một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu chân việt

76 345 0
một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu chân việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC i DANH MỤC SƠ ĐỒ iv DANH MỤC BẢNG iv LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU. 4 1.1 Khái quát chung về thương hiệu. 4 1.1.1 Khái niệm thương hiệu. 4 1.1.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu. 6 1.1.3. Các loại thương hiệu. 6 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam. 8 1.2.1. Giai đoạn trước đổi mới (1982 - 1986). 9 1.2.2. Giai đoạn 13 năm sau đổi mới (1986 - 1999). 10 1.2.3 Giai đoạn tăng tốc và hội nhập (năm 2000 tới nay). 10 1.3. Vai trò của thương hiệu. 11 1.3.1. Đối với doanh nghiệp. 11 1.3.2. Đối với người tiêu dùng. 13 1.4. Các tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định giá trị thương hiệu hàng hóa. 14 1.4.1. Khái niệm Giá trị thương hiệu. 14 1.4.2. Các tiêu chí đánh giá giá trị thương hiệu hàng hóa. 14 1.4.3. Phương pháp xác định giá trị thương hiệu hàng hóa. 15 1.4.4. Xử lý thông tin về giá trị thương hiệu. 17 1.5. Nội dung xây dựng và phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp. 18 1.5.1 Hệ thống pháp luật điều chỉnh về thương hiệu. 18 1.5.1.1 Nguồn luật quốc tế. 18 ii 1.5.1.2 Nguồn luật ở Việt Nam. 19 1.5.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu. 20 1.5.3. Nguyên tắc xây dựng thương hiệu. 24 1.5.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu ở các doanh nghiệp. 26 1.6. Thị trường giày dép ở Việt Nam và định hướng của nhà nước về bảo hộ và phát triển thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. 27 1.6.1. Đánh giá về thị trường giày dép ở Việt Nam. 27 1.6.2. Định hướng của nhà nước về bảo hộ và phát triển thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam. 29 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY TNHH THỜI TRANG CHÂN VIỆT 33 2.1. Giới thiệu về công ty TNHH thời trang Chân Việt. 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 33 2.1.1.1 Từ tháng 1/1994 đến tháng 09/2010. 34 2.1.1.2 Từ tháng 10/2010 đến nay. 34 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi kinh doanh của công ty. 35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty, chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. 36 2.1.4. Danh mục mặt hàng. 40 2.1.5. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 41 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2009 - 2011. 41 2.2. Thực trạng phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH thời trang Chân Việt. 47 2.2.1. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Công ty TNHH thời trang Chân Việt. 47 2.2.2. Thực trạng quá trình xây dựng thương hiệu Chân Việt. 48 2.2.2.1. Nghiên cứu thị trường. 48 2.2.2.2. Xây dựng tầm nhìn thương hiệu. 48 2.2.2.3. Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. 48 2.2.2.4. Định vị thương hiệu. 49 2.2.2.5. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. 50 2.2.2.5.1. Khẩu hiệu. 50 iii 2.2.2.5.2. Thiết kế logo. 51 2.2.2.5.3. Xây dựng website. 51 2.2.2.5.4. Bao bì. 52 2.2.2.6. Chiến lược truyền thông thương hiệu. 52 2.2.2.6.1. Mục tiêu chiến lược. 52 2.2.2.6.2. Kế hoạch truyền thông đã thực hiện. 52 2.2.2.6.3. Chi phí dành cho Marketing, quảng bá thương hiệu. 552 2.2.2.7. Đánh giá thương hiệu. 55 2.2.3. Kết quả đạt được trong thời gian qua. 55 2.2.4. Những tồn tại và nguyên nhân. 55 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHÂN VIỆT. 57 3.1. Chiến lược phát triển của công ty TNHH thời trang Chân Việt trong thời gian tới. 57 3.1.1. Mục tiêu. 57 3.1.2. Biện pháp. 58 3.2. Một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH thời trang Chân Việt trong những năm tới. 58 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu. 61 3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. 65 3.2.3. Giải pháp mở rộng kênh phân phối và hoàn thiện hệ thống dịch vụ sau bán hàng – hậu mãi. 67 3.2.3.1. Giải pháp mở rộng kênh phân phối. 67 3.2.3.2. Hoàn thiện hệ thống dịch vụ sau bán hàng – hậu mãi. 68 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 iv DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu. 21 Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH thời trang Chân Việt 37 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng kế hoạch doanh thu năm 2012 của Công ty TNHH thời trang Chân Việt. 41 Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 – 2011 42 Bảng 3: Bảng tình hình sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2009 – 2011. 45 Bảng 4: Bảng phân tích khả năng sinh lời của VCSH giai đoạn 2009 – 2011. 46 Bảng 5: Bảng phân tích khả năng sinh lời của tài sản giai đoạn 2009 – 2011. 47 Bảng 6: Bảng chi phí quảng cáo của Công ty giai đoạn 2009 – 2011. 54 Bảng 7: Bảng ma trận SWOT. 60 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU. Hiện nay dưới tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp đang có sự cạnh tranh rất gay gắt, quyết liệt để có thể tồn tại và phát triển. Điều này đã tạo cơ hội cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm khác nhau theo nhu cầu. Do vậy để thu hút được khách hàng, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ở nhiều phương diện. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường vì họ chỉ trả tiền cho sản phẩm và dịch vụ mà họ tin tưởng. Trước tình hình này, các doanh nghiệp cần nhận ra tầm quan trọng và cần thiết của việc tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình. Việc xây dựng thương hiệu hoàn toàn không phải là chuyện ngày một ngày hai, không chỉ là việc tạo ra cho hàng hóa, dịch vụ một cái tên với một biểu tượng hấp dẫn rồi tiến hành đăng kí bảo hộ những cái đó, lại càng không thể đi tắt đón đầu được, mà phải bắt đầu từ gốc sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành thấp nhất. Xây dựng thành công thương hiệu cho một hoặc một nhóm sản phẩm là cả một quá trình gian nan, để thương hiệu này đứng vững thì càng cần có những chính sách hợp lý. Chân Việt Khánh Hòa Co.Ltd được thành lập từ năm 1999 và đã trải qua 18 năm phát triển với mặt hàng kinh doanh giày dép thời trang. Công ty luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì hơn bao giờ hết công ty biết rằng mặt hàng mình kinh doanh không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước mà còn với các thương hiệu của nước ngoài. Để làm được điều này, công ty cần có một thương hiệu mạnh, đủ sức thuyết phục người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm của mình. Từ năm 2008, ban lãnh đạo công ty đã dần nhận thức về thương hiệu, từ đó tiến hành xây dựng và hoàn thiện những bước nền đầu tiên cho thương hiệu Chân Việt. Với những chiến lược quảng cáo, tạo dựng hình ảnh, logo đặc trưng cho sản phẩm được tiến hành liên tục và dần chuyên nghiệp hơn. Cụ thể vào ngày 2 28/03/2011, Cục sở hữu trí tuệ công nhận thương hiệu độc quyền Chân Việt của công ty TNHH thời trang Chân Việt. Nhờ những hoạt động cụ thể này mà thương hiệu Chân Việt dần được phủ đến rộng rãi người tiêu dùng. Dựa vào nền tảng này và sự giúp đỡ của ban giám đốc, các phòng ban của công ty TNHH thời trang Chân Việt, em chọn đề tài: ”Một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu Chân Việt” cho đồ án tốt nghiệp. Với mục tiêu đưa ra những giải pháp hữu ích cố vấn cho công ty về chiến lược phát triển trong tương lai. Đề tài chia làm 3 phần: Chương 1: Những lí luận cơ bản về thương hiệu và quản trị thương hiệu. Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH thời trang Chân Việt. Chương 3: Một số giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH thời trang Chân Việt. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. Vận dụng những cơ sở lý luận về xây dựng và phát triển thương hiệu, tìm hiểu thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty TNHH thời trang Chân Việt trong giai đoạn 2009 - 2011 để chỉ ra những kết quả đạt được và chưa đạt được cũng như nguyên nhân. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần củng cố và đưa thương hiệu Chân Việt phát triển trong thời gian tới. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đồ án tập trung tìm hiểu về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH thời trang Chân Việt. Trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu tại công ty. Phạm vi về thời gian nghiên cứu là từ năm 2009 đến năm 2011, đây là giai đoạn công ty đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu nhằm tạo ra nét riêng cho sản phẩm Chân Việt cũng như tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Trong quá trình nghiên cứu, em cố gắng vận dụng hệ thống cơ sở lý luận vừa nhằm phân tích biện chứng mục tiêu nghiên cứu, vừa đặt nó vào trong môi trường kinh doanh của công ty. Từ nguồn dữ liệu được cung cấp từ phòng hành chính - nhân sự, phòng dịch vụ - khách hàng và phòng kế toán, em đã tiến hành phân tích, so sánh để rút ra những nhận xét sát với tình hình hoạt động của công ty. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU. 1.1 Khái quát chung về thương hiệu. 1.1.1 Khái niệm thương hiệu. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thuật ngữ “thương hiệu” đã ra đời gắn liền với sản phẩm và dịch vụ. Thương hiệu là thuật ngữ mới được xuất hiện vài năm gần đây ở nước ta nhưng đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý không chỉ của các doanh nghiệp mà cả các cơ quan quản lý Nhà nước. Cho đến nay đã xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh”. Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): ”Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”. Theo Philip Kotler: ”Thương hiệu là tên, thuật ngữ, ký hiệu hoặc kết hợp tất cả các yếu tố này, giúp nhận biết nhà sản xuất hay người bán của sản phẩm”. Từ những định nghĩa trên, ta có thể hiểu như sau: Thương hiệu là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là hình tượng về một loại hàng hóa (sản phẩm), dịch vụ hoặc một doanh nghiệp. Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 5 khác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ, hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh hoặc sự kết hợp giữa các yếu tố đó. Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong văn bản pháp luật Việt Nam (Luật sở hữu trí tuệ) chưa có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác, bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp. Pháp luật chỉ bảo hộ khi các dấu hiệu phân biệt (các yếu tố cấu thành thương hiệu) đã được đăng ký theo quy định. - Về “tên thương mại”, theo khoản 21, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. - Về “nhãn hiệu”, theo khoản 16, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau”. Ví dụ như Vinamilk (sữa), Sagiang (bánh phồng tôm), Petrovietnam (dầu khí), Hiện nay nhiều doanh nghiệp vẫn hiểu thương hiệu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa, nếu hiểu như vậy thì thuật ngữ thương hiệu chưa bao hàm được hết nội dung. Ta có thể phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa trên một số khía cạnh cụ thể như sau:  Thương hiệu không chỉ là những dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hóa mà nó còn là hình tượng về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng, vì thế có người gọi thương hiệu là phần hồn, còn nhãn hiệu hàng hóa là phần xác.  Nhãn hiệu được tạo ra chỉ trong thời gian đôi khi là rất ngắn, trong khi để tạo dựng được một thương hiệu (tạo dựng hình ảnh về hàng hóa trong tâm trí người tiêu dùng) đôi khi là cả cuộc đời của doanh nhân. 6  Thương hiệu nổi tiếng sẽ tồn tại mãi theo thời gian nhưng nhãn hiệu hàng hóa thì chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định (thời gian bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm và có thể được kéo dài bằng việc gia hạn).  Nhãn hiệu hàng hóa được cơ quan quản lý Nhà nước công nhận và bảo hộ còn thương hiệu là kết quả phấn đấu lâu dài của doanh nghiệp và được chính người tiêu dùng công nhận. - Về “chỉ dẫn địa lý”, theo khoản 22, điều 4, Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể”. Ví dụ như Phú Quốc (nước mắm), Tân Cương (chè), Chợ Đào (gạo), - Về “kiểu dáng công nghiệp”, theo khoản 12, điều 4, Luật sỡ hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 quy định: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành thương hiệu. - Phần đọc được: là những dấu hiệu có thể nói thành lời, có thể tác động vào thính giác người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (Biti’s, Vinamilk, ), tên sản phẩm (Coca-Cola, Pepsi, ), câu khẩu hiệu đặc trưng (Biti’s là “Nâng niu bàn chân Việt”, Honda là “Tôi yêu Việt Nam”, ), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác. - Phần không đọc được: là những dấu hiệu tạo ra sự nhận biết thông qua thị giác người xem như hình vẽ, biểu tượng, nét chữ, màu sắc, kích cỡ và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác. Ví dụ như hình bông sen của Vietnam Airlines, màu đỏ của Coca-Cola, kiểu chai bia Henniken, 1.1.3. Các loại thương hiệu. Cũng giống như thuật ngữ thương hiệu, việc phân loại thương hiệu cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Người ta có thể chia thương hiệu thành thương hiệu [...]... nhỏ một thương hiệu: Một thương hiệu, cũng như một sản phẩm có thể được chia thành các đơn vị nhỏ hơn Đơn vị nhỏ nhất của một thương hiệu hay một sản phẩm thường được giới quản trị gọi là một SKU (Stock Keeping Unit) chẳng hạn 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam Ngay từ thời Pháp thuộc, thương hiệu đã được sử dụng trong một số văn bản pháp luật: “Được coi là nhãn hiệu hay thương. .. có phân biệt “nhãn hiệu chế tạo” và thương hiệu Thương hiệu được đề cập với nghĩa là “nhãn hiệu thương phẩm” là nhãn hiệu dành cho hàng hóa “Nhãn hiệu chế 9 tạo” hay “nhãn hiệu sản phẩm” là nhãn hiệu dành cho sản phẩm Cả hai loại trên đều gọi chung là “nhãn hiệu Nói cách khác, thương hiệu chỉ là một nhãn hiệu Trên thế giới, khái niệm thương hiệu nổi tiếng được sử dụng rộng rãi và hiện diện lần đầu... sâu vào tâm tư khách hàng và khi cần thì khách hàng có thể tìm thấy qua thương hiệu, thương hiệu hứa hẹn về một sự tin cậy, nó đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu đó sẽ sống cùng với thương hiệu Thương hiệu chuyển tải một cảm giác tính bằng hiệu ứng hào quang” sản phẩm Thương hiệu truyền thông trực tiếp ở mức các cảm giác và do đó dễ níu chặt như một niềm tin mãi mãi Qua thời gian thương. .. hiệu: Thương hiệu này chuyên làm công việc chứng nhận cho các thương hiệu khác ISO 9001, SA 8000, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Vietnam Value Inside là nhãn hiệu của nhãn hiệu hay là thương hiệu chứng nhận 8 - Thương hiệu địa phương và thương hiệu quốc gia: Một thương hiệu địa phương hay thương hiệu quốc gia là tên và các biểu tượng hay dấu hiệu nhận biết giúp liên tưởng ngay đến địa danh đó Ví dụ như... trọng của thương hiệu, xây dựng được nhãn hiệu và làm thế nào để nhãn hiệu ấy trở thành một thương hiệu hấp dẫn và lôi 13 cuốn người tiêu dùng, thu lợi cho doanh nghiệp là một "bài toán" đối với các doanh nghiệp Việt Nam Phát triển nhãn hiệu, thương hiệu thành công nó sẽ trở thành "bất tử" vượt qua thời gian Nó có khả năng tồn tại một cách đáng ngạc nhiên trên thị trường đầy biến động, một nhãn hiệu thậm... trong tương lai giữa một sản phẩm có thương hiệu và một sản phẩm chung hoặc không có thương hiệu Ba là, phương pháp định giá kinh tế Hầu hết những phương pháp trên thiếu thành tố tài chính hoặc tiếp thị, phương pháp định giá kinh tế kết hợp các số đo tài sản thương hiệu hoặc những chỉ số tài chính để đánh giá trọn vẹn và xác đáng giá trị kinh tế của thương hiệu Phương pháp này dựa vào những nguyên tắc... được rằng xây dựng thương hiệu cần bắt đầu từ đâu, số còn lại đều rất lúng túng khi đưa ra một kế hoạch phát triển thương hiệu Thậm chí, có doanh nghiệp cho rằng xây dựng thương hiệu chỉ đơn thuần là đăng ký một cái tên và làm logo Việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn mang tính tự phát, một số có tính tổ chức nhưng còn mang tính manh mún, rời rạc Thương hiệu của hầu hết... tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định giá trị thương hiệu hàng hóa 1.4.1 Khái niệm Giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu Theo David Aaker (1991), giá trị thương hiệu được định nghĩa như là một tập hợp các giá trị gắn liền với tên và biểu tượng của thương hiệu, những giá trị này sẽ được cộng thêm vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm gia tăng giá... ra các yếu tố thương hiệu (thiết kế các yếu tố thương hiệu) , quảng bá hình ảnh thương hiệu và cố định hình ảnh đó đến với những nhóm khách hàng mục tiêu, áp dụng các biện pháp để duy trì thương hiệu, làm mới và phát triển hình ảnh thương hiệu 21 Theo dự án Mutrap III (Ủy ban Châu Âu tài trợ), Hiệp hội Da – giày VN (Ban quản lý dự án) đã đưa ra quy trình sau: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu Nghiên cứu... hướng phát triển cho thương hiệu, sản phẩm qua phân tích định vị giữa hiện tại và tương lai Tầm 22 nhìn thương hiệu thể hiện lý do sự hiện hữu của doanh nghiệp Tầm nhìn thương hiệu có vai trò:  Thống nhất mục đích phát triển của doanh nghiệp và tạo sự nhất quán trong lãnh đạo  Định hướng sử dụng nguồn lực  Xây dựng thước đo cho sự phát triển thương hiệu và tạo tiền đề cho việc xây dựng các mục tiêu phát . bản về thương hiệu và quản trị thương hiệu. Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu tại Công ty TNHH thời trang Chân Việt. Chương 3: Một số giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu cho. đề tài: Một số giải pháp nhằm củng cố và phát triển thương hiệu Chân Việt cho đồ án tốt nghiệp. Với mục tiêu đưa ra những giải pháp hữu ích cố vấn cho công ty về chiến lược phát triển trong. nhằm củng cố và phát triển thương hiệu cho công ty TNHH thời trang Chân Việt trong những năm tới. 58 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện các công cụ phát triển thương hiệu. 61 3.2.2. Giải pháp nâng

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan