Mô tả đặc điểm hình ảnh adenomyosis trên cộng hưởng từ và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch

52 1.9K 3
Mô tả đặc điểm hình ảnh adenomyosis trên cộng hưởng từ và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Endometriosis (lạc nội mạc tử cung) là một trong những bệnh lý phụ khoa gây vô sinh, người ta thấy trong số những phụ nữ khám đi khám vô sinh thì 40% bệnh nhân có endometriosis . Bệnh được được đặc trưng bởi sự hiện diện của nội mạc tử cung ngoài buồng tử cung , chiếm khoảng 2% dân số và 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ [2]. Endometriosis có thể gặp ở nhiều vị trí: cơ tử cung, buồng trứng, dây chằng rộng, túi cùng Douglas Adenomyosis hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung là một bệnh lành tính, đứng thứ 2 (sau u xơ tử cung) trong số những tổn thương lành tính hay gặp ở tử cung [17], chiếm tới 40% trong số những tử cung phải phẫu thuật trên giải phẫu bệnh học [37]. Tại Việt Nam, đã có 1 số nghiên cứu về lạc nội mạc tử cung nhưng chưa có các nghiên cứu cụ thể về Adenomyosis. Chẩn đoán của Adenomyosis dựa vào các triệu chứng lõm sàng có giá trị không cao vì độ đặc hiệu thấp, siêu õm (đường bụng hoặc đường õm đạo) đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán, tuy nhiên trong một số trường hợp vẫn cũn khó khăn, đặc biệt là phõn biệt giữa Adenomyosis và u xơ tử cung. Hiện nay với sự ra đời của cộng hưởng từ (MRI), phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xõm lấn có độ phõn giải cao thì vấn đề chẩn đoán Adenomyosis đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong việc phõn biệt Adenomyosis với u xơ tử cung. Có nhiều phương pháp điều trị Adenomyosis, trong đó phương pháp phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ vẫn được xem là phương pháp điều trị triệt để nhất [36]. Điều trị bảo tồn có nhiều phương pháp: dùng thuốc chống viêm non-steroid, liệu pháp hormon hoặc nạo niêm mạc tử cung [2], [19]. 2 Phương pháp can thiệp nội mạch bằng cách gây tắc động mạch tử cung là một phương pháp mới được áp dụng trong những năm gần đây trên thế giới và bước đầu có những kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong điều trị triệu chứng và bảo tồn tử cung cho những phụ nữ trẻ không muốn cắt tử cung hoặc cũn muốn sinh đẻ [19]. Man Deuk Kim và cộng sự [24] tiến hành một nghiên cứu hồi cứu trong 2 năm (1998-2000) trên 66 bệnh nhân được chẩn đoán Adenomyosis và được điều trị làm tắc động mạch tử cung hai bên, trong đó 54 bệnh nhân được theo dõi trong 3 năm, 12 bệnh nhõn cũn lại bị loại ra khỏi nghiên cứu do không theo dừi được liên tục. Kết quả ban đầu cho thấy 31/54 (~60%) bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, trong đó có 4/54 bệnh nhân thất bại và 19/54 bệnh nhân có tái phát. Tại Việt Nam, đã có báo cáo về điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp gây tắc động mạch tử cung nhưng chưa có nghiên cứu và báo cáo về vấn đề điều trị Adenomyosis bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài " Mô tả đặc điểm hình ảnh Adenomyosis trên cộng hưởng từ và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch" với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của Adenomyosis trên cộng hưởng từ trước can thiệp nội mạch. 2. Đỏnh giá kết quả điều trị của phương pháp can thiệp nội mạch. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Adenomyosis - Năm 1690, Daniel Shroen lần đầu tiên mô tả về lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ trưởng thành [34]. - Năm 1860, Carl von Rokitansky, người đầu tiên dùng thuật ngữ "adenomyoma-u cơ tuyến" để mô tả lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung. - Cuối thế kỷ 19, Thomas Stephen Cullen đã xác định có sự xâm nhập của nội mạc vào trong cơ và xác định cơ chế mà nội mạc xâm nhập vào trong cơ. - Năm 1923, Frankl đã mô tả hình ảnh giải phẫu và đặt tên cho xâm nhập nội mạc trong cơ tử cung là "adenomyosis uteri". - Năm 1925, Sampson đã đặt tên cho lạc nội mạc tử cung là endometriosis. - Năm 1972, Bird là người đã đưa ra định nghĩa adenomyosis như hiện nay vẫn sử dụng [9]. - Từ những năm 72 đến nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc chẩn đoán và điều trị adenomyosis ngày càng được nghiên cứu thêm: chẩn đoán dựa vào cộng hưởng từ, điều trị bằng gây tắc động mạch tử cung - Tại Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu về Adenomyosis. 1.2. Định nghĩa, phân loại và nguyên nhân của Adenomyosis 1.2.1. Định nghĩa: Adenomyosis hay còn gọi là lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung là bệnh lành tính của vùng chuyển tiếp cơ-nội mạc tử cung, được xác định về mặt tế bào học bởi sự hiện diện của nội mạc và tổ chức đệm trong cơ tử cung cùng với sự tăng sản của cơ tử cung lân cận [17]. 4 1.2.2. Phân loại: 1.2.2.1 Dựa vào triệu chứng lâm sàng, chia ra: - Adenomyosis không có triệu chứng. - Adenomyosis có triệu chứng: đau bụng kinh, rong kinh. 1.2.2.2 Dựa vào đặc điểm phân bố trên cộng hưởng từ và giải phẫu bệnh học có thể chia ra: - Adenomyois lan toả: dày lan toả của vùng chuyển tiếp. - Adenomyosis khu trú (adenomyoma): tạo thành khối trong cơ, có hình bầu dục/trũn, ranh giới không rõ, kích thước thay đổi [11]. 1.2.3. Dịch tễ học: - Tần suất chính xác của adenomyosis trong quần thể là chưa được biết nhưng hay gặp ở phụ nữ trong độ tuối hoạt động sinh dục (20-40), thường là phụ nữ >30 đã đẻ nhiều con. - Tỷ lệ của Adenomyosis thay đổi từ 5-70% tử cung cắt bỏ tùy thuộc vào nghiên cứu (trung bình là 39%) [37]. - Lewinsky[23] đã tìm thấy trên hàng loạt tử thi có khoảng 51% adenomyosis đối với phụ nữ trong độ tuổi 40-50. - Năm 2004, Panganamamula [27] đã tìm thấy 47% adenomyosis ở những phụ nữ được phẫu thuật vì bệnh lành tính của tử cung. - Có sự phối hợp với Endometriosis trong 36-40%. - Có một vài yếu tố nguy cơ trong Adenomyosis: + Có yếu tố gen ở những trường hợp xảy ra có tính chất gia đình. + Adenomyosis được phối hợp trong 69-79% trường hợp endometriosis có triệu chứng [22]. Trong khi đó chỉ quan sát thấy 6-20% endometriosis trong trường hợp adenomyosis ưu thế [6]. + Chấn thương tử cung trong đẻ và viêm nhiễm sau đẻ cũng được gợi ý như là nguyên nhân của Adenomyosis 5 + Thuốc lá là một yếu tố làm giảm Adenomyosis vì có khả năng làm giảm nồng độ của estrogen huyết thanh. + Adenomyosis thường được phối hợp với các bệnh lý khác như: phì đại nội mạc đơn thuần hoặc không điển hình, polyp nội mạc tử cung, u xơ hoặc endometriosis [38]. + Thuốc tránh thai không phải là yếu tố nguy cơ cho adenomyosis. 1.2.4. Giải phẫu bệnh học và cơ chế bệnh sinh: - Siegler [32] đã đưa ra 4 thông số để mô tả Adenomyosis trên giải phẫu bệnh học: + Sự hiện diện của Adenomyosis hơn 2.5 mm trong vùng chuyển tiếp. + Xâm nhập sâu. + Mức độ xâm lấn được xác định bởi số lượng ổ trong trường phân tích. + Gồm dạng tổn thương lan tỏa và/hoặc khu trú với nốt u cơ tuyến. - Cơ chế sinh bệnh học hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ một cách đầy đủ. Đã có rất nhiều giả thiết được đưa ra, nhưng chưa có một giả thiết nào đủ làm sáng tỏ bệnh lý bí ẩn ấy. Từ nghiên cứu đầu tiên của Von Rokitanski năm 1860 nhiều giả thuyết được đưa ra[2], tuy nhiên hiện nay có 3 giả thuyết lớn đề giải thích khả năng của adenomyosis: + Giả thuyết thứ nhất: Adenomyosis xuất hiện do sự xâm nhập vào cơ của nội mạc khi có sự phá vỡ của màng đáy (chúng bị phá hủy bởi các enzyme đặc hiệu, cụ thể là sự tăng của estrone sulfatase và aromatase [13],[35]. Ota và cộng sự [26] đã chỉ ra sự tồn tại của đáp ứng miễn dịch quá mức với kháng thể bề mặt type HLA II. Sự tụ tập của đại thực bào gõy ra phản ứng của tế bào lympho B qua trung gian hóa học tế bào lympho T help, dẫn đến tổng hợp globulin miễn dịch chống lại màng phospholipid. + Giả thuyết thứ hai: sự xõm nhập qua màng đáy gõy ra sự tắc nghẽn 6 của hệ thống bạch huyết trong cơ [30]. + Giả thuyết thứ ba: dị sản tế bào do các tế bào phôi cũn tồn tại biệt hoá thành tổ chức của ống Muller. 1.2.5. Adenomyosis và vô sinh: - Adenomyosis được xem như là một nguyên nhân có khả năng của vô sinh qua việc tác động lờn cỏc cơ chế của làm tổ của phôi. - Môi trường cường estrogen khu trú của adenomyosis được phối hợp với tăng tiết của oxy tự do gây ức chế sự phát triển của tinh trùng và phôi [25]. - Tuy nhiên, các nghiên cứu về mối liên hệ giữa vô sinh và adenomyosis còn hạn chế. - Tỷ lệ cao nhất của adenomyosis là cao nhất trong nhóm phụ nữ tuổi 40-50, nhóm tuổi đã có nhiều con, vì vậy những yếu tố nhiễu để xác định nguyên nhân vô sinh là nhiều. 1.2.6. Adenomyosis và thai nghén: - Mối liên hệ giữa adenomyosis và biến chứng chảy máu do bánh rau, đờ tử cung hoặc vỡ tử cung là khó để chứng minh và khả năng biến chứng của thai nghén do adenomyosis là rất thấp, có thể nói không thể chứng minh [38]. 1.2.7. Adenomyosis và ung thư: - Phải phân biệt được adenocarcinoma trên nền adenomyosis của tử cung với adenocarcinoma bắt nguồn từ tuyến lạc chỗ. - Những ung thư tại chỗ trên nền adenomyosisở những bệnh nhân còn trẻ có khả năng điều trị tốt [21]. - Trong tất cả các trường hợp chẩn đoán là khú trờn hình ảnh [4]. 1.3. Giải phẫu tử cung và mạch máu cấp máu cho tử cung[3] 1.3.1. Tử cung: - Tử cung là cơ quan chứa thai và tống thai ra ngoài khi sinh, tử cung nằm trong chậu hông, ngay trên đường giữa, phía sau bàng quang, trước trực 7 tràng và dưới các quai ruột non, đại tràng sigma và trên âm đạo. Kích thước dầy 2cm, cao 6cm, bề ngang chổ rộng nhất là 4cm. Tử cung gồm: đỏy, thân và cổ tử cung. 1.3.1.1 Thân tử cung: - Mặt bàng quang : có phúc mạc bao phủ tới eo và lật ngược lên bàng quang tạo túi cùng bàng quang tử cung. - Mặt ruột có phúc mạc phủ tới phần trên âm đạo tạo túi cùng Douglas là chỗ thấp nhất của ổ phúc mạc, dịch trong ổ phúc mạc rất dễ động tại đây. 1.3.1.2 Đáy tử cung: góc bên có dây chằng tròn và dây chằng riêng buồng trứng. 1.3.1.3 Cổ tử cung: - Phần trên âm đạo. - Phần âm đạo: trong như mõm cá mè tạo thành vòm âm đạo, ở đỉnh của mõm có lỗ tử cung, chưa đẻ lỗ tử cung tròn nhỏ, đẻ rồi lỗ tử cung rộng. - Vòm âm đạo có 4 túi cùng: + Túi cùng trước. + Hai túi cùng bên. + Túi cùng sau: sâu hơn cả và liên quan đến túi cùng trực tràng-tử cung. Tại đây niệu quản nằm ngay trên túi cùng bên của vòm âm đạo. Nếu niệu quản có sỏi ta có thể sờ được khi thăm khám âm đạo. Ở dưới cú cỏc mạch máu tử cung khi các mạch này chạy ngang qua dây chằng rộng. Khi tiến hành phõu thuật cắt bỏ tử cung, có thể vô tình cắt phải niệu quản trong lúc kẹp các mạch tử cung. 1.3.1.4 Dây chằng: - Dây chằng rộng. - Dây chằng trũn: bỏm từ gúc bờn đỏy rồi chui vào ống bẹn sâu, chui ra lỗ bẹn nông rồi tỏa thành nhiều sợi bám và mụ liờn kết của gò mu và môi lớn 8 âm đạo. - Dây chằng tử cung cùng. - Dây chằng ngang cổ tử cung: bám từ bờ bên cổ tử cung đến ngay sau thành bên chậu hông, đến phía trên hoành chậu hông. 1.3.1.5 Cấu tạo tử cung: gồm 3 lớp - Lớp thanh mạc: ở ngoài cùng. - Lớp cơ ở giữa: + Vựng thõn: cú 3 tầng cơ: Tầng ngoài: cơ dọc. Tầng giữa: lớp cơ rối là những thớ đang chéo nhau quấn quanh mạch máu, chính nhờ tầng cơ này mà máu được cầm lại khi sanh đẻ. Tầng trong: là các thớ cơ vòng. + Vùng cổ tử cung: mỏng hơn và không có tầng cơ rối, chỉ có một tầng cơ vòng kẹp giữa 2 tầng cơ dọc. - Lớp niêm mạc: mỏng và dính chặc vào lớp cơ. 1.3.1.6 Thần kinh - Thần kinh tử cung âm đạo tách ra từ đám rối hạ vị dưới, đi trong dây chằng tử cung cùng tới tử cung ở chổ eo tử cung. 1.3.2. Mạch máu cho tử cung: 1.3.2.1 Động mạch tử cung: - ĐMTC tách ra từ ĐMCT dài 10-15cm, chạy ngang từ thành bên chậu hông đến tử cung. Về liên quan, ĐMTC chia làm ba đoạn: + Đoạn thành bên chậu hông: ĐM nằm sau mặt trong cân cơ bịt có phúc mạc phủ lên, tạo nên giới hạn dưới buồng trứng. 9 Hình 1.1: Hình giải phẫu cơ quan sinh dục nữ[14]. + Đoạn trong nền dây chằng rộng: ĐM chạy ngang từ ngoài vào trong nền dây chằng rộng, ở đây ĐM bắt chéo trước niệu quản, chỗ bắt chéo cách eo TC 1,5 cm. + Đoạn cạnh TC: Khi chạy đến sát bờ bên của TC thì ĐM chạy ngược lên trên theo bờ bên TC, giữa hai lá của dây chằng rộng. Đoạn này ĐM chạy 10 xoắn như lò xo, khi tới sừng TC thì ĐM bắt chéo ở phía sau dây chằng tròn để quặt ngang ra ngoài đến vòi trứng. - ĐMTC cho cỏc nhỏnh bờn: + Nhánh cho niệu quản: tách ra ở nền dây chằng rộng. + Nhánh cho bàng quang, âm đạo. + Nhánh cho cổ TC: có 4-5 nhánh chạy xuống dưới, mỗi nhánh chia đôi chạy vòng mặt trước và sau TC. + Nhỏnh thân TC: cú rất nhiều nhánh chạy xuyên qua lớp cơ TC. - Nhánh tận: + Nhánh cho đáy TC, nhánh này to cấp máu cho TC. + Nhánh vòi trứng trong: chạy giữa hai lá mạc treo vòi trứng, nối với nhánh vòi trứng ngoài của ĐM buồng trứng, cấp máu cho vòi trứng, mạc treo vòi trứng. + Nhánh buồng trứng trong: chạy theo dây chằng TC - buồng trứng, tiếp nối với nhánh buồng trứng ngoài của ĐM buồng trứng, cấp máu cho buồng trứng 3. 1.3.2.2 Động mạch buồng trứng: - ĐM buồng trứng là một nhánh của ĐM chủ được tách ra ngay dưới chỗ xuất phát của ĐM thận. ĐM buồng trứng chạy xuống dưới, hơi ra ngoài, nằm sau phúc mạc, bắt chéo trước ĐM chậu ngoài rồi theo dây chằng thắt lưng buồng trứng tới đầu trên của buồng trứng chia làm 3 nhánh: + Nhánh vòi trứng ngoài cấp máu cho vòi trứng. + Nhánh nối ngoài, nhánh này nối với nhánh nối trong của ĐMTC. + Nhánh buồng trứng ngoài cấp máu cho buồng trứng . 1.3.2.3 Tĩnh mạch: - Tĩnh mạch tử cung đi song song động mạch và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch chậu trong, các tĩnh mạch nối thông qua đám rối chậu hông và âm đạo. [...]... sè Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ% Nhận xét: 3.2.2.2 Đặc điểm số lượng adenomyosis khu trú Bảng 3.6: Đặc điểm số lượng Số lượng 1 2 ≥3 Tổng sè Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ % Nhận xét: 3.2.2.3 Đặc điểm về vị trí adenomyosis khu trú Bảng 3.7: Đặc điểm vị trí Vị trí Thành trước Thành sau Tổng sè Nhận xét: Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ % 31 3.2.2.4 Đặc điểm cấu trúc âm của adenomyosis Bảng 3.8: Đặc điểm cấu trúc... bệnh nhân đó giỳp cho phương pháp này sau đó được xem như là phương pháp điều trị triệt để 22 Tại Việt Nam, phương phỏp gây tắc mạch đã được ứng dụng để điều trị các bệnh lý về u xơ tử cung nhưng chưa có nghiên cứu và báo cáo về điều trị Adenomyosis bằng can thiệp nội mạch 1.6.2 Chỉ định và chống chỉ định: Chỉ định: Các trường hợp được điều trị nút ĐMTC là những BN được chẩn đoán Adenomyosis có triệu... nguy cơ trên Vì vậy sau can thiệp cần cho kháng sinh để tiếp tục điều trị nhiễm khuẩn hoặc để dự phòng nhiễm khuẩn 25 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu: Bao gồm các bệnh nhân được chẩn đoán là adenomyosis bằng lâm sàng, siêu âm và được chụp cộng hưởng từ tử cung, làm đủ các xét nghiệm và được điều trị nút mạch tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai từ tháng... giữa tuổi và bệnh Adenomyosis Tuổi Bảng 3.4: Mối liên quan giữa tuổi và adenomyosis 45 Tổng sè Sè adenomyosis Tỷ lệ% Nhận xét: 3.2.1.3 Lý do vào viện Lý do vào viện Số bệnh nhân Tỷ lệ% Bảng 3.5: Tỷ lệ lý do vào viện Rong kinh Đau bông Đau bông+ rong kinh Tổng sè 30 Nhận xét: 3.2.2 Đặc điểm adenomyosis trên siêu âm và cộng hưởng từ 3.2.2.1 Đặc điểm phân bố adenomyosis Bảng 3.6: Đặc điểm phân... hành khi có chỉ định can thiệp nút mạch để điều trị Hình 1.7 (trái): Hình ảnh động mạch tử cung xoắn và giãn trước nút Hình 1.8 (phải): Hình ảnh động mạch tử cung hai bên tắc sau nút với PVA 18 1.4.2.7 Xét nghiệm máu: - Cụng thức máu: đánh giá tình trạng thiếu máu - CA 125: thường tăng cao trong máu ngoại vi 1.4.3 Chẩn đoán: Thường các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và ít giá trị trong chẩn đoán... thước adenomyosis khu trú Kích thước (mm) ≤20 21-70 >70 Tổng sè Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ% 33 Nhận xét 3.2.2.10 Đặc điểm ranh giới adenomyosis khu trú Bảng 3.14: Đặc điểm ranh giới của adenomyosis Ranh giới Cộng hưởng từ Siêu âm Tỷ lệ% Rõ Không rõ Tổng sè Nhận xét: 3.2.2.11 Đặc điềm phổ màu của adenomyosis trên siêu õm Doppler màu Bảng 3.15: Đặc điểm mức độ tăng sinh mạch Mức độ tăng sinh mạch Không... 3.2.2.5 Đặc điểm độ dày vùng chuyển tiếp của adenomyosis thể lan toả Bảng 3.9: Đặc điểm độ dày vùng chuyển tiếp Độ dày(mm) 12 Tổng sè Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ % Nhận xét: 3.2.2.6 Đặc điểm tín hiệu adenomyosis trên chuỗi xung T1W Bảng 3.10: Đặc điểm tín hiệu trên chuỗi xung T1W Tín hiệu Tăng Giảm Hỗn hợp Tổng sè Nhận xét: Số lượng Tỷ lệ % 32 3.2.2.7 Đặc điểm tín hiệu adenomyosistrên chuỗi... 3.2.2.12 Đặc điểm kích thước dọc tử cung Bảng 3.16: Đặc điểm kích thước dọc tử cung Kích thước tử cung Bình thường (≤ 90) To (91-110) Rất to (>110) Tổng sè Nhận xét: Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ % 34 3.2.2.13 Đặc điểm trọng lượng tử cung Bảng 3.17: Đặc điểm trọng lượng tử cung Trọng lượng tử cung(gam) Không to(300gam) Tổng sè Siêu âm Cộng hưởng từ Tỷ lệ % Nhận xét: 3.3 Đặc điểm Adenomyosis. .. giữa u xơ tử cung và adenomyosis - Hình ảnh của Adenomyosi khu trú và lan toả trên cộng hưởng tử + Lan tỏa: dày lan toả vùng chuyển tiếp biểu hiện là vùng lan toả đồng nhất với cường độ tín hiệu thấp trên T2W, thường dày >10mm là có giá trị chẩn đoán trên MRI Chuỗi xung T2W có khả năng phát hiện tổn thương tốt hơn chuỗi xung T1W trước và/ hoặc sau tiêm thuốc đối quang từ Ngoài ra hình ảnh ổ có cường độ... thiệp nội mạch 1.6.1 Lịch sử phát triển: - Năm 1979, báo cáo đầu tiên về nút động mạch tử cung là trường hợp nút được sử dụng để điều trị cho chảy máu sau đẻ Kể từ đây, gây tắc trong những bệnh cảnh như : chấn thương tiểu khung, chảy máu sau đẻ, chửa ngoài tử cung và dị dạng động tĩnh mạch đã được chứng minh cho kết quả tốt Năm 1994, Ravina và cộng sự [7] đã giới thiệu phương pháp gây tắc động mạch tử . " Mô tả đặc điểm hình ảnh Adenomyosis trên cộng hưởng từ và đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp can thiệp nội mạch& quot; với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểm hình ảnh của Adenomyosis. Adenomyosis trên cộng hưởng từ trước can thiệp nội mạch. 2. Đỏnh giá kết quả điều trị của phương pháp can thiệp nội mạch. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về Adenomyosis. về điều trị u xơ tử cung bằng phương pháp gây tắc động mạch tử cung nhưng chưa có nghiên cứu và báo cáo về vấn đề điều trị Adenomyosis bằng phương pháp can thiệp nội mạch. Do đó, chúng tôi tiến

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan