thực bì, địa hình. -Các loại hình phương thức sử dụng đất đai, diện tích và vị trí phân bố. -Số liệu thống kê kinh tế - xã hội. -Các bài học kinh nghiệm, các biện pháp quản lý trong sử dụng đất đai của địa phương, trong vùng và khu vực có đ iều kiện tương tự. Nội dung đánh giá tiềm năng đất đai bao gồm: 1) Xác định khả năng mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp Để xác định khả năng mở rộng diện tích đất, ta cần đánh giá đất hoang hoá theo các chỉ tiêu sau: -Đặc tính tự nhiên của đất. -Đặc điểm khí hậu, chế độ nước, mối quan hệ sinh thái giữa đất và các yếu t ố khác của môi trường. -Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp và các biện pháp áp dụng. Tuỳđiều kiện từng vùng, mở rộng diện tích đất nông - lâm nghiệp có thể sử dụng các nguồn đất sau: + Những diện tích là đất hoang từ xa xưa (đất đồi núi, đất bãi ven rừng, ven sông ). Đất nông nghiệp cũ bị bỏ hoang (lớn hơn 3 năm) do thiếu ho ặc thừa nước. Đất nông nghiệp xấu, sản xuất không có hiệu quả. Đất rừng không có ý nghĩa kinh doanh và bảo vệ thiên nhiên. Đất nằm ven các khu dân cư. + Đất khu dân cư, giao thông, thuỷ lợi, đất chuyên dùng khác đã hết ý nghĩa sử dụng. + Đất rừng thưa, cây bụi, lầy thụt, bãi bồi, thùng vũng sau khi sử dụng vào mục đích chuyên dùng. Dựa vào tư liệu và kết quả khả o sát trên đây ta sẽ phân loại các diện tích trên theo khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp hay lâm nghiệp theo mức độ thích hợp. Với những mảnh đất có khả năng lưỡng dụng, việc xác định mục đích sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng quan trọng hơn là hiệu quả kinh tế của việc sử dụng và lượng vốn đầu tư để cải tạo và thuần hoá đất. Để xác định chính xác thì khi phân loại đất đai cho các mục đích sử dụng cần dựa vào các yêu cầu như: Nếu có nhu cáu sản phẩm nông nghiệp cao thì đưa vào sản xuất nông nghiệp. Nếu có nhu cầu sản phẩm lâm nghiệp cao thì đưa vào sản xuất lâm nghiệp. Các nhu cầu được xác định ởđây chỉ mang tính tạm thời, khi đã có đủ khả năng xét thấy không còn quan trọng nữa thì có thể chuyển mục đích sử dụng cho nhau. 2) Khả năng thâm canh tăng vụ trên đất nông nghiệp + Để đạt yêu cầu của phần này cần có bản đồ hiện trạng và bản đồ phân hạng đánh giá đất đai. Đây là hướng giải quyết ở những n ơi đất chật người đông không còn khả năng khai hoang mở rộng diện tích. Khả năng tăng vụđược xác định bởi các yếu tố: - Tính chất tự nhiên của đất nông nghiệp và khả năng đầu tư vốn. Khả năng sử dụng của con người: phụ thuộc vào tập quán canh tác, trình độ sản xuất Khả năng của cây trồng theo thời vụ, áp dụng các ch ế độ luân canh hợp lý và hiệu quả. 3)Các biện pháp chuyển toại và cải tạo đất a- Biện pháp chuyển loại đất: Đây là biện pháp chuyển từ loại đất này sang loại đất khác. Hướng chính của chuyển loại đất là: -Khai hoang đất mới dựa vào mục đích sử dụng khác nhau. -Mở rộng diện tích đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. -Cải tạo hình thể và vị trí phân bố đất đai do yếu tố tự nhiên gây nên và giải quyết hiện tượng đất phân tán. b- Biện pháp cải tạo đất Biện pháp thuần hoá đất. Biện pháp thuỷ nông cải tạo. Biện pháp kỹ thuật canh tác. Biện pháp cải tạo bề mặt. Biện pháp cải tạo triệt để. c- Biện pháp bảo vệ đất và môi trường Do đặc điểm thời ti ết khí hậu của nước ta nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8, 9 gây nên hiện tượng xói mòn lớn mang lại không ít những hậu quả nghiêm trọng. Do đó, chống xói mòn là nhu cầu cấp thiết và quan trọng hiện nay. Căn cứ vào mức độ xói mòn có thể áp dụng các biện pháp sau: -Biện pháp tổ chức quản lý: không phá vỡ lớp thực bì tự nhiên ở nơi có độ dốc cao. Chọn cây trồng và công thức luân canh có tác dụng bảo vệ đất. Đề ra chế độ sử dụng đất đặc biệt cho từng loại đất bị xói mòn. -Biện pháp kỹ thuật canh tác: làm đất theo hướng vuông góc với sườn dốc, làm đúng thời điểm, bố trí thửa theo đường đồng mức. Điều chỉnh dòng chảy trên sườn dốc, trồng băng cây phân xanh, trồng xen canh gối vụ, bón phân hợp lý -Biện pháp trồng rừng cải tạo. -Biện pháp thuỷ lợi công trình: đây là biện pháp bảo vệ đất tốt nhất, nhưng phải đầu tư lớn nên chỉ áp dụng khi các biện pháp khác không có hoặc ít có tác dụng. Biện pháp này có thể áp dụng một trong các cách làm như sau: làm ruộng bậc thang; bờ mương chống xói mòn, xây dự ng đê kè ngăn phát sinh xói mòn; xây dựng thác nước chuyển cấp. -Biện pháp hoá học: dùng hoá chất làm tăng cấu trúc của đất hoặc dùng giấy ngon phủ lên mặt đất biện pháp này tốn kém nên ít được áp dụng. 6.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất nông - lâm nghiệp 6.3.1. Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp Thực trạng hiện nay, đất nông nghiệp có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (chủ yếu là chuyển mục đích sử d ụng). Trong khi đó dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng đất đai có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải dựa vào dự báo dân số, năng suất cây trồng, với mục tiêu, đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Mặt khác, phải xem hả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để đền bù vào những diện ích đất bị chuyển đổi mục đích sử dụng do nhu cầu xã hội. Diện tích các loại đất nông nghiệp trong tương lai được tính theo công thức: SNQ = SNH – SNC + SNK Trong đó: SNQ: Diện tích đất nông nghiệp năm quy hoạch. SNH: Diện tích đất nông nghiệp năm hiện trạng. S NC: Diện tích đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch. S NK: Diện tích đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong kỳ quy hoạch. Việc khai thác đất đai đưa vào sản xuất nông nghiệp do nhiều yếu tố quyết định: diện tích có khả năng khai hoang (theo kết quảđánh giá tính thích nghi) nhu cầu mở rộng và đền bù diện tích, khả năng thực tế của người sử dụng, tuyệt đối cấm việc khaihoang trái phép, bừa bãi vượt quá khả năng và nhu cầu thực tế dẫn đến làm hư hỏng, lãng phí đất. * Dự báo diện tích đất cây hàng năm Diện tích đất cây hàng năm được dự báo dựa vào căn cứ: -Hiện trạng loại cây trồng, tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây. -Số lượng các loại nông sản cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng suất và diện tích canh tác cần có. Muốn vậy thì cần: Xác định nhu cầu v ề số lượng các loại nông sản chủ yếu bao gồm; tự tiêu, lào nghĩa vụ, để giống, sản phẩm hàng hoá. Dự báo năng suất các loại cây trồng; căn cứ vào năng suất những năm trước khi tiết hành quy hoạch, mức tăng trưởng bình quân hàng năm và khả năng đầu tư KHKT. Dự báo diện tích các loại cây trồng tính theo công thức sau. Trong đó: S i: Diện tích cây trồng i theo quy hoạch. Wi: Nhu cầu nông sản i theo quy hoạch. P i: Năng suất cây trồng ỉ theo quy hoạch. * Dự báo diện tích cây lâu năm và cây ăn quả Căn cứ để dự báo diện tích trồng cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương: -Kết quảđánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được 1 khai thác sử dụng. -Nhu cầu các loại sản phẩm cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương, của vùng và tình hình bao tiêu sản ph ẩm. -Năng suất dự báo được xây dựng căn cứ vào gióng cây, độ tuổi và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh. Diện tích cây lâu năm cộng với diện tích cây ăn quả bằng tổng lượng sản phẩm (hàng hoá) chia cho năng suất dự tính. * Dự báo diện tích đất đồng cỏ chăn thả Dựa vào những căn cứ và kết quảđánh giá tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng. * Dự báo diện tích nuôi trồng thuỷ sản Được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản, ngoài ra cần tính đến nhu cầu s ản phẩm này. Mặc dù hiệu quả kinh tế nuôi trồng thuỷ sản đôi khi cao hơn trồng trọt, nhưng không nên phát triển quá mức. Vì nuôi trồng thuỷ sản thường chịu tác động của nhiều yếu tố. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, yêu cầu của thị trường, giống, đi ều kiện nuôi dưỡng và năng suất. 6.3.2. Dự báo nhu cầu đặt lâm nghiệp Những căn cứ để phát triển đất lâm nghiệp của một xã chủ yếu dựa vào: Kết quảđánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng. Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (nhu cầu lâm sản) kết hợp với bảo vệ đất. bảo vệ môi trường. Diện tích đất lâm nghiệp được xem xét cụ thể đối với từng loại rừng và được dự báo theo công thức sau: Trong đó: S RQ: Diện tích rừng năm quy hoạch. SRH: Diện tích rừng năm hiện trạng. SRC: Diện tích rừng chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch. S RT: Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong kỳ quy hoạch. Dự báo diện tích rừng đặc dụng phụ thuộc vào đặc điểm khu vực. Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ nguồn trên động - thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái, hình thành các khu rừng quốc gia, rừng cấm, rừng đệm và các khu đặc dụng khai thác. Rừng phòng hộ gồm: rừng đầu nguồ n, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ ven đường giao thông, xung quanh các công trình khu công nghiệp, khu dân cư, đai rừng phòng hộ đồng ruộng. Với mục đích bảo vệ nguồn nước, đất đai, cây trồng, công trình phòng gió cát, tránh ô nhiễm. Diện tích được xác định căn cứ vào mục đích phòng hộ và điều kiện tự nhiên cụ thể của từng khu vực. Rừng sản xuất phải dựa trên yêu cầu về các loại lâm sản cho vùng cũng như ngoài vùng. Căn cứ theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu của thị trường bên ngoài. Do điều kiện tự nhiên của các vùng rất khác nhau. Vì vậy, diện tích rừng đượ c xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực. Mục đích phát triển ngành lâm nghiệp ởđây không phải là vì lợi ích kinh tế mà vì hiệu ích môi trường, hiệu ích xã hội. Phát triển lâm nghiệp giúp cải thiện môi trường đầu tư gắn với du lịch nhằm thoả mãn các yêu cầu sinh hoạt về tinh thần của nhân dân. 6.4. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất nông - lâm nghiệp Những căn cứ chủ yếu để phân bổ đất nông - lâm nghiệp: 1) căn cứ vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng lãnh thổ (đặc biệt là yếu tố địa hình), qua tài liệu đánh giá phân hạng đất đai theo loại hình sử dụng trong nhiều kỳ quy hoạch. 2) Khả năng thay đổi cải tạo các yếu tốđó, áp dụng các biện pháp cải tạo bảo vệ đất 3) Căn cứ vào yêu cầu sản xuấ t và đặc điểm của từng loại cây, từđó bố trí sử dụng đất đai, diện tích, vị trí phân bổ và tính chất tự nhiên phù hợp với mục đích sử dụng và phù hợp với loại cây trồng. 4) Dự kiến phát triển nông - lâm nghiệp trong giai đoạn từ 5 - 10 năm. 5) Kết quảđánh giá tiềm năng đất theo các mục đích sử dụng. Khi xác định vị trí phân bổ đất đai cần đáp ứng các tính chất: -Phân bố hợp lý, tập trung ‘các ngành sản xuất trong xã nhằm thực hiện tốt nghĩa vụ giao nộp, đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội bộ và có sản phẩm hàng hoá. -Sử dụng hợp lý và hiệu quả toàn bộ diện tích đất phù hợp với tính chất tự nhiên của chúng. -Cho phép sử dụng, tổ chức hợp lý lao động vào quá trình sản xuất. Gi ảm chi phí đầu tư cho khai hoang, xây dựng các công trình, hoàn vốn nhanh. Giảm chi phí sản xuất hàng năm và tránh thất thu sản phẩm. 7. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Mục tiêu: xây dựng kế hoạch sử dụng từng loại đất cho các giai đoạn, nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, tổ chức cá nhân trên địa bàn. Những căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm (trích Nghị định 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ). 1) Quy hoạch sử dụng đất đai đã đủ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt. 2) Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của Nhà nước. 3) Nhu cầu sử dụng đất đai của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và hiện trạng quỹđất 4) Định mức sử dụng đất. 5) Tiến bộ khoa học công nghệ. 6) Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước. Tìm hiểu nội dung của kế hoạch sử dụng đất chúng ta cần nghiên cứu kế hoạch chu chuyển đất đai và tiến hành triển khai các biện pháp: 7.1. Kế hoạch chu chuy ển đất dai 7.1.1. Đánh giá phân tích tình hình thực hiện kê hoạch sử dụng đất đai kỳ trước + Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất đai vào mục đích chuyên dùng, đất ở. Việc chuyển đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng để sử dụng vào mục đích khác. Việc chuyển đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước sang nuôi trồ ng thuỷ sản, trồng cây lâu năm; đất nông nghiệp trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm. Tình hình thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và các mục đích khác. 7.1.2. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm -Việc khoanh định các loại đất trong kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và hàng năm được thực hiện như sau: Xác định nhu cầu sử dụng đất đai vào mục đích chuyên dùng, đất ở, trong đó phải nêu rõ các công trình trọng điểm, đất chuyên dùng các dự án sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự kiến diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp có rừng sử dụng vào mục đích khác. Dự kiến diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất trồng lúa nước chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm; diện tích đất trồng cây lâu năm chuyển sang trồng cây hàng năm. Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và mục đích khác. -Kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải được cụ thể hoá đến từng năm. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai; việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm phải phù hợp với kế hoạch sử dụ ng đất đai 5 năm. 7.1.3. Các giải pháp tổ chức thực hiện kê hoạch sử dụng đất đai Kế hoạch chu chuyển đất đai được lập dưới dạng các phụ biểu, bảng tổng hợp tính toán. Trong biểu thể hiện rõ cơ cấu đất đai hiện tại, những thay đổi trong kỳ quy hoạch. Sơ đồ chu chuyển đất đai 7.2. Kế hoạch thực hiện các biện pháp Từ các bảng biểu chuyển loại đất sẽ lập kế hoạch chuyển loại đất, trong đó cần xác định rõ: -Trình tự khai hoang, cải tạo đất đai. Loại biện pháp khai hoang cải tạo. Loại và khối lượng công việc thực hiện. -Đối với các loại đất chưa sử dụng cần có các biệ n pháp quản lý bảo vệ. * Kế hoạch sử dụng đất đai phải được trình duyệt cùng với thời điểm trình duyệt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Thời điểm trình duyệt kế hoạch sử dụng đất đai của cấp xã trước ngày 15/10 hàng năm,. và thời điểm trình duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm c ủa cấp xã trước ngày 15/07. * Hồ sơ xét duyệt kế hoạch sử dụng đất đai của cấp xã bao gồm: Tờ trình của UBND cấp xã trình UBND cấp huyện. Nghị quyết của HĐND cấp xã thông qua kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. Báo cáo kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm. Trình tự, thời hạn, nội dung thẩm định: Hồ sơ được gửi đến cơ quan địa chính cấp huyện để thẩm định trước khi trình UBND cấp huyện xét duyệt. Trong th ời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan địa chính cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thẩm định. Nội dung thẩm định được thực hiện theo quy định tại điểm 2 mục IV phần 3 của thông tư 1842/2001/TC-TCĐC ngày 01/11/2001 của Tổng cục Địa chính (V/v hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ về quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai). Hồ sơ kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm của cấp xã sau khi xét duyệt được lưu tại UBND cấp xã 01 bộ, cơ quan địa chính cấp huyện 01 bộ, UBND cấp huyện 01 bộ. 8. XÉT DUYỆT CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN QUY HOẠCH 8.1. Thông qua xét duyệt quy hoạch Sau khi xây dựng xong, phương án quy hoạch đất đai phải được thông qua và xét duyệt ở các bước sau: * Thông qua xét duyệt quy hoạch do HĐND và UBND xã thể hiện. Tại hội nghị thông qua, chủ loa là chủ tịch UBND, các thành viên bao gồm: các thành viên của HĐND, Đảng uỷ, UBND, đại diện các đoàn thể và các ban ngành trong xã, các trưởng thôn và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức quản lý sản xuất, những người am hiểu về đất đai tại địa phương. Tại hội nghị, chủ tọa thuy ết trình toàn bộ nội dung quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai kể cả tài liệu bản đồ. Sau đó lấy ý kiến nhận xét, góp ý. Nếu có vấn đề, phải chỉnh sửa cho phù hợp yêu cầu thực tế (vấn đề chỉnh sửa mà lớn thì khi chỉnh sửa xong phải tổ chức lại hội nghị thông qua). * Xét duyệt: Do UBND huyện thực hiện, có ý kiến thẩm đị nh của Sở Địa chính. Để thông qua và xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai thì hồ sơ cần phải có các tài liệu sau: a) Tờ trình của UBND xã và nghị quyết của HĐND xã thông qua quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm. b) Báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và các ph ụ lục kèm theo. Đây là tập báo cáo trình bày toàn bộ nội đung phương án quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm 3 phần chính: Phần điều tra cơ bản. [...]...Các phương án và giải pháp quy hoạch . Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai; việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm phải phù hợp với kế hoạch sử dụ ng đất đai 5 năm. 7.1.3 duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai thì hồ sơ cần phải có các tài liệu sau: a) Tờ trình của UBND xã và nghị quy t của HĐND xã thông qua quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai. cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm và các ph ụ lục kèm theo. Đây là tập báo cáo trình bày toàn bộ nội đung phương án quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm 3

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan