BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG - Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ ppsx

8 450 3
BÀI GIẢNG CÂY ĐẶC SẢN VÙNG - Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

41 thường bấp bênh và thấp (ít nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên. Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ 5.1. SÂU: Có nhiều loại sâu hại trên cây tiêu, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số loại sâu hại chính có mặt tại nhiều vùng trong nước ta. - Mối (Coptotermes sp): Mối tiêu là loại mối nhỏ, có màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, cơ thể mềm, có thể có cánh hoặc không. Mối thợ nhỏ nhất, cơ thể dài 4mm, đầu tròn màu vàng xám, hàm nhỏ. Mối lính lớn hơn, dài khoảng 5mm, đầu màu nâu, hàm phát triển có màu nâu đen, trên trán có vết lỏm. Mối có cánh kích thước lớn hơn có thể dài đến 8mm, màu vàng cam. Mối thường tấn công dây tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất và dưới mặt đất. Mối thường tạo ra những đường hầm trên dây tiêu và di chuyển trong đường hầm này. Mối gặm dây tiêu làm cây tiêu suy kiệt không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. Dưới đất mối cũng tạo nên những đường hầm trên dây tiêu, chúng cũng tạo ra những cửa ngỏ thuận lợi cho cho nhiều loài nấm và tuyến trùng tấn công. - Rệp sáp giả có một cặp đuôi ngắn (Pseudococcus sp): Rệp có hình ovan hơi tròn, chiều dài cơ thể từ 2,5-3,5 mm, rộng 1,8-2mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn vệt ngang theo ngấn các đốt cơ thể, xung quanh có nhiều cặp tua ngắn, phía cuối bụng có một cặp dài hơn. Nếu gạt bỏ lớp bột sáp ra cở thể rệp sáp giả mềm và có màu nâu nhạt hay màu nâu hồng. Rệp giả trưởng thành cái gần như nằm tại chỗ để chích hút và đẻ trứng. Trong điều kiện nước ta rệp phần lớn sinh sản vô tính. Con cái không cần con đực củng có thể đẻ ra trứng có thể nở được và thậm chí có thể đẻ ra con. Con đực thường hiếm khi xuất hiện và có hình dáng khác nhiều so với con cái. Rệp sống thành từng đám bám chặt vào gié bông, gié trái, cành hoặc mặt dưới lá hút nhựa cây làm lá và trái héo khô, cây tiêu trở nên cằn cỗi. Khi rệp hại thường thấy nấm mồ hóng đen phát triển. Rệp còn hút nhựa ở bộ phận gốc thân và rễ làm cho cây cằn cỗi, cây ra hoa đậu trái rất kém. Hiện tượng rệp di chuyển hút nhựa tại phần gốc thân thường xảy ra trong thời kỳ khô hạn, vì rệp thích hợp sống trong điều kiện ẩm và nóng. Thường thấy có kiến xuất hiện để di chuyển rệp đi khắp các bộ phận của rễ và gốc thân. Bệnh thường xảy ra trong mùa khô. - Rệp giả vằn (Ferrisia virgata CKll.): Rệp giả vằn có nhiều hơn rệp giả ngắn, có hình ovan dài, chiều dài cơ thể khoảng 3,5-4mm, rộng 2-2,5mm. Cơ thể phủ nhiều lớp bột sáp trắng nhưng vẫn còn những vằn ngang theo ngấn đốt cơ thể. Giữa lưng có một vệt bột sáp dày hơn hai bên sườn do đó được gọi là rệp giả vằn. Xung quanh cơ thể rệp giả vằn không có tua sáp, riêng phía 42 cuối bụng có một cặp tua sáp dài và to. Rệp hại rất nhiều loại cây trồng, rệp ưa bám ở những chồi non lá non, chùm trái để hút dịch cây. Vào mùa khô hoặc sau những đợt khô hạn kéo dài trong mùa mưa, đôi khi cũng thấy rệp chui xuống đất sống trên rễ. Tuy nhiên, chưa thấy có sự gây hại nặng tại phần gốc rễ như loại rệp sáp giả. Nhìn chung, rệp phát triển mạnh và gây hại trong mùa khô. Cách phòng trị giống phòng trị rệp sáp. - Rệp muỗi (Toxoptera aurantii): Rệp là loại côn trùng nhỏ có màu xanh hoặc đen bóng, dài 2-3mm, có cánh hoặc không, râu đầu tương đối ngắn. Chỉ thấy có rệp cái, rệp con màu nâu rất hoạt động. Rệp có thể gây hại rộng, tới 120 loài ký chủ khác nhau. Rệp bám và hút dịch trên những bộ phận mềm của cây tiêu như đọt và lá non. Rệp đặc biệt phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn tiếp sau mùa mưa. Trong tự nhiên có rất nhiều loại thiên địch hại rệp muỗi như bọ rùa bảy chấm (Coccinella 7 chấm), sâu cánh cứng Chilocorus, một số loài ong ký sinh thuộc giống Aphidius và cả một số loài nấm ký sinh. - Rệp bông (Icerya acguptica): Ngoài cây tiêu rệp còn phá hại nhiều cây trồng khác như cà phê, cam, ổi, chè. Tuy có mặt trên cây hút dịch và ít nhiều có ảnh hưởng đến cây tiêu nhưng nhìn chung, tác hại do rệp bông gây ra không đáng kể, ít khi phải áp dụng các biện pháp phòng trừ. Hơn nữa, rệp còn thường xuyên bị bọ rùa ăn thịt nên mật độ không cao. - Rệp sáp (Saissetia nigra): Rệp cũng sống gây hại trên nhiều loại cây trồng. Rệp bám trên các nhánh, chồi non, lá non, chùm trái để hút nhựa cây. Trường hợp rệp tập Trung nhiều, gây hại nặng, đọt non lá non có thể bị biến dạng, lá bị vàng và héo. Trong tự nhiên rệp này cũng bị nhiều loại sinh vật ăn thịt hoặc ký sinh. Có khi rệp cũng có thể gây hại rễ. Có thể dùng các thứ thuốc trị rệp để phòng trị loại rệp này. Tuy nhiên, rệp trưởng thành vì có lớp sáp dày bao bọc nên khó trừ. Kết hợp cắt bỏ những nhánh có rệp. - Sâu đục thân (Lophobaris piperis): Sâu trưởng thành là con bộ cánh cứng nhỏ, màu nâu tối, ở đầu có vòi dài cong xuống vuông góc với thân. Bọ đẻ trứng vào kẻ thân, nách cành, trứng nở thành sâu non màu trắng ngà, đục thành đường hầm trong thân và cành. Phần thân, cành nằm phía trên mắt bị sâu đục bị héo, hóa nâu rồi chết. Thân hoặc cành bị hại thường dễ gãy ngang ở mắt có sâu đục thân vào. Thường chỉ có một con ở thân hoặc cành bị hại. Bọ trưởng thành cắn những lổ nhỏ ở cuống chùm bông làm rụng bông hoặc phá ở cả chùm trái non, trái có thể chuyển thành màu nâu đậm. Những vườn tiêu chăm sóc tốt thường bị sâu đục thân phá hại. Để phòng trừ cần bảo đảm bón phân đầy đủ, chăm sóc kỷ vườn tiêu, đốn tỉa cành nhánh khô héo. - Một số loại rầy hại tiêu: Một số loài rầy thuộc giống Amrasca, Empoasca có thể hại trên cây tiêu. Rầy ẩn mặt dưới lá, thường hút dịch ở lá non và gié bông. Ở những vết rầy chích lá chuyển từ màu vàng nhạt sang màu nâu, có đường kính từ 3-10mm. Trên một lá có thể có nhiều 43 vết chích. Lá bị hại nặng rất dễ rụng sớm. - Các loại sâu cánh cứng hại tiêu: Các loại sâu cánh cứng, sâu non có dạng hình chữ C sống trong đất. Bọ trưởng thành sống về ban đêm hay bay vào đèn. Chúng lên ăn lá non, trái non, chủ yếu vào buổi tối. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới đất hoặc kẻ lá. Sâu non ăn xác thực vật trong đất và gặm cả rễ cây để phát triển. Phòng trừ bằng cách dọn sạch tàn dư thực vật, cây lá mục trong vườn. Không bón phân hữu cơ tươi, chăm sóc tốt vườn tiêu. - Bọ xít lưới (Elasmonathus nepalensis): Bọ xít thường xuất hiện trên cây tiêu trong thời kỳ ra bông và chớm có trái non. Bọ xít có thể sống ở cỏ hoặc ẩn nấp ở mặt dưới lá tiêu, chích hút lá non, hoa làm cho hoa rụng hàng loạt. Bọ xuất hiện nhiều vào đầu và cuối mùa mưa. Cần dọn sạch cỏ rác trong vườn tiêu và chung quanh. Trồng tiêu với mật độ thích hợp để tiêu đủ thoáng và nắng. Các loại thuốc hoá học có thể dùng để trị sâu hiện nay như: Shersol, lannate, diazinon 0,15-0,2% được dùng để phun trị mối hoặc Diaphos 10H, Padan 4H rãi 50- 300g/trụ. Pyrinex 20EC, Fenbis 10ND, Sevin 80 WP phun 0,15-0,2% để trị các loại rệp. Diazinon hay Bi 58 được dùng để trị sâu đục thân và các loại rầy. 5.2. BỆNH - Tuyến trùng hại tiêu: + Cấu tạo và hoạt động của tuyến trùng: Tuyến trùng thuộc nghành giun tròn. Tuyệt đại đa số có hình ống như con giun nhỏ, đôi khi cũng thấy có dạng hình thoi dài, hình cầu, trái lê, trái chanh hay thận. Tuy nhiên khi cắt ngang thân tuyến trùng bao giờ cũng là hình tròn đối xứng. Vỏ ngoài tuyến trùng gồm các lớp cutin, da và cơ bao bọc. Bên trong cơ thể là hệ thống tiêu hóa đi từ miệng qua thực quản ruột, đi tới hậu môn. Ngoài ra, trong xoang thân còn có bộ phận sinh dục. Chiều dài của các tuyến trùng hại cây thường từ 0.5-2mm. Cấu tạo miệng của tuyến trùng rất đa dạng. Ở hốc miệng trên đầu, ngoài vòng môi, một số tuyến trùng có răng giả hoặc răng thật cử động được. Ở đa số tuyến trùng hại cây thường có răng giả biến thành kim chich hút (mấu). Kim thường nằm thụt vào phần đầu chỉ khi chích hút mới thò kim ra. Đa số tuyến trùng đều phân ra con đực và cái. Tuy nhiên ở một số trường hợp, trong điều kiện không có đực, con cái vẫn có thể đẻ trứng được, ví dụ như loài Meloidogine sp Tuyến trùng có 4 tuổi. Sau mỗi tuổi chúng lột xác một lần và lớn lên. Sau lần lột xác thứ tư tuyến trùng trưởng thành, có cơ quan sinh dục hoàn chỉnh và bắt đầu sinh sản được. Vòng đời của tuyến trùng thay đổi từ vài ngày cho đến vài tháng. Hầu hết tuyến trùng gây hại cho cây thường sống thích hợp trong khoảng nhiệt độ từ 20-30 0 C. Ở nhiệt độ 0-5 0 C tuyến trùng non bị chết hết. Tuyến trùng chịu tốt hơn trong môi trường ẩm. Chuyển động của tuyến trùng là nhờ vào điều kiện ẩm của đất. Tuy nhiên quá thừa ẩm hoặc quá hạn đều không thuận lợi cho tuyến trùng phát triển. Điều kiện ẩm thì tuyến trùng non dễ xâm nhập vào rễ. + Các loại tuyến trùng gây hại: 44 Giống Meloidogine sp., 1887; Giống Rotilanchulus, Linord et Oleiveira, 1940 ; Giống Helicotilenchus, Steine r, 1945; Giống Tylenchorynchus, Cobb, 1913; Giống Aphelenchus, Bastian, 1865; Giống Tylenchus, Bastian, 1865; Giống Hoplolaimus, Daday, 1905; Giống Pratilenchus, Filipjep, 1934; Giống Xiphinema, Cobb, 1913. *Triệu chứng bệnh hại do tuyến trùng: Khi gây hại cây tiêu, tùy theo đặc tính sinh học của từng giống tuyến trùng mà chúng có thể chui sâu vào mô rễ, chui một phần hoặc hoàn toàn nằm ngoài để hút dịch từ tể bào rễ hoặc gốc thân. Sự phát triển các kim chích ở các tuyến trùng hại cây là đặc điểm giúp cho chúng dễ dàng hút được thức ăn từ cây qua các kim chích đó. Trong nhiều trường hợp tuyến trùng còn tiết vào mô cây một số chất có hoạt tính men để phân giải và làm lỏng thức ăn trước khi hút. Vì vậy, người ta nói tuyến trùng tiêu hóa thức ăn từ bên ngoài cơ thể của chúng. Nhóm tuyến trùng nội ký sinh chui vào rễ hút dịch cây (M. inconita, M. arenaria, sp) vào tuổi 2 đã có thể vào rễ non hại cây. Chúng di chuyển dọc theo tầng sinh vỏ. Phần đầu tuyến trùng lúc đầu nằm ở lỏi phân sinh sau chuyển qua trụ bì. Do ảnh hưởng của chất tiết phân sinh ở phần trụ bì phân chia nhân tế bào và tăng trưởng kích thước tạo thành đại bào nhiều nhân và lại trở thành nguồn cung cấp thức ăn cho tuyến trùng. Những u bướu ở rễ tiêu là nơi tập Trung các đại bào, và nhiều tuyến trùng gây hại, mỗi bướu có thể có 1 hoặc vài con. Bướu lớn từ vài mm đến vài cm. Cây tiêu bị tuyến trùng gây hại nặng lúc đầu có hiện tượng vàng đều các lá và nữa dưới tán lá. Lá có màu vàng tươi và không có những vết nâu, đen như ở các bệnh nấm, dần dần lá chuyển khô vàng, tán cây ủ rủ, kém phát triển như cây bị hạn hoặc thiếu phân. Nhóm tuyến trùng ngoại sinh thường chích hút vào rễ hoặc gốc thân làm rễ bị còi cọc hoặc thối đen, làm ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cây, cây cằn cỗi, giảm năng suất rõ rệt. Ngoài ra, tuyến trùng còn là kẻ dẫn đường cho nhiều loại nấm xâm nhập tấn công kế đó. *Phòng trị tuyến trùng gây hại: Có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau để phòng trị tuyến trùng như: Biện pháp canh tác: Như bón phân cân đối, đầy đủ và phân hữu cỏ hoai mục. Đào hố phơi ải sớm trước trồng, dọn sạch xác bả thực vật, thiết lập hệ thống tưới tiêu. Biện pháp hóa học: Tuyến trùng có thể đối kháng với các loại thuốc hóa học vì chúng có lớp cutin và đặc biệt các loại tuyến trùng nội sinh thường sống trong rễ nên thuốc khó thâm nhập. Các loại thuốc hiện có ở nước ta để trừ tuyến trùng như Furadan 3H, Mocap 10G, Mocap 72 EC. Đào rảnh cách gốc tiêu 30-50cm, rộng 10cm, sâu 5cm rắc 30-50g thuốc hạt vào rảnh cho một trụ rối lấy đất phủ lên và tưới nhẹ. Hoặc có thể xới nhẹ quanh gốc tiêu dùng Mocap 72 EC pha 1cc trong 1lít nước. Tưới 2 lít/trụ và vun nhẹ đất lên chỗ tưới. - Các loại bệnh hại trên thân, lá: + Bệnh thán thư ( Collectotrichum gloeosporoides): Bệnh hại chủ yếu trên lá và trên tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Vết bệnh đầu tiên là những đốm 45 lớn có màu vàng nhạt trên lá, sau vết bệnh hóa nâu và đen dần. Đốm bệnh tròn hoặc không đều, đường kính vết bệnh 4-6cm. Thông thường bệnh hại ở phần chóp hoặc mép lá trước. Khi già, rìa vết bệnh có quầng đen rộng bao quanh, phân cách rõ rệt phần mô bệnh và mô khoẻ. Bệnh cũng có thể lan sang bông hạt làm khô đen, rụng hay lan sang dây nhánh làm rụng cành tháo đốt. + Bệnh đen lá (Lasiodiploidia theobromae): Lúc đầu vết bệnh là những đốm màu vàng nhạt nhỏ sau lớn dần và hóa nâu đen. Vết bệnh có thể lan từ chót lá vào hoặc giữa phiến lá. Vào lúc vết bệnh đã già màu sắc bệnh hơi bị bạc đi và có thể có những quầng đồng tâm. Vết bệnh có thể chiếm đến lan khắp chiều dài lá tiêu và dễ nhầm lẩn với bệnh thán thư nhưng không có quầng đen viền quanh. Nấm bệnh cũng có thể gây hại trên cành nhánh làm đốt thân nâu đen, rụng dần từ ngọn xuống, làm tán cây tiêu trông xơ xác và trơ trụi. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa và trên các cây chăm sóc yếu. + Bệnh đốm lá (Rosellinia sp.): Tiêu thường bị bệnh này vào đầu mùa mưa. Ở mặt dưới lá tiêu có những vết nâu đỏ nằm rãi rác như đất bám, tập Trung nhiều nhất ở rìa lá. Ở nơi có nhiều vết bệnh phần mô lá biến thành màu xanh vàng hoặc vàng tươi. Khi bị nặng lá thường chuyển sang màu vàng, nhưng ít khi có hiện tượng rụng lá hàng loạt. Lá gốc thường bị và lan dần lên các lá giữa. Những vườn tiêu chăm sóc kém thường bị bệnh nhiều hơn. + Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solanni): Bệnh thường phát triển vào mùa mưa, khi ẩm độ vườn tiêu cao. Tiêu càng sinh trưởng tốt, cành lá càng um tùm thì bệnh càng phát triển. Bệnh lây lan rất nhanh, bệnh phát triển từ mặt đất leo lên cây nên bệnh thường thấy ở tán lá dưới. Vết bệnh trên lá có thể ăn lan từ mép vào hoặc nằm ngang giữa phiến lá. Vết bệnh thường loang lổ to, nhỏ không đều, kích thước từ 1-10cm. Vết bệnh mới có dạng thối đen, xung quanh có viền màu nâu đỏ sẩm. Khi già vết bệnh chuyển sang màu trắng xám, phồng rộp, đôi khi có quầng loang lổ đồng tâm. + Bệnh rỉ lá (tảo Cephaleuros mycoides): Bệnh thường xuất hiện trên những tiêu già phía gốc, ở những nơi rậm rạp, thiếu sáng. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa có ẩm độ cao. Tảo đóng thành từng đốm đen trên mặt lá và đôi khi cả dưới mặt lá. Còn thấy vết rỉ đóng ở cả dây, nhánh hoặc chùm trái có ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất thu hoạch. + Phòng trừ bệnh hại thân, lá: Nhìn chung các loại nấm hại thân gốc không gây hại lớn cho tiêu, có thể làm giảm các thiệt hại do các bệnh trên bằng các biện pháp sau: Trồng tiêu với mật độ thích hợp để bảo đảm được độ thoáng sáng. Bón phân cân đối và đầy đủ. Thoát nước cho vườn tiêu trong mùa mưa và tưới đủ trong mùa khô. Tỉa cành nhánh tiêu và thu dọn tàn dư thực vật. Dùng Benlat, Validacine 0.1% hay Boordeaux 1% để phun trị. - Bệnh hại rễ và gốc thân: + Các loại nấm bệnh: Nấm Fusarium solani, Lasiodplodia theobromae hoặc nấm 46 Phytophtora sp. Là ba loại nấm gây hại chính cho rễ tiêu. Quá trình xâm nhập và hại rễ và gốc thân diễn ra ở trong đất. Vì vậy, tương đối khó theo dõi và phát hiện. Ở những nơi có nhiều tuyến trùng gây hại cây thì các lọai nấm bệnh này cũng phát triển nhiều. Nấm có thể tấn công bất kỳ vị trí nào ở gốc thân và rễ tạo thành vết biến màu và ướt, dần dần vết bệnh ngày càng lan rộng. Khi mới nhiễm bệnh cắt ngang gốc thân hoặc rễ cái thấy phần lỏi gỗ không còn trắng tươi mà ngã sang màu vàng xỉn hoặc nâu nhạt. Lâu ngày bộ phận bị bệnh nằm trong đất ẩm ướt bị nhiều loại vi sinh vật hoại sinh và bán ký sinh khác gây hại làm cho toàn bộ lỏi thân, rễ dần dần thối mục, thân đen xơ xác. Vì vậy, lá thường ngã vàng nhanh chóng, cây tiêu có thể bị chết nhanh trong vòng 1-2 tháng, rụng lá, tháo đốt từ từ. + Phòng trị bệnh gốc thân và rễ: Những bệnh nấm hại rễ gốc thân là những bệnh nguy hiểm hàng đầu trên cây tiêu. Vì chúng có thể quyết định vấn đề sống còn của cây tiêu. Vì khó phát hiện nên khi thấy biểu hiện trên lá thì thường đã quá muộn để phòng trị hiệu quả. Để phát hiện sớm cần phải thường xuyên theo dõi tình trạng của cây tiêu kết hợp khảo sát bộ rễ tiêu khi thấy có hiện tượng xấu. Một số biện pháp phòng trừ như sau: Làm đất, phơi ải, dọn tàn dư thực vật; Bón phân đầy đủ; Chọn trồng các nhóm tiêu lá Trung và lá lớn, Lada Balentoeng là những giống tiêu có khả năng chống chịu tốt hơn. Xử lý trước khi giâm hom thuốc Câptan 1/1000, Ridomil1/1000, Benlat 1/1000, Rovral hay Validacin để tưới lên gốc khoảng 2-3 lít/trụ. Mỗi tháng xử lý 1 lần trong suốt thời kỳ bệnh cho đến khi bệnh có chiều hướng ngưng phát triển. Những gốc bị bệnh nặng phải đào gốc đem đốt. - Virus hại tiêu và các bệnh dinh dưỡng: + Bệnh do virut và cách phòng trị: * Triệu chứng bệnh: Lá nổi những vệt xanh đậm xen kẽ những đường gân xanh lợt và lá bị cong queo, thấy rõ nhất ở các lá non, nhân dân gọi là bệnh tiêu điên. Cây cằn cỗi chậm lớn và năng suất kém. Bệnh virut gây ra thường do rầy trụyền từ cây bệnh sang hoặc từ tuyến trùng xiphinena. * Cách ngừa trị: Khi cây đã bị bệnh thì rất khó cứu chữa. Nhân dân ta ta có cách chặt ngang gốc rồi bón thêm phân chuồng thật hoai mục để phục hồi cây nhưng cách này thường tốn công và không bảo đảm an toàn. Tốt nhất là nhổ hủy bỏ cây bệnh và dùng thuốc trừ sâu thích hợp để tiêu giệt sâu rầy. + Các bệnh về dinh dưỡng: Có nhiều triệu chứng bệnh thiếu dinh dưỡng trên cây mà thường biểu hiện trên lá hoặc là non hoặc lá già tùy theo loại dinh dưỡng bị thiếu như: Thiếu Zn, Ca, Mg, P, K, N và nhiều trường hợp ngộ độc nhôm sắt, lân, đạm khác. 47 PHẦN THỰC HÀNH Bài 6 KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG TIÊU, KỸ THUẬT TẠO HÌNH, ĐÔN DÂY TIÊU. 1. Vị trí của bài trong tổng thể của môn học: Bài thực hành của cây tiêu. 2. Mục tiêu: - Sinh viên xác định rõ vị trí, tầm quan trọng của giống tiêu, các biện pháp nhân giống. - Rèn luyện kỹ năng thực hiện các thao tác trong làm vườn ươm, tạo vườn hom giống, kỹ thuật nhân giống bằng hom. Tạo hình thời kỳ kiến thiết cơ bản (cắt thân đối với tiêu trồng hom thân hoặc cành tược, đôn dây đối với tiêu trồng bằng hom lươn), xén tỉa hàng năm thời kỳ kinh doanh 3. Phương thức giáo dục: Thực hành trên vườn tiêu. 4. Mối quan hệ với bài học trước đó: Liên quan với bài 2, bài 3 và bài 4. 5. Mô tả các hoạt động học tập của người học: Biết chọn hom, cắt hom, đóng bầu làm giàn che, chăm sóc sau cắm hom.Thao tác các biện pháp cắt tạo hình, đôn dây trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, cắt tỉa cành trong tời kỳ kinh doanh. Giáo viên hướng dẫn, thao tác mẫu. Sinh viên thực hiện theo nhóm 5 - 7 người dưới sự giám sát của giáo viên. 6. Các cở vật chất cần thiết cho bài học: Vườn ươm, hom tiêu, bao nilon, vật liệu làm giàn, kéo cắt cành, thùng tưới, bình bơm thuốc trừ sâu bệnh, giấy , bảng . 7. Các câu hỏi đánh gía: * Để tăng tỷ lệ bầu cây sống cần chú ý vấn đề gì? hom lươn có cần ươm không? * Khi nào thì cắt tạo hình, khi nào thì đôn dây? * Trong giai đọan kinh doanh có cần cắt tỉa cành không? 8. Các chủ đề của bài học kế tiếp: Kiểm tra đánh giá. 9. Bài tập ở nhà: Sinh viên viết thu hoạch báo cáo quá trình thực hiện và kết quả thực 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bộ môn Cây công nghiệp. Giáo trình Cây hồ tiêu. ĐHNN I- Hà Nội 1967. 2 Blacklock, A.1954,“A.short study of peper culture with special reference to Sarawat”, Trop, Agriculture, Trin, 31, 40-56. 3. Nguyễn Thị Chắt, 2000.”Một số sâu haị chính trên tiêu”. ĐHNL TP Hồ Chí Minh, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 4. Bùi Xuân Tín và Trần Xuân Lạc, 2000” Những vấn đề trong việc phát triển cây tiêu tại vùng Bình Trị Thiên”, ĐHNL Huế. Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 5. Choudhary, K,G.and Phadnis, N.A. 1971.” Vegelative propogation of pepper (P, nigrum L.) with the use of plant growth regulator”,Poona Agric.Coll.Mag., 61.37.44. 6. Dwarakana, CT, Rao, T.N.R.C. and Johar, D.S.1959, “Chemical analysis on trade grades and by-products of pepper (P. nigrum L.)”. Food sci, 10, 1-2. 7. Darlington, CD and Wilie, A.P.1961”Chromosome Atlas of floweing plants. London: George Allen and Unwin. 8. Gus, J.G, de.1973. Fertilizer guide of the tropics and subtropics. Centre d’Eude de I’Azote. 9. Hlliday, P. and Mowat, W.P.1957“Aroot desease of Piper nigrum L. in Sarawat Caused by species of Phytophtora”, Nature, 179,543. 10. Krishnamuthi, A. 1969. “The wealth of India: Raw materials,”Vol.8, New Dehle Publ.and Information Directorate, CSIR. 11. Nguyễn Trác, 1987. Kỹ thuật trồng tiêu. Sở Văn hóa thong tin tỉnh Nghĩa Bình 12. Ngô Xuân Trung và Bùi Cách Tuyến, 2000. “Bệnh cây đại cương”. ĐHNL TP Hồ Chí Minh, Chi cục BVTV tỉnh Quảng Trị xuất bản (Tài liệu hội thảo). 13. Việt Chương. Kinh nghiệm trồng tiêu. Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh 2002. 14. Phạm Văn Biên.1989. Phòng trừ sâu hại tiêu. NXB Nông nghiệp. 15. Phan Quốc Sũng. 2000. Tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh. 16. Phan Quốc Sũng, 1988. Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hồ tiêu. NXB Nông nghiệp. 17. Phan Hữu Trinh, Vũ Đình Thắng, Trần Thị Mai và Bùi Đắc Tuấn. 1987.“ Kỹ thuật Trồng tiêu”, NXB Nông nghiệp. 18. Trần Văn Hòa, Hứa Văn Chung, Trần Văn Hai, Dương Minh và Phạm Hoàng Oanh 1999. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao, cà phê, tiêu, sầu riêng. NXB trẻ. . và thấp (ít nhất trong giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh) tuổi thọ của cây tiêu thường dài hơn và có thể dài gấp đôi khuynh hướng trên. Bài 5 SÂU BỆNH HẠI TIÊU VÀ CÁCH PHÒNG TRỪ 5. 1. SÂU:. gây hại, mỗi bướu có thể có 1 hoặc vài con. Bướu lớn từ vài mm đến vài cm. Cây tiêu bị tuyến trùng gây hại nặng lúc đầu có hiện tượng vàng đều các lá và nữa dưới tán lá. Lá có màu vàng tươi và. Mocap 72 EC. Đào rảnh cách gốc tiêu 3 0 -5 0cm, rộng 10cm, sâu 5cm rắc 3 0 -5 0g thuốc hạt vào rảnh cho một trụ rối lấy đất phủ lên và tưới nhẹ. Hoặc có thể xới nhẹ quanh gốc tiêu dùng Mocap 72 EC

Ngày đăng: 27/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan