Thầy cô chỉ dẫn cách làm bài thi đạt điểm cao pot

7 434 0
Thầy cô chỉ dẫn cách làm bài thi đạt điểm cao pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thầy cô chỉ dẫn cách làm bài thi đạt điểm cao Dưới đây là chia sẻ của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm với các bạn thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 về cách làm bài thi các môn Toán, Tiếng Anh, Địa lý và Sinh học là những môn dễ bị mất điểm một cách đáng tiếc. Môn Toán: Thực hiện tiêu chí “3 Đ” Theo thầy Nguyễn Sơn Hà - Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội thì khi làm bài thi môn Toán, thí sinh cần phải thực hiện tiêu chí “3 Đ”, đó là Đúng - Đủ - Đẹp. Cụ thể, học sinh (HS) phải viết đúng các công thức toán, viết đúng các kí hiệu toán, rút gọn đúng các biểu thức và kết quả đúng ở tất cả các phép toán. HS phải trình bày đủ ý; các bài toán thi tốt nghiệp bám sát nội dung sách giáo khoa và đều có quy trình giải, vì vậy HS phải trình bày đầy đủ các ý trong quy trình giải một bài toán như: quy trình khảo sát và vẽ đồ thị hàm số, quy trình tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp, quy trình tính tích phân bằng phương pháp đổi biến Thang điểm của bài thi sẽ căn cứ vào các bước trong quy trình giải toán, nếu HS trình bày đủ các ý thì sẽ không bị mất điểm. Ngoài ra, HS cần phải có đáp số hoặc kết luận trong lời giải mỗi bài toán vì biểu điểm thường có 0,25 điểm ở phần kết luận, đáp số. Để đạt điểm cao, HS cần trình bày đẹp, diễn đạt tốt, các ý rõ ràng. Thang điểm của bài thi thường có sau mỗi suy luận logic hoặc sau mỗi phép biến đổi, tính giá trị biểu thức Vì vậy, sau mỗi suy luận logic hoặc biến đổi, tính toán biểu thức , HS nên xuống dòng, chia ý rõ ràng. Tránh tình trạng viết lời giải một bài toán như viết một đoạn văn, khi đó nếu HS sai ở dòng cuối cùng thì có thể bị mất nhiều điểm. Điều quan trọng là thí sinh cần làm bài dễ để củng cố tinh thần: HS cần đọc đề thi vài lượt, chọn bài dễ làm trước và viết ngay vào bài thi, khi trình bày được vào bài thi, tinh thần làm bài của HS sẽ tốt hơn. Bài khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là bài có sẵn quy trình giải và luôn xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT, HS có thể làm ngay bài khảo sát trước. Nếu HS làm bài khó không ra kết quả thì có thể mất tinh thần làm bài. Môn Tiếng Anh: Không phân biệt câu dễ và khó Theo cô giáo Vũ Mỹ Lan, Trưởng bộ môn Tiếng Anh - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TPHCM thì do đặc tính riêng đối với môn thi Tiếng Anh nên thí sinh không nên phân biệt câu dễ làm trước, khó làm sau mà nên làm trình tự từ đầu đến cuối. Việc thí sinh phân biệt câu khó dễ hay dẫn đến việc bỏ sót, khoanh sai đáp án từ câu này sang câu nọ Cô Lan cho rằng, môn Tiếng Anh thi theo hình trắc nghiệm nên đề không thể quá khó mà chủ yếu kiểm tra các kiến thức cơ bản. Chính vì thế, nếu thí sinh quản lý quỹ thời gian tốt thì kết quả làm bài sẽ hiệu quả. Thí sinh không nên làm bài quá nhanh để quay lại làm lại lần hai bởi đối với môn thi này nếu thí sinh càng sửa nhiều thì càng không chính xác. Thí sinh chỉ cần tính toán làm sao để dư khoảng 10-15 phút để kiểm tra lại bài thi của mình, như xem đã khoanh đáp án đúng quy định hay chưa, đã ghi đầy đủ thông tin trên giấy trả lời trắc nghiệm hay chưa… Để tránh việc mất thời gian trong việc tô lại đáp án, thí sinh nên sử dụng bút chì mềm. Về phân bố thời gian để làm bài, cô Lan khuyên thí sinh chỉ dành 1-2 phút để làm các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp. Đối với phần đọc hiểu thì cần đọc lướt nhanh sau đó xem đề bài hỏi những gì. Do đặc tích là đọc hiểu chứ không phải đọc dịch nên thí sinh tránh việc đọc toàn bài để dịch và sau đó trả lời. Cách làm này rất mất thời gian và không hiệu quả. Môn Địa: Đọc kỹ đề để tránh nhầm lẫn Theo thầy Lê Huy Hiếu - giáo viên Địa lý Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội thì khi làm bài thi môn Địa, thí sinh phải rất cẩn trọng khi đọc đề. Đọc không kĩ đề nên trả lời dễ lạc đề hoặc trả lời không đúng trọng tâm. Sau khi đọc kỹ thế thí sinh cần phải tính toán để phân bố thời gian làm bài hợp lý. Thực tế ở nhiều kỳ thi tốt nghiệp có rất nhiều thí sinh phân bổ thời gian làm bài không hợp lí, một số câu thường được dành quá nhiều thời gian làm quá kĩ, chi tiết nên không đủ thời gian làm các câu còn lại, phải làm sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm lớn. Đề thi tốt nghiệp có 4 câu, cần làm đều cả 4 câu, không thiên lệch câu nào. Từng câu đã quy định số điểm. Việc phân bổ thời gian làm bài chủ yếu dựa vào số điểm này. Cần phác nhanh dàn bài cho từng câu. Vừa viết vừa rà soát lại các ý. Viết theo dàn bài, bài viết sẽ mạch lạc và dễ phát hiện các ý thiếu để bổ sung. Đối với phần biểu đồ, HS mắc lỗi nhiều nhất là không xác định được đúng kiểu biểu đồ cần vẽ và vì thế mất rất nhiều điểm. Hai yếu tố để xác định kiểu biểu đồ là yêu cầu của đề và bảng số liệu. Những HS xác định sai kiểu vẽ phần lớn là do chỉ chú ý tới bảng số liệu mà không đọc kĩ yêu cầu của đề. Vì vậy quan trọng nhất là xem đề yêu cầu như thế nào, thể hiện cơ cấu, so sánh hay thay đổi, phát triển…Theo yêu cầu đó có thể bao nhiêu cách vẽ, sau đó kết hợp bảng số liệu mới quyết định chính xác kiểu vẽ thích hợp nhất. Những lỗi thông thường khác cần tránh là thiếu tên biểu đồ, thiếu chú giải, không điền những số liệu cần vào biểu đồ, chia khoảng cách thời gian sai, không ghi đơn vị tính. Các lỗi này sẽ làm mất điểm thành phần. Khi vẽ cũng cần tính toán kích cỡ biểu đồ vừa phải, trực quan, đẹp. Vẽ to quá mất thời gian, nhỏ quá khó nhìn. Không cần cầu kì quá đối với với các kí hiệu. Trừ đường tròn, tất cả phần còn lại của biểu đồ không được vẽ bằng bút chì mà phải vẽ bẳng bút cùng màu với chữ viết. Với các câu hỏi gắn với Atlat, đề thường ra là “ Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học…”, khi làm bài thông thường HS chỉ sử dụng một trong hai cơ sở trên là không đủ, sẽ bị sót một số ý. Thiếu sót thứ hai là HS chỉ sử dụng một trang Atlat. Kể cả câu hỏi đơn giản nhất cũng cần thận trọng vì rất ít nội dung Địa lí chỉ nằm ở một trang. Môn Sinh: Cẩn thận để tránh “bẫy” Theo cô Lê Nguyên Hương - giáo viên môn Sinh học Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội thì môn Sinh học sẽ có các câu hỏi lý thuyết và bài tập, nhưng ở đề thi tốt nghiệp THPT, các dạng bài tập được hỏi đến sẽ không khó mà rất căn bản. Chính vì thế, HS chỉ cần ghi nhớ kỹ lý thuyết là có thể giải quyết tốt dạng bài này. Cô Hương cũng cho rằng, ở môn Sinh học, thí sinh cần thận trọng khi đọc đề để tránh những “bẫy”. Ví dụ có câu người ra đề hỏi “có phải hiện tượng đó không đúng?” thì HS do không đọc kỹ đề lại hiểu câu hỏi là “đúng”. Sự nhầm lẫn giữa “đúng” và “không đúng” rất dễ xảy ra khi HS không có tâm thế bình tĩnh khi bước vào phòng thi. Trong thi trắc nghiệm, có câu hỏi dài hay ngắn nhưng thời gian chia cho mỗi câu tương đương nhau, nên nếu các em không biết cách phân bố thời gian sẽ không thể điền hết phương án trả lời cho tất cả các câu hỏi. Nguyễn Hùng (tổng hợp) . Thầy cô chỉ dẫn cách làm bài thi đạt điểm cao Dưới đây là chia sẻ của các thầy cô có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm với các bạn thí sinh trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011 về cách. đề thi vài lượt, chọn bài dễ làm trước và viết ngay vào bài thi, khi trình bày được vào bài thi, tinh thần làm bài của HS sẽ tốt hơn. Bài khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là bài có sẵn quy trình. giải mỗi bài toán vì biểu điểm thường có 0,25 điểm ở phần kết luận, đáp số. Để đạt điểm cao, HS cần trình bày đẹp, diễn đạt tốt, các ý rõ ràng. Thang điểm của bài thi thường có sau mỗi suy

Ngày đăng: 27/07/2014, 08:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan