Nghiên cứu tính phù hợp sinh học, tính kháng khuẩn và khả năng liền mô của keo phẫu thuật lepamed

42 597 1
Nghiên cứu tính phù hợp sinh học, tính kháng khuẩn và khả năng liền mô của keo phẫu thuật lepamed

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những thập niên gần đây, trên thế giới đã nghiên cứu, tổng hợp và sử dụng một số keo dính sinh học có thành phần hóa học chủ yếu là cyanoacrylate như Glubran và Glubran 2 của Italia, keo dán ngoại khoa Bioglue Surgical Adhesive (BSA) của Cryolife ( Mỹ), hồ chống viêm, kháng khuẩn dùng trong ngoại khoa sulfacrylate của Nga v.v và gần đây, tháng 2- 2008, Viện trang thiết bị và công trình Y tế thuộc Bộ Y tế (Việt Nam) đã sản xuất thành công keo phẫu thuật LEPAMED với sự giúp đỡ của chuyên gia Nga. Bên cạnh tác dụng cầm máu thay cho dùng kẹp, khâu, đốt điện hoặc dùng các hoạt chất sinh học dạng keo có chứa thrombin, keo sinh học tổng hợp còn có tác dụng bịt kín vết thương mà không cần khâu, giúp bệnh nhân rút ngắn thời gian nằm viện do chờ cắt chỉ. Keo sinh học có thể giúp các Bác sĩ trong một số thao tác khó hoặc trong phẫu thuật nội soi. Nếu sử dụng đúng, vết thương sẽ có sẹo đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, ngoài một số yếu tố cơ học cần phải có như độ kết dính, khả năng polymer hoá, tất cả các loại keo khi đưa vào cơ thể phải không độc với tế bào, không gây nhiễm khuẩn, có tính phù hợp sinh học cao, có khả năng cầm máu và làm liền vết thương. Nhằm đánh giá những đặc tính trên của keo Lepamed, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tính phù hợp sinh học, tính kháng khuẩn và khả năng liền mô của keo phẫu thuật Lepamed" Đề tài nhằm 3 mục tiêu: 1. Đánh giá tính phù hợp sinh học ( độc tính với tế bào, các chỉ tiêu huyết học, sinh hoá, mô học) của keo phẫu thuật LEPAMED 2. Đánh giá khả năng kháng khuẩn của keo phẫu thuật LEPAMED 3. Đánh giá khả năng cầm máu và liền mô của keo phẫu thuật LEPAMED. Những kết quả thu được của đề tài sẽ bổ sung cho các mục tiêu nghiên cứu của đề tài cấp Bộ và làm cơ sở cho việc ứng dụng keo phẫu thuật Lepamed trên lâm sàng. 2 2. TỔNG QUAN 2.1. Nguồn gốc, thành phần hoá học, tên gọi. Keo dán ngoại khoa hay hồ dán sinh học được tìm ra bởi Harry Coover từ những năm chiến tranh thế giới thứ 2 với mục đích gắn các vết thương do đạn bắn để cầm máu tạm thời. Trong chiến tranh Việt Nam, 1966, quân đội Mỹ đã sử dụng keo dưới dạng xịt để cầm máu vết thương trong khi chuyển thương binh về về BV tuyến sau. Keo sinh học được lưu thông trên thị trường từ tháng 2- 1955, với nhiều tên gọi cũng khác nhau nhưng đều dựa trên thành phần hoá học giống nhau: Cyanoacrylate. (From Wikipedia). Keo phÉu thuật LEPAMED do Viện trang thiết bị và công trình y tế - Bé Y tế Việt Nam chế tạo 2/ 2008 dựa trên thành phần hoá học của hồ dán sinh học của LB Nga sulpha-acrylate. Keo phẫu thuật Lepamed hiện chưa được thử nghiệm tại Việt Nam. Thành phần hóa học: - N-Butyl cyanoacrylat 99,99 % - SO2 0,005% - Acide acetic CH3COOH 0,005% Tên gọi: KEO PHẪU THUẬT LEPAMED 2.2. Mét số nghiên cứu của thế giới về keo sinh học 2.2.1.Nghiên cứu thực nghiệm nối khí quản và hàn vết thủng phổi cừu bằng keo sinh học Bioglue [7] Georg W. Herget, Mulugeta Kassa.Viện phẫu thuật lồng ngực Freiburg, Đức sử dụng 24 cừu chia 2 nhóm: - 6 cừu phẫu thuật nối khí quản bằng chỉ khâu. Để 4 tuần. - 18 cừu phẫu thuật nối khí quản, bịt kín lỗ thủng nhỏ nhu mô phổi bằng keo. Để 2, 4, 12 tuần 3 Kết quả: Đại thể: Quan sát đại thể thấy vùng nối kín, tổ chức chặt chẽ trong tất cả các giai đoạn thời gian. Vi thể: Phản ứng viêm với sự xuất hiện của các tế bào viêm xung quanh vùng keo sau 2 tuần. Sau 4 tuần phản ứng mô đặc trưng là mô hạt. Các đặc trưng này không quan sát thấy ở mô cừu dùng chỉ khâu. 12 tuần không còn thấy dấu hiệu phản ứng với vật lạ, không còn mô hạt. Kết luận: Bioglue như một vật liệu hỗ trợ hàn gắn các mối nối khí quản và và các tổn thương nhu mô phổi cừu với kích thước bé . 2.2.2. So sánh phục hồi đứt dây thần kinh bằng phương pháp khâu cổ điển và dùng keo dán sinh học. Jin Y, Dehesdin và Hemet J. Labor tạo hình thực nghiệm, U.F.R. Pháp. Gây tổn thương dây thần kinh hông 70 chuột, 22 chuột được phục hồi bằng phương pháp khâu vi phẫu, 47 bằng keo dán sinh học. 1 chết. Để 120 ngày. Đánh giá mô học, không thấy hình ảnh viêm thải loại vật lạ trong nhóm sử dụng keo. [6] 2.2.3. Túm tắt một số nghiên cứu của Cryolife về keo sinh học: - Phẫu thuật phục hồi đứt động mạch chủ bằng keo Bioglue surrgical adhesive. [7] Sử dụng 26 cừu chia làm 2 nhóm: 13 bằng phương pháp khâu nối, 13 bằng keo Bioglue. Để 90 ngày. Kết quả: Phẫu thuật dùng Bioglue giảm tỷ lệ phải mổ lại từ 30% đến 0%. - Nối động mạch vành bằng keo Bioglue.[7] - In Vitro: Dùng keo Bioglue nối tĩnh mạch hiển người bảo quản lạnh sâu và động mạch vành vào 12 điểm của tim bò còn nguyên. Bơm thử áp lực. Tất cả các mảnh ghép gắn bằng keo đều chịu được áp lực 300mmHg, 10 mảnh chịu đến 560 mmHg.(áp suất tâm thu: 90-110 mmHg) 4 - In Vivo: Nối cỏc nhỏnh động mạch chủ ngực trỏi trờn dê bằng keo. Đánh giá sau sau 24 giờ, 10 tháng, 1 năm. Tất cả các chỗ nối liền tốt, lòng không bị chít hẹp. 2.2.4. Nối dây TK bằng keo: So sánh mô học giữa dùng fibrin và keo cyanoacrylate.[6] K. Wieken, MD, Angioi Dupprez sử dụng 18 chuột cống trắng (500- 600g/con), gây mê, bộc lộ dây TK hông to 2 bên. Bên trái cắt và nối lại bằng keo fibrin (Tissucol), bên phải bằng keo cyanoacrylate(Glubran). Theo dõi đại thể, vi thể, siêu vi thể sau 1,2,3,4 tuần. Kết quả: dây TK gắn bằng keo cyanoacrylate không thể phục hồi vì gây ra phản ứng viêm thải loại vật lạ, làm co rút và xơ hoá. 2.2.5. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm bước đầu về tớnh phự hợp sinh học của keo gắn xương. [7] C. Heiss, P.Pokinskyj. Khoa chấn thương, Viện Justus-Liebig, LB Đức và Viện vật liệu sinh học Darmstadt, Đức sử dông 36 thỏ, chia 4 nhóm: 7, 21, 42 và 84 ngày. Mỗi nhóm 3 chứng, 6 thực nghiệm. Mỗi thỏ tạo các mảnh khuyết ở đầu dưới xương đùi sau đó gắn trở lại. Nhóm chứng gắn không dùng keo, nhóm thực nghiệm gắn bằng keo, thời gian cố định 60 giây, chờ đợi 5 phút. Đánh giá vi thể, siêu vi thể. Kết quả: Keo đảm bảo tính phù hợp sinh học cao. Các giai đoạn của quá trình liền xương diễn ra đúng qui luật. Mảnh ghép liền hoàn toàn sau 84 ngày ở cả 2 nhóm chứng và thực nghiệm. 2.2.6. Nghiên cứu về độc tính tế bào, tính tương thích máu và khả năng kháng khuẩn của hai loại keo phẫu thuật Glubran và Glubran 2. [3] Đánh giá độc tính tế bào là một trong những yêu cầu rất quan trọng đối với các loại keo chứa cyanoacrylate. Một số keo chứa các chất methyl, ethyl, 5 alkyl đã được thông báo về khả năng độc với tế bào. Ngoài tính độc về mặt hoá học, các loại keo còn được biết đến với tính độc do sự toả nhiệt của quá trình polymer hoá. Một số công trình nghiên cứu cho thấy nhóm cyanoacrylate không độc với tế bào trong một số nồng độ pha loãng. Kết quả thử nghiệm đối với Glubran và Glubran 2 của Italia, là 2 loại keo đã được thương mại hoá, cho thấy tỷ lệ sống sót của tế bào trong nồng độ pha loãng 1/10 là > 70% [3]. Đây được coi là không độc với tế bào. Về tính tương thích với máu: theo L. Montanaro và cộng sự cả hai loại keo phẫu thuật Glubran và Glubran 2 sau thử nghiệm đều không làm thay đổi có ý nghĩa các chỉ tiêu về hoạt động của prothrombin, fibrinogen, số lượng hồng cầu, tiểu cầu cũng như công thức bạch cầu. [3] Nhiễm khuẩn là một yếu tố rất quan trọng làm cản trở sự liền vết thương. Theo Nguyễn Trọng Lưu khi số lượng vi khuẩn vượt quá 100000/1gram mô thì quá trình liền vết thương có thể bị cản trở nghiêm trọng [1]. Bởi vậy, tất cả các vật liệu sinh học khi đưa vào cơ thể đều phải đảm bảo vô trùng. Một số loại keo dùng trong phẫu thuật đã được đánh giá là ngoài khả năng vô trùng còn có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn. Theo James V. và cộng sù, keo sinh học N-2 Butylcyanoacrylate có khả năng ức chế sự phát triển của một số cầu khuẩn gram dương nhưng không làm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram âm. Hai loại keo hiện đang sử dụng rộng rãi trên thế giới là Glubran và Glubran 2 cũng được thông báo là có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tại Việt Nam, chúng tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về keo sinh học. 3. Quá trình liền vết thương và vai trò của nguyên bào sợi. [1] 6 Quá trình liền vết thương là một quá trình rất phức tạp, trải qua 5 giai đoạn chính với sù tham gia của nhiều loại tế bào vào những thời điểm khác nhau. ĐÔNG MÁU: tiểu cầu, fibrin VIÊM : bạch cầu trung tính, đại thực bào, lympho bào TẠO MÔ XƠ: proteoglycan, nguyên bào sơị, collagen BIỂU MÔ HÓA: tạo mạch SỬA CHỮA: collagen liên kết chéo, sẹo trưởng thành Mỗi loại tế bào đảm nhiệm một chức năng trong cả một qui trình từ khi vết thương xuất hiện đến khi vết thương liền hoàn toàn. Tiểu cầu là lọai tế bào đầu tiên đi đến vết thương làm nhiệm vụ cầm máu và khởi phát hàng loạt cho quá trình sửa chữa làm lành vết thương. Bạch cầu trung tính đến sau đó với chức năng thực bào, loại bỏ các mô tổn thương, các dị vật, gây giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch, tạo điều kiện cho các tế bào khác có nguồn gốc từ máu đi vào vết thương. Chúng thường chết theo chương trình sau khi đã kết thúc nhiệm vụ. Nguyên bào sợi là loại TB chiếm ưu thế trong mô liên kết, chúng giữ vai trò quan trọng trong việc thành lập bộ khung của mô liên kết do có khả năng tạo ra các loại sợi liên kết như collagen, elastin, proteoglycan, glycoprotein Nguyên bào sợi đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo sẹo, làm lành vết thương. Khi mô liên kết bị huỷ hoại, nguyên bào sợi sẽ di chuyển đến, tăng sinh, tạo ra một lượng lớn chất nền collagen giúp cho việc cô lập và sửa chữa vết thương.[2] 7 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Vật liệu Keo phẫu thuật LEPAMED do Viện Trang thiết bị và công trình y tế - Bé Y tế chế tạo. H.1 Keo Lepamed 3.1.2. Động vật nghiên cứu và cách phân lô - Động vật nghiên cứu:  Thá đực, giống nội địa, mỗi con nặng khoảng 2kg do Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây cung cấp. Thỏ được sử dụng trong nghiên cứu 8 đánh giá các chỉ số về sinh hóa, huyết học, gây sốt và thí nghiệm các vết thương da vùng lưng.  Chuột cống trắng thí nghiệm, 180 – 200 g/con, do Học viện quân y cung cấp. Chuột cống được sử dụng nghiên cứu các vết thương tạng 9 - Phân lô  5 thỏ sử dụng trong kỹ thuật gây sốt thực nghiệm.  15 thá chia 2 lô: 8 con để 1 tuần sau mổ, 7 con để 4 tuần sau mổ. LÊy máu định lượng các chỉ số huyết học, sinh hóa, lấy tiêu bản mô học sau khi tạo vết thương da có sử dụng keo Lepamed.  Chuột cống trắng 12 con sử dông trong thí nghiệm cắt và xẻ gan (6 cắt gan, 6 xẻ gan) trong đó 8 con sử dụng keo Lepamed dính vết thương, 4 con chứng (không sử dụng keo). 3.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm trên cơ thể động vật (in vivo) và trong ống nghiệm (in vitro) 3.3. Cách thức tiến hành nghiên cứu 3.3.1. Gây sốt thực nghiệm - Cố định thỏ lên bàn mổ, cho nghỉ nghơi hoàn toàn trong phòng tối 90 phót - Đo nhiệt độ hậu môn - Rạch da vùng lưng, nhá lên vết thương vừa rạch mỗi con 2 giọt keo Lepamed. - Tiếp tục cho thá nghỉ nghơi hoàn toàn trong phòng tối 90 phót - Đo lại nhiệt độ hậu môn. So sánh nhiệt độ trước và sau nhá keo. Kỹ thuật được thực hiện tại Bộ môn Mô - Phôi trường Đại học Y Hà Nội. 3.3. 2 Đánh giá độc tính tế bào - Nuôi cấy nguyên bào sợi trong các giếng nuôi cấy - Cho các dung dịch chứa MEM, nước nổi, phenol và keo Lepamed pha loãng ẵ; 1/10; 1/20 vào các giếng chứa nguyên bào sợi đó nuôi cấy. - Cho thuốc nhuộm tế bào vào các giếng có nguyên bào sợi và các dung dịch thử. Nếu tế bào chết thì dung dịch trong giếng sẽ trong, không có màu. NÕu tế bào sống thì dung dịch sẽ có màu xanh đen. Độ đậm nhạt phụ thuộc vào tỷ lệ sống của tế bào. 10 - Đánh giá số nguyên bào sợi sòn sống trong các dung dịch. So sánh tỷ lệ tế bào sống trong các dung dịch có pha loãng Lepamed với nhau, với dung dịch chứng. Kỹ thuật được thực hiện tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và Sinh phẩm Y tế (NICVB). 3.3.3 Đánh giá các chỉ số sinh hoá, huyết học - Lấy máu thỏ 3 lần định lượng các chỉ số sinh hoá, huyết học: mẫu chứng, mẫu sau khi sử dụng keo 7 ngày và 12 ngày. - Lập bảng, so sánh sự khác biệt về hồng cầu, huyết sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu, các men gan v.v… Kỹ thuật thực hiện tại Bộ môn Dược lý Đại học y Hà nội 3.3.4 Đánh giá khả năng kháng khuẩn - Nuôi cấy 5 loại VK chủng quốc tế, trong đó 3 loại gram dương, 2 loại gram âm - Nhỏ 1 giọt keo vào các đĩa thạch đã nuôi cấy - Đánh giá khả năng kháng từng loại vi khuẩn bằng xác định đường kính vùng 1, vùng 2. Kỹ thuật được thực hiện tại Bộ môn Vi sinh Y học Trường Đại học Y Hà Nội. 3.3. 5. Đánh giá các chỉ tiêu về khả năng cầm máu, làm liền vết thương, các chỉ tiêu về đại thể, vi thể 3.3.5.1.Vết thương da Thỏ gây mê, rạch da dọc hai bên sống lưng, bên phải 3 vết, bên trái 2 vết, mỗi vết dài 2 cm, sâu quá lớp biểu bì. Các vết thương bên phải sau khi thấm máu, dùng một giọt keo Lepamed nhỏ lên, dùng kẹp kéo hai mÐp vết thương lại, giữ 30 giây. Các vết thương bên trái để liền tự do. Ngay tại lúc tiến hành thử nghiệm, chụp ảnh theo dõi và đánh giá khả năng cầm máu, cố định vết thương của keo Lepamed. [...]... Lepamed Tính c ca keo Lepamed i vi nguyờn bo si nuụi cy Cỏc ch s sinh húa, huyt hc trc v sau s dng keo Lepamed Kh nng khỏng khun ca keo Lepamed vi 5 loi vi khun thng gp Kh nng cm mỏu, lm lin vt thng ca keo Lepamed Cỏc ch tiờu hỡnh thỏi hc (i th, vi th) vựng mụ th nghim vi Lepamed 12 4 KếT QU NGHIấN CU 4.1 Kt qu kim tra nhit th thớ nghim trc v sau dựng keo Bng 1 Nhit hu mụn th trc v sau s dng keo Lepamed. .. 1 0 Tr-ớc dùng keo Sau dùng keo 6 Sau dùng keo 12 ngày ngày 15 Thời gian Biu 1 S lng bch cu th trc v sau s dng keo 6 v 12 ngy Kt qu trỡnh by biu 1 cho thy: Sau 6 ngy v 12 ngy dựng keo, s lng bch cu c 2 lụ thay i khụng cú ý ngha so vi lụ chng (p > 0.05) - Cụng thc bch cu Bng 5 Cụng thc bch cu th trc v sau dựng keo Lepamed 6, 12 ngy Thi gian Trc dựng keo Sau dựng keo 6 ngy Sau dựng keo 12 ngy P(trc... lp keo Lepamed trong khong 10 giõy, lp keo ụng c li, mt ct ngay lp tc khụng cũn chy mỏu (H.10 B) A B H.9 Vt ct gan A Cha ph keo Lepamed B Ph keo Lepamed sau 10 giõy 4.4.3 Vt thng x dc thựy gan Ti hai b mộp vt thng, mt lớp keo Lepamed mng c a vo, khộp hai b mộo vt thng bng hai ngún tay, khong 10 giõy, hai mộp vt thng dớnh lin, khụng cũn chy mỏu (H11 A, B) A B 24 H.10 Vt thng x dc thựy gan A Cha ph keo. .. dng keo giai on mt tun ming khụ, hai mộp khớt v ít tit dch hn vt thng khụng dựng keo giai on 4 tun, tt c cỏc vt thng u lin c th dựng keo v khụng dựng keo Tuy nhiờn cỏc vt thng cú dựng keo Lepamed so p hn vết thng khụng dựng keo. (H.12 A v B) A B 25 H.11 Vt thng da th sau m 4 tun A: cú s dng keo B: khụng s dng keo Lepamed 26 4.4.3 Hỡnh nh i th vết thng gan chut ct v x Sau khi phc hi thnh bng, ng... cha cú iu kin nghin cu nh hng ca keo lờn thi gian hot húa ca prothrombin v fibrinogen 4.4 Kh nng khỏng khun ca keo Lepamed Trờn thc t s dng, chỳng tụi nhn thy tt c cỏc vt thng cú s dng keo Lepamed trong bng cng nh ngoi da u khụ, khụng chy m, dch Mc dự trc khi s dng keo khụng c hp, sy tit trựng Cỏc kt qu nghiờn cu vi sinh vt bng phng phỏp khuych tn trn thch cho thy keo Lepamed cho hai vựng khỏng khun... th trc v sau dựng keo Lepamed 6, 12 ngy AST (UI/L) Thi gian Lụ 1 Lụ 2 P( so vi (n=15) Trc dựng keo Lụ chng (n=15) (n=15) chng) 51.220.0 Sau dựng keo 6 ngy 49.0524.9 P > 0.05 Sau dựng keo 12 ngy 62.8 51.5 P(trc sau) P > 0.05 P > 0.05 Kt qu bng 7 cho thy: Sau 6 ngy v 12 ngy dựng keo, hot enzym AST 2 lụ thay i khụng cú ý ngha so vi lụ chng (p>0.05) Bng 8 ALT th trc v sau dựng keo Lepamed 6, 12 ngy... huyt hc, sinh húa trc v sau dựng keo 6, 12 ngy 4.3.1 Hng cu - S lng hng cu: Bng 2 S lng hng cu th trc v sau dựng keo Lepamed 6, 12 ngy S lng hng cu (triu/mm3) Thi gian Trc dựng keo Lụ chng (n=15) 5.2 0.3 Lụ 1 (n=15) Sau dựng keo 6 ngy Lụ 2 (n=15) 4.4 0.6 P( so vi chng) P < 0.05 Sau dựng keo 12 ngy 3.7 0.7 P(trc sau) P < 0.05 P > 0.05 Kt qu trỡnh by bng 2 cho thy: sau 6 ngy v 12 ngy dựng keo, s lng... mt git keo Lepamed vo rónh gan ó x, dựng hai ngún tay ép hai mộp gan x li, gi c nh trong vũng 30 giõy Chp nh ỏnh giỏ kh nng cm mỏu v lm lin vt thng ca keo Lepamed Chut chng : tin hnh tng t nh- chut thớ nghim Khụng dựng keo gn vt thng b Thớ nghim ct gan Chut thớ nghim: ct bỏ mt phn ngoi vi ca mt thu gan Thm mỏu tht sch, nhỏ mt hoc hai git keo phu thut Lepamed lờn mt ct cũn li , chỳ ý dn u keo trờn... bng keo Lepamed A Vựng gan sau khi ct c ph keo Lepamed 4 tun sau gan mi tỏi to, vựng nhu mụ gan mi nht mu, mc ni n che ph B Vựng gan sau khi x dựng keo Lepamed dớnh hai mộp vt thng 4 tun sau ng lin l mt rónh nụng trờn b mt, mụ liờn kt xen vo gia hai mộp ng x 4.4.4 Nhn xột vi th vt thng da v gan ng vt thớ nghim 4.4.4.1.Vt thng da thỏ vựng lng sau 1 tun thớ nghim - Ti vt thng da th khụng dựng keo Lepamed. .. dựng keo 6 ngy v 12 ngy so vi trc khi dựng keo (P>0.05) 4.3.3 Tiu cu: Bng 6 S lng tiu cu th trc v sau dựng keo Lepamed 6, 12 ngy S lng tiu cu (nghn/mm3) Thi gian Trc dựng keo Sau dựng keo 6 ngy Lụ chng (n=15) 283.2 112.3 Lụ 1 (n=15) Lụ 2 (n=15) 222.3 76.7 Sau dựng keo 12 ngy P > 0.05 296.3 114.4 P(trc sau) P( so vi chng) P > 0.05 P > 0.05 Kt qu trỡnh by bng 6 cho thy: sau 6 ngy v 12 ngy dựng keo, . giá những đặc tính trên của keo Lepamed, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tính phù hợp sinh học, tính kháng khuẩn và khả năng liền mô của keo phẫu thuật Lepamed& quot;. giá tính phù hợp sinh học ( độc tính với tế bào, các chỉ tiêu huyết học, sinh hoá, mô học) của keo phẫu thuật LEPAMED 2. Đánh giá khả năng kháng khuẩn của keo phẫu thuật LEPAMED 3. Đánh giá khả. và sau khi sử dụng keo Lepamed  TÝnh độc của keo Lepamed đối với nguyên bào sợi nuôi cấy  Các chỉ số sinh hóa, huyết học trước và sau sử dụng keo Lepamed  Khả năng kháng khuẩn của keo Lepamed

Ngày đăng: 27/07/2014, 07:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan