Bệnh xơ gan pot

6 294 0
Bệnh xơ gan pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bệnh xơ gan 1.Đại cương Xơ gan là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng nhuư trên thế giới. Việt Nam xơ gan chủ yếu do viêm gan virus. 2 Nguyên nhân - Xơ gan do viêm gan virus B và C được xác định là có tỉ lệ người nhiễm đưa đến xơ gan là cao nhất. - Xơ gan do rượu. - Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc . - Xơ gan do ký sinh trùng : Sán máng, sán lá gan . 3. Triệu chứng 3.1 Triệu chứng lâm sàng 3.1.1 Xơ gan tiềm tàng (Giai đoạn còn bù ) Triệu chứng lâm sàng không rõ. Người bệnh vẫn làm việc bình thường , có các triệu chứng gợi ý: - Người mệt mỏi chán ăn khó tiêu. - Rối loạn tiêu hoá, trướng hơi, phân lúc táo bón, lúc lỏng. - Đau nhẹ vùng hạ sườn phải. - Khám có thể có gan to mật độ chắc, mặt nhẵn, có thể có lách to. Vàng da, vàng mắt . 3.1.2 Xơ gan giai đoạn mất bù biểu hiện bằng 2 hội chứng + Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa : - Cổ trướng tự do từ ít đến nhiều. - Tuần hoàn bàng hệ (Tĩnh mạch nông nổi trên da bụng). vùng trên rốn và hai bên mạng sườn. - Lách to . - Có thể nôn ra máu do vỡ tĩnh mạch thực quản + Hội chứng suy tế bào gan - Sức khoẻ toàn thân giảm sút, khả năng làm việc giảm. - Rối loạn tiêu hoá: đầy hơi, trướng hơi, ăn uống kém. - Có thể có vàng da. - Phù hai chi dưới, phù mềm, ấn lõm. - Thiếu máu da xanh niêm mạc nhợt. 3.2. Cận lâm sàng - Xét nghiệm máu: Hồng cầu giảm, bạch cầu tăng, các xét nghiệm men gan bị rối loạn rõ rệt, glucose tăng cao khi người bệnh bị bệnh tiểu đường kèm theo. + Bilirubin: nếu có tăng cao là gan suy nặng. + ASAT (GPT): Bình thường là 37UT-370C nhưng khi bị xơ gan sẽ tăng rất cao. +ALAT (GPT): Bình thường là <40 UI- 370C nhưng khi bi xơ gan sẽ tăng rất cao. - Siêu âm: Để xác định kích thước của gan, nhu mô gan và các cấu trúc bất thường trong nhu mô gan. 4. Tiến triển và biến chứng. 4.1. Tiến triển Bệnh có từng đợt tiến triển và làm bệnh nặng dần lên. Bệnh nhân không được điều trị sớm thì sức khoẻ dần dần bị giảm sút, suy chức năng gan, vàng da (có thể sạm da do tăng đọng sắc tố melamin), cổ trướng, lách to, phù, tuần hoàn bàng hệ, tiền hôn mê, hôn mê và tử vong. 4.2. Biến chứng - Xuất huyết tiêu hoá (do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản), nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể bị tử vong. - Xơ gan ung thư hoá - Nhiễm khuẩn: lao phổi, viêm phổi… - Nhiễm trùng dịch cổ trướng. 5. Điều trị và chăm sóc 5.1. Chế độ nghỉ ngơi Nghỉ ngơi tuyệt đối ở giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân phải nằm nghỉ ngơi tại giường , đặc biệt khi bệnh tiến triển, không làm các công việc lao động nặng nhọc, nghỉ ngơi cả về thể chất và tinh thần. Chăm sóc về tinh thần: động viên, an ủi người bệnh. Khi bệnh nhân ở giai đoạn nặng, phải liên tục bên cạnh quan sát, theo dõi, chăm sóc để người bệnh yên tâm, đồng thời theo dõi ý thức của bệnh nhân. 5.2. Chế độ ăn uống Đảm bảo lượng calo cao 2500-3000 calo/ngày, đủ lượng vitamin, uống nhiều nước hoa quả. ăn nhiều đạm (100g/ngày) chỉ hạn chế đạm khi có tiền hôn mê gan, hạn chế thức ăn mỡ khi có hiện tượng ỉa mỡ, khi bệnh nhân có phù phải ăn nhạt tuyệt đối. Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan: + Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan còn bù: chế độ ăn 30- 40 calo/kg/24giờ. Protid: 1-2g/kg/ ngày. Lipid: 12- 15 % tổng năng lượng. Glucid: 300 - 400g/ ngày. ăn nhạt tương đối. Vitamin và muối khoáng cần cung cấp đầy đủ, đặc biệt là vitamin nhóm B, K. Đảm bảo lượng nước uống từ 1,5L đến 2L/ ngày. + Dinh dưỡng cho bệnh nhân xơ gan mất bù: chế độ ăn 30 - 40 calo/kg/24giờ Protid: 0,8 - 1g/kg/ ngày Lipid: 10 - 12 % tổng năng lượng. Glucid: 300 - 400g/ ngày. ăn nhạt tương đối, không nên ăn nhiều chất xơ vì dễ gây vỡ tĩnh mạch Lượng nước uống = số lượng nước tiểu + 300ml. + Tuyệt đối không được uống rượu. 5.3. Thuốc + Glucose bằng đường uống hoặc tiêm truyền. + Vitamin nhóm B, C, vitamin K, acid folic. - Thuốc làm tăng chuyển hoá mật: dạng viên cao hay nước sắc actiso. - Thuốc lợi tiểu khi có phù hoặc cổ trướng. - Truyền albumin khi albumin huyết tương giảm. - Truyền dịch, truyền máu khi bệnh nhân có tỷ lệ prothombin hạ thấp hoặc có xuất huyết tiêu hoá do giãn tĩnh vỡ tĩnh mạch thực quản. - Cầm máu qua nội soi nếu bệnh nhân có biến chứng xuất huyết tiêu hoá. - Điều trị cổ chướng: chọc tháo tiết dịch khi bụng quá căng. - Trong đợt tiến triển có hoại tử tế bào gan: có thể dùng các thuốc làm giảm transaminase. + Thuốc tiêm, truyền dịch, đạm hoặc máu khi người bệnh có biến chứng chảy máu đường tiêu hóa. + Thuốc viên: VitaminC, B, thuốc trợ gan, thuốc lợi tiểu, Kali. 6 Phòng bệnh - Khám sức khoẻ định kỳ. - Không tiêm chích ma tuý , có lối sống lành mạnh, vợ chồng thuỷ chung. Hạn chế dùng thuốc bằng đường tiêm, máu của người cho phải được kiểm tra cẩn thận tránh có virut viêm gan, tiêm phòng vaccin viêm gan…những ngưòi bị viêm gan mãn tính có đợt cấp phải được theo dõi hậu quả của viên gan mạn để quản lý mầm bệnh. - Giải thích để bệnh nhân hiểu về bệnh để họ có kiến thức tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân họ khi có những đợt tiến triển. Câu hỏi lượng giá. Câu 1. Liệt kê 4 nguyên nhân gây xơ gan thường gặp . Câu 2. Liệt kê 4 biến chứng của xơ gan . Câu 3.Trình bày triệu chứng xơ gan giai đoạn mất bù . Câu 4. Trình bày phòng bệnh xơ gan . . Bệnh xơ gan 1.Đại cương Xơ gan là một bệnh thường gặp ở Việt Nam cũng nhuư trên thế giới. Việt Nam xơ gan chủ yếu do viêm gan virus. 2 Nguyên nhân - Xơ gan do viêm gan virus. xơ gan là cao nhất. - Xơ gan do rượu. - Xơ gan do nhiễm độc hoá chất và do thuốc . - Xơ gan do ký sinh trùng : Sán máng, sán lá gan . 3. Triệu chứng 3.1 Triệu chứng lâm sàng 3.1.1 Xơ gan. kê 4 nguyên nhân gây xơ gan thường gặp . Câu 2. Liệt kê 4 biến chứng của xơ gan . Câu 3.Trình bày triệu chứng xơ gan giai đoạn mất bù . Câu 4. Trình bày phòng bệnh xơ gan .

Ngày đăng: 27/07/2014, 10:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan