Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT_1 docx

5 446 2
Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT_1 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT Phần 1: di truyền học Câu 1. cho cây đậu hà lan có kiểu gen dị hợp tử quy định màu hoa ( Aa ) tự thụ phấn, người ta thu được rất nhiều hạt. Nếu lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo thành cây thì xác xuất để có 3 cây hoa đỏ và 2 cây hoa trắng là bao nhiêu? Phải lấy ngẫu nhiên bao nhiêu hạt để có xác suất 95 % có ít nhất 1 hạt cho ra cây hoa trắng? Câu 2. Bệnh di truyền dưới đây là 1 bệnh rất hiếm gặp ở quần thể người. Nếu không có thông tin gì thêm thì ta có thể kết luận được gen gây bệnh là gen trội hay lặn? Nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích? ○┬■ F 1 □ ■ ○ ● Câu 3. Một người đàn ông bị bệnh glactozo huyết do khồn chuyển hóa được đường gactozo. Bệnh do 1 gen lặn hiếm gặp nằm trên NSTthường gây nên. Người đàn ông này lấy một người vợ có cô em gái cũng bị bệnh này. Hiện cô vợ đang mang thai. a. Xác suất để họ sinh ra đứa con đầu lòng bị bệnh là bao nhiêu? b. Nếu đứa con đầu lòng bị bệnh thì xác xuất để đứa con thứ 2 cũng bị bệnh là bao nhiêu? Câu 4. Làm thế nào để người ta có thể biết được gen quy định tính trạng nào đó nằm ở đâu trong tế bào? Câu 5. Ở ruồi giấm, alen đột biến b quy định màu thân đen, alen b + quy định màu thân kiểu dại ( thân xám ); alen wx quy định cánh sáp, alen wx + quy định kiểu dại cánh không sáp; alen cn quy định mắt đỏ son, alen cn + quy định kiểu dại màu mắt đỏ thẫm. Người ta lai ruồi cái dị hợp tử về 3 cặp gen trên với ruồi đực đồng hợp lặn về cả 3 cặp gên. Kết quả lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 5 con ruồi có có kiểu hình kiểu dại về 3 cặp tính trạng, 6 con thân đen cánh sáp mắt đỏ son, 69 con thân kiểu dại cánh sáp mắt đỏ son, 379 con thân đen cánh sáp mắt kiểu dại, 48v con thân đen mắt kiểu dại cánh sáp, 44 con thân đen cánh kiểu dại mắt đỏ son. Hãy giải thích kết quả, viết sơ đồ lai đồng thời xác định trình tự và khoảng cách giữa các gen? Câu 6. Nếu phép lai phân tích giữa cá thể dị hợp về 2 cặp gen alen với các cá thể đồng hợp tử lặn về 2 gen mà cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1:1:1 thì ta có thể kết luận chính xác là mỗi gen nằm trên cùng 1 NST hay không? Giải thích? Câu 7. Để tổng hợp nên 1 NST nhân tạo thì ta cần giải gép các trình tự nuleotit như thế nào với nhau? Giải thích? Câu 8. Người ta đã phân lập được 5 dòng vi sinh vật đột biến khuyết dưỡng khác nhau. Để có thể sinh trưởng được, tất cả dòng đột biến này đều cần chất G. Các chất A, B, C, D là những chất nằm trên con đường chuyển hóa để tạo thành chất G nhưng người ta chưa biết trình tự chính xác của chúng. Để xác định trình tự của các hợp chất nói trên trong con đường chuyển hóa thành chất G, người ta đã tiến hành nuôi cấy những dạng đột biến trên với việc bổ sung vào môi trường những chất cần thiết cho sinh trưởng của chúng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau. Dấu + cho thấy dòng đột biến sinh trưởng được, dấu – thì không. Dòng đột biến các chất đươc cho vào môi trường A B C D E G 1 − − − + − + 2 − + − + − + 3 − − − − − + 4 − + + + − + 5 + + + + − + Hãy xác định trình tự các hợp chất A, B, C, D, E trong con đường chuyển hóa chất G và giải thích các đột biến gen ở các dòng đột biến đã làm hỏng các enzim nào trong con đường chuyển hóa tạo thành chất G. Câu 9. Sơ đồ sau tóm tắt quá trình chuyển hóa axitmin phenylalanin thành tiozin và cuối cùng thành CO 2 và H 2 O. Phenylalanin → tiozin → CO 2 + H 2 O (A) ( B) Người bị bệnh pheniketo niệu do thiếu enzim chuyển hóa ở bước A còn người bị bệnh ankapton niệu do thiếu enzim chuyển hóa ở bước B. Các bệnh này là những bệnh rất hiếm gặp. Nếu một người bị bệnh pheniketo lấy một người bị bệnh ankanpton thì con cái của họ sẽ như thế nào về bệnh này? Giải thích? Câu 10. Ở một loài hoa bình thường cây có hoaaa tím nhưng người ta đã phát hiện được 2 dòng hoa đột biến lăn khác nhau, 1 dòng cho hoa màu xanh, kiểu gen aa, dòng 2 cho hoa đổ kiểu gen bb. Xét về mặt hóa sinh người ta nhận thấy từ chất tiền thân không màu nếu được enzim A xúc tác sẽ ra hoa màu xanh, còn cũng chất đó nếu được enzim B xúc tác thì cho hoa mùa đỏ. Các gen a và b được biết nằm trên NST khác nhau. A, Cây có kiểu gen AaBb có hoa màu gì? B, nếu cây hoa này tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ như thế naof? Vẽ sơ đồ lai? C, Tại sao các đột biến trên là đột biến lặn? Giải thích? . Bài tập lý thuyết cho HS giỏi sinh cấp THPT Phần 1: di truyền học Câu 1. cho cây đậu hà lan có kiểu gen dị hợp tử quy định màu hoa. tử lặn về 2 gen mà cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1 :1: 1 thì ta có thể kết luận chính xác là mỗi gen nằm trên cùng 1 NST hay không? Giải thích? Câu 7. Để tổng hợp nên 1 NST nhân tạo thì. cần thiết cho sinh trưởng của chúng. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng sau. Dấu + cho thấy dòng đột biến sinh trưởng được, dấu – thì không. Dòng đột biến các chất đươc cho vào môi

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan