TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 11+12+13 pps

8 461 1
TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 11+12+13 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT * Nội dung cơ bản: (?) Lai phân tích là gì? (bài cũ) Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội, còn kết quả phép lai phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. I. Khái niệm di truyền liên kết: 1. Thí nghiệm: - Dựa vào kiểu hình 1 : 1 Moogan đặt giả thuyết các gen quy định màu sắc thân và dạng cánh cùng nằm trên một NST (liên kết gen) - Giải thích: Vì ruồi cái thân đen, cánh cụt , chỉ cho 1 loại giao tử bv, còn ruồi đực F1 cũng chỉ cho 2 loại giao tử BV và bv (không phải là 4 loại giao tử như do truyền độc lập). Do đó ,các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST và liên kết với nhau. 2. Khái niệm: Di truyền liên kết là một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân ki trong quá trình phân bào. II. Ý nghĩa của di truyền liên kết - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt đi kèm với nhau. * Củng cốChọn câu trả lời đúng: Cho 2 thứ đậu thuần chủng là hạt trơn, không có tua cuốn và hạt nhân, có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn, có tua cuốn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn không tua cuốn : 2 hạt trơn có tua cuốn : 1 hạt nhân, có tua cuốn. Kết quả phép lai được giải thích ntn? a.Từng cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 3: 1 b.Hai cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau c.Hai cặp tính trạng di truyền liên kết * d.Sự tổ hợp lại các tính trạng ở P BÀI 12: CƠ CHẾ XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH * Nội dung cơ bản: I. Nhiễm sắc thể giới tính - Trong tế bào lưỡng bội (2n), ngoài các NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng, còn có một cặp NST giới tính XX (tương đồng) hoặc XY (không tương đồng) - NST giới tính mang gen quy định tính đực, tính cái và các tính trạng liên quan với giới tính II. Cơ chế nhiễm sắc thể xác định giới tính - Qua giảm phân, ở người mẹ chỉ ra 1 loại NST giới tính X, còn ở người bố thì cho ra 2 loại NST giới tính X, Y - Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX sẽ phát triển thành con gái, còn tinh trùng mang NST giới tính Y với trứng tạo ra hợp tử chứa XY sẽ phát triển thành con trai - Sở dĩ tỉ lệ con trai: con gái xấp xỉ 1: 1 là do 2 loại tinh trùng mang X, Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hoá giới tính - Sự phân hóa giới tính không hoàn toàn phụ thuộc vào cặp NST giới tính mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. * Củng cố: Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau: a.Do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau b.Tinh trùng mang X và mang Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau c.Các hợp tử mang XX và XY được sống trong điều kiện nói chung là như nhau d.Cả a và b* Câu 2: Ở những loài đực là dị giao tử thì những trường hợp nào có tỉ lệ đực: cái xấp xỉ 1: 1 a.Hai loại giao tử mang NST X và NST Y có số lượng tương đương* b.Số lượng giao tử đực bằng số lượng giao tử cái c.Số cá thể đực và số cá thể cái trong loài bằng nhau d.Sự thụ tinh của 2 loại tinh trùng mang NST X và NST Y với trứng có số lượng tương đương nhau* BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH Nội dung cơ bản: I. Phát sinh giao tử: * Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái: - Giống nhau + Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần + Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều giảm phân để hình thành giao tử - Khác nhau + Phát sinh giao tử đực: Tinh bào bậc 1 qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc 2. Phát sinh giao tử cái: Noãn bào bậc 1 qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn. + Phát sinh giao tử đực: Một tinh bào bậc 2 qua giảm phân II cho 2 tinh tử, các tinh tử phát triển thành tinh trùn. Phát sinh giao tử cái:Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn + Phát sinh giao tử đực: Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng cá tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh. Phát sinh giao tử cái: Từ một noãn bào bậc 1 qua giảm phân cho 2 thể cực và 1 tế bào trứng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh. II. Quá trình thụ tinh: - Là sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội (tổ hợp 2 bộ NST đơn bội n) của giao tử đực và cái tạo thành bộ NST lưỡng bội ở hợp tử (2n). - Sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và cái lại tạo nên được hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc vì trong quá trình phát sinh giao tử các NST trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau và trong quá trinh thụ tinh các giao tử lại kết hợp với nhau 1 cách ngẫu nhiên (tổ hợp lại các NST vốn có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ) - Sự phối hợp giữa các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể. - Giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc NST sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử qua thụ tính tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau => nguyên nhân chính tạo ra các biến dị tổ hợp (nguyên liệu của quá trình tiến hoá và chọn giống) Củng cố Chọn câu trả lời đúng: Bài tập 1: Vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trỉ ổn định qua các thế hệ? a.Qua giảm phân, bộ NST đặc trưng của loài (2n) được phân chia liên tiếp 2 lần tạo ra các bộ NST đơn bội (n) ở các giao tử b.Nhờ quá trình giảm phân và thụ tinh bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ c.Trong thụ tinh các giao tử mang bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử của bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng trong thụ tinh d.Cả a,b và c Bài tập 2: Thụ tinh là gì? a.Sự kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực và một giao tử cái b.Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái c.Sự tạo thành hợp tử d.Sự kết hợp nhân của 2 giao tử . TỔNG KẾT KIẾN THỨC CĂN BẢN MÔN SINH 9 Bài 13: DI TRUYỀN LIÊN KẾT * Nội dung cơ bản: (?) Lai phân tích là gì? (bài cũ) Là phép lai giữa cá thể mang. có số lượng tương đương nhau* BÀI 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH Nội dung cơ bản: I. Phát sinh giao tử: * Điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái:. liên kết với nhau. 2. Khái niệm: Di truyền liên kết là một nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên một NST, cùng phân ki trong quá trình phân bào. II. Ý nghĩa của di truyền liên kết

Ngày đăng: 26/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan