Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh ppt

24 648 4
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã lãnh đạo nhân dân ta nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử: giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đưa đất nước đi lên con đường ấm no hạnh phúc, sánh vai với các nước tiên tiến trên thế giới . Chúng ta có thể tự hào về dân tộc ta đã sản sinh ra con người vĩ đại, đã kế thừa và phát huy những tư tưởng của các bậc tiền bối như “nước lấy dân làm gốc” hay “ người đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” và “vận nước thịnh hay suy, mất hay còn là do sức mạnh của dân quyết định” (Nguyễn Trãi) trong truyền thống dân tộc; đã xuất phát từ thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và những thành quả về Nhà nước pháp quyền của nhiều quốc gia tiên tiến; vận dụng sáng tạo những kinh nghiệm và lý luận đó vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam. Có thể nói quá trình đi tìm đường cứu nước của Người cũng là quá trình tìm kiếm một nhà nước mới phù hợp với đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam, bởi lẽ trong mọi cuộc cách mạng, vấn đề chính quyền nhà nước luôn luôn là vấn đề cơ bản. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh sống trong cảnh nước mất nhà tan, từng chứng kiến cảnh nhân dân ta bị áp bức, bóc lột nặng nề dưới chế độ hà khắc, bất chấp luật pháp của bọn thực dân Pháp và phong kiến Nam triều. Khi bôn ba nơi hải ngoại, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các nước phương Tây, ý tưởng về xây dựng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện ở Hồ Chí Minh. Bởi vậy khi có điều kiện thể hiện ý tưởng ấy của mình, Người đã chớp thời cơ, đấu tranh để có được trước hết những quyền của người dân ghi trong pháp luật . Năm 1919, Hội nghị Vécxây họp sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Người đã gửiYêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị gồm 8 điều, trong đó có 4 điều liên quan tớivấn đề pháp quyền . Cụ thể là: Điều 1: Yêu cầu ân xá đối với tất cả chính trị phạm. Điều 2: Đòi cải cách nền công lý ở Đông Dương nhằm đảm bảo cho người bản xứ được hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu. Người nói: “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người châu Âu”. Điều 7: Đòi thay thế chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Điều 8: Đòi có đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ cử ra tại Nghị viện Pháp. Và Người đã chuyển bản yêu sách trên thành “Việt Nam yêu cầu ca” để phổ biến rộng rãi cho mọi người, trong đó có hai câu: “Bảy xin hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền ” Sau khi tìm được con đường cứu nước, Người đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân ta giành lấy tự do độc lập cho Tổ quốc. Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp, Hồ Chí Minh đã chủ trương “thành lập chính quyền cách mạng” ở các căn cứ địa, các khu giải phóng lúc bấy giờ. Đến đầu tháng Tám 1945, mặc dù tình hình lúc đó hết sức khó khăn, Người đã kiên quyết triệu tập Đại hội quốc dân ở Tân Trào, cử ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam - một tổ chức tiền chính phủ ra đời đảm bảo tính hợp pháp của chính quyền mới. Tháng 8 năm 1945, Hà Nội và các địa phương trong toàn quốc khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Trước khi quân Đồng minh đổ bộ vào Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình để tuyên bố với toàn thế giới và quốc dân đồng bào sự “khai sinh” của nước Việt Nam mới - nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Chính phủ lâm thời đã ra mắt trước quốc dân Việt Nam và thế giới.Tuyên ngôn độc lập là văn kiện chính trị đặc biệt, khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam bằng sức mạnh kỳ diệu của mình đã giành được độc lập tự do và kiên quyết bảo vệ quyền tự do và độc lập ấy. Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời là hợp hiến, hợp pháp . Chính phủ lâm thời là hợp pháp, hợp công lý . Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chí Minh đề ra 6 nhiệm vụ cấp bách, trong đó nhiệm vụ thứ 3 là: “Phải có một hiến pháp dân chủ” và đề nghị sớm tổ chức tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Đó là việc tiếp tục xây dựng một Nhà nước pháp quyền , một Nhà nước dân chủ, hợp pháp, một Nhà nước thực sự đại diện cho nhân dân, do toàn dân bầu cử ra và quản lý xã hội bằng pháp luật. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trong cả nước được thực hiện ngày 6 tháng 1 năm 1946 và đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt nam dân chủ cộng hoà. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng Hiến pháp và pháp luật, khẳng định pháp luật của nước ta là ý chí chung của nhân dân, của dân tộc Việt Nam. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương phải gương mẫu chấp hành pháp luật và Đảng cầm quyền cũng phải hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Người rất coi trọng việc đưa Hiến pháp và pháp luật vào thực hiện có hiệu quả trong cuộc sống. Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thể hiện tư tưởng này của Hồ Chí Minh. Người yêu cầu Nhà nước ta phải là nhà nước có bộ máy hành chính mạnh, có hiệu lực, điều hành bằng pháp luật; mọi quyền dân chủ phải được thể chế trong hiến pháp, trong các bộ luật và đòi hỏi công dân phải tuân theo. Hồ Chí Minh đòi hỏi tính nghiêm túc không trừ một ai trong thi hành pháp luật, nhất là cán bộ ngành tư pháp càng phải nêu cao tinh thần “Phụng công, thủ pháp, chí công vô tư”. Người nói: “Về việc Chính phủ liêm khiết, thì Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong Chính phủ, từ Hồ Chí Minh cho đến những người làm việc ở các uỷ ban làng hiện đông lắm và phức tạp lắm. Dù sao Chính phủ cũng đã hết sức làm gương. Và nếu làm gương không xong thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ- đã trị, đương trị và sẽ trị cho kỳ hết.” Đặc biệt, trong tư tưởng trị nước của Hồ Chí Minh có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “pháp trị” và “đức trị”. Người nói: “Không xử phạt là không đúng, song chút gì cũng trừng phạt là không đúng”. “Nhà nước phải vừa giáo dục vừa sử dụng pháp luật để cải tạo họ, giúp đỡ họ trở nên lương thiện”. Xây dựng và củng cố nhà nước pháp quyền, yêu cầu mọi người sống và làm việc tuân thủ pháp luật là nội dung chủ đạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước. Người nói: “ Pháp lụât của ta là pháp luật thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Nhân dân ta hiện nay có tự do, tự do trong kỷ luật. Mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác. Người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức mà phạm đến tự do của người khác là phạm pháp” Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã được phát triển trong quá trình hoạt động cách mạng của Người. Người đã dành không ít tâm trí, nghị lực để xây dựng một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Hồ Chí Minh nói: “Nhà nước của ta là Nhà nước của dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân”, "Vận mệnh quốc gia trong tay nhân dân." Nội dung đầu tiên, cơ bản nhất về Nhà nước của dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Dân bầu ra chính quyền Nhà nước ở Trung ương và chính quyền các cấp. “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một người con Rồng cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một phần” và bản thân Người đã hoạt động không mệt mỏi nhằm thức tỉnh toàn dân tộc phát huy cao nhất sức mạnh của trí tuệ, tài năng và nghị lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền, sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Ngay sau ngày thành lập nước, Người yêu cầu tổ chức “càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu”. Người nhấn mạnh : “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử ”. Lần đầu tiên tất cả công dân ViệtNam có quyền bầu cử và ứng cử. Đây quả là điều hết sức mới mẻ đối với nhân dân lao động Việt Nam. Cuộc Tổng tuyển cử diễn ra thành công vào ngày 6 tháng 1 năm 1946 và sau đó Quốc hội chính thức tổ chức ra bộ máy nhà nước đã thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trên thực tế, huy động toàn thể nhân dân tham gia quản lý đất nước, nhân dân đóng vai trò làm chủ đất nước. Chính quyền là vấn đề cốt tử của cách mạng, mà chính sách bầu cử, ứng cử là để cho toàn dân giải quyết vấn đề đó, tính lập hiến trong việc hình thành bộ máy nhà nước: tự do hay hạn chế; bình đẳng hay phân biệt; giả hay thật; áp đặt hay tự do lựa chọn; cũng là một chuẩn mực để xem xét bộ máy chính quyền thực sự của dân hay không. Với ý nghĩa đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Có như thế dân mới thực hiện được nguyện vọng và ý chí của mình. Đồng thời cũng xuất phát từ nhu cầu cấp bách của tình hình phải chuyển từ Chính phủ lâm thời sang chính thức để đối phó với những âm mưu của kẻ thù định xoá nền độc lập và chính quyền non trẻ của nước ta lúc bấy giờ. Đó thực sự là một ý tưởng tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân. Đối với Hồ Chí Minh, xây dựng một nhà nước của dân không chỉ trong ý tưởng, trong thiết kế, mà bằng hành động thực tiễn của Người. Trước vận mệnh của đất nước hiểm nghèo, “ngàn cân treo sợi tóc”, để đoàn kết dân tộc và giữ vững chính quyền nhân dân non trẻ, Người đã đề nghị bổ sung 70 ghế đại biểu quốc hội cho Việt Nam Quốc dân Đảng. Đây là một sáng kiến kịp thời của Chủ tịch Hồ Chí [...]... cũng xong” Chính vì vậy, Nhà nước do dân xây dựng và làm chủ, đặt dưới sự kiểm tra và kiểm soát của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh còn là Nhà nước tin dân, mọi lực lượng đều ở nơi dân, do dân nắm mọi quyền hành Nhà nước tin dân, dân tin ở sự lãnh đạo của Nhà nước thì việc gì cũng làm được Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân là Nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân, đảm bảo quyền dân chủ... nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và lấy tư tưởng về nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân của Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng cho chúng ta trong công cuộc xây dựng đó Với những kết quả đạt được trong qúa trình đổi mới, cũng như những khó khăn, tồn tại quả hơn 18 năm đổi mới, hoàn thiện nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã... “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân, nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi.” Trong lịch sử, tư tưởng Nhà nước “lấy dân làm gốc” đã sớm xuất hiện ở những nhà lãnh đạo, những nhà chính trị lớn Nhưng đến Hồ Chí Minh, tư tưởng về Nhà nước. .. sự kế thừa có sáng tạo các tư tưởng của những bậc tiền bối: Dân là gốc, là quý và phải đối đãi dân như thế nào thì dân mới kính mến, yêu nhà cầm quyền Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước vì dân còn là nhà nước sống trong lòng dân, tạo sự công bằng cho dân, đặt lợi ích của Nhà nước gắn chặt với lợi ích của quần chúng nhân dân Như vậy, Nhà nước ta do dân xây dựng, phải là Nhà nước hoạt động vì lợi ích... của dân tộc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh Để có được một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở phải xây dựng một bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh với những bệnh tật như tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, vi phạm quyền và lợi ích của nhân dân lao động Nhà nước vì dân còn là Nhà nước có trách nhiệm trước dân Nhiều lần Người... vì dân được phát triển sâu sắc, phong phú về nội dung, với chất lượng mới, trở thành một quan điểm khoa học, nhân đạo về bản chất nhà nước mới - Nhà nước của dân, do dân, vì dân Nếu như nước “ lấy dân làm gốc ” là tư tưởng chính trị truyền thống thì đến Hồ Chí Minh, tư tưởng ấy được diễn đạt trong một mệnh đề chủ động hết sức giản dị, tự nhiên: "Dân là gốc nước" đúng như mấy câu thơ của Người: “Gốc... thi quyền lực của dân, là người phục vụ nhân dân” bản thân Hồ Chí Minh tự nhận là “Người lính già vâng mệnh lệnh của quốc dân ra mặt trận” Nhận thức rõ vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng nhà nước do dân Điều đó có nghĩa là dân không chỉ lập ra Nhà nước mà còn phải tham gia vào công việc quản lý nhà nước, ... thì làm một cái nhà nho nhỏ nơi có non xanh nước biếc, để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi.” Đây quả là điều tuyệt vời trong đạo đức Hồ Chí Minh Người nhận thấy rõ rằng những kẻ quá ham muốn quyền lực sẽ dẫn đến tình trạng chuyên quyền, độc đoán, sa vào chủ nghĩa cá nhân, làm cho nhà nước biến dạng Nhà nước kiểu mới không... nước, Người nói: Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ " “Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân.” Bao nhiêu nhiệm vụ, quyền hạn đều của dân, xây dựng đất nước trách nhiệm của dân Trong Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá I ngày 18 tháng 12 năm 1959 của nước Việt Nam dân... Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực cao nhất ở địa phương Dân bầu ra người đại diện cho mình và sử dụng cơ quan quyền lực thông qua người đại diện đó, đồng thời dân có quyền kiểm soát, giám sát người mình bầu ra và bãi miễn khi họ không làm tròn sự uỷ thác Nhà nước do dân tức là dân phải tham gia vào công việc của nhà nước Quốc hội nước ta tuy vị trí . nhất về Nhà nước của dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là thực hiện quyền dân chủ của nhân dân. Dân bầu ra chính quyền Nhà nước ở Trung ương và chính quyền các cấp. “Tất cả quyền bính trong nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Hồ Chí Minh - người khai sinh nước Việt nam dân chủ cộng hoà, trực tiếp đứng đầu Nhà nước đó trong 24 năm, đã lãnh. độc lập và chính quyền non trẻ của nước ta lúc bấy giờ. Đó thực sự là một ý tư ng tuyệt vời của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân. Đối với Hồ Chí Minh, xây dựng một nhà nước của

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan