NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 1 ppsx

8 353 1
NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - PHẦN 1 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (1847 - 1883) - 5. Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai (1882), chỉ huy quân Pháp Henri Rivière bỏ mạng Sau khi đã có các tổ chức hành chính, giao thông liên lạc, các cơ sở thương chính, thương nghiệp, nắm được tình hình tài nguyên, tài sản miền Bắc và có sẵn một số căn cứ đóng quân, thực dân Pháp ở miền Nam khởi sự đánh ra miền Bắc. Tháng hai năm Nhâm Ngọ, tức tháng 3 năm 1882, thống đốc Pháp ở Nam Kỳ cho tên thiếu tá hải quân Henri Rivière đem 600 quân đi hai chiếc tàu ra Bắc. Tới Hải Phòng, quân Pháp đánh chiếm khu mỏ Hòn Gai và vùng Hải Dương. Chúng lấy cớ quân Cờ đen cản trở việc buôn bán của lái buôn Pháp ở Hà Nội, nên chúng tiến lên Hà Nội trừng trị quân Cờ đen. Ngày 3 tháng 4 năm 1882, Henri Rivière tới Hà Nội, đóng quân tại Đồn Thủy là nơi có lãnh sự quán và doanh trại của quân Pháp. 5 giờ ngày 8 tháng 3 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 25 tháng 4 năm 1882, Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu, đòi ông phải triệt phá các công sự phòng thủ và đến 8 giờ sáng phải hạ vũ khí đầu hàng. Hoàng Diệu bác bỏ yêu sách của giặc, kiên quyết chiến đấu. 8 giờ sáng, không thấy bên ta trả lời, giặc Pháp khởi sự, bắn đại bác vào cửa Bắc thành Hà Nội mở đường tiến quân. Quân ta chống cự lại kịch liệt. Quân giặc chết nhiều. Đến 10 giờ 45 phút, giặc mở cuộc tiến công đồng loạt vào bốn cửa. Một lúc sau, kho thuốc súng trong thành bốc cháy, vì có một số tên phản bội đốt phá, làm nội ứng cho giặc. Quân ta hoang mang. Lợi dụng tình hình đó, quân Pháp bắc thang trèo lên phía cửa Tây, phá cổng, ồ ạt kéo vào thành. Hoàng Diệu thấy không thể chống cự được nữa, đi vào hành cung, viết tờ di biểu để lại cho Tự Đức, rồi đến Võ miếu trong thành, lấy khăn dài đương chít đầu buộc lên cây táo bên miếu, treo cổ tự tử. Quan lại trong thành đều bỏ chạy. Rivière đưa quân vào đóng trong thành. Triều đình Huế được tin, lệnh cho quan quân miền Bắc tổ chức chống cự. Nhưng quân Pháp xảo quyệt, dùng ngoại giao lắt léo để ngăn chặn ý đồ kháng chiến của triều đình Huế và giành thêm thắng lợi mới. Khâm sứ pháp Rheinart đưa thư cho sở Thương bạc (cơ quan ngoại giao) của triều đình Huế nói rằng: việc đánh chiếm Hà Nội không phải là chủ ý của nước Pháp nên sẽ trả lại, triều đình cho quan ra Hà Nội nhận thành. Nhưng khi Huế cử một tổng đốc ra Hà Nội làm việc thì Rivière vẫn đóng quân trong hành cung (tức trong nội thành) và đưa ra mấy yêu sách: 1- Nước Nam phải đặt dưới quyền bảo hộ của nước Pháp. 2- Nước Nam phải nhường thành phố Hà Nội làm nhượng địa của Pháp. 3- Để người Pháp tổ chức và cai quản các cơ quan thương chính ở Bắc Kỳ. Triều đình Huế do dự, không muốn chấp nhận yêu sách của Pháp. Chấp nhận những yêu sách đó là đầu hàng, mà là đầu hàng vô điều kiện. Thấy triều đình Huế trù trừ, không trả lời, Pháp tiếp tục hành quân xâm lược. Có thêm quân tiếp viện từ Sài Gòn đưa ra, ngày 28 tháng hai năm Quý Mùi (1883) Hen ri Rivière tiến đánh thành Nam Định. Thấy quân Pháp ở Hà Nội nống ra cướp phá các nơi, quan quân nhà Nguyễn ở ngoài Bắc tổ chức phản công, từ hai phía tiến về Hà Nội. Từ phía đông bắc, Tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản đưa quân xuống Gia Lâm. Từ phía tây bắc, Khâm sai tiết chế Hoàng Kế Viêm đưa quân về gần Hà Nội và cho Lưu Vĩnh Phúc đi tiên phong, đóng quân ở phủ Hoài Đức. Viên đại úy, phó chỉ huy quân Pháp là Berthe de Villers đem quân từ Hà Nội sang Gia Lâm, Trương Quang Đản lui quân về Bắc Ninh. Sáng ngày 13 tháng tư năm Quý Mùi (tức 19 tháng 5 năm 1883) Rivière đưa 500 quân lên phía Hoài Đức, nhưng tới mạn Cầu Giấy thì bị quân của Hoàng Kế Viêm và Lưu Vĩnh Phúc đánh tan. Gần một trăm quân Pháp chết trận và bị thương. Viên thiếu tá chỉ huy Hen ri Rivière bị giết chết. Viên đại úy phó chỉ huy Berthe de Villers bị thương nặng. Mặc dù thất bại, Pháp không lùi bước xâm lược. Bốn ngày trước khi Rivière bị giết, tức ngày 15 tháng 5 năm 1883, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu chuẩn chi một khoản tiền lớn năm triệu rưởi phờ-răng làm kinh phí đánh chiếm miền Bắc nước ta và lệnh cho bọn thực dân Pháp ở Việt Nam tiếp tục hành quân xâm lược. Chúng điều cả lục quân và hải quân cùng tiến công lên Sơn Tây và sang Bắc Ninh. Quan quân nhà Nguyễn ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các nơi khác cố chống đỡ, nhưng đều thất bại vì quân ít, yếu kém, vũ khí thô sơ, thiếu thốn. Cuộc kháng chiến chưa đạt kết quả gì thì ngày 16 tháng sáu năm Quý Mùi 1883, Tự Đức chết. Việc nối ngôi vua rối ren. Tự Đức không có con. Dục Đức là con nuôi, được đưa lên làm vua, nhưng chỉ ba ngày thì bị quyền thần truất ngôi và một người em của Tự Đức, con thứ 29 .của Thiệu Trị được đưa lên thay, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa. Triều đình Huế đương trong tình hình lộn xộn, đế quốc Pháp lợi dụng cơ hội mở rộng chiếm đóng trên cả nước ta. Ngày 20 tháng 8 năm 1883, một hạm đội Pháp do Courbet, thiếu tướng hải quân chỉ huy, đánh vào cửa Thuận An. Sau ba ngày cầm cự, quan quân nhàNguyễn thua trận. Các tướng lĩnh, người thì tử thương, người thì nhảy xuống sông tự tử. Triều đình Huế nhận thấy thế không thể chống đối được bằng quân sự, phải cho người cầm cờ trắng đề nghị hòa với quân Pháp. Người đại diện Pháp trong đạo quân xâm lược này là Harmand tới Huế để đặt các điều kiện nghị hòa của Pháp với triều đình nhà Nguyễn. __________________ . NGOẠI GIAO TRIỀU TỰ ĐỨC (18 47 - 18 83) - 5. Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai (18 82), chỉ huy quân Pháp Henri Rivière bỏ mạng Sau khi đã có các tổ chức hành chính, giao thông liên. Cuộc kháng chiến chưa đạt kết quả gì thì ngày 16 tháng sáu năm Quý Mùi 18 83, Tự Đức chết. Việc nối ngôi vua rối ren. Tự Đức không có con. Dục Đức là con nuôi, được đưa lên làm vua, nhưng. quyệt, dùng ngoại giao lắt léo để ngăn chặn ý đồ kháng chiến của triều đình Huế và giành thêm thắng lợi mới. Khâm sứ pháp Rheinart đưa thư cho sở Thương bạc (cơ quan ngoại giao) của triều đình

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan