Quản lý tốt stress bằng cách thay đổi lối sống ppsx

7 331 0
Quản lý tốt stress bằng cách thay đổi lối sống ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý tốt stress bằng cách thay đổi lối sống Chúng ta đều biết rằng stress là một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể, không đến nỗi chỉ gây tác động xấu hoàn toàn (bởi nếu không có nó, bạn sẽ thấy cuộc sống trở nên trì trệ, đơn điệu, thiếu sự năng động và thú vị ). Tuy vậy, nếu hội chứng stress kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng sẽ xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu và bất lợi cho sức khỏe: - tăng nhịp tim - với triệu chứng hồi hộp - tăng huyết áp - có thể nhức đầu, cảm giác nóng bừng bừng mặt - đường huyết tăng giảm bất thường - cảm giác bị ức chế và dễ nổi giận - rối loạn giấc ngủ - hệ miễn dịch suy yếu - chán ăn, cảm giác chán mọi thứ - tăng giảm trọng lượng thất thường. Ảnh: internet Làm gì để giảm bớt tình trạng này và quản lý tress ổn định? Các chuyên gia tư vấn về sức khỏe khuyên chúng ta nên từ bỏ các thói quen không có lợi, thay đổi lối sống - bắt đầu từ một số điểm chính sau: Tập luyện và vận động cơ thể Luyện tập thể dục thể thao là vũ khí đầu tiên giúp giảm stress - giúp tăng thân nhiệt và trong khi luyện tập sẽ có thể làm giảm căng cơ hay tạo ra sự biến đổi các chất trong não bộ. Luyện tập sẽ cải thiện cảm xúc nhờ sự gia tăng của các chất nội sinh trong cơ thể như endorphin; ổn định tâm lý nhờ vào sự thay đổi của các chất trong não bộ như norepinephrine, dopamine hay serotonin, cùng giúp cải thiện cảm xúc và giảm lo âu. Như vậy luyện tập có thể giúp thoát khỏi stress tạm thời, tạo ra cơ hội tương tác mà cơ thể đang thiếu và cung cấp cơ hội tự làm chủ bản thân hoặc cung cấp cho cơ thể những “vũ khí” chống lại sự trầm cảm và giúp tăng sự tự tin. Đối đầu với hoàn cảnh Né tránh hay để qua một bên một vấn đề khó khăn nào đó có thể làm nội tiết tố adrenalin tăng rất nhanh. Các chuyên gia tâm lý khuyên chúng ta nên đánh giá lại vấn đề. Theo họ, thì việc mổ xẻ một vấn đề sẽ giúp hiểu rõ gút mắc nằm ở đâu, từ đó sẽ có hướng giải quyết (đồng nghiệp hoặc bạn thân có thể gợi ý cho chúng ta những cách giải quyết hợp lý, thỏa đáng ). Hạn chế đồ uống có cafein Khi căng thẳng, mệt mỏi, ta có khuynh hướng “cầu cứu” cà phê, nước tăng lực hoặc nhẹ nhất là coca hay pepsi. Nên hạn chế! Chỉ mùi vị của món ăn hợp khẩu cũng có thể làm giảm stress - vì vậy, đừng bỏ bữa (bỏ bữa cũng gây hạ đường huyết, trong khi glucose trong máu lại có tác dụng rất lớn đối với stress). Nhiều người còn chọn cách ăn các thực phẩm giàu năng lượng hay đồ ngọt để tăng tốc hưng phấn; tuy nhiên, yaourt, trái cây, nước ép, rau xanh, phô mai và các loại ngũ cốc giàu chất xơ mới là thực phẩm tốt nhất nên dùng để giúp duy trì đường huyết Hạn chế rượu bia Nhiều người coi rượu bia là một công cụ giảm stress - vì thông thường thì ly đầu tiên mang lại sự phấn chấn, thư thái, dễ chịu Thực tế, những cảm giác đó sẽ qua rất nhanh, để lại sự lệch lạc về hành vi và mụ mẫm về tinh thần, thậm chí dẫn tới sai trái trong quyết định một việc nào đó. Mặt khác, cồn khi “ngấm” vào máu sẽ tác động tới hệ thần kinh làm giảm đau, nhưng nếu dùng kéo dài sẽ gây ra suy nhược, trầm cảm. Vì thế, khi bị stress, tốt nhất là tránh xa rượu bia. Ngủ đủ giấc Bất kỳ ai từng bị stress đều hiểu rằng ngủ đủ giấc là việc đầu tiên cần phải làm. Người trưởng thành cần từ 7-8 giờ mỗi ngày để ngủ. Khi ngủ sâu, hơi thở, nhịp tim và cả huyết áp đều sẽ ở mức thấp nhất. Cơ thể cần ngủ để tái tạo và hồi phục - vì thế, tránh uống các chất kích thích, ăn quá nhiều vào bữa tối. Buổi trưa, nên sắp xếp giấc ngủ ngắn hợp lý. Uống một ly sữa ấm với mật ong trước khi ngủ sẽ giúp dỗ giấc ngủ dễ dàng hơn. Đừng quên thư giãn, giải lao Giữa mỗi giờ hay 45 phút nên có khoảng nghỉ ngơi ngắn, nhất là cho mắt. Có thể làm vài động tác yoga, tự xoa bóp để giảm căng thẳng. Khi thư giãn, cơ thể sẽ ngừng sản sinh cortisol, từ đó giúp tăng cường chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ viêm nhiễm Giảm ăn mặn Muối (NaCl) từ bữa ăn được cơ thể hấp thụ, trong một thời gian dài sẽ gây rối loạn chuyển hóa và cơ chế vận chuyển các chất dinh dưỡng vào từng tế bào trong cơ thể. Ăn quá mặn sẽ làm tăng huyết áp và gây nguy hiểm cho tim. Huyết áp tăng cao có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi; và nếu thường xuyên như vậy thì cơ thể sẽ không đủ sức chống chọi với stress. Ngừng thuốc lá Nhiều người quan niệm rằng hút thuốc sẽ giúp đầu óc minh mẫn hơn, suy nghĩ chính chắn hơn. Song thực tế là chất nicotin trong thuốc lá khiến nồng độ serotonin trong não tăng nhẹ - tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ra stress. Các độc chất trong khói thuốc dẫn tới mất ngủ, rối loạn cương dương, mụn, bệnh mạch vành tim, lão hóa sớm, ung thư phổi… Ngoài ra, thuốc lá còn gây hại cho người xung quanh (hít khói thụ động)khiến phản ứng của cơ thể họ đối với stress trở nên chậm chạp Nếu gặp những vấn đề rắc rối, hãy chia sẻ với người mà bạn tin tưởng - đó là một cách để giảm căng thẳng và quản lý tốt stress Thanh Tùng (tổng hợp) . Quản lý tốt stress bằng cách thay đổi lối sống Chúng ta đều biết rằng stress là một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể, không đến. gì để giảm bớt tình trạng này và quản lý tress ổn định? Các chuyên gia tư vấn về sức khỏe khuyên chúng ta nên từ bỏ các thói quen không có lợi, thay đổi lối sống - bắt đầu từ một số điểm chính. của cơ thể họ đối với stress trở nên chậm chạp Nếu gặp những vấn đề rắc rối, hãy chia sẻ với người mà bạn tin tưởng - đó là một cách để giảm căng thẳng và quản lý tốt stress Thanh Tùng (tổng

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan