TRANG PHỤC ĐÔNG SƠN Ở VÙNG TÂY NGUYÊN potx

4 431 1
TRANG PHỤC ĐÔNG SƠN Ở VÙNG TÂY NGUYÊN potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 5. TRANG PHỤC ĐÔNG SƠN Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Các dân tộc có địa bàn cư trú thuộc dãy Trường Sơn, từ miền tây Quảng Bình đến miền Đông Nam Bộ, trang phục của họ còn mang đậm nét trang phục người Việt cổ bởi những nét chung sau: phụ nữ dùng váy quấn, nửa thân trên mặc áo chui đầu cộc tay hoặc dài tay hoặc ở trần tự nhiên, váy dài có trang trí các vạch và đường hình học. Trang phục nam giới chủ yếu là đóng khố có lá phủ (đệm khố), áo cộc tay xẻ ngực, trên đầu cả nam lẫn nữ có đai đầu bằng vải. Vào mùa lạnh có tấm vải choàng “áo ôm” được dùng phổ biến cho cả nam lẫn nữ. Kĩ thuật dệt của họ có kiểu cài hoa văn theo truyền thống, tương tự một số loại vải được tìm thấy ở mộ Châu Can. Mục đích dệt vải có kĩ thuật như một thành tố tạo nên trang phục, khổ vải chú yếu là hình chữ nhật để tạo ra váy, khố, áo ôm địu trẻ em. Khi liên kết hai ba tấm vải chữ nhật có kích thước nhỏ dệt dẵn đã tạo ra áo của nam hoặc nữ, với kĩ thuật, kiểu cách may ghép đơn giản, chủ yếu là những đường thẳng. Trang trí hoa văn dệt được bố cục thành những dải băng chạy dọc đường biên của khổ vải, có thể sử dụng kĩ thuật đính hạt cườm hoặc chỉ màu như các dân tộc Cơ Tư, Ba Na, Xê Đăng (thường ở cổ áo). Nói chung lối trang trí còn rất nguyên sơ vẫn giống thời cổ xưa. Ở các mộ chum Bàu Hòe (Bình Thuận) cũng phát hiện rìu xéo, nhạc đồng, giáo Đông Sơn. Mộ chum ở Dung Quất cũng tìm thấy giáo, dao găm cán hình chữ T có tay chắn hình sừng trâu rất đặc trưng đồ đồng Đông Sơn. Một chiếc môi có cán trang trí hoa văn hình sừng trâu ở tay cầm. Mộ Vò ở Phú Hòa, Quảng Nam cũng tìm tìm thấy một giáo, một dao găm, một đục, ba rìu Đông Sơn. Văn hóa Sa Huỳnh có giao lưu với văn hóa Đông Sơn về nhiều mặt. Đặc biệt rất phong phú về trang sức bằng đá, mã não, thủy tinh, khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai vấu, rất tiêu biểu cho văn hóa Sa Huỳnh. Trang sức bằng mã não và thủy tinh phong phú, đa dạng, chủ yếu là hạt chuỗi. Hạt chuỗi có nhiều loại hình đa giác, hình thoi, hình ống. Hạt cườm nhiều nhất là ở di chỉ Giồng Cá Vồ có tới 1406 hạt chuỗi, 28 khuyên tai, 32 vòng tay đá ngọc và mã não. Đồ trang sức thủy tinh 732 hạt chuỗi, 284 vòng, 24 khuyên tai. Sức sống mạnh mẽ của người Việt cở giao lưu trên toàn cõi đất nước khắp bắc, trung, nam. Nhiều đồ trang sức ở Sa Huỳnh đều có mặt tại Đông Sơn, Làng Vạc (Nghệ An), Đồng Mõm, Hoằng Lý. Khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba vấu còn được tìm thấy ở Phi-líp-pin, Indonesia, Đài Loan và Hồng Kông, những vùng ảnh hưởng của văn hóa Đông Sơn. Nội dung ẩn: . HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 5. TRANG PHỤC ĐÔNG SƠN Ở VÙNG TÂY NGUYÊN Các dân tộc có địa bàn cư trú thuộc dãy Trường Sơn, từ miền tây Quảng. miền Đông Nam Bộ, trang phục của họ còn mang đậm nét trang phục người Việt cổ bởi những nét chung sau: phụ nữ dùng váy quấn, nửa thân trên mặc áo chui đầu cộc tay hoặc dài tay hoặc ở trần. trưng đồ đồng Đông Sơn. Một chiếc môi có cán trang trí hoa văn hình sừng trâu ở tay cầm. Mộ Vò ở Phú Hòa, Quảng Nam cũng tìm tìm thấy một giáo, một dao găm, một đục, ba rìu Đông Sơn. Văn hóa

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan