PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX phần 1 ppsx

6 940 7
PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX phần 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯ ỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Phần 1 Từ việc tìm hiểu quá trình chuyển tiếp tư tưởng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thông qua phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, với những giá trị tư tưởng trong kho tàng lịch sử Việt Nam từ đó tạo nên niềm tin vững chắc tiến bước trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đưa đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh và cả dân tộc đã lựa chọn. Nhìn lại tiến trình lịch sử tư tưởng Việt Nam, sự thay đổi của những điều kiện kinh tế, xã hội… theo từng thời kỳ, đã tạo nên những bước chuyển tiếp tư tưởng phù h ợp với thời đại, thúc đẩy xã hội phát triển. Trong bước chuyển tư tưởng đặc biệt nhất, phải nói đến bước chuyển tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với những vấn đề mới nảy sinh chưa từng có trong lịch sử đã đặt ra nhiệm vụ bức thiết cần được giải quyết cho dân tộc Việt Nam, đó là con đường giải phóng dân tộc khỏi thực dân và phong kiến. Đánh dấu bước chuyển tiếp tư tưởng Việt Nam giai đoạn này, cần phải nhắc đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, đây là một trong những phong trào cải cách tư tưởng – văn hoá, góp phần quan trọng vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX. “Đem lòng nghĩ đến quốc dân Lựa dần khuyên nhủ nhau dần từ đây Miệng diễn thuyết dao này chém đá Lưỡi hùng đàm gương ấy soi yêu…”1 Có thể xem Đông Kinh nghĩa thục là một trong những phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX, nhưng với những đặc điểm, tính chất và những nét riêng của phong trào đã đem lại nhiều tranh luận từ các nhà nghiên cứu. Có học giả cho rằng, Đông Kinh nghĩa thục là một cuộc cách mạng văn hoá đầu tiên ở nước ta hay chỉ là một cuộc đấu tranh tư tưởng theo hướng tư sản; hoặc theo nhà nghiên cứu Trần Minh Thư “Đông Kinh nghĩa thục chỉ là một cuộc vận động cải cách về văn hoá chứ chưa đạt tới một cuộc cách mạng”2, Có rất nhiều ý kiến khác nhau về vị trí Đông Kinh nghĩa thục đối với phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX nhưng phải cần nhận định rằng việc nghiên cứu, đánh giá Đông Kinh nghĩa thục là công việc rất cần thiết trong lịch sử tư tưởng và văn hoá Việt Nam nói riêng, lịch sử Việt Nam nói chung và phải gắn với hoàn cảnh lịch sử đương thời để thấy rõ vị trí của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tình hình thế giới đầy biến động đã tác động mạnh mẽ vào nước ta. V.I.Lênin đã từng nhận định: “Chủ nghĩa đế quốc như mây mù kéo theo mưa”, với sự phát triển của các nước tư bản chính trên thế giới đã dần dần chuyển thành chủ nghĩa đế quốc. Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa đế quốc đã kéo theo biết bao thay đổi thế giới bằng việc bành trướng ra thị trường khắp các châu lục, làm cho mâu thuẫn giai cấp ở các nước cũng như mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Và Việt Nam cũng đón “một vị khách không mời mà đến” khi năm 1858 Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng đánh dấu sự xâm lược nước ta và dần dần đặt ách thống trị hết sức hà khắc lên nhân dân, biến xã hội Việt Nam thành một đất nước thực dân nửa phong kiến. Tất nhiên, chủ nghĩa tư bản Pháp tồn tại ở Việt Nam trong sự thích nghi toàn diện với chủ nghĩa phong kiến đã lỗi thời, gắn với những chính sách về chính trị, xã hội, kinh tế… mà thực dân Pháp đặt ra cho người dân An Nam. Trước tình hình đó, các sĩ phu yêu nước đã nhận thấy rằng, việc đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho nước nhà vẫn là nhiệm vụ chính, song vấn đề mở mang dân trí, chấn hưng kinh tế cũng là quan trọng, cấp bách có làm tốt được việc này thì mới tiến hành việc kia một cách thành công. Từ khi Pháp xâm lược nước ta, chúng thi hành chính sách thực dân biến nước ta trở thành “sân sau” của Pháp, cả bộ máy quan lại của nhà Nguyễn trở thành bù nhìn, tay sai cho Pháp. Mọi quyền lực, quân đội, cảnh sát đều nắm trong tay thực dân Pháp. Để cai trị một dân tộc Việt Namcó truyền thống yêu nước từ ngàn năm với một sức mạnh đoàn kết to lớn, thực dân Pháp đã phải thực hiện chính sách chia để trị. Nhưng xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến tồn tại rất lâu với những thói quen tập quán đã lạc hậu so với thời đại, chúng không khó khăn gì khi duy trì và phát triển những hủ tục như: khuyến khích uống rượu, hút thuốc phiện, mê tín dị đoan… để ru ngủ nhân dân, dễ bề đặt ách cai trị. Với một xã hội trì trệ, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu gắn với việc thực dân Pháp chiếm độc thị trường, mua hàng hoá nông nghiệp với giá rẻ mạt, làm cho nền kinh tế nước ta càng trở nên kiệt quệ. Nhân dân lao động bị bần cùng hoá với những thứ thuế hết sức hà khắc như thuế muối, thuế gạo, thuế sưu, thuế thân… Chính sách “bế quan toả cảng” của vua quan nhà Nguyễn trước đây không còn phù hợp nữa, Việt Nam bắt đầu mở cửa ra thế giới, giao lưu với nước ngoài nhưng đó chỉ là thứ tư bản chủ nghĩa thuộc địa mà mục đích là đem lại lợi ích cho thực dân mà thôi. Trái ngược với sự phát triển của thế giới về khoa học và văn hoá, Việt Nam lúc này tồn tại nền giáo dục kém phát triển, không còn phù hợp với yêu cầu lịch sử và thời đại, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, thực dân Pháp đã xây dựng ở Việt Nam một nền giáo dục thực dân nửa phong kiến không ngoài mục đích là đồng hoá nhân dân. Chúng lợi dụng nền Nho học với xu hướng giáo dục theo khoa cử đã tỏ ra không còn phù hợp với thời đại, xây dựng một nền giáo dục theo kiểu lai căng “giáo dục Pháp – Việt” cho dân An Nam. Vậy là, giáo dục đi ngược lại với giá trị của nó, không phải là mở mang khai thông dân trí mà chỉ nhằm một mục đích là tăng cường dồi dào của cải, giá trị sản xuất từ thuộc địa. Vì thế, Việt Namlà nơi để thực dân Pháp khai thác thuộc địa, là nơi cung cấp công nhân rẽ mạt, là nơi tiêu thụ hàng hoá để đem lại lợi nhuận cao nhất cho tư bản Pháp. Những chính sách thực dân Pháp áp đặt và thi hành trên các lĩnh vực đã làm cho xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX biến động sâu sắc, đặc biệt là sự phân hoá giai cấp trong xã hội. Giai cấp địa chủ phong kiến tỏ ra khá non yếu, nhu nhược trước sự ngoại xâm của đế quốc Pháp, một bộ phân thoả hiệp đầu hàng, bộ phận còn lại thì trăn trở trước quyền lợi giai cấp không còn nữa, cố gắng đứng lên tập hợp huy động quần chúng nhân dân tham gia chiến đấu chống Pháp để cứu nước, củng cố lại giai cấp của mình. Giai cấp nông dân là giai cấp chiếm đại đa số trong nhân dân phải gánh chịu tình cảnh “vua là tượng gỗ, dân là thân trâu”. Giai cấp nông dân bị áp bức nặng nề, rơi vào tình cảnh cùng khổ và trở thành lực lượng hùng hậu của cách mạng giải phóng dân tộc với ý chí chiến đấu ngày càng cao nhưng họ vẫn chưa là lực lượng chính trong phong trào cách mạng. Cùng với chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã hình thành ở xã hội Việt Nam giai cấp mới, giai cấp tư sản, trong đó có một số người tư sản đầu tiên làm trung gian cho Pháp, quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp. Một số khác là tư sản dân tộc, vốn kinh doanh công thương nghiệp hoặc một số địa chủ tư sản hoá, là lực lượng không nhỏ góp phần tạo nên phong trào yêu nước Việt Nam thời kỳ này. Giai cấp vô sản đã ra đời từ người nông dân, thợ thủ công, người bị phá sản… tập trung về đô thị và lúc này mới chỉ là giai cấp “tự nó”. Chính từ sự phân hoá giai cấp sâu sắc và rõ rệt cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự câu kết giữa thực dân và phong kiến tạo nên hệ thống chính trị xã hội cực kỳ phản động, đã dẫn đến những phong trào yêu nước phát triển một cách rầm rộ. Trước cảnh “Quốc phá gia vong” hầu hết người dân Việt Nam kiên quyết không chịu khắc phục làm nô lệ cho thực dân Pháp, đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc hướng đến sự nghiệp giải phóng. Lúc này, việc đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và canh tân đất nước để phát triển kịp theo sự tiến bộ của thế giới là hai nhiệm vụ gắn với sự chuyển biến tư tưởng xã hội đương thời. Hay nói cách khác, những thử nghiệm gian khổ, hy sinh và cuộc sống nô lệ đầy máu và nước mắt đã thúc đẩy các nhà yêu nước Việt Nam ra sức tìm kiếm con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Làm gì để cứu nước, cứu dân tộc? Câu hỏi được đặt ra, là nhiệm vụ của thời đại đối với tất cả những người yêu nước Việt Nam. Một số các sĩ phu muốn khôi phục lại triều đại phong kiến, cứu lấy hệ tư tưởng phong kiến – Nho giáo làm nền tảng tư tưởng, phục hồi nền độc lập cho dân tộc, duy trì chế độ phong kiến đã vận động quần chúng nhân dân phát huy truyền thống yêu nước dân tộc đứng lên làm cách mạng tiêu biểu như phong trào Cần Vương. Nhưng xu hướng này tỏ ra không còn phù hợp, không gắn liền với mục tiêu dân chủ cho đông đảo nhân dân vì thế các phong trào yêu nước theo xu hướng này đều thất bại. Ngược lại với phong trào trên, xuất hiện phong trào đấu tranh theo ý thức hệ tư sản do những lãnh tụ giàu lòng yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu trinh… Với phong trào theo hệ tư tưởng tư sản thì lại có hai cách thực hiện. Một là, con đường bạo động cách mạng, hai là con đường ôn hoà, cải cách duy tân. Đối với con đường cải cách duy tân, một số quan lại, sĩ phu yêu nước nhận thấy rằng để phát triển đất nước, xoá bỏ dòng tư tưởng làm trì trệ xã hội nên đã tiến hành cải cách duy tân. Xuất hiện các nhà cải cách như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ… Trước sự thay đổi của khu vực những tấm gương, mô hình duy tân của Nhật Bản, Trung Quốc đã truyền vào xã hội Việt Nam. Bài học của Nhận Bản, Trung Quốc đã làm cho “Châu Á thức tỉnh” nhất là cuộc duy tân năm 1868 ở Nhật chống lại các thế lực cản trở sự phát triển trong nước, tiến lên con đường tư bản chủ nghĩa và đủ sức chống lại các nước phương Tây. Ảnh hưởng từ các phong trào bên ngoài đã tác động đến các sĩ phu yêu nước, trở thành hồi chuông cảnh tỉnh từ những chuyến đi thực tế và phổ biến là qua các tân văn, tân thư du nhập vào Việt Nam. Các sĩ phu thấy rằng Nhật Bản cũng là dân da vàng, có hoàn cảnh giống nước ta, Nhật Bản “học tập theo phương Tây thành công” sao ta lại không làm theo cách đó? Sự hấp thụ tân học để giải quyết vấn đề lịch sử đặt ra, xem đó là vũ khí lý luận mới trong quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp, tức là, hệ tư tưởng tư sản đã manh nha trong các sĩ phu phong kiến tư sản hoá dẫn đến sự phát triển rầm rộ phong trào mang màu sắc thời đại tiêu biểu như phong trào cải cách duy tân (1905 – 1908), Việt Nam Quang Phục hội (1912 – 1924)… Và đặc biệt phải nói đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục khi nó không chỉ là một phong trào yêu nước với vị trí đáng kể ở đầu thế kỷ XX mà còn là phong trào kết hợp cả hai xu hướng của lịch sử Việt Nam đặt ra lúc bấy giờ khi các phong trào khác chưa kết hợp được. Cải cách tư tưởng – văn hoá mang tính chất hợp pháp dưới hình thức trường học để hoạt động duy tân đất nước và đồng thời là cơ sở tiếp ứng cho phong trào Đông Du đi theo hướng bạo động do Phan Bội Châu lãnh đạo. . PHONG TRÀO ĐÔNG KINH NGHĨA THỤC VỚI BƯỚC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯ ỞNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX Phần 1 Từ việc tìm hiểu quá trình chuyển tiếp tư tưởng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thông. bước chuyển tiếp tư tưởng phù h ợp với thời đại, thúc đẩy xã hội phát triển. Trong bước chuyển tư tưởng đặc biệt nhất, phải nói đến bước chuyển tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với những. Việt Nam Quang Phục hội (19 12 – 19 24)… Và đặc biệt phải nói đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục khi nó không chỉ là một phong trào yêu nước với vị trí đáng kể ở đầu thế kỷ XX mà còn là phong trào

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan