những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị coopmart

54 795 5
những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị coopmart

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN KINH TẾ LƯỢNG ĐỀ TÀI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU MUA SẮM TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART GVHD: Cô Hoàng Oanh LỚP: T03 SVTH: Nhóm 1 TPHCM, tháng 04/2013 Danh sách nhóm 1 2 ST T Họ và tên MSSV Ghi chú 1 Huỳnh Thị Diễm My 030127110917 Lớp T05 2 Đào Thị Kim Ngân 030127110967 Nhóm trưởng 3 Nguyễn Kim Ngân 030127110985 4 Thang Thị Thanh Thuận 030127111572 5 Đinh Thị Thu Thủy 030127111580 3 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 5 CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN 7 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG 8 CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU, MUA SẮM TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11 3.2 XÁC ĐỊNH BIẾN SỐ THỰC NGHIỆM 11 3.3 DỮ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY 11 3.3.1 Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng 3.3.2 Nguồn dữ liệu 3.3.3 Số liệu chạy mô hình 3.4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM 26 3.4.1 Ước lượng mô hình Least Square 26 3.4.2 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 28 3.4.3 Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết 29 3.4.4 Điều chỉnh mô hình hồi quy 46 3.4.5 Kiểm định các khuyết tật của hàm hồi quy đã điều chỉnh 51 3.4.6 Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế 59 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 57 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhiều người tiêu dùng Việt hiện đang có xu hướng mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp. Thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% năm 2005 lên 14% vào năm 2007 và dự kiến đạt khoảng 24% vào năm 2010…”. Đó là nhận định của chuyên gia Công ty nghiên cứu thị trường Taylor Nelson Sofres về xu hướng tiêu dùng hiện đại của người Việt vào năm 2008. Đồng quan điểm về vấn đề này, ông Jorge Flores – Giám đốc Quản lý Bất động sản, đại diện Trung tâm thương mại (TTTM) Syrena (thuộc B.I.M Group) chia sẻ: “Tôi cho rằng đó là xu hướng tất yếu và tích cực vì khi đời sống con người được nâng cao thì nhu cầu thỏa mãn thị hiếu tiêu dùng là điều cần thiết.”. Và trong thực tế, ta thấy quả thực xu hướng mua sắm ở siêu thị của người tiêu dùng ngày càng tăng. Vậy ta tự hỏi tại sao xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam lại đang có sự chuyển biến nhanh chóng như thế? Theo thống kê của Bộ Thương Mại trong chương trình hội thảo Quốc gia về chủ đề TTTM có ý kiến: “Đối với người tiêu dùng thì đi chợ đã thành thói quen khó thay đổi, đi chợ được coi là nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam Đặc biệt là tập quán ăn uống cầu kỳ, thực phẩm tươi sống ở dạng chưa sơ chế và tự chế biến theo kỹ thuật của mỗi người. Các món trong bữa ăn chiếm vị trí quan trọng điều này đòi hỏi chủng loại thực phẩm, rau quả, gia vị rất phong phú và nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được thông qua mạng lưới chợ. Chợ Việt Nam vẫn là mạng lưới bán lẻ truyền thống chiếm vị trí quan trọng nhất.” Đời sống của nhân dân ngày càng tăng cao, cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại. Hiện nay, thời gian rỗi đối với nhiều người tiêu dùng là rất quan trọng, nhiều người không thể có nhiều thời gian đi khắp các chợ để tìm mua những hàng hóa cần thiết mà họ muốn tìm.Họ chấp nhận mức giá cao hơn chút ít nhưng chất lượng đảm bảo và đỡ mất thời gian.Siêu thị đáp ứng được đầy đủ yêu cầu này nhất. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để hàng loạt các siêu thị, TTTM ra đời trong thời gian qua. Bên cạnh đó người tiêu dùng còn được hưởng các chính sách khuyến mãi giảm giá dành cho khách hàng may mắn khi mua sắm tại 5 các siêu thị, TTTM .Với những tiện ích của siêu thị, TTTM mang lại đã phần nào thay đổi dần tập quán mua sắm ở chợ của người tiêu dùng Việt Nam. Ta có thể thấy trong những năm qua, những hệ thống siêu thị không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng trên khắp cả nước như hệ thống siêu thị Co.op Mart hiện với 44 chi nhánh; hệ thống vinatexmart với 62 điểm bán hàng bao gồm trung tâm thương mại, siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng thời trang; 21 siêu thị Big C; 17 siêu thị Metro,…và nhiều hệ thống siêu thị khác. Chính vì các hệ thống siêu thị không ngừng phát triển như thế nên việc cạnh tranh giữa các hệ thống siêu thị ngày càng căng thẳng. Nhân tố quyết định sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, mỗi siêu thị chính là khách hàng. Do vậy, giữ chân khách hàng cũ và tăng lượng khách hàng mới là một yêu cầu cấp thiết của mỗi siêu thị.Vậy nhân tố nào tác động đến quyết định chọn siêu thị nào, sử dụng dịch vụ nào, chi bao nhiêu tiền trong việc mua sắm,…của mỗi khách hàng? Đây là câu hỏi mà mỗi nhà quản trị phải có câu trả lời chính xác, hợp lý nhất để có thể có những chiến lược, kế hoạch duy trì, phát triển doanh nghiệp của mình. Việc mua sắm ở siêu thị đã và đang dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu của người tiêu dùng Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến nhu cầu mua sắm ở siêu thị của người tiêu dùng cũng mang một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của nước ta; cũng như để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực siêu thị, trung tâm thương mại có một cách nhìn cụ thể, khoa học hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart.” Trong đề tài này, chúng tôi muốn thông qua một chỉ tiêu cụ thể quyết định hiệu quả của một siêu thị là doanh thu hay nói cách khác chính là số tiền người tiêu dùng bỏ ra chi tiêu cho việc mua sắm ở siêu thị để có thể giải thích một phần những nhân tố tác động đến việc lựa chọn địa điểm và mức độ tiêu dùng của người tiêu dùng ở siêu thị. Chúng tôi chọn người tiêu dùng ở siêu thị Coopmart là đối tượng nghiên cứu vì hệ thống siêu thị Coopmart là một hệ thống siêu thị có quy mô lớn, chất lượng tốt và được đa phần người tiêu dùng tin tưởng, từ kết quả nghiên cứu ở siêu thị Coopmart ta có thể khái quát một cách tương đối chính xác cho cả hệ thống siêu thị ở nước ta. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 6 Xác định các nhân tố tác động đến việc chi tiêu của người tiêu dùng cho hoạt động mua sắm ở siêu thị Coopmart và mức độ tác động của các nhân tố đó. Đưa ra những giải pháp, kiến nghị cho các siêu thị về cách thức để thu hút khách hàng, tăng sự chi tiêu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của siêu thị. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xu hướng, nhu cầu mua sắm tại siêu thị của người tiêu dùng trong thời gian qua; mức độ chi tiêu cho việc mua sắm ở siêu thị của người tiêu dùng, các đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng dịch vụ, hàng hóa của siêu thị; mức độ quan tâm của người tiêu dùng về các chỉ tiêu đánh giá. Phạm vi nghiên cứu: những nhu cầu và các vấn đề liên quan về việc mua sắm của người tiêu dùng ở các siêu thị Coopmart thông qua 485 bản khảo sát thu thập ở các siêu thị Coopmart trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian tháng 3/2013. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thu thập thông tin và số liệu đã được công bố trên các phương tiên truyền thông đại chúng. Nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên việc phân tích các chỉ tiêu số liệu sơ cấp từ 485 bản khảo sát nhóm thực hiện. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Xét về mặt lý luận, đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart” sẽ làm rõ hơn về vấn đề chi tiêu mua sắm của khách hàng tại Coopmart cũng như về tầm ảnh hưởng, sự tác động của các nhân tố như những dịch vụ, độ đa dạng hàng hóa, chương trình khuyến mại của siêu thị hay thu nhập của người mua sắm tại Coopmart… đến nhu cầu mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart. Xét về mặt thực tiễn, đề tài mang đến những số liệu đã được ước lượng hóa về mức tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart.Thông qua đó, những bộ phận như marketing, dịch vụ khách hàng, quản lý bán hàng… của Coopmart sẽ thấy được rõ hơn về tầm quan trọng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên, để từ đó có thể định ra những kế hoạch, biện pháp hiệu quả trong vấn đề thu hút khách hàng, đẩy mạnh tiêu dùng và mua sắm tại Coopmart. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 7 Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng Chương 3: Nghiên cứu định lượng những nhân tố tác động đến việc chi tiêu, mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart 3.1. Mô hình nguyên cứu 3.2. Xác định biến số thực nghiệm 3.3. Dữ liệu chạy mô hình hồi quy 3.3.1. Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng 3.3.2. Nguồn dữ liệu 3.3.3. Số liệu chạy mô hình 3.4. Xây dựng mô hình thực nghiệm 3.4.1. Ước lượng mô hình Least Square 3.4.2. Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy 3.4.3. Phát hiện sự có mặt của biến không cần thiết 3.4.4. Điều chỉnh mô hình hồi quy 3.4.5. Kiểm định các khuyết tật của hàm hồi quy đã điều chỉnh 3.4.6. Tác động của các biến độc lập đến tăng trưởng kinh tế Chương 4: Một số khuyến nghị 8 Chương 1 CỞ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Cơ sở lý luận Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng tại hệ thống siêu thị Coopmart.” được nghiên cứu dựa trên lí thuyết về hành vi tiêu dùng của Philip Kotler và mô hình hành vi tiêu dùng của Schiffman và Kanuk. Lí thuyết của Philip Kotler nêu lên và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng. Theo đó, có rất nhiều yếu tố chi phối đến hành vi chi tiêu của người tiêu dùng, nhưng tựu trung lại, chúng được phân vào 2 nhóm chủ yếu: nhóm các kích tố bên ngoài và nhóm các yếu tố thuộc về đặc tính cá nhân. Nhóm các yếu tố đặc tính cá nhân bao gồm 4 nhóm nhỏ khác, đó là nhóm những yếu tố thuộc về trình độ văn hóa, nhóm những yếu tố mang tính chất nhóm xã hội, nhóm những yếu tố mang tính chất cá nhân và nhóm những yếu tố mang tính chất tâm lí. Nhóm những yếu tố thuộc về trình độ văn hóa lại bao gồm những yếu tố nhỏ hơn, gồm: văn hóa quốc gia (biến – số lần đi siêu thị trong 1 tháng do so với các quốc gia khác thì thói quen đi chợ của người nội trợ Việt Nam vẫn còn phổ biến), nhánh văn hóa, địa vị xã hội. Nhóm những yếu tố mang tính chất xã hội như chuẩn mực nhóm xã hội, gia đình, vai trò và địa vị của cá nhân trong nhóm xã hội. Nhóm những yếu tố mang tính chất cá nhân bao gồm các yếu tố tuổi tác, giới tính (biến – Nam hay nữ) và giai đoạn của chu trình đời sống gia đình, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế (biến – thu nhập mỗi tháng), kiểu nhân cách và quan niệm về bản thân, lối sống. Nhóm những yếu tố mang tính chất tâm lí bao gồm động cơ (biến – mua sắm cho bao nhiêu thành viên trong gia đình), tri giác, lĩnh hội, niềm tin và thái độ. Còn theo Schiffman và Kanuk, Nhóm các kích tố bên ngoài bao gồm các yếu tố kích thích của marketing và các tác nhân kích thích khác (phi marketing). Các yếu tố kích thích của marketing chính là các hoạt động của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối như các biện pháp hoạch định sản phẩm, thương hiệu, giá cả, phân phối và tiếp thị nhằm mục đích thuyết phục khách hàng chi tiền cho sản phẩm và dịch vụ ((biến – các chương trình khuyến mãi, mua hàng với giá ưu đãi, chiết khấu có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm) và (biến – mức độ đa dạng của hàng hóa được trưng bày)). Còn các yếu tố khác chính là những yếu tố thuộc môi trường như khoảng cách địa lý (biến – thời gian từ nhà đến siêu thị), tập tục 9 văn hóa, kinh tế, chính trị (luật pháp)…cũng có tác động lớn tới hành vi tiêu dùng của mỗi người. Các yếu tố này thuộc về môi trường vĩ mô, mang tính khách quan, nhà sản xuất khó tác động mà chỉ có thể lợi dụng nó để thông qua đó mà tác động gián tiếp đến khách hàng. Cơ chế mô tả tác động của các yếu tố trên tới hành vi của người tiêu dùng có thể tóm lại một cách cô đọng như sau: Giai đoạn 1 – Nảy sinh nhu cầu. Nhóm các kích tố bên ngoài cùng nhóm các yếu tố thuộc về đặc tính cá nhân làm nảy sinh nơi người tiêu dùng những trạng thái căng thẳng về mặt sinh lí hoặc tâm lí. Giai đoạn 2 – Ý thức nhu cầu.Người tiêu dùng dần ý thức được nguyên nhân dẫn đến các trạng thái căng thẳng đó và phát hiện ra họ cần các công cụ để giải tỏa căng thẳng.Các công cụ đó thường là hàng hóa và dịch vụ và cầu về các công cụ này chính là cầu về các sản phẩm và dịch vụ để giải tỏa căng thẳng.Chúng ta vẫn thường gọi “cầu về các công cụ để giải tỏa căng thẳng” là “cầu về sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng”. Giai đoạn 3 – Giai đoạn tìm kiếm thông tin, đánh giá, đưa ra các quyết định chi tiêu.Sau khi ý thức được nhu cầu, người tiêu dùng bắt đầu tìm kiếm thông tin với mục tiêu tìm ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, các kích tố bên ngoài tiếp tục tác động đến người tiêu dùng hòng định hướng cho sự tìm kiếm của người tiêu dùng (biến – bạn có thường đi chung với bạn bè hoặc người thân không). Nhưng hiệu quả do các kích tố bên ngoài tác động lên người tiêu dùng mạnh đến đâu thì còn phụ thuộc vào tương tác giữa tính chất của nhóm các kích tố bên ngoài và tính chất của nhóm các đặc tính cá nhân. Nơi diễn ra sự tương tác này chính là hộp đen ý thức của người tiêu dùng.Và kết quả của quá trình tương tác này là quyết định lựa chọn hàng hóa, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn nhà kinh doanh, lựa chọn khối lượng mua…của người tiêu dùng. 1.2 Dự đoán mô hình Như vậy, sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng tại siêu thị Coopmart trong một tháng, ta tiến hành xây dựng mô hình như sau: = β 1 + β 2 D 1i +β 3 X 1i +β 4 X 2i + β 5 X 3i + β 6 X 4i + β 7 D 2i + β 8 D 3i + β 9 D 4i +β 10 D 5i + β 11 D 6i + u i Trong đó: Y i (triệu đồng): số tiền người tiêu dùng chi ra để đi siêu thị trong 1 tháng. 10 X 1i (triệu đồng): thu nhập của người tiêu dùng trong 1 tháng.Thu nhập càng cao thì số tiền chi cho việc đi siêu thị có khuynh hướng càng cao, kỳ vọng dương (+). X 2i (phút): thời gian đi từ nhà đến siêu thị.Thời gian đi lại càng ít, nhà càng gần thì người tiêu dùng càng đi siêu thị mua sắm nhiều hơn, kỳ vọng âm (+). X 3i (lần): số lần đi siêu thị trong 1 tháng. Số lần đi càng nhiều thì số tiền chi ra trong 1 tháng cũng nhiều hơn, kỳ vọng dương (+). X 4i (người): số thành viên trong gia đình mà người tiêu dùng sẽ mua sắm.Số thành viên càng nhiều thì số tiền chi tiêu cũng phải nhiều hơn, kỳ vọng dương (+). D 1i (0, 1): giới tính nam hoặc nữ D 2i (0, 1): người tiêu dùng có hoặc không đi siêu thị chung với bạn bè, người thân D 3i (0, 1): các hình thức khuyến mãi, ưu đãi, chiết khấu,… khác ảnh hưởng ít / ảnh hưởng ít đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. D 4i (0,1): các hình thức khuyến mãi, ưu đãi, chiết khấu,… khác ảnh hưởng nhiều / ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng. D 5i (01): hàng hóa ở siêu thị khác đa dạng ít/ đa dạng ít. D 6i (0.1): hàng hóa ở siêu thị khác đa dạng nhiều / đa dạng nhiều. [...]... lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu, mua sắm tại hệ thống siêu thị coopmart; thông qua kết quả khảo sát thực tế từ 485 người mua sắm tại coopmart 3.2 XÁC ĐỊNH BIẾN SỐ THỰC NGHIỆM Để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, bài viết sử dụng dữ liệu từ phiếu khảo sát những khách hàng đến mua sắm tại siêu thị Các biến độc lập... gian đi từ nhà đến siêu thị; Số lần đi siêu thị trong 1 tháng; Số thành viên trong gia đình sử dụng lượng hàng hóa mua về; Người tiêu dùng có đi chung với người thân hay bạn bè không?; Ảnh hưởng của những dịch vụ tại siêu thị đối với khách hàng; Người tiêu dùng đánh giá thế nào về độ đa dạng của hàng hóa tại siêu thị Và một biến phụ thuộc là số tiền khách hàng sử dụng để mua sắm tại siêu thị trong 1 tháng... hàng (X1), thời gian đi từ nhà đến siêu thị gần nhất (X2), số lần đi siêu thị trong 1 tháng (X3), số thành viên trong gia đình (X4), yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè (D2), yếu tố ảnh hưởng từ các chương trình khuyến mãi (D3 , D4), yếu tố ảnh hưởng từ mức độ đa dạng của hàng hóa (D5 ,D6) là có giải thích cho biến phụ thuộc chi tiêu trung bình cho việc mua sắm hàng tháng tại siêu thị (Y) 3.4.3 Phát hiện sự có...11 Chương 2 THỰC TRẠNG KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART Hệ thống siêu thị Co.opMart hàng ngày phục vụ trên 240.000 khách hàng đến mua sắm, ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng và số lượng khách hàng thành viên, VIP không ngừng tăng qua mỗi năm Hệ thống siêu thị đã đạt được nhiều danh hiệu cao quý trong và ngoài nước như: Top 500 Nhà bán lẻ... trình “Tự hào hàng Việt” hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Cùng với các hoạt động giáo dục, động viên, xây dựng ý thức “tận tâm phục vụ” cho đội ngũ nhân viên trong phục vụ khách hàng nhằm nâng cao mức độ thỏa mãn và thu hút khách hàng 12 Chương 3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHI TIÊU MUA SẮM TẠI HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART 3.1 MÔ HÌNH NGHIÊN... với chi tiêu trung bình cho việc mua sắm hàng tháng tại siêu thị Coopmart (Yi), hàm hồi quy mẫu được xây dựng từ 485 quan sát này có dạng: ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ ˆ Yi = β1 + β2 D1i + β3 X1i + β4 X2 i + β5 X 3i + β6 X4i + β7 D2i + β8 D3i + β9 D4i + β10 D5 i + β11D6i ∗ Theo kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính đối với bảng dữ liệu trên ta có hàm hồi quy mẫu cụ thể ước lượng sự tác động của các yếu tố. .. β10 D5 i + β11D6i ∗ Theo kết quả chạy mô hình hồi quy tuyến tính đối với bảng dữ liệu trên ta có hàm hồi quy mẫu cụ thể ước lượng sự tác động của các yếu tố nêu trên đối với việc chi tiêu trung bình mua sắm hàng tháng tại siêu thị Coopmart có dạng như sau: ˆ Yi = −0,12359 − 0,179094 * D1i + 0181497X1i + 0,002420*X 2 i + 0,082962*X 3i + 0,074286*X 4i − 0, 068018* D2i + 0,180331* D3i +72867 * D4 i − 0,... 3.3 DỮ LIỆU CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUY 3.3.1 Xác định yếu tố thời gian cần ước lượng Thời gian khảo sát của nhóm kéo dài từ ngày 15/3/2013 đến ngày 25/3/2013 3.3.2 Nguồn dữ liệu Để tìm kiếm dữ liệu cho bài nghiên cứu của mình, một khảo sát sơ bộ được nhóm thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sátcho từng khách hàng đến tham quan, mua sắm tại một số siêu thị CoopMart trong địa bàn trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh... 2011); Để đạt được những kết quả đáng tự hào như vậy, hệ thống siêu thị Co.opMart đã không ngừng đa dạng hóa những mặt hàng buôn bán cho khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, không ngừng tăng cường các hoạt động chăm sóc khách hàng như các chương trình khuyến mãi liên tục nhân các ngày lễ, Tết, kỷ niệm trong năm, chương trình khách hàng thân thiết, khách hàng thành viên - VIP với những ưu đãi về vật... Kiểm định cặp giả thiết sau: H0: βi=0: biến Xi trong mô hình là không phù hợp H1: βi≠0: biến Xi trong mô hình là biến thích hợp + Tiêu chuẩn kiểm định: Tqs = ˆ βi ˆ se(βi ) + Miền bác bỏ giả thiết: ( − W = { T / Tqs > tαn 2 k ) } / 3.4.3.2 Kiểm định hệ số các biến * Kiểm định hệ số của biến D1 (β2) H0: β2=0 H1:β2≠0 Theo bảng 1 ta có: Tqs = 1, 7858 Với mức ý nghĩa α=0,2, ta có : 485 474 t0,2/−11 = t0,1 . Để xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.op Mart, bài viết sử dụng dữ liệu từ phiếu khảo sát những khách hàng đến mua sắm tại siêu thị. Các biến. tài: Những nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu mua sắm tại hệ thống siêu thị Coopmart. ” Trong đề tài này, chúng tôi muốn thông qua một chỉ tiêu cụ thể quyết định hiệu quả của một siêu thị là. nhằm đo lường tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu chi tiêu, mua sắm tại hệ thống siêu thị coopmart; thông qua kết quả khảo sát thực tế từ 485 người mua sắm tại coopmart. 3.2 XÁC ĐỊNH BIẾN

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan