Mo dun truc khuyu thanh truyen pptx

88 492 3
Mo dun truc khuyu thanh truyen pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO : SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU - THANH TRUYỀN Mã số mô đun: MĐ 21 Thời gian mô đun: 205 h; (Lý thuyết: 45 h; Thực hành: 160 h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật;điện kỹ thuật, điện tử cơ bản, sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí. - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: + Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo các chi tiết cố định và các chi tiết chuyển động của động cơ + Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa: nắp máy, thân máy, xi lanh, các te, pít tông, chốt pít tông, xéc măng, thanh truyền, trục khuỷu, bạc lót và bánh đà. + Tháo lắp kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng phần cố định và chuyển động đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết cố định và các chi tiết chuyển động của động cơ đảm bảo chính xác và an toàn. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Sửa chữa thân máy 20 5 15 2 Sửa chữa nắp máy và cacte 25 5 20 3 Sửa chữa xi lanh 20 5 15 4 Bảo dưỡng bộ phận cố định của động cơ 20 5 15 5 Tháo lắp, nhận dạng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông 18 3 15 6 Sửa chữa pít tông 13 3 10 7 Sửa chữa chốt pít tông 13 3 10 8 Kiểm tra và thay thế xéc măng 13 3 10 9 Sửa chữa thanh truyền 13 3 10 Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 1 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí 10 Sửa chữa trục khuỷu 19 4 15 11 Sửa chữa bánh đà 13 3 10 12 Bảo dưỡng bộ phận chuyển động của động cơ 18 3 15 Cộng: 205 45 160 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 2 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Bài 1: SỬA CHỮA THÂN MÁY Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra và sửa chữa thân máy. - Tháp lắp, nhận dạng, kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của thân máy đúng quy trình, quy phạm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện công việc. Nội dung của bài: Thời gian: 20 h (LT: 5; TH: 15h) 1. Thân máy 1.1. Nhiệm vụ: Trong động cơ đốt trong, thân máy là chi tiết có kết cấu khá phức tạp, có kích thước và khối lượng lớn. Đối với động cơ ôtô, khối lượng của thân máy thường chiếm khoảng 30 – 60% khối lượng toàn bộ động cơ. Thân máy là thành phần chính của động cơ, thường được chế tạo bằng gang, ở một vài động cơ thân máy được làm bằng hợp kim nhôm - Thân máy kết hợp với các chi tiết khác( xylanh, nắp xylanh, piston….) hình thành không gian của môi chất, thực hiện quá trình nạp, nén, cháy – giãn nở và thải sản vật cháy ra khỏi động cơ tạo nên chu trình làm việc liên tục. - Trong quá trình làm việc, thân máy đóng vai trò truyền nhiệt giữa môi chất công tác và môi trường để làm mát động cơ. - Thân máy là chi tiết bố trí các đường dầu bôi trơn để dẫn dầu đến ổ trục khuỷu, ổ trục cam, …. - Làm thành một khung chiụ lực. Trên đó bố trí các ổ trục khuỷu các cơ cấu và các hệ thống của động cơ. 1.2. Phân loại: Thân máy được chia làm nhiều loại như sau: - Thân máy dính liền với nửa trên của gối đỡ cốt máy (đối với này khi tháo lắp cốt máy, cácte chỉ là một bộ phận được làm bằng tôn mỏng để chứa nhớt bôi trơn) - Thân máy không dính liền với gối đỡ cốt máy mà gối đỡ cốt máy nằm dưới cácte. Đối với loại này thân máy chỉ có phần trên (tức là phần có các lỗ xylanh. Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 3 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Khi tháo lắp động cơ cốt máy sẽ nằm lại với cácte). Bởi vậy cácte phải được đúc bằng gang để chịu lực của cốt máy. - Thân máy liền khối nhiều xylanh - Thân máy đúc rời từng xylanh, hay hai xylanh chung một khối - Thân máy không đóng ống lót xylanh - Thân máy có đóng ống ống lót xylanh - Thân máy làm mát bằng gió - Thân máy làm mát bằng nước - Thân máy có lắp xúpáp (đối với xúpáp đặt) - Thân máy không lắp xúpáp mà xúpáp nằm trên nắp máy (đối với xúpáp treo) 1.3. Cấu tạo Thân máy của động cơ xăng và động cơ Diesel tương tự nhau về mặt kết cấu, tùy thuộc vào cơ cấu phân phối và hệ thống làm mát mà thân máy có những đặc điểm cấu tạo khác nhau, tuy nhiên về cơ bản kết cấu thân máy của động cơ đốt trong được phân ra thành 2 loại: thân máy kiểu thân xylanh - hộp trục khuỷu và thân máy kiểu thân rời. Bên trong thân máy có những vách đứng để làm tăng độ cứng vững, đồng thời để chia thân máy thành những ngăn riêng biệt (hình trên). Vách ngăn 7 ngăn thân máy thành hai phần, phần trên là khối xylanh, phần dưới là cácte. Các ống lót xylanh được lắp khít vào lỗ 3 của vách ngang phía trên và lỗ 6 của vách ngang dưới 7. Vách đứng 1, dọc thân máy ngăn không gian của đũa đẩy (không gian thẳng đứng bên dưới các lỗ 2 và bên trên lỗ 10) với không gian chứa nước làm mát (dùng cho các động cơ có trục cam đặt trong thân máy); thân máy của động cơ có trục cam lắp trên náp xylanh, không có không gian chứa đũa đẩy. Không gian nằm giữa các vách đứng 1, vách ngang 7 thành máy và ống lót xylanh chứa đầy nước làm mát. Phần dưới của thân máy được mở rộng theo chiều ngang để tạo ra không gian quay của trục khuỷu. Mặt dưới của các vách đứng 8 là ổ đỡ bạc của cổ trục chính. Các lỗ 2 dùng để lắp đũa đẩy (trường hợp trục cam lắp trên thân máy.  Thân máy kiểu thân xy lanh – hộp trục khuyủ Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 4 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Loại thân máy kiểu thân xylanh – hộp trục khuỷu được dùng rất phổ biến trong động cơ ôtô, động cơ tĩnh taị và động cơ tàu thủy cỡ nhỏ. Các xy lanh được đúc liền với thân hoặc làm ống lót rồi lắp lên thân, chung quanh thân máy đều có nước làm mát để giải nhiệt trong quá trình động cơ làm việc. Kết cấu này dùng cho cả động cơ xăng và động cơ Diesel. Do thân máy đúc liền với hộp trục khuỷu nên giảm bớt được mặt lắp ghép khiến cho việc gia công đơn giản và ở mặt lắp thân máy với hộp trục khuỷu chỉ làm mỏng như chiều của vỏ thân, không cấn làm mặt lắp ghép. Do những nguyên nhân trên thân máy này thường nhỏ gọn và đỡ tốn kim loại hơn thân rời. Dưạ vào tình trạng chiụ lực, thân máy kiểu xylanh – hộp trục khuỷu được chia ra ba loaị: - Thân xylanh chịu lực: Trong loaị kết cấu này, lực khí thể tác dụng trên nắp xylanh, sẽ truyền cho thân xylanh qua các gujông nắp xylanh. Lực tác dụng gây ra ứng suất kéo trên các tiết diện cuả thân xylanh, thân máy của động cơ xăng thường dùng kiểu chiụ lực này - Vỏ thân chịu kực. Trong loại kết cấu này, lực khí thể tác dụng lên nắp xylanh, sẽ truyền cho vỏ thân qua các jugông nắp xylanh. Lực tác dụng gây ứng suất kéo trên các tiết diện cuả vỏ thân vuông góc với đường tâm xylanh. Do trong loaị thân máy này, xylanh được chế taọ riêng dươí dạng ống lót không chiụ ứng sức kéo trên phương đường tâm xylanh. Khi các lót xylanh mòn, có thể tháo ra thay mới. náp xylanh trên thân máy bằng gujônng cấy trên vỏ thân máy. - Gujông chịu lực. Trong kết cấu này lực tác dụng này trruyền cho các gujông liên kết nắp xylanh, thân máy – hộp trục khuỷu với đế máy. Các gujông khá dài và chiụ lực kéo, còn thân xylanh trong trường hợp này không chịu lực kéo gây ra bởi lực khí thể. Thân máy kiểu xylanh – hộp trục khuyủ có thể dùng lót xylanh ướt, lót xylanh khô hoặc không có xylanh Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 5 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí  Thân máy kiểu thân rời Do thân máy kiểu xy lanh – hộp trục khuỷu chế tạo rất khó. Nhất là đối với các loại động cơ có đường kính xy lanh lớn. Vì vậy người ta thường chế tạo theo kiểu thân rời để thuận tiện trong gia công và chế tạo. Kết cấu này thường dùng trong các động cơ tĩnh tại, tàu thuỷ, và động cơ ôtô máy kéo có công suất lớn. Thân máy có thể làm riêng từng xylanh một (động cơ làm mát bằng không khí) hay làm cho nhiều xylanh (động cơ làm mát bằng nước). Một số động cơ tàu thủy hoặc động cơ tĩnh tại dùng chung cho 2, 3, 4 xylanh và có khi cả dãy xylanh trong cùng một hàng dùng chung một thân. Làm như thế vừa tăng được độ cứng vững cho thân máy vừa rút ngắn được chiều dài và giảm trọng lượng thân máy. Thân máy kiểu thân rời cũng dùng lót xy lanh khô và xy lanh ướt. Loại lót khô thường dùng cho động cơ làm mát bằng gió. Loại lót ướt dùng cho động cơ Diesel tàu thủy và tĩnh tại. Để tăng độ cứng vững cho lót xylanh, có khi người ta thêm gân ở phía ngoài của ống lót. Dựa vào tình trạng chịu lực, thân máy kiểu rời được chia làm ba loại: Xylanh chịu lực: Trong kết cấu này, lực tác dụng sẽ do xylanh chịu đựng. Kết cấu này thường dùng trong các loại động cơ làm mát bằng gió. Nắp xylanh lắp cố định trên xylanh bằng bulông, xylanh lắp cố định trên hộp trục khuỷu bằng gujông. Vỏ thân chịu lực: Trong kết cấu này vỏ thân chịu lực kéo còn xylanh không chịu lực kéo, kết cấu này có thể phân ra thành hai kiểu sau: Nắp xylanh, vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nhau bằng các bulông ngắn. Nắp xylanh lắp với thân máy rồi thân máy lắp với hộp trục khuỷu. Vỏ thân và hộp trục khuỷu lắp với nhau bằng gujông dài, còn nắp xylanh lắp trên thân máy bằng các bulông ngắn Gujông chịu lực:Trong kết cấu này lực tác dụng sẽ do gujông chịu đựng. Kết cấu này thường dùng khá phổ biến trong động cơ làm mát bằng gió và động cơ chữ V. 2. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa thân máy 2.1. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng: Những hư hỏng của thân động cơ bao gồm: Mặt lắp ghép giữa thân động cơ và ống lót xylanh bị biến dạng và hư hỏng, mặt lắp ráp nắp xylanh, vỏ bộ ly hợp, nắp Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 6 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí bánh răng dẫn động trục cam bị biến dạng và hư hỏng, các lỗ ren bị hỏng, thân động cơ bị nứt hoặc thủng v.v… Nguyên nhân của những hư hỏng này phần nhiều là do không cẩn thận khi sửa chữa và tháo lắp gây ra. Nguyên nhân thân động cơ bị thủng có thể do: thiếu nước làm mát trong khi động cơ làm việc, đổ nước lạnh vào khi máy quá nóng. Cũng có thể do bảo dưỡng và sửa chữa không cẩn thận, không đúng kỹ thuật. 2.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa: Trước khi sửa chữa thân động cơ phải kiểm tra toàn diện, sau khi tìm được những hư hỏng phải đánh dấu lại và tiến hành sửa chữa, theo các bước công nghệ thì nên hàn hoặc ghép, cuối cùng là gia công nguội và gia công cơ khí. 3. Kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của các thân máy 3.1. Kiểm tra, sửa chữa các vết nứt và lỗ thủng. Các vết nứt và lỗ thủng trên thân động cơ có thể quan sát bằng mắt thường, các vết rạn nhỏ và nứt bên trong phải thử bằng áp lực mới biết được. Nếu thân động cơ lành lặn thì dưới áp lực nước 3 – 4 átmốtphe trong 5 phút không bị rò nước (Nếu ta có thiết bị thử vết nứt bằng áp lực nước). Có thể dùng phương pháp đơn giản hơn là đổ nước vào trong ngăn nước (không đổ đầy) và dùng bơm xe đạp hay khí nén bơm vào ngăn nước tăng áp lực trong ngăn nước lên 3 – 4 átmốtphe và tiến hành quan sát những nơi có rạn nứt. Trên các vết nứt đã sơ bộ xác định phải dùng bột phấn trắng hoặc đen để xác định phạm vi vết nứt. Nếu dùng bột phấn trắng để xác định thì trước hết dùng bông hoặc giẻ nhúng dầu hỏa xát vào vết nứt để dầu thấm vào. Sau đó lau sạch dầu hỏa bên ngoài vết nứt rồi bôi lên vết nứt một lớp phấn trắng và gõ nhẹ lên chỗ cần kiểm tra, đợi một chốc dầu hỏa trong vết nứt sẽ thấm ướt lớp phấn để lộ ra hình dáng chiều sâu vết nứt. Nếu dùng đèn xì đốt nóng vết nứt thì chiều dài của vết nứt sẽ lộ rất rõ. Phương pháp sửa chữa: Nếu vết nứt ở bên ngoài thân xylanh, mà chỗ đó yêu cầu sức bền không cao, phạm vi vết nứt cũng tương đối tập trung, hoặc thậm chí có chỗ bị thủng thì có thể vá bằng tấm thép cácbon dày 3 – 5 mm hoặc bằng tấm đồng đỏ. Tấm vá được gắn vào mặt thân xylanh bằng đinh vít hoặc hàn. Nếu hàn thì nên dùng tấm vá bằng thép cácbon thấp. Công nghệ dùng đinh vít để vá như sau: Ở đầu và cuối của vết nứt đều khoang lỗ có đường kính khoảng 3mm để ngăn ngừa vết nứt tiếp tục phát triển trong khi sữa chữa hay sau khi sửa chữa xong. Sau đó dùng đục hoặc đá mài trục mềm căn cứ vào yêu cầu để đánh bóng vết nứt một cách hợp lý rồi mới làm tấm vá. Độ lớn của tấm vá có thể che kín vết nứt cách mép vết nứt 15 – 20 mm, hình dạng của tấm vá nên phù hợp với hình dạng nhấp nhô của bề mặt chỗ nứt. Để đảm bảo yêu cầu này nên đặt tấm vá lên trên chỗ vá, dùng phương pháp rèn nóng hoặc rèn nguội để làm cho chúng khít vào nhau. Sau khi hoàn thành những công việc chuẩn bị, đặt tấm vá lên trên vết nứt rồi khoan hai lỗ ren và lắp bulông để cố định, sau đó khoan lỗ ren chỗ cách mép tấm vá 10 – 12mm, khoảng cách giữa hai lỗ là 10 – 15mm. Sau khi khoan toàn bộ lỗ ren thì lấy tấm vá xuống để tarô các lỗ vừa khoan trên thân xylanh, rồi căn cứ vào đường kính bulông để khoan rộng những lỗ khoan ở tấm vá. Sau đó cắt tấm đệm amiăng, bôi mỡ phấn chì hoặc keo vào cả hai mặt tấm đệm rồi đặt lên chỗ vá, cuối cùng lần lượt siết chặt các bulông để cố định miếng vá vào thân máy. Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 7 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Phương pháp cấy đinh: Dùng phương pháp này cũng có thể sửa chữa vết nứt của thân xylanh, nhưng phương pháp này chỉ có thể bịt không làm chảy nước mà không thể phục hồi độ bền được. Phương pháp này phần nhiều dùng để sữa chữa những vết nứt và những chỗ sứt vỡ tương đối dài, nhất là những chỗ không tiện làm tấm vá. Quá trình công nghệ của nó như sau: trước hết khoan chặn hai đầu, sau đó khoan các lỗ tiếp tuyến với nhau và tarô các lỗ đó, vặn đinh vít bằng đồng đỏ vào, lấy dấu khoan vào giữa hai lỗ vừa vặn đinh vít vào rồi cũng theo phương pháp trên để vặn đinh vít bằng đồng đỏ vào. Cuối cùng dùng búa tay tán nhẹ những đinh vít lồi lên trên bề mặt để cho nó liền mép. Phương pháp đắp: Nếu yêu cầu sức bền không cao thì có thể dùng phương pháp hóa học để sữa chữa vết nứt bằng cách khoét vết nứt thành rãnh hình chữ V để lộ ra kim loại mới, sau khi đốt nóng thì đắp vào đó những chất hóa học. Đối với những vết nứt nhỏ cũng có thể dùng dung dịch hóa học (amon clorua, axít axêtíc, hoặc dung dịch thủy tinh nước) để đắp hoặc dùng phương pháp mạ phun kim loại cũng có thể đắp những vết nứt ở thân xylanh. Phương pháp hàn vá: Nếu vết nứt sinh ra ở bên trong thân xylanh đòi hỏi sức bền tương đối cao mà không thể dùng những phương pháp trên để sữa chữa được thì cần phải dùng phương pháp hàn vá bằng hàn hơi hoặc hàn điện. Quá trình công nghệ hàn vá bằng hàn hơi: Trước hết làm sạch chi tiết, dùng xăng rửa sạch dầu mỡ ở mặt vết nứt, dùng bàn chải thép chải gỉ sắt và cáu bẩn cho thật láng bóng. Ở hai đầu vết nứt khoan lỗ có đường kính 4mm, dùng đục để đục rãnh hình chữ V 90 0 – 120 0 ở trên vết nứt nhưng không được đục thủng. Tùy theo tình hình cụ thể của chỗ bị hỏng ở thân xylanh để dùng phương pháp hàn nguội, hàn nung nóng trước cục bộ hoặc nung nóng trước toàn bộ. Chi tiết hàn nguội cần phải có hai đến ba bậc tự do, nếu bậc tự do của chi tiết tương đối ít và vách vỏ tương đối mỏng thì nên dùng phương pháp nung nóng trước cục bộ hoặc toàn bộ là tốt nhất. Nung nóng trước là đem vật hàn nung nóng đến 500 – 700 0 C, rồi đem hàn nhanh. Trong quá trình hàn vá, ngọn lửa không được rời khỏi chỗ đang hàn, phải di chuyển tới lui trên kim loại hàn và luôn che kín chỗ nóng chảy. Khi nhiệt độ chi tiết dưới 450 0 C thì cần phải đem nung nóng lại. Nếu dùng phương pháp nung nóng cục bộ bằng mỏ hàn hoặc than gỗ thì cần chú ý đến tình hình khí hậu vùng đó. Phải chú ý chống gió, vật hàn sau khi hàn xong nên dùng than gỗ cháy đỏ phủ lên để cho mối hàn không thấp quá 450 0 C, đợi khi nhiệt độ thân xylanh lên cao đến 650 0 C thì giữ nhiệt 30 phút, sau khi ứng suất bên trong đã mất đi thì để nguội từ từ, thông thường thời gian nguội là 4 giờ. Có chỗ hàn vá tương đối nhỏ, để đề phòng sau khi hàn xong đốt nóng làm thân xylanh bị biến dạng, thì sau khi hàn không cần đốt nóng nữa. Đường kính que hàn thông thường là 3mm, để ngăn ngừa mỏ hàn bị phụt lửa trở lại nên thường xuyên dùng nước để làm mát mỏ hàn. Quá trình công nghệ hàn vá bằng hàn điện: Hán hơi phần lớn tiến hành ở nhiệt độ cao, điều kiện lao động kém và cường độ lao động cao làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Do đó chúng ta cũng có thể dùng hàn điện để hàn nguội thân xylanh. Hiện nay hàn nguội bằng hồ quang điện thường dùng ở những nơi bị rung động không lớn và độ chính xác gia công không cao. Khi hàn tốt nhất dùng dòng điện một chiều nối nhược và khống chế dòng điện hàn ở 100 – 130 A, dùng hồ quang ngắn, chiều dài của hồ quang từ 1 – 3 mm. Que hàn chuyển động theo Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 8 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí đường thẳng hoặc hình chữ Z. Để ngăn ngừa ứng suất bên trong và bị cong vênh mỗi lần hàn một đoạn thì nên dùng lại và dùng búa nhỏ gõ nhẹ mối hàn từ hai đầu dần dần vào giữa, đồng thời nhân lúc mối hàn còn nóng đỏ dùng đục đánh nhẹ mối hàn để khử sạch xỉ hàn và làm cho kết cấu kim loại được chắc và ngăn ngừa bị rỗ. Nếu khe nứt quá dài thì cần hàn ngắt quãng từng đoạn, chiều dài hàn mỗ đoạn dựa vào chiều dày của chi tiết mà quyết định và thường là 20 – 30 mm. Đợi cho chỗ cách mối hàn khoảng 70 mm nguội có thể sờ tay được thì tiếp tục hàn đoạn kế tiếp. Khe nứt tương đối sâu có thể hàn đắp nhiều lớp, như thế vật liệu hàn đợt sau có tác dụng ram đối với vật liệu hàn đợt trước, cho nên ứng suất bên trong tương đối nhỏ. Chi tiết sau khi hàn xong nên để chỗ kín qió để cho nguội từ từ. Sau khi vá xong khe nứt ở thân xylanh, thì tiến hành thí nghiệm áp lực nước một lần nữa, chỗ vá không chảy nước thì mới đạt yêu cầu. 3.2. Mòn gối đỡ trục khuỷu, trục cam. Khi các bệ lỗ bị mòn, biến dạng, đầu tiên phải gia công các lỗ và khôi phục hình dạng chính xác của chúng sau đó làm tăng kích thước của các chi tiết lắp với nó (mạ thép, mạ đồng, ) để phục hồi mối lắp ghép ban đầu, hoặc có thể thay thế bạc lót cổ trục. Nếu lỗ của cổ trục khuỷu, trục cam bị méo và có độ côn vượt quá yêu cầu kỹ thuật, hoặc độ đồng tâm của các lỗ và đường tâm các lỗ vượt quá 0,05 mm so với mặt phẳng dưới của thân động cơ thì phải doa lại các lỗ trong điều kiện không thay đổi, hoặc điều chỉnh mặt chuẩn gia công bằng thiết bị chuyên dùng để tránh độ đồng tâm các lỗ bị giảm 3.3. Chờn các lỗ ren. Nguyên nhân là do trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng, sửa chữa không cẩn thận gây ra. Khi các lỗ ren bị hỏng quá hai vòng răng, tất cả đường ren gai nhọn hoặc khi bulông vặn vào thấy lỏng quá thì phải sửa chữa. Có hai cách sửa chữa lỗ ren là tăng kích thước lỗ ren đồng thời lắp với gudông kiểu bậc hoặc sau khi tăng kích thước lỗ ren thì lắp một đinh vít tăng lớn vào, sau đó gia công lỗ ren bằng hai mũi tarô mà không dùng mũi thứ ba. Một số thân động cơ bằng hợp kim nhôm có dùng các nút ốc bằng thép nên khi sửa chữa chỉ cần tháo các nút ốc này ra và tarô lỗ ren là được. Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 9 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Bài 2: SỬA CHỮA NẮP MÁY VÀ CÁCTE Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, cấu tạo, phân loại, hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, sửa chữa hư hỏng của nắp máy, cácte - Nhận dạng đúng các loại nắp máy, cacte, kiểm tra, sửa chữa nắp máy và cácte đúng phương pháp đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định và đảm bảo an toàn và chất lượng cao. Nội dung của bài: Thời gian: 25 h (LT: 5; TH: 20 h) 1. Nắp máy (nắp xy lanh) 1.1. Nhiệm vụ: Nắp xylanh là chi tiết đậy kín một đầu phía trên của xylanh, cùng với xylanh và đỉnh piston tạo thành không gian buồng cháy. Để gá lắp các chi tiết và các hệ thống khác như: bougie, vòi phun, cơ cấu phân phối khí,… Ngoài ra nắp máy còn là chi tiết để bố trí các đường nạp, thải dầu bôi trơn,…. 1.2. Phân loại Nắp máy được chia làm nhiều loại như sau - Nắp máy đúc liền khối. - Nắp máy đúc rời cho từng xy lanh hoặc hai xy lanh một cái - Nắp máy có mang dàn cò xú páp - Nắp máy không mang dàn cò xú páp - Nắp máy của động cơ làm mát bằng nước - Nắp máy của động cơ làm mát bằng gió - Nắp máy của động cơ Diesel - Nắp máy của động cơ xăng 1.3. Cấu tạo Nắp xy lanh làm việc trong điều kiện rất xấu: chịu nhiệt độ cao, áp suất lớn và ăn mòn hóa học bởi các hợp chất có trong sản vật cháy Nắp xy lanh của động cơ Diesel làm mát bằng nước thường được đúc bằng gang hợp kim, đúc bằng khuôn cát hoặc bằng khuôn kim loại. Đa số nắp động cơ xăng đều dùng hợp kim nhôm, vì hợp kim nhôm nhẹ và tản nhiệt tốt. Nắp xy lanh được ghép lên thân máy bằng một tấm gioăng. Bulông lắp ghép xylanh và nắp xylanh được siết đều theo trình tự và trị số lực siết nhất định (do Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu-thanh truyền 10 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong [...]... piston thanh truyền: Xả hết dầu bôi trơn, quay trục khuỷu sao cho piston số 1 ở gần ĐCD Nếu thanh truyền và nắp không có dấu hiệu nhận biết, hãy đánh số 1 lên thanh truyền và nắp thanh truyền đó để biết chúng thuộc về xylanh số 1 Các dấu sẽ bảo đảm lắp lại chính xác nếu chúng được sử dụng lại hãy quay trục khuỷu để lần lượt đánh dấu các thanh truyền và nắp trên từng xylanh Chú ý nếu đánh dấu thanh truyền... Trục khuỷu -thanh truyền 32 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Bài 5: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG CƠ CẤU TRỤC KHUỶU THANH TRUYỀN VÀ NHÓM PISTON Mục tiêu của bài: Học xong bài này, học viên có khả năng: - Trình bày đúng nhiệm vụ, cấu tạo chung, lực tác dụng lên cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông - Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền... chuyển động của động cơ Nội dung của bài: Thời gian: 18 h (LT: 3; TH: 15 h) 1 Nhiệm vụ Nhiệm vụ chung của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền là dùng để biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay tròn của trục khuỷu 2 Cấu tạo chung: Bao gồm piston, vòng găng, chốt piston, thanh truyền, trục khuỷu và bánh đà Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu -thanh truyền 33 Biên soạn: Kỹ... người ta có thể dùng các phương pháp tẩy rửa cùng với các loại dung dịch tẩy rửa khác nhau để đảm bảo cả tính hiệu quả và tính kinh tế cho quá trình rửa Để rửa các chất bẩn vô cơ, có thể chỉ dùng nước và xà phòng công nghiệp; để rửa các chất bẩn dầu mỡ, có thể dung các dung dịch rửa có tính kiềm; các chi tiết bị gỉ bám có thể làm sạch bằng dung dịch có tính axít; còn đối với các loại cặn khoáng thì phải... khuỷu trục khuỷu trong khi tháo Hãy đẩy bộ piston thanh truyền lên trên và tháo ra khỏi xylanh, sau đó lần lượt tháo các bộ phận khác, đặt chúng theo thứ tự trên giá có đánh số tương ứng Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu -thanh truyền 35 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Tháo piston và thanh truyền: Một số thanh truyền được lắp vào piston với chốt lỏng,... sửa chữa 2 Nội dung bảo dưỡng: 2.1 Nội dung bảo dưỡng thường xuyên Bảo dưỡng thường xuyên là để kiểm tra chung nhằm đảm bảo an toàn giao thông, duy trì vẻ ngoài cần thiết của phương tiện vận tải, tra nhiên liệu, dầu mỡ, nước, còn đối với một số loại ôtô là để làm vệ sinh thùng xe Bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện sau khi ôtô hoạt động trở về và trước khi xuất phát 2.2 Nội dung bảo dưỡng... nắp máy) 5) Tháo cácte ra khỏi động cơ (quy trình tháo cácte) 6) Loại bỏ các gờ vòng găng trên thành xylanh nếu có 7) Tháo các bulông bắt đầu to thanh truyền với cổ khuỷu 8) Lấy các gối đỡ thanh truyền ra, chú ý nhớ làm dấu để không bị lẫn lộn sau này 9) Đẩy bộ thanh truyền và nhóm piston ra khỏi động cơ (đẩy lên phía trên đầu xylanh) 10) Tháo các bulông giữ gối đỡ trục khuỷu 11) Đỡ trục khuỷu để không... các chi tiết được đánh dấu theo thứ tự không được lắp lẫn 4 Tháo, lắp cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông 4.1 Tháo rời, nhận dạng các chi tiết: Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu -thanh truyền 34 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Piston và thanh truyền được tháo ra khỏi khối xylanh theo bộ Trước hết tháo nắp máy, kiểm tra các gờ vòng... cao hơn ở nhiệt độ bình thường rất nhiều Rửa ngoài bằng sung phun cũng có thể sử dụng các dung dịch rửa ở nhiệt độ nhất định để tăng hiệu quả Tuy nhiên, khi dùng dung dịch rửa phải thực hiện công việc trong phòng kín và thu hồi nước thải để tránh làm ô nhiễm môi trường Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu -thanh truyền 30 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề Đà Lạt Khoa Cơ khí Một... gõ mạnh có thể làm biến dạng hoặc gãy nứt thanh truyền và nắp, ngoài ra điểm đánh dấu náy có thể sẽ là điểm bắt đầu để hình thành các vết nứt trong quá trình sử dụng sau này Hãy tháo các bulông thanh truyền và nắp, trên một số động cơ lực quay khi tháo các bulông phải rất đều và theo từng bước Hãy đặt ống lót dẫn hướng bulông hoặc ống cao su ngắn trên bulông thanh truyền để bảo vệ ren bulông và khuỷu . vào đó những chất hóa học. Đối với những vết nứt nhỏ cũng có thể dùng dung dịch hóa học (amon clorua, axít axêtíc, hoặc dung dịch thủy tinh nước) để đắp hoặc dùng phương pháp mạ phun kim loại. dạng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và nhóm pít tông 18 3 15 6 Sửa chữa pít tông 13 3 10 7 Sửa chữa chốt pít tông 13 3 10 8 Kiểm tra và thay thế xéc măng 13 3 10 9 Sửa chữa thanh truyền 13 3 10 Mô. giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Mô đun: Bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu Trục khuỷu -thanh truyền 2 Biên soạn: Kỹ sư Cao Anh Phong Trường Cao đẳng nghề

Ngày đăng: 27/07/2014, 02:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan