GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ KIM LOẠI - PHẦN III CÔNG NGHỆ HÀN - CHƯƠNG 1 pdf

9 492 3
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ KIM LOẠI - PHẦN III CÔNG NGHỆ HÀN - CHƯƠNG 1 pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

193 PHẦN III CÔNG NGHỆ HÀN Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN 1.1 Thực chất, đặc điểm và phân loại hàn. 1.1.1 Đònh nghóa: - Hàn là phương pháp công nghệ nối hai hoặc nhiều phần tử thành một liên kết bền vững không tháo rời, được thực hiện bằng nguồn nhiệt “Q” (hoặc nguồn nhiệt và áp lực) nung chỗ nối đến trạng thái hàn “TTH”, sau đó kim loại tự kết tinh (ứng với TTH là chảy lỏng) hoặc dùng áp lực ép (ứng với TTH dẻo) để các phần tử liên kết với nhau cho ta mối hàn. 1.1.2 Đặc điểm: Công nghệ hàn ngày nay phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi, vì có các đặc điểm sau: - Tiết kiệm vật liệu: Với cùng loại kết cấu kim loại, hàn tiết kiệm 10 20% khối lượng kim loại so với các mối ghép khác (nối bằng đinh tán), hoặc từ 30 50% khối lượng kim loại so với đúc. Đồng thời hàn có thể hàn các kim loại khác nhau để tiết kiệm kim loại quý hoặc tạo kết cấu đặc biệt. Ví dụ như hàn đồng với thép, hàn nhôm với thép - Mối hàn có độ bền cao và đảm bảo độ kín. Thông thường mới hàn kim loại được hợp kim hóa tốt hơn kim loại vật hàn, nên mối hàn chòu tải trọng tónh tốt.Vì vậy hàn thường dùng chế tạo các kết cấu kín dùng chứa đựng và chòu áp lực cao (các bình chứa, nồi hơi). Hàn các kết cấu phức tạp yêu cầu có độ bền cao (ví dụ như các khung dầm chòu lực, vỏ tàu thủy…). - Hàn có năng suất cao, vì có thể giảm được số lượng các nguyên công, giảm cường độ lao động, dễ tự động hoá và cơ khí hóa quá trình sản xuất (ví dụ các dây chuyền hàn vỏ ô tô ) - Nhược điểm của hàn là do nguồn nhiệt nung nóng cục bộ, dễ tạo ứng suất dư lớn gây biến dạng các kết cấu hàn, tổ chức kim loại vùng gần mối hàn bò thay đổi theo chiều hướng xấu đi, làm giảm khả năng chòu tải trọng động của mối hàn, mặt khác trong mối hàn dễ gây khuyết tật như rỗ, nứt - Được dùng rộng rãi trong lónh vực chế tạo máy, giao thông vận tải, xây dựng Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 194 1.1.3 Phân loại. Ngày nay có hơn 120 phương pháp hàn khác nhau. Theo trạng thái hàn chia làm 2 nhóm: Hàn nóng chảy và hàn áp lực. 1. Hàn nóng chảy: - Yêu cầu nguồn nhiệt có công suất đủ lớn (ngọn lửa O 2 - C 2 H 2 , hồ quang điện, plasma ) đảm bảo nung nóng cục bộ kim loại cơ bản và vật liệu hàn tới trạng thái nóng chảy. - Khi hàn nóng chảy các khí xung quanh nguồn nhiệt có ảnh hưởng rất quan trọng đến quá trình luyện kim và hình thành mối hàn. Do đó để điều chỉnh quá trình hàn theo chiều hướng mong muốn thì phải dùng các biện pháp công nghệ nhất đònh: dùng thuốc bảo vệ, khí bảo vệ, hàn trong chân không.v.v - Chẳng hạn như hàn khí, hàn hồ quang tay, hàn tự động và bán tự động dưới lớp thuốc, hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ, hàn xỉ điện, hàn plasma 2. Hàn áp lực. - Hàn dưới tác dụng của nguồn nhiệt và áp lực. Đối với phương pháp này, phạm vi nguồn nhiệt tác động để hàn là rất lớn, một số phương pháp hàn kim loại cơ bản bò nung nóng đến nhiệt độ bắt đầu chảy (như hàn điểm, hàn đường). Ở một số phương pháp khác, kim loại cơ bản chỉ đạt đến trạng thái dẻo (như hàn tiếp xúc điện trở) kim loại hoàn toàn không chảy, mà sự liên kết hàn xảy ra do kimloại khuếch tán ở trạng thái rắn có sự tác dụng của nhiệt và áp lực. - Hàn dưới tác dụng của áp lực. Ở phương pháp này sự liên kết hàn chỉ do tác dụng của lực không có nguồn nhiệt cung cấp (như hàn nguội, hàn nổ, hàn siêu âm). Có thể biểu thò các phương pháp hàn theo sơ đồ sau: 1- Hàn la de. 2- Hàn hồ quang plasma. 3- Hàn chùm tia điện tử. 4. Hàn hồ quang điện. 5- Hàn xỉ điện. 6. Hàn khí. 7- Hàn nhiệt nhôm. 8- Hàn hồ quang tay. 9.Hàn tự động và Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 195 bán tự động dưới lớp thuốc.10. Hàn hồ quang trong môi trường khí bảo vệ. 11. Hàn hồ quang tay điện cực nóng chảy. 12. Hàn hồ quang tay điện cực không nóng chảy. 13. Hàn trong môi trường khí argon. 14. Hàn trong môi trường khí Hêli. 15. Hàn trong môi trường khí nitơ. 16.Hàn trong môi trường khí CO 2 . 17. Hàn siêu âm. 18. Hàn nổ. 19. Hàn nguội. 20. Hàn điện tiếp xúc. 21. Hàn ma sát. 22. Hàn khuếch tán trong chân không. 23.Hàn cao tần. 24. Hàn rèn. 25. Hàn giáp mối. 26. Hàn điểm. 27. Hàn đường. 28. Hàn bằng điện cực giả. 29. Hàn điểm bằng tụ. Ngoài 2 nhóm trên còn có hàn vẩy (còn gọi là hàn bằng hợp kim trung gian): là phương pháp nối các chi tiết kim loại lại với nhau nhờ kim loại hoặc hợp kim trung gian gọi là vẩy hàn. Trong quá trình hàn, vẩy hàn được nung nóng đến trạng thái chảy, còn kim loại nền không bò nung chảy. 1.2 Quá trình luyện kim và tổ chức kim loại mối hàn. 1.2.1 Quá trình luyện kim khi hàn nóng chảy: Phương pháp hàn thông dụng nhất là phương pháp hàn nóng chảy. Đối với phương pháp này, khi hàn các quá trình hóa lý xảy ra trong kim loại lỏng ở vũng hàn cũng giống như khi luyện kim. Có nghóa cũng xảy ra quá trình ôxyhóa, quá trình khử ôxy, quá trình hợp kim hóa… song khi hàn nóng chảy có một số đặc điểm riêng sau: + Kim loại ở que hàn và vật hàn chảy lỏng rất nhanh (khoảng vài giây). + Lượng kim loại chảy rất nhỏ. + Nhiệt độ ở vũng hàn rất cao. + Sau khi hàn kim loại lỏng ở vũng hàn đông đặc rất nhanh. + Nguồn nhiệt nung nóng khi hàn luôn là nguồn nhiệt di động. Do vậy mà các quá trình hóa lý xảy ra trong vũng hàn không thể thực hiện triệt để và khó điều khiển. Khi xem xét quá trình dòch chuyển kimloại lỏng từ que hàn vào vũng hàn trong hàn nóng chảy, người ta thấy kim loại lỏng và cả hơi kim loại bò nung nóng ở nhiệt độ cao sẽ gây ra tương tác qua lại giữa các pha: Môi trường khí - Kim loại lỏng - Xỉ lỏng. * Pha khí trong vũng hàn nóng chảy. - Dưới tác dụng nhiệt độ cao của nguồn nhiệt các phâ tử khí xung quanh vũng hàn bò phân ly. H 2  2H + Q 1 O 2  2O + Q 2 N 2  2N + Q 3 Hoặc 2H 2 O  2H 2 + O 2 + Q 4 CO 2  CO + O + Q 5 Ở trạng thái nguyên tử, các khí này có hoạt tính cao hơn và dễ dàng tác dụng qua Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 196 lại với các giọt kim loại nóng chảy cũng như với kim loại vũng hàn. Xét ảnh hưởng của các nguyên tử khí nói trên đến tính chất của mối hàn khi hàn thép: - Ô xy là khí gây sự ôxy hóa rất mạnh ở nhiệt độ cao. 2Fe + O 2  2FeO 4Fe + 3O 2  2Fe 2 O 3 3F + 2O 2  Fe 3 O 4 O 2 + 2Mn = 2MnO O 2 + Si = SiO 2 O 2 + C = CO 2 Sự ôxy hóa này làm ảnh hưởng trực tiếp tới cơ tính của thép (giảm độ bền, độ dai va chạm). - Ni tơ: Ở nhiệt độ cao có hoạt tính mạnh với Fe tạo ra các nitrit Fe 2 N…làm độ dãn dài và độ dai va chạm.N 2 là nguyên tố có hại khi hàn các chi tiết chòu tải trọng động. - Hrô: dễ bò phân hủy ở nhiệt độ cao thành các nguyên tử có hoạt tính cao, hòa tan rất mạnh vào thép tạo thành rỗ khí, gây ứng suất và làm giảm độ bền của kim loại mối hàn. Các khí trong môi trường xung quanh vũng hàn như O 2 , H 2 , hơi nước, CO 2 đều là nhân tố có hại cho mối hàn. Do vậy khi hàn người ta phải dùng các biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của môi trường khí này vào kim loại hàn, đảm bảo cho mối hàn thỏa mãn cơ tính cần thiết. Ví dụ như môi trường khí bảo vệ (khí trơ), dùng lớp thuốc bào vệ, hoặc xỉ hàn… * Pha xỉ trong vũng hàn. - Xỉ hàn là một hợp chất của các oxít và các muối khác nhau như Na 2 OSiO 2 , Ca 2 OSiO 2 , MnO, FeO, Al 2 O 3 … Chúng có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại nóng chảy, do đó chúng phân bố chủ yếu trên bề mặt kim loại lỏng. - Vai trò của xỉ ở đây là: + Bảo vệ kim loại khỏi bò oxy hóa. + Duy trì các quá trình luyện kim khi hàn gồm có: khử ôxy, hợp kim hóa kim loại hàn, tinh luyện ( khử các tạp chất có hại như P, S). Căn cứ vào độ chua của xỉ là:    oxitbazoM oxitaxitM n % % - Người ta chia ra làm 2 hệ xỉ: n > 1 : Hệ xỉ axít. n < 1 : Hệ xỉ bazơ. Hệ xỉ axit có ưu điểm đảm bảo tốt hơn vai trò của xỉ: bảo vệ kim loại không bò ôxy hóa, duy trì hồ quang cháy ổn đònh, xỉ rất dễ bong khỏi kim loại khi nguội. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 197 * Ảnh hưởng tương hỗ giữa kim loại lỏng, môi trường khí và xỉ hàn trong quá trình hàn. Trong quá trình hàn, do ở điều kiện nhiệt độ cao và có sự tương hỗ giữa kimloại lỏng, môi trường khí và xỉ hàn nên chúng thường xảy ra các quá trình sau: - Quá trình ôxy hóa: Do kim loại lỏng cũng như xỉ hàn tiếp xúc với môi trường khí xung quanh nên có 3 khả năng ôxy hóa kim loại cơ bản và xỉ như sau: + Ôxy hóa trực tiếp kim loại nóng chảy ở nhiệt độ cao bởi các oxy tự do ở dạng nguyên tử. + Ôxy hóa các oxít bậc thấp để thành các oxít bậc cao. + Ôxy hóa trên cơ sở phản ứng trao đổi. 2Fe + O 2 = 2FeO 2Mn + O 2 =2MnO 4Al + 3O 2 = 2Al 2 O 3 2Ca + O 2 = 2CaO 2FeO + Si = SiO 2 + 2Fe Các ôxit kim loại có thể hòa tan hoặc không hòa tan vào kim loại nóng chảy. Việc khử ôxit này rất khó khăn. Để các ôxit kim loại này không hòa tan vào kim loại, người ta phải có biện pháp khử ôxy hoặc đưa chúng vào xỉ hàn. - Quá trình khử oxy: + Diễn ra dưới dạng các phản ứng trao đổi. Ngườt ta sử dụng các nguyên tố hợp kim có hoạt tính hóa học với ôxy cao hơn để khử ôxy cho các kim loại hoạt tính yếu hơn. Các nguyên tố này gọi là nguyên tố khử ôxy như Al, Ti, mn, Si…Các nguyên tố này có ái lực mạnh với ôxy, để khử ôxy từ oxýt sắt FeO, đồng thời chúng có tác dụng hợp kim hóa mối hàn. + Khử oxy bằng các phản ứng cho sản phẩm khí. FeO + C  CO + Fe FeO + CO  Fe + CO 2 + Khử oxy bằng các hệ xỉ hàn. Ví dụ đối với hệ xỉ axit thường có Si 2 O hoặc Ti 2 O, kết quả các ôxit sẽ được đưa vào xỉ. FeO + SiO 2  (FeOSiO 2 ) xỉ. Hoặc (FeOSiO 2 ) + Mn  (MnOSiO 2 ) + Fe Ngoài hai quá trình trên ( ôxy hóa và khử ôxy), còn có quá trình hợp kim hóa mối hàn, quá trình tinh luyện kim loại mối hàn (khử P, S) nhằm nâng cao chất lượng mối hàn. 1.1.2 Tổ chức kim loại mối hàn. xỉ Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 198 Kim loại cơ bản Vùng ảnh hưởn g nhiệt Vùng vũng hàn (mối hàn) Hình 3 - 1 Các vùng quy ước trên mặt cắt ngang của liên kết hàn giáp mối. Khi xem xét sự kết tinh và cấu trúc của mối hàn nóng chảy, người ta thấy rằng: Nguồn nhiệt hàn nung nóng chảy kim loại que hàn và một phần kim loại vật hàn tạo nên vũng hàn chảy lỏng. Vùng kim loại vật hàn lân cận bò ảnh hưởng của nguồn nhiệt hàn truyền ra gây sự thay đổi tổ chức và tính chất của nó, gọi là vùng ảnh hưởng nhiệt “AHN”, phía ngoài cùng là vùng kim loại cơ bản (hình 3-1). 1. Vùng vũng hàn (mối hàn): Bao gồm kim loại bổ sung từ vật liệu hàn (dây hàn, que hàn, que hàn phụ,…) và một phần kim loại cơ bản. Sau khi kết tinh, thành phần và tổ chức kim loại mối hàn có thể rất khác so với kim loại bổ sung và kim loại cơ bản. Sự kết tinh của kim loại khi hàn xảy ra giống như quá trình đúc, gồm hai quá trình: Quá trình sinh mầm tinh thể và quá trình phát triển mầm. Các mầm tinh thể đầu tiên xuất hiện ở rìa, mép hàn của kim loại cơ bản, sau đó phát triển dần, đồng thời tiếp tục sinh ra các mầm mới nằm phía trong vũng hàn Tổ chức kim loại vũng hàn gồm: + Vùng sát với kim loại cơ bản, do tốc độ nguội nhanh nên hạt nhỏ mòn. Vùng tiếp theo kim loại kết tinh theo hướng thẳng góc với bề mặt tản nhiệt tạo nên dạng nhánh cây kéo dài (Tinh thể hình trụ). Khi hàn mối hàn nhiều lớp, sẽ tránh được cấu trúc tinh thể trụ thô. + Vùng trung tâm mối hàn do nguội chậm nên hạt lớn đồng trục, vùng này thường lẫn tạp chất và tồn tại khuyết tật như rỗ khí, rỗ xỉ, sự thiên tích 2. Vùng ảnh hưởng nhiệt (AHN) Hình 3-3 biểu thò đường cong phân bố nhiệt và sự thay đổi cấu trúc kim loại cơ bản trong vũng hàn và quan hệ với giản đồ trạng thái Fe-C của thép C thấp Hình 3-2 Tổ chức kim loại vũng hàn. Tạp chất (Tinh thể hình trụ) Vùng hạt đồng trục Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 199 Vùng AHN có nhiệt độ cao là ở mép hàn, khoảng 1500 o C rồi giảm dần đến 500  600 o C ở cách xa trục tâm đường hàn 180 mm về mỗi phía. Do nhiệt độ thay đổi khác nhau mà tổ chức kim loại cũng thay đổi khác nhau, gồm các vùng sau: - Vùng 1: Vùng kim loại chảy không hoàn toàn (vùng quá độ). - Vùng 2 là vùng quá nhiệt, vùng 3 là vùng thường hóa (hay kết tinh lại hoàn toàn), vùng 4 là vùng kết tinh lại không chuyển biến pha, vùng 5 là vùng kết tinh lại hoàn toàn, vùng 6 là vùng dòn xanh. Trong số các vùng đó, vùng quan tâm nhất là vùng quá nhiệt (có nhiệt độ trên 1100 o C), ở đây độ hạt lớn hình thành tổ chức Vitmantet, do đó tính dẻo và độ dai va chạm giảm nhiều, là vùng yếu nhất của mối hàn. Ngoài ra có vùng dòn xanh( có nhiệt độ dưới 500 o C) tuy không thay đổi tổ chức, song do ảnh hưởng nhiệt mà tồn tại ứng suất dư, nên cũng làm cơ tính giảm khi mối hàn làm việc có tải trọng. 1.3 Tính hàn của kim loại và hợp kim. 1.3.1 Khái niệm và phân loại. 1. Khái niệm. - Tính hàn là khả năng của kim loại và hợp kim cho phép hình thành mối hàn bằng các công nghệ hàn thông thường thích hợp để mối hàn đạt được các tính chất cần thiết, đảm bảo độ tin cậy của liên kết hàn khi làm việc. - Phân loại: Chia thành 4 nhóm. + Nhóm 1: Vật liệu có tính hàn tốt. Là những vật liệu cho phép tạo thành mối hàn bằng những biện pháp công nghệ bình thường, không phải sử dụng các biện pháp công nghệ đặc biệt (như nung nóng sơ bộ). Những vật liệu này sau khi hàn tạo thành mối hàn có cơ tính cao. Như thép C thấp, và phần lớn thép hợp kim thấp… + Nhóm 2: Vật liệu có tính hàn thỏa mãn (tính hàn trung bình). Là những vật liệu cho phép tạo thành mối hàn với cơ tính cần thiết trong những điều Hình 3 - 3 Tổ chức kim loại vũng hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt khi hàn thép cacbon thấp. Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 200 kiện nhất đònh. Đối với những vật liệu này phải xử lý nhiệt: Nung nóng sơ bộ và làm giảm tốc độ nguội. Như thép C trung bình, một số thép hợp kim thấp và trung bình + Nhóm 3: Vật liệu có tính hàn hạn chế. Gồm những vật liệu chỉ cho phép tạo thành mối hàn trong các điều kiện công nghệ rất đặc biệt và phức tạp. Gồm có thép cacbon cao, thép hợp kim cao + Nhóm 4: Vật liệu có tính hàn xấu. - Là các vật liệu không thể tạo thành mối hàn thỏa mãn yêu cầu, kể cả khi có xử lý bằng các biện pháp công nghệ đặc biệt. Hàn các vật liệu này dễ bò các khuyết tật rỗ, nứt. Ví dụ như gang và một số hợp kim đặc biệt, 1.3.2 Đánh giá tính hàn của thép. Mục đích của việc này là xác đònh các chỉ tiêu sau: - Thép có tính hàn không? - Có khả năng tạo nứt nóng, nứt nguội không? - Xác đònh nhiệt độ nung nóng sơ bộ. * Hàm lượng cacbon tương đương C E . C E : Đặc trưng cho tính chất của vật liệu, biểu hiện tính hàn của nó. C E được tính theo hàm lượng của C và các nguyên tố hợp kim khác (Mn, Cr, Mo…) có trong thép. - Đối với thép cacbon thấp và thép hợp kim thấp. 15 5 V + Mo+Cr 6 Mn + C = CuNi C E   Cr, Mn, C: Thành phần hóa học của các nguyên tố đó có trong thép. Thông qua giá trò C E có thể đánh giá tính hàn của thép thuộc loại nào, Theo kinh nghiệm sản xuất người ta cũng có thể đánh giá gần đúng tính hàn của thép theo thành phần hóa học bằng cách so sánh tổng lượng các nguyên tố hợp kim H.K(%) với hàm lượng của C có trong thép C (%) như bảng sau: H.K(%) (Mn, Si, Cr, Ni…) Tính hàn của thép theo % C Tốt Thỏa mãn Hạn chế Xấu < 1,0 1,0 3,0 > 3,0 < 0,25 < 0,20 < 0,18 0,25  0,35 0,20  0,30 0,18  0,28 0,35  0,45 0,30  0,40 0,28  0,38 > 0,45 > 0,4 > 0,38 * Thông số đánh giá nứt nóng H CS . Đối với thép C trung bình, thép hợp kim trung bình thì xác đònh theo công thức kinh nghiệm: Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh 201 C, P, S… Thành phần hóa học của các nguyên tố có trong thép. Khi H CS  4 thì thép có khuynh hướng nứt nóng khi hàn. Dễ dàng nhận thấy S được coi là nguyên nhân chính gây ra nứt nóng. C,P,S sẽ làm tăng mạnh khả năng nứt nóng. Mn, Cr, Mo, V có tác dụng cản trở lại sự nứt nóng. * Thông số đánh giá nứt nguội P L . P L : Là thông số biểu thò sự ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim tới sự hình thành nứt nguội. (%) 10 . 4 . 60 4  K H PP D CML  P CM : Là thông số biểu thò sự biến dòn của vùng ảnh hưởng nhiệt đối với thép hợp kim thấp. 15 5 10 60 20 30 Mo B VNiCuCrMnSi CP CM     H D : Là hàm lượng H 2 có trong kim loại mối hàn (ml/100g). Khi P L 0,286 thì thép có khuynh hướng nứt nguội. Để hạn chế hiện tượng nứt nguội cần phải giảm hàm lượng C và H 2 trong kim loại mối hàn (ví dụ dùng que hàn, thuốc hàn không ẩm có chứa ít H 2). * Xác đònh nhiệt độ nung nóng sơ bộ T P Đối với thép C trung bình, cao, thép hợp kim cần phải nung nóng sơ bộ trước khi hàn. Nhiệt độ nung nóng sơ bộ được xác đònh theo công thức sau: Trong đó C E - Hàm lượng C tương đương của thép. )(25,0350 CCT o EP  VMoCrMn NiSi SPC H CS          3 10. 10025 3 Truong DH SPKT TP. HCM http://www.hcmute.edu.vn Thu vien DH SPKT TP. HCM - http://www.thuvienspkt.edu.vn Copyright © Truong DH Su pham Ky thuat TP. Ho Chi Minh . 19 3 PHẦN III CÔNG NGHỆ HÀN Chương 1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN 1. 1 Thực chất, đặc điểm và phân loại hàn. 1. 1 .1 Đònh nghóa: - Hàn là phương pháp công nghệ nối hai. mối hàn làm việc có tải trọng. 1. 3 Tính hàn của kim loại và hợp kim. 1. 3 .1 Khái niệm và phân loại. 1. Khái niệm. - Tính hàn là khả năng của kim loại và hợp kim cho phép hình thành mối hàn. (hình 3 -1 ). 1. Vùng vũng hàn (mối hàn) : Bao gồm kim loại bổ sung từ vật liệu hàn (dây hàn, que hàn, que hàn phụ,…) và một phần kim loại cơ bản. Sau khi kết tinh, thành phần và

Ngày đăng: 27/07/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan