Nghiên cứu kết quả và tai biến trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại bệnh viện thanh nhàn hà nội

87 733 2
Nghiên cứu kết quả và tai biến trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại bệnh viện thanh nhàn hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đặt vấn đề Sỏi đường tiết niệu là bệnh thường gặp, chiếm khoảng 28 - 30% bệnh lý đường tiết niệu, trong đó sỏi niệu quản lại chiếm khoảng 30 % - 40% trong số bệnh lý sỏi tiết niệu, tuổi thường gặp trong khoảng từ 30- 50. việt nam là nước nằm trong khu vực có tỷ lệ bị sỏi đường tiết niệu cao theo bản đồ của humberger và higgins. Nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu là 12% đối với nam và 4-5 % đối với nữ (stephen w leslie 2006)tỷ lệ tái phát sái sau 1 năm 5 năm 10 năm tương ứng khoảng 14%, 35% và 52% (sandy Craig 2005) Sỏi niệu quản 80% từ trên thận di chuyển xuống, sỏi có thể mét hay nhiều viên ở các vị trí khác nhau, 1/3 trên, 1/3 giữa hay 1/3 dưới của niệu quản. sỏi niệu quản gây cơn đau quặn thận bít tắc đường niệu phía trên vị trí sỏi nằm, gây tổn thương thận nhanh chóng, nếu không điều trị kịp thời, giải phóng sự bít tắc hoặc sỏi niệu quản kèm theo viêm nhiễm ứ mủ, sỏi niệu quản 2 bên, sỏi niệu quản trên bệnh nhân một thận duy nhất thì tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn rất nhiều dễ gây thiểu niệu, vô niệu, nhiễm trùng huyết, suy thận có thể gây tử vong cho bệnh nhân Chẩn đoán sỏi niệu quản dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng trong đó chẩn đoán hình ảnh đóng vai trò hết sức quan trọng, các phương pháp như: chụp phim hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, chụp niệu đồ tĩnh mạch một số trường hợp đặc biệt chẩn đoán sẽ là khó khăn nếu sỏi có kích thước nhỏ, nằm ở đoạn chồng lên xương, độ cản quang kém có thể làm thêm các biện pháp thăm dò khác như: chụp niệu quản-bể thận ngược dòng, chụp CT scaner, nọi soi niệu quản ngược dòng Trước đây sỏi niệu quản chủ yếu là điều trị can thiệp lấy sỏi, sỏi nhỏ thì điều trị nội khoa hy vọng bệnh nhân có thể tự tiểu ra được, từ cuối thế kỷ20 1 trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị sái Ýt gây tổn thương cho bệnh nhân như: tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL – Extracoporeal Shock Wave Lithotripsy), tán sỏi qua da (Percutaneous nephrolithotripsy), tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng (Retrograde Ureteroscopy lithotripsy), mổ nội soi lấy sỏi Laparoscopy…. Từ đầu thế kỷ thứ 21 cho đến nay tại việt nam phẫu thuật nội soi đã phát triển vượt bậc, kế thừa và phát triển các kỹ thuật nội soi tiên tiến trên thế giới, nằm trong sự phát triển chung chuyên nghành nội soi niệu cũng phát triển không ngừng, các kỹ thuật nội soi niệu được triển khai tại nhiều địa phương trong ca nước trong đó có kỹ thuật tán sái niệu quản nội soi ngược dòng bằng xung hơi và Laser tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội Phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng là một phương pháp điều trị tiên tiến Ýt xâm lấn, có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên tỷ lệ tai biến và biến chứng thay đổi tuỳ theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên từ 2% - 20% (Heney 1981, Blute 1989) cho đến nay các công trình nghiên cứu, giáo trình về mặt kỹ thuật không nhiều, chủ yếu là tài liệu và các bài báo cáo của các chuyên gia nước ngoài, các báo cáo trong nước chưa nhiều đa sè các bác sỹ được đào tạo thực tế tại các trung tâm lớn của cả nước do vậy chúng tôi thấy rất cần và tiến hành nghiên cứu đề tài về : “ Nghiên cứu kết quả và tai biến trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội ” Với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi ngược dòng 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả và tai biến của tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng 2 Chương 1 tổng quan 1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý của niệu quản, thành phần hoá học, cơ chế hình thành sỏi niệu quản 1.1.1. Giải phẫu niệu quản 1.1.1.1. hình thể Niệu quản là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, nằm sau phóc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và Ðp sát vào thành bụng sau, niệu quản bắt đầu từ khúc nối bể thận - niệu quản đi thẳng xuống eo trên, rồi bắt chéo động mạch chậu, chạy vào chậu hông rồi chếch ra trước và đổ vào bàng quang. Niệu quản dài khoảng từ 25 - 28 cm, bên phải ngắn hơn bên trái khoảng 01 cm, đường kính ngoài khoảng 04 – 05 mm, đường kính trong khoảng 03-04 mm, khi đường kính trong của niệu quản > 07 mm gọi là giãn niệu quản. dọc theo chiều dài của niệu quản có 04 chỗ hẹp sinh lý đó là, chỗ khúc nối giữa bể thận và niệu quản 02 mm, chỗ bắt chéo động mạch chậu 04mm, chỗ nối tiếp niệu quản bàng quang, lỗ niệu quản 03mm. Niệu quản chia làm 04 đoạn liên quan * Đoạn bông: dài từ 09- 11cm, liên quan ở sau với cơ thắt lưng, các dây thần kinh đám rối thắt lưng ( thần kinh sinh dục đùi), với các mỏm ngang của đốt sông thắt lưng cuối cùng (L2-L5), phía trong bên phải với tĩnh mạch chủ, bên trái với động mạch chủ, cung đi song song với niệu quản xuống hố chậu có tĩnh mạch sinh dục * Đoạn chậu: dài 03-04 cm, bắt đầu khi đi qua cánh xương cùng tới eo trên của xương chậu, liên quan với động mạch chậu: bên trái, niệu quản bắt 3 chéo động mạch chậu gốc trên chỗ phân nhánh 1,5 cm bên phải niệu quản bắt chéo động mạch chậu ngoài duới chỗ phân nhánh 1,5 cm, cả hai niệu quản đều cách đường giữa 4,5 cm tại nơi bắt chéo động mạch. Tại đây niệu quản vắt qua động mạch thường gây hẹp, là điều kiện cho sỏi dừng lại gây bệnh sỏi niệu quản * Đoạn chậu hông: dài 12 - 14 cm, niệu quản chạy từ eo trên xương chậu tới bàng quang, đoạn này niệu quản đi cạnh động mạch chậu trong chạy chếch ra ngoài và ra sau theo đuờng cong của thành bên xương chậu. Tới nền chậu hông chỗ gai ngồi thì vòng ra trước và vào trong để tới bàng quang, liên quan của niệu quản phía sau với khớp cùng chậu, cơ bịt trong, bó mạch thần kinh bịt bắt chéo phía sau niệu quản, Phía trước liên quan khác nhau giữa nam và nữ + Nữ giới: niệu quản khi rời thành chậu hông đi vào đáy của dây chằng rộng tới mặt bên của âm đạo rồi đổ ra trước âm đạo và sau bàng quang. Khi qua phần giữa dây chằng rộng niệu quản bắt chéo sau động mạch tử cung + Nam giới: niệu quản chạy vào trước trực tràng, lách giữa bàng quang và túi tinh, bắt chéo ống tinh ở phía sau, ngoài ra còn có hệ thống mạch máu tiểu khung rất phong phó * Đoạn bàng quang: dài từ 01-1,5 cm, niệu quản đi vào bàng quang theo hướng chếch từ trên xuống dưới và trong và ra trước, Niệu quản trước khi đổ vào bàng quang đã chạy trong thành bàng quang một đoạn, tạo thành một van sinh lý có tác dụng tránh trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản. Hai lỗ niệu quản cách nhau 2,5 cm khi bàng quang rỗng và 5 cm khi bàng quang đầy * Niệu quản: có 3 chỗ hẹp sinh lý mà sỏi thường dừng lại khi di chuyển từ thận xuống bàng quang tạo thành sỏi niệu quản: chỗ nối bể thận niệu quản 2mm, chỗ niệu quản bắt chéo động mạch chậu 4mm, chỗ tiếp niệu quản bảng quang, lỗ niệu quản 3- 4 mm. 4 Trên thực tế lâm sàng, dựa trên phim chụp XQ, các nhà ngoại khoa chia niệu quản ra thành 3 đoạn. - Niệu quản đoạn trên: chạy từ bể thận đến bờ trên của xương cùng. - Niệu quản đoạn giữa: từ bờ xương cùng chạy xuống bờ dưới xương cùng. - Niệu quản đoạn dưới: đoạn niệu quản chạy bờ dưới xương cùng xuống bàng qua 1.1.1.2. Hệ thống mạch máu và thần kinh niệu quản Mạch máu cung cấp cho niệu quản từ nhiều nhánh động mạch. Đoạn niệu quản trên do các nhánh tách ra từ động mạch thận, xuống dưới niệu quản nhận các nhánh tách ra từ động mạch chủ, động mạch trực tràng giữa, động mạch chậu, động mạch mạc treo tràng dưới, động mạch thừng tinh hay buồng trứng, động mạch bàng quang… Các nhánh động mạch nối tiếp với nhau dọc niệu quản tạo thành một mạng lưới phong phó cung cấp máu cho niệu quản. - Các tĩnh mạch nhận máu từ niệu quản đổ về tĩnh mạch bàng quang, tĩnh mạch chậu dưới, tĩnh mạch thận ở trên. - Hệ thần kinh chi phối niệu quản là hệ giao cảm và phân bố theo động mạch. Chúng có nguồn gốc từ đám rối thận, đám rối tinh và đám rối hạ vị, gồm sợi vận động chi phối cho cơ trơn thành niệu quản, và các sợi cảm giác mang cảm giác đau khi có sự căng đột ngột thành niệu quản. 1.1.1.3. CÊu trúc mô học niệu quản Thành niệu quản dày 1 mm có cấu trúc gồm 3 líp [152], [144], [94]: - Lớp niêm mạc: Niêm mạc niệu quản liên tục với bể thận ở trên và bàng quang ở dưới, bao gồm lớp tế bào biểu mô chuyển tiếp được đệm bởi tổ chức sợi sơ có khẳ năng so giãn. Cấu tạo lớp niêm mạc cho phép niệu quản căng và xẹp trong khi nhu động. Lớp niêm mạc có độ dày khác nhau, từ sáu lớp tế bào đoạn niệu quản trong thành bàng quang, và hai lớp tế bào đoạn niệu quản chỗ nối với bể thận. 5 - Lớp cơ: Gồm 3 lớp, lớp trong là lớp cơ dọc, lớp giữa là lớp cơ vòng, lớp ngoài thô sơ gồm vài bó cơ dọc. Lớp cơ niệu quản sắp xếp theo kiểu vòng xoắn - Líp bao ngoài: Lớp áo vỏ xơ, liên tiếp với lớp vỏ xơ trên thận và ở dưới với bàng quang. Có nhiều mạch máu nối tiếp nhau, hệ thống thần kinh và một số tế bào hạch chi phối hoạt động của niệu quản. 1.1.1.4. Giải phẫu niệu quản ứng dụng trong lâm sàng, và trong nội soi niệu quản ngược dòng * Khi tìm một viên sỏi niệuquản trên phim chụp hệ tiết niệu thường, người đọc tưởng tượng ra đường đi của niệu quản liên quan với cột sống. Niệu quản nằm dọc theo đỉnh của các mỏm ngang, bắt chéo trước khớp cùng chậu, vòng ra ngoài rồi sau đó đi vào trong tới bàng quang. Một bóng mờ nằm trên đường này có thể nghi ngờ là viên sỏi. Trong khi mổ thận biết niệu quản dựa vào các mốc giải phẫu như: niệu quản nằm áp sát phía trước cơ thắt lưng chậu, tĩnh mạch sinh dục, nhu động của niệu quản và màng lưới mạch máu quanh niệu quản. Niệu quản dính vào phúc mạc thành sau phủ bên trên qua suốt cả đoạn bụng và phần trên đoạn chậu (có thể nhìn thấy niệu quản qua phúc mạc). Khi phẫu tích tách phúc mạc thành ngược lên trên, nhìn thấy niệu quản dính vào mặt sau của phúc mạc. Trong khi soi bàng quang thường thấy lỗ niệu quản hình bầu dục, nhỏ bằng hạt đậu. Hai lỗ niệu quản tạo với cổ bàng quang thành một tam giác cân, cách nhau 2,5 cm (khi bàng quang rỗng) và 5cm khi bàng quang đầy. Vì vậy, muốn tìm lỗ niệu quản trong khi soi được thuận lợi trong bàng quang nên có một lượng nước vừa phải đủ cho lỗ niệu quản giãn ra, không nên để bàng quang quá căng làm cho 2 lỗ niệu quản cách xa nhau và vếch lên trên cao làm cho quá trình tìm và đặt ống soi vào lỗ niệu quản khó khăn. 6 * Niệu quản bình thường có đường kính trong tương đối đồng đều và dễ dàng giãn nở. Niệu quản có 3 chỗ hẹp tự nhiên có thể nhận thấy trong nội soi là: chỗ nối niệu quản bể thận, đoạn niệu quản chậu bắt chéo động mạch và niệu quản đổ vào bàng quang. Mức độ hẹp tuỳ vào từng bệnh nhân khác nhau, thông thường không ảnh hưởng đến nội soi. Tuy nhiên một số trường hợp niệu quản hẹp nhiều không đưa được ống soi niệu quản lên nếu như không tiến hành nong niệu quản. Đường kính lòng niệu quản đoạn nối vể thận – niệu quản trung bình 2 mm, niệu quản vắt chéo động mạch 4 mm, đoạn niệu quản bàng quang từ 1mm - 5 mm. Còn các vị trí niệu quản khác từ 5 – 10 mm [94]. Niệu quản hẹp có thể nong niệu quản rộng trên 15 Fr [124]. Khi soi niệu quản đoạn bắt chéo động mạch chậu có thể nhìn thấy rõ niệu quản nẩy theo nhịp đập của động mạch. Èng soi niệu quản đưa lên đoạn trên sẽ nhìn thấy niệu quản và bể thận di động theo nhịp thở, do thận bị cơ hoành đẩy xuống khi hít vào. Chỗ nối giữa đoạn cố định và di động của niệu quản là đặc điểm nhận dạng khi ống soi tới gần bể thận. Ở đây có thể nhìn thấy trong lòng niệu quản phía sau bên có điểm gờ niêm mạc niệu quản hoặc niệu quản gấp khúc, rõ hơn trong khi bệnh nhân hít vào và nhận thấy ở thì thở ra. Bệnh nhân nam trẻ tuổi đôi khi khối cơ thắt lưng chậu phát triển mạnh, gây nên đoạn niệu quản bụng bị đẩy lệch hướng làm cho đưa máy soi niệu quản lên đoạn trên gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình soi niệu quản phải tôn trọng sự mềm mại của niệu quản. Chỉ cần đẩy dây dẫn vào thành niệu quản đoạn gấp khúc cũng có thể làm thủng niên mạc niệu quản, khi đưa ống soi trong lòng niệu quản không đủ rộng có thể gây trợt niêm mạc niệu quản tạo thành một nếp gờ làm cản trở cho quá trình soi. Trong lúc này nếu tiếp tục đẩy máy lên sẽ gây bong niêm 7 mạc niệu quản khỏi lớp dưới niêm mạc, gây nên thiếu máu nuôi dưỡng và hậu quả có thể làm hẹp niệu quản sau này. Thành niệu quản đoạn trên và bể thận mỏng hơn so với đoạn niệu quản dưới bàng quang. Niêm mạc niệu quản đoạn trên chỉ có 1 – 2 líp, so với niệu quản đoạn dưới có 4 – 5 líp [144]. Vì vậy khi sinh thiết hay nong niệu quản đoạn trên dễ gây thủng niệu quản hơn vị trí niệu quản dưới. Đường uốn cong và sự di động của niệu quản: Nếu nhìn từ trong niệu quản qua èng soi thì thấy đường đi của niệu quản từ bàng quang lên bể thận phải thay đổi hướng nhiều lần, làm cho người ta nghĩ khó có thể đưa được ống soi cứng lên niệu quản. Tuy nhiên, một loạt các tác giả đã chứng minh được rằng có thể đưa được ống soi cứng vào trong niệu quản – bể thận. Èng soi sau khi đi qua lỗ niệu quản phải hướng về phía sau đi sát thành bên khung chậu, rồi hướng ra trước khi vượt qua các động mạch chậu chung, tiếp tục hướng ra phía trước để vượt qua cơ đái chậu và lại hướng về phía sau khi lên bể thận. Sự ra đời của ống nội soi niệu quản mềm đã làm cho việc đưa ống soi lên niệu quản nhẹ nhàng hơn. Ở nam giới niệu đạo dài, vì vậy khi đưa ống soi lên đoạn niệu quản trên khó khăn hơn nữ giới, đặc biệt là trong trường hợp sau khi gây tê tuỷ sống bệnh nhân bị cương dương vật. Đối với bệnh nhân bị u phì đại tuyến tiền liệt, thuỳ giữa to cũng gây khó khăn nhiều khi đưa ống soi trong niệu quản. Để tạo thuận lợi hơn khi đặt ống soi niệu quản có khi phải để bệnh nhân ở những tư thế khác nhau như: bệnh nhân tư thế sản khoa nhưng một chân co, một chân duỗi, Ciphon khuyên bệnh nhân ở tư thế Trendelenbourg … Các biến đổi giải phẫu so với bình thường làm ảnh hưởng đến kết quả soi niệu quản: những bệnh nhân dị dạng niệu quản như niệu quản đôi thường có hẹp lòng niệu quản và cấu trúc niệu quản bị yếu tại vị trí chia tách. Niệu quản đổ vào bàng quang lệch vị trí, như có thể đổ gần ụ núi Những biến đổi 8 giải phẫu trên bệnh nhân sau mổ (mổ soi niệu quản, mổ cắt tử cung, mổ bóc u tuyến tiền liệt …) làm co kéo niệu quản, gấp góc niệu quản. Đối với niệu quản trẻ em bình thường còn bé, quá trình soi niệu quản cũng khó khăn, tuy nhiên với các ống soi cỡ nhỏ 6 – 8,5 Fr vẫn có thể thực hiện soi được Hill và cộng sự (1990) đã soi niệu quản cho 4 trẻ dưới 10 tuổi Các trường hợp khác cũng có thể gây khó khăn khi soi niệu quản: đang mang thai, u nang buồng trứng, u xơ tử cung … nếu như niệu quản bị chèn Ðp. 1.1.2. Sinh lý niệu quản 1.1.2.1. Hoạt động co bóp của niệu quản: * Sinh lý của chỗ nối bể thận niệu quản: Đài thận, bể thận và niệu quản có quan hệ chặt chẽ với nhau để thực hiện chức năng đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Khi dòng chảy nước tiểu bình thường, tần số co bóp của đài bể thận nhiều hơn niệu quản đoạn trên, và có một sự cản trở tương đối về hoạt động điện thế (electric activity) tại vị trí chỗ nối bể thận niệu quả. Khi bể thận nhận đầy nước tiểu từ các đài thận đổ về, áp lực trong bể thân tăng lên đến mức độ kích thích trương lực cơ tạo thành những co bóp đẩy nước tiểu xuống niệu quản mà trước đó niệu quản đang trong trạng thái xẹp. áp lực co bóp của niệu quản để đẩy nước tiểu cao hơn áp lực bể thận, và chỗ nối bể thận niệu quản được đóng lại để cho nước tiểu khỏi trào ngược từ niệu quản lên thận. Khi dòng chảy nước tiểu tăng lên, sự cản trở về hoạt động điện thế tại vị trí chỗ nối bể thận niệu quản mất đi và có sự phù hợp giữa điều hoà nhịp (pacemaker) và sự tăng cường co bóp của niệu quản. * Sinh lý chuyển động của nước tiểu trong niệu quản: Khi nước tiểu được đẩy từ bể thận xuống niệu quản, sóng co bóp của niệu quản xuất phát ở đầu trên niệu quản đẩy giọt nước tiểu xuống đoạn niệu 9 quản dưới. Giọt nước tiểu được đẩy xuống trước sóng co bóp của niệu quản, như vậy niệu quản phía trên của giọt nước tiểu luôn luôn được khép lại ngăn cản nước tiểu khỏi trào ngược. Một nhu động khác cứ như thế, lại đưa tiếp giọt nước tiểu khác xuống dưới. Tốc độ di chuyển của làn sóng nhu động khoảng từ 2 cm đến 6 cm trong 1 phót . Người ta đã đo được 2 loại áp lực trong lòng niệu quản khác nhau: - Áp lực tĩnh của niệu quản khoảng từ 0 đến 5 cm H 2 O. - Áp lực co bóp của niệu quản: Thay đổi từ 20 – 80 cm H 2 O, tần số từ đến 6 lần/1 phút (Kill, 1957; Ross, 1972), tuỳ theo từng đoạn của niệu quản mà áp lực co bóp của niệu quản khác nhau tăng dần lên cao nhất ở đoạn niệu quản bàng quang, nước tiểu được đẩy xuống bàng quang theo 1 chiều: Áp lực ở - Bể thận : 15 cm nước - Đoạn thắt lưng: 20 – 30 cm H 2 O - Đoạn chậu: 30 – 40 cm H 2 O - Đoạn chậu hông: 40 – 50 cm H 2 O * Sinh lý chỗ nối niệu quản bàng quang: Sãng nhu động co bóp của niệu quản đẩy nước tiểu từ trên xuống tới chỗ nối thành bàng quang, tại đây áp lực giữa giọt nước tiểu phải vượt quá áp lực trong bàng quang để đẩy nước tiểu vượt qua chỗ nối vào trong bàng quang. Nếu bàng quang bị căng nước tiểu làm áp lực trong bàng quang bị vượt quá áp lực co của niệu quản thì gây nên trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên niệu quản. 1.1.2.2. Trương lực cơ của niệu quản: Sự hoạt động nhịp nhàng di chuyển nước tiểu trong ống dẫn nước tiểu theo từng cung đoạn từ ống góp tới đài thận, rồi bể thận và từng đoạn niệu quản là nhờ sự vận động của hệ thống cơ thắt và các thớ cơ tạo nên thành ống 10 [...]... niệu quản Tán sỏi nội soi niệu quản là lựa chọn ưu tiên cho sỏi niệu quản 1/3 dưới Đối với sỏi niệu quản 1/3 trên, đặc biệt là sỏi bám dính vào niệu quản hoặc thất bại khi tán ngoài cơ thể, thì tán sỏi niệu quản nội soi là giải pháp tốt Theo Hội tiết niệu Mỹ, tán sỏi niệu quản nội soi có thể thực hiện được cho tất cả các vị trí niệu quản mà điều trị nội khoa thất bại Dựa vào vị tríd niệu quản bắt chéo... đó tán lại lần 2 [144] 1.4.7 Tình hình nghiên cứu tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại việt Nam Từ năm 1992, bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh đã sử dụng phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi Kết quả tán sỏi cho 129 bệnh nhân, 35 Đạt tỷ lệ thành công 75,9%, không thành công 24,1% [71] Bệnh viện đa khoa Cần Thơ, Đàm Văn Cương báo cáo kết quả tán sỏi niệu quản 1/3 dưới bằng phương pháp nội soi. .. niệu quản nội soi Chương 2 đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1 Đối tượng nghiên cứu Gồm những bệnh nhân được chẩn đoán xác định sỏi niệu quản đã được điều trị bằng phương pháp tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng (Retrograde Ureteroscopy Lithotripsy) tại bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 11 năm 2006 đến tháng 08 năm 2009 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân và chỉ định tán sỏi niệu quản: - Sỏi niệu quản. .. mổ, niệu quản gấp khúc, và có biến đổi gải phẫu Hẹp niệu quản là hậu quả của tổn thương niệu quản, thủng niệu quản ống soi niệu quản kích thước lớn (> 10 F) dễ gẫy nên tổn thương và gây hẹp niệu quản Sử dụng ống soi có đường kính nhỏ, ống soi mềm và đặt stent JJ niệu quản, tỷ lệ thủng và hẹp niệu quản được giảm xuống Lộn niệu quản là tai biến hiếm khi xảy ra chiếm tỷ lệ 0,6% (Blute, 1988) nhưng là tai. .. thể trong điều trị sỏi niệu quản 1/3 dưới Tỷ lệ thành công tán sỏi nội soi 90% và tán ngoài cơ thể 76,6% [57] Hiện nay có nhiều bệnh viện trong cả nước triển khai kĩ thuật tán sỏi niệu quản qua nội soi Trang thiết bị được đầu tư tốt hơn và tỷ lệ thành công 36 cũng cao hơn Tuy nhiên, cho đến nay trong nước chưa có công trình nghiên cứu nào theo dõi kết quả xa và các tai biến, biến chứng trong tán sỏi niệu. .. 204 bệnh nhân tán sỏi niệu quản qua nội soi bằng Laser và xung hơi, tỷ lệ thành công 95% [45] Năm 2003 tại bệnh viên Bưu Điện I cũng đã sử dụng máy tán sỏi Laser và ống soi mềm tán sỏi tỷ lệ thành công 92,9 % [65] Nguyễn Quang ( 2004), báo cá 52 bệnh nhân tán sỏi niệu quản nội soi bằng Lithoclast tại bệnh viện Việt Đức , tỷ lệ thành công 87,04 %,Sau đó một loạt các tác giả báo cáo kết quả tán sỏi niệu. .. 1988) nhưng là tai biến nặng trong nội soi niệu quản Tai biến thường xảy ra khi soi niệu quản ở 1/3 trên, dùng rọ lôi sỏi to trong niệu quản ra, để tránh tai biến này bằng cách tán sỏi nhỏ trước khi lấy sỏi ra Có thể hạn chế các biến chứng trong tán sỏi nội soi bằng cách lựa chọn và chuẩn bị tốt bệnh nhân, chuẩn bị dụng cụ tốt, sử dụng Guide Wire dẫn đường khi đặt ống soi, trong khi tán sỏi nếu nhìn không... cáo kết quả tán sỏi cho 93 bệnh nhân đạt kết quả tốt 79,55% Theo Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng tỷ lệ hết sỏi 80% đối với sỏi niệu quản đoạn trên Lưu Huy Hoàng (2003) tán sỏi niệu quản kích thước nhỏ, tỷ lệ thành công 86% [21], [19] Sỏi vỡ vụn trong quá trình di chuyển xuống bàng quang có thể mắc lại tại niệu quản tạo một chuỗi sỏi vụn (steinstass), có khi phải kết hợp với tán sỏi niệu quản nội soi để gắp sỏi. .. gặp sỏi niệu quản trên bệnh nhân thận đơn độc, sỏi niệu quản 2 bên, hoặc sỏi niệu quản khi thân bên kia bệnh lý đây là biến chứng nặng, khi nước tiểu < 400ml/24 giờ (thiểu niệu) , hoặc < 100ml /24 giờ (vô niệu) Dương Đắc Hỷ (1985) thấy có 32,5% (12/37 bệnh nhân) là vô niệu do sỏi niệu quản 2 bên Theo Joual A, Dakir (1997) báo cáo 52% vô niệu do sỏi niệu quản Trần Các (1996) nghiên cứu sỏi thận và sỏi niệu. .. nhưng các tai biến và biến chứng vẫn có thể xảy ra Tỷ lệ các tai biến và biến chứng thay đổi tuỳ theo kinh nghiệm của phẫu thuật viên Các biến chứng như thủng niệu quản (4,6%), đứt niệu quản (0,6% - Blute, 1988), lạc đường, hẹp niệu quản (1,4%), nhiễm trùng tiết niệu và chảy máu Thủng niệu quản và lạc đường có thể xảy ra trong khi đặt ống soi và tán sỏi nội soi Tai biến này gặp ở những bệnh nhân dính . tiến hành nghiên cứu đề tài về : “ Nghiên cứu kết quả và tai biến trong tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng tại bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội ” Với mục tiêu: 1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi niệu quản. ảnh hưởng đến kết quả soi niệu quản: những bệnh nhân dị dạng niệu quản như niệu quản đôi thường có hẹp lòng niệu quản và cấu trúc niệu quản bị yếu tại vị trí chia tách. Niệu quản đổ vào bàng quang. pháp nội soi ngược dòng 2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả và tai biến của tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng 2 Chương 1 tổng quan 1.1. Nhắc lại giải phẫu và sinh lý của niệu quản, thành

Ngày đăng: 27/07/2014, 06:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan