CHƯƠNG II : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ potx

16 402 4
CHƯƠNG II : PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT THUẾ THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ. A. Giới thiệu chung về pháp luật thuế thu vào hàng hố dịch vụ. Phần ny cc anh (chị) nghin cứu trn lớp B. Nội dung cơ bản của pháp luật thuế thu vào hàng hóa dịch vụ: 1. Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu: 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: a. Khái niệm: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế thu vào hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Lưu ý:  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế độc lập trong hệ thống pháp luật thuế Việt Nam và các nước trên thế giới.  Tên gọi đạo luật là thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh loại thuế khác nhau là thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.  Mục đích quan trọng của thuế xuất khẩu, nhập khẩu là do yêu cầu bảo hộ nền sản xuất trong nước nhưng không thể áp dụng các biện pháp hành chính (hàng rào phi thuế quan) thì thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơng cụ hữu hiệu nhất thực hiện được u cầu này.  Hiện nay, do u cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế, nhà nước còn ban hành thêm thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá (được ban hành bởi Pháp lệnh cảu Uy ban thường vụ Quốc hội). Thực chất đây là hai loại thuế bổ sung cho thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong những trường hợp có căn cứ cho rằng hàng hố đó có trợ cấp của nhà nước hoặc có hành vi bán phá giá nhằm mục đích cạnh tranh khơng lành mạnh. b. Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu:  Thứ nhất: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu là hàng hố được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. - Chỉ có những hàng hố được vận chuyển một cách hợp pháp qua biên giới Việt Nam mới là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Những trường hợp cần lưu ý: + Hàng hố đó có thể là hợp pháp ở nước ngồi nhưng khơng hợp pháp ở Việt Nam: thì khơng là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Hàng hố hợp pháp nhưng giao dịch khơng hợp pháp: thì khơng là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Giao dịch hợp pháp nhưng hàng hố khơng hợp pháp: thì khơng là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.  Thứ hai: Hàng hố chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải là hàng hóa được mang qua biên giới Nam: - Hàng hố là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải có một hành vi thực tế làm dịch chuyển hàng hố đó qua biên giới Việt Nam thơng qua mua bán, trao dổi, tặng cho… Khái niệm đường biên giới trong thuế xuất khẩu, nhập khẩu khơng đồng nhất với khái niệm đường biên giới quốc gia trong cơng pháp quốc tế. Nó khơng đơn thuần như chúng ta thường nói trong đời sống hằng ngày: biên giới giữa Việt Nam và Lào, Campuchia, Trung Quốc. Biên giới trong pháp luật thuế là biên giới về mặt kinh tế. Bất cứ ở đâu, khi nào có sự phân định giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế nước ngồi thì đó là biên giới được hiểu theo pháp luật thuế. -Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố qua biên giới phải là hành vi trực tiếp tác động làm hàng hố đó dịch chuyển qua biên giới Việt Nam. Hành vi đó do đối tượng nộp thuế trực tiếp tác động và có nghĩa vụ nộp thuế hoặc ủy quyền cho chủ thể khác có nghĩa vụ nộp thay.  Thứ ba: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hố. (đã trình bày rất rõ trong phần đặc điểm chung của nhóm thuế thu vào hàng hố, dịch vụ.)  Thứ tư: Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân trực tiếp có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố qua biên giới. c. Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu: ngồi những vai trò cơ bản đã được trình bày ở phần chung, thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn có những vai trò cơ bản sau đây:  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở để nhà nước kiểm sốt được số lượng, chất lượng và tác động của hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu đối với thị trường Việt Nam.  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu góp phần điều tiết kinh doanh và định hướng tiêu dùng.  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần bảo hộ và phát triển nền sản xuất trong nước.  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu gĩp phần khuyến khích xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngồi.  Thuế xuất khẩu, nhập khẩu sẽ giúp nhà nước cân bằng cán cân thanh tốn quốc tế. 1.2. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Theo điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu, điều 1 Nghị định 87: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu gồm: - Hng hĩa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, bin giới Việt Nam; - Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. - Hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 1.3. Đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu: là các tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế (Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005, Điều 3 Nghị định 87). Để một tổ chức, cá nhân trở thành đối tượng nộp thuế phải thỏa mãn những dấu hiệu pháp lý sau: a. Tổ chức, cá nhân phải là người trực tiếp đưa hàng hoá qua biên giới Việt Nam (là chủ hàng) gồm: - Chủ hng hố xuất khẩu, nhập khẩu; - Tổ chức nhận ủy thc xuất khẩu, nhập khẩu hng hĩa; - C nhn cĩ hng hố xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hng hố qua cửa khẩu, bin giới Việt Nam. Lưu ý: Cần phần biệt với đối tượng được ủy quyền, bảo lnh v nộp thay thuế quy định tại khoản 2 Nghị định 87. b. Tổ chức cá nhân có hành vi xuất khẩu, nhập khẩu phải là hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hoàn tất. Hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu phải được tiêu dùng ở thị trường trong nước.  Lưu ý: Tư cách pháp lý của chủ thể (c nhn hay tổ chức, php nhn hay khơng phải php nhn, mang quốc tịch Việt Nam, nước ngoài hay không quốc tịch…) không ảnh hưởng đến nghĩa vụ nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 1.4. Những trường hợp không nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 3 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, điều 2 Nghị định 87):  Các hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh, chuyển khẩu hoặc mượn đường qua lãnh thổ Việt Nam.  Quá cảnh là gì? Qu cảnh chính là muợn đường (mượn lnh thổ kế) Việt Nam để vận chuyển hàng hóa sang một nước thứ ba mà không tiêu thụ tại Việt nam. Hàng hóa này phải thực hiện chế độ niêm phong kẹp chì rất nghiêm ngặt theo thủ tục hàng vận chuyển quá cảnh.  Chuyển khẩu là gì? Là hàng hóa kinh doanh muợn kho ngoại quan, cửa khẩu Việt nam để thực hiện việc giao hàng cho phía bạn hàng nước ngoài hoặc vì một lý do nào đó mà hàng hóa này trong quá trình vận chuyển phải đưa vào kho ngoại quan hoặc cửa khẩu của Việt nam một thời gian mới tiếp tục vận chuyển ra nước ngoài (lưu ý, hàng này phải không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam.  Hàng hoá từ khu phi thuế quan đưa ra nước ngoài, hàng từ nước ngoài đưa vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ khu phi thuế quan này đưa khu phi thuế quan khác. + Khu phi thuế quan là gì? Khu phi thuế quan l khu vực kinh tế nằm trong lnh thổ Việt Nam, cĩ ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (Theo khoản 1 điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2005). + Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu (đọan 2 khỏan 2 điều 1 NĐ 149/2005/NĐ-CP ngày 06/12/2005 Qui định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2005).  Hàng hoá viện trợ nhân đạo, viện trợ nhân đạo.  Hàng hoá là dầu khí đã chịu thuế tài nguyên khi xuất khẩu. Vì thực tế tiền thuế xuất khẩu tài nguyên cần nộp là tiền của nhà nước. Nhà nước chỉ thu thuế tài nguyên để quản lý khối lượng, số lượng dầu khí đ khai thác. 1.5. Căn cứ tính thuế: Chủ yếu dựa vào biểu hiện giá trị trong quan hệ hàng hoá đó, có hai trường hợp: 1.5.1.Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ %: Công thức tính thuế nhập khẩu: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x Giá tính thuế x Thuế suất. a) Số lượng hàng hóa: là số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan. b) Giá tính thuế từng mặt hàng: được xác định theo các phương pháp xác định trị giá hải quan (còn gọi là trị giá tính thuế) được quy định tại Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007. c) Thuế suất: áp dụng đối với từng mặt hàng theo quy định trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. - Đối với thuế xuất khẩu: Tương ứng với mỗi loại hàng hóa, pháp luật quy định một mức thuế suất cụ thể trong từng biểu thuế và áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. - Đối với thuế nhập khẩu: Bỡi vì hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Việt nam có nguồn gốc từ nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau nên tùy thuộc vào mối quan hệ song phương hay đa phương mà pháp luật Việt Nam áp dụng các mức thuế suất khác nhau. Về cơ bản có ba loại thuế suất thuế nhập khẩu: + Thứ nhất: Thuế suất ưu đãi: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ có thỏa thuận Tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Bảng thuế suất ưu đãi do Bộ Tài chính ban hành trên cơ sở khung thuế suất do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành và áp dụng thống nhất trong cả nước không phụ thuộc vào cửa khẩu nơi nhập khẩu. Hiện nay Việt Nam đã đối xử tối huệ quốc với hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ là một thuận lợi rất lớn đối với Việt Nam trong quan hệ mua bán ngoại thương. + Thứ hai: Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo điều kiện tư do cho giao lưu thương mại biên giới và các trường hợp đặc biệt khác. + Thứ ba: Thuế suất thông thường: sẽ áp dụng đối với hàng hóa được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam có xuất xứ từ các nước hoặc khối nước, vùng lãnh thổ còn lại chưa có thỏa thuận hợp tác thương mại quốc tế. Đây không phải là sự trả đũa hay trừng phạt mà đây là sự đối xử bình đẳng, công bằng trong quan hệ quốc tế (nghĩa là không ưu đãi gì cả). Hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng mức thuế suất này cho một vài quốc gia. Mức thuế suất này bằng 150% thuế suất ưu đãi. 1.5.2. Đối với mặt hàng áp dụng mức thuế tuyệt đối: Trong một số trường hợp đặc biệt, không thể áp dụng thuế suất tỷ lệ vì không xác định được giá tính thuế đối với từng loại hàng hóa vì nhiều lý do như hàng hóa dùng rồi, phế liệu, đồ cũ… thì pháp luật quy định áp dụng mức thuế tuyệt đối, công thức tính như sau: Số tiền thuế phải nộp = Số lượng hàng hóa x mức thuế tuyệt đối. 1.6.Chế độ miễn, giảm thuế: (điều 16, 17, 18 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Chương IV Nghị định 149/2005 Hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu). 1.7.Chế độ đăng ký, kê khai nộp thuế, quyết toán và hoàn thuếthuế: Điều 13, 14, 15, Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu, điều 13, 14, 15 nghị định 149: 1.8. Chế độ hoàn thuế và truy thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. 2. Thuế tiêu thụ đặc biệt: 2.1. Khaùi nieäm, đặc điểm, vai trị của thuế tiu thụ đặc biệt: a. Khái niệm: thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế thu vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. b. Đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt: - Đối tượng tác động của thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa dịch vụ khơng thật cần thiết cho nhu cầu của con người, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người nhưng khơng thể cấm hoặc tác động xấu đến mơi trường. - Thuế tiêu thụ đặc biệt có đối tượng chịu thuế hẹp, thuế suất cao. - Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần (khi có hành vi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ) trong suốt q trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng với điều kiện trong q trình đó, hàng hóa khơng thay đổi cơng năng, tính năng sử dụng, hình dáng thể hiện. - Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu. c. Vai trò của tiêu thụ đặc biệt: - Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần hướng dẫn tiêu dùng. - Thuế tiêu thụ đặc biệt góp phần điều tiết thu nhập, góp phần thực hiện cơng bằng xã hội. - Việc đăng ký, kê khai và nộp thuế là cơ sở để nhà nước quản lý, điều tiết nững hàng hóa, dịch vụ nhạy cảm, tác động lớn đến nền kinh tế – xã hội. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 2.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: là những loại hàng hố, dịch vụ khơng thật cần thiết, có hại cho con người hoặc ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2 Nghị định 26). Những trường hợp khơng chịu thuế TTĐB: Theo quy định tại điều 3 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 3 Nghị định 26) 2.3. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 4 luật thuế tiêu thụ đặc biệt): Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hố thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng khơng xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, c nhn cĩ hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. 2.4. Căn cứ tính thuế (Chương 2 Nghị định 26, Chương II Thơng tư 64/2009/TT-BTC): l gi tính thuế của hng hĩa, dịch vụ chịu thuế TTĐB v thuế suất thuế TTĐB. Cơng thức: Thuế TTĐB phải nộp =Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất Thuế TTĐB. Lưu ý: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt (điều 6 Luật thuế TTĐB, điều 4 Nghị định 26). Gi tính thuế tiêu thụ đặc biệt:  Đối với hàng hóa sản xuất trong nước: Gi bn (chưa có thuế giá trị gia tăng) Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB Trong đó: Giá thanh toán = Giá tính thuế (giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt ) + Tiền Thuế tiêu thụ đặc biệt (giá tính thuế x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt). Vậy Giá Thanh toán = Giá tính thuế (1 + thuế suất). Lưu ý: Giá tính thuế là giá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng vẫn có thể có các loại thuế khác. Ví dụ: Trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt bằng giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (bao gồm cả thuế nhập khẩu).  Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có). - Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu thì thuế nhập khẩu được xác định trong giá tính thuế TTĐB theo số thuế nhập khẩu còn laïi phải nộp.  Giá tính thuế đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB: là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế Giá trị gia tăng, được xác định như sau: Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng Giá tính thuế TTĐB = 1 + Thuế suất thuế TTĐB - Giá dịch vụ chưa có thuế Giá trị gia tăng làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB đối với một số dịch vụ quy định như sau: + Đối với kinh doanh gôn giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền phí chơi gôn và tiền ký quỹ (nếu có). Trường hợp có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. + Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá tính thuế tiệu thụ đặc biệt là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nơ, trò chơi điện tử có thưởng trừ (-) đi số tiền trả thưởng cho khách hàng. + Đối với kinh doanh đặt cược giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé đặt cược đã trừ tiền trả thưởng. + Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ơ-kê, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và ka-ra-ơ-kê bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm. + Đối với kinh doanh xổ số giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Thuế suất: (Xem biểu thuế suất thuế TTĐB trong Luật thuế TTĐB và Nghị định 26). 2.5. Chế độ miễn, giảm thuế: Việc giảm thuế TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12. 2.6. Khấu trừ, quyết toán và hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt (Chương III của Luật TTĐB, Chương III Nghị định 26 và chương III Thơng tư 64) 3. Thuế gia trị gia tăng. 3.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò, ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng: a. Khái niệm thuế giá trị gia tăng: Thuế giá trị gia tăng là loại thuế thu vào phần giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch vụ phát sinh trong q trình sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng. Việc xác định nội dung của pháp luật thuế giá trị gia tăng để thay thuế pháp luật thuế doanh thu phải giải quyết được những vấn đề sau: - Giải quyết tình trạng thuế trùng thuế qua các khâu của q trình lưu thơng hàng hóa, góp phần tạo ra sự dong bằng giữa các chủ thể trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, kích thích lưu thơng hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. - Thuế suất thuế giá trị gia tăng phải đơn giản, đảm bảo mức độ tương đối về tính đơn giản và tính trung lập của thuế. - Việc xác định căn cứ tính thuế như thế nào khơng chỉ để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, đảm bảo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế mà còn là biện pháp chống gian lận, trốn lậu thuế ở các khâu của q trình sản xuất, lưu thơng hàng hóa. b. Đặc điểm thuế giá trị gia tăng:  Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó. - Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế giá trị gia tăng: + Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam. + Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng phải là những giao dịch hợp pháp. (Phân tích giống như phần thuế xuất khẩu, nhập khẩu).  Thuế giá trị gia tăng có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng. - Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Trường hợp không có giá trị gia tăng thì sẽ không phải nộp thuế giá trị gia tăng hoặc nếu có giá trị gia tăng âm thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. Đây là điểm ưu việt vượt trội của thuế giá trị gia tăng nhằm tạo ra tính công bằng, hợp lý cho đối tượng nộp thuế. - Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình. - Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát được giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mục đích kinh tế khác. - Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan thuế không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình làm căn cứ tính thuế mà còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứng từ của chủ thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình trạng trốn thuế giá trị gia tăng nói riêng và tình trạng trốn thuế nói chung.  Thuế giá trị gia tăng phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho tất cả các khâu trước đó.  Thuế giá trị gia tăng có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ trên thị trường.  Xét về mặt tính chất thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. c. Vai trò của thuế giá trị gia tăng:  Thuế giá trị gia tăng góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.  Thuế giá trị gia tăng giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.  Thuế giá trị gia tăng góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; bên canh đó thuế giá trị gia tăng đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế giá trị gia tăng đầu ra để được hoàn thuế giá trị gia tăng. 3.2. Người nộp thuế giá trị gia tăng: Theo điều 4 luật thuế giá trị gia tăng quy định “Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (gọi là người nhập khẩu)” Có thể khái quát 2 điều kiện cơ bản để một tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng: - Tổ chức, cá nhân phải có một trong các hành vi sau: sản xuất hàng hóa; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. - Những hành vi trên phải tác động đến đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng mà các anh (chị) sẽ được tìm hiểu ở mục tiếp theo. 3.3. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: a) Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng: Theo quy định tại điều 3 luật thuế giá trị gia tăng thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của luật thuế giá trị gia tăng”. Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì hàng hóa đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam.  Lý giải cho vấn đề này cũng đơn giản, bỡi vì thuế giá trị gia tăng không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. b) Đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: [...]... khấu trừ thu (điều 10 Luật thu GTGT) Công thức: Số thu Giá trị gia tăng phải nộp = Thu Giá trị gia tăng đầu ra - Thu Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Trong đ : - Thu Giá trị gia tăng đầu ra = giá tính thu của hàng hóa, dịch vụ chịu thu bán ra x thu suất thu Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó + Cơ sở kinh doanh thu c đối tượng tính thu theo phương pháp khấu trừ thu khi bán hàng. .. hợp hàng hóa, dịch vụ không thu c đối tượng chịu thu giá trị gia tăng được quy định tại điều 5 luật thu giá trị gia tăng 3.4 Căn cứ tính thu giá trị gia tăng: Theo quy định tại điều 6 Luật Thu giá trị gia tăng thì căn cứ tính thu giá trị gia tăng là giá tính thu và thu suất Công thức tính thu giá trị gia tăng: Số thu GTGT phát sinh = Giá tính thu GTGT x Thu suất thu GTGT a) Giá tính thu . .. của hàng hóa, dịch vụ bán ra Thu suất thu Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó phải nộp Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thu giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm... giá hàng hóa ở khâu tính thu 3.6 Chế độ đăng ký, kê khai, nộp thu , quyết toán Giá trị gia tăng: 3.7.Chế độ hoàn thu giá trị gia tăng: để bảo đảm quyền lợi cho người nộp thu , khi số thu mà họ có nghĩa vụ phải nộp vào ngân sách nhà nước nhỏ hơn số tiền thu mà họ đã nộp vào ngân sách nhà nước thì họ phải được hoàn thu Những trường hợp được hoàn thu giá trị gia tăng: đối tượng nộp thu được hoàn thu . .. hoặc tiền thu đất phải nộp ngân sách nhà nước; - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ hưởng hoa hồng : là tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thu giá trị gia tăng; b) Thu suất thu giá trị gia tăng: Thu giá trị gia tăng có phạm vi tác động rất rộng, ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, dịch vụ Vì vậy, thu suất thu giá trị gia tăng thường thấp .Thu suất thu giá... không thành lập pháp nhân tại Việt Nam Điều kiện nộp thu theo phương pháp khấu tr : căn cứ vào phương pháp tính thu , cơ sở kinh doanh muốn nộp thu theo phương pháp khấu trừ phải chứng minh được số thu giá trị gia tăng đầu vào và số thu giá trị gia tăng đầu ra Nếu cơ sở không chứng minh được thì không có căn cứ để khấu trừ thu Để chứng minh được số thu giá trị gia tăng đầu vào và số thu giá trị... phương pháp khấu trừ thì : Số thu phải nộp = số thu giá trị gia tăng đầu ra – số thu giá trị gia tăng đầu vào = - số thu giá trị gia tăng đầu vào + Kiểm soát hoạt động xuất khẩu nói chung và số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nói riêng + Hạ giá thành hàng hóa, dịch vụ, giúp hàng hóa Việt Nam dễ cạnh tranh trên thị trường nước ngoài 3.5 Phương pháp tính thu giá trị gia tăng: a) Phương pháp. .. khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thu Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thu , thu Giá trị gia tăng và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thu và thu Giá trị gia tăng thì thu Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính... cộng với thu nhập khẩu (nếu có), cộng với thu tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thu hàng nhập khẩu Công thức: Giá tính thu Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thu TTĐB + Thu Nhập khẩu Lưu ý : Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thu nhập khẩu thì giá tính thu giá trị gia tăng là giá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thu nhập... được hoàn thu GTGT cho dự án đầu tư  Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu thu GTGT đầu vào của hàng hóa xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thu theo tháng Cơ sở kinh doanh trong tháng vừa có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hoá, dịch vụ bán trong nước, có số thu GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu . CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT THU THU VÀO HÀNG HOA, DỊCH VỤ. A. Giới thiệu chung về pháp luật thu thu vào hàng hố dịch vụ. Phần ny cc anh (chị) nghin cứu trn lớp B. Nội dung cơ bản của pháp luật. luật thu thu vào hàng hóa dịch v : 1. Thu Xuất khẩu, nhập khẩu: 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trị của thu xuất khẩu, nhập khẩu: a. Khái niệm: Thu xuất khẩu, nhập khẩu là loại thu thu vào. pháp luật. Thu suất: (Xem biểu thu suất thu TTĐB trong Luật thu TTĐB và Nghị định 26). 2.5. Chế độ miễn, giảm thu : Việc giảm thu TTĐB được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật thu

Ngày đăng: 27/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan