Quan hệ với các nước Đông Nam châu Á potx

10 351 1
Quan hệ với các nước Đông Nam châu Á potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

5. Quan hệ với các nước Đông Nam châu Á Thời Minh Mạng, triều đình nhà Nguyễn có quan hệ với nhiều nước vùng Đông Nam Á. Mấy năm đầu còn thưa thớt, về sau quan hệ thường xuyên trong hàng chục năm liền, năm nào cũng có. Đầu năm 1824, Miến Điện cho sứ sang thông hiếu và đưa tặng phẩm: 1 ấn vàng, 40 cái nhẫn, 1 hộp trầu sơn son, 1 chuỗi trân châu "bất nhiên", 1 bức mền tơ đỏ, 2 bức tườu đại hồng ti, 2 bức tườu tố hồng ti. Minh Mạng gửi vua Miến Điện 32 cân quế 100 cây lụa, 100 cây sa, 100 cây tườu, 1.000 cân đường cát; tặng chánh sứ Miến Điện 100 lạng bạc, tặng phó sứ 80 lạng bạc, mỗi người 1 áo bào song khai bằng đoạn thêu và 1 quần; tặng 5 viên bồi sứ, mỗi người 60 lạng bạc, 1 áo nhung trung khai và 1 quần. Cho 40 quân tùy tùng mỗi người 4 lạng bạc, 1 áo đoạn đỏ trung khai và 1 quần. Đầu năm 1825, triều đình nhà Nguyễn cho người sang Hạ Châu và Giang Lưu Ba công cán. Hạ Châu và Giang Lưu Ba là Xanh-ga-po và In-đô-nê-xi-a. Sử ghi là đi công cán, không rõ là làm gì, hoạt động ngoại giao hay mua bán hàng hóa. Trong thực tế lịch sử triều đình Minh Mạng vẫn chưa có quan hệ ngoại giao chính quyền các nước Đông Nam Á. Giữa năm 1828, Minh Mạng ra lệnh cấm thuyền buôn nước ta không được đến buôn bán ở Hạ Châu, vì thuyền buôn nước ta ở Gia Định thường đem gạo sang bán ở Hạ Châu. Nhưng từ năm 1830 trở đi cho đến hết đời Minh Mạng, trong 10 năm liền, quan hệ buôn bán giữa ta và các nước Đông Nam Á năm nào cũng có. Ta bán sang các nước này những mặt hàng như: đường cát, đồng thoi, ngà voi, cánh kiến , và hàng ta mua thường là: kẽm, súng điển thương, vải trắng 6. Tiếp xúc với các nước phương Tây Từ cuối thế kỷ XVIII, trong đội quân mộ của Nguyễn Ánh để chống phong trào nghĩa quân Tây Sơn đã có một số người Pháp tới nhập ngũ. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua, mấy người Pháp là Chaigneau và Vannier ở lại làm quan tại triều đình Huế. Họ lấy vợ Việt Nam, sinh con đẻ cái và sống ở Việt Nam. Cuối đời Gia Long, Chaigneau về Pháp nghỉ 3 năm. Sau 3 năm nghỉ, Chaigneau được triều đình Pháp cử làm lãnh sự Pháp ở Việt Nam, đồng thời làm khâm sai của vua Pháp Louis XVIII, đem phẩm vật tặng vua Việt Nam và đưa quốc thư Pháp điều đình thông thương với Việt Nam. Chaigneau sang thì Minh Mạng đã làm vua thay Gia Long. Minh Mạng cho viết thư trả lời vua Pháp là hai nước Việt Nam và Pháp không việc gì phải làm điều ước thương mại. Tới buôn bán ở Việt Nam thì cứ theo luật pháp của Việt Nam là được. Năm 1822, một tàu chiến của Pháp là tàu Cléopâtre đến cảng Đà Nẵng; thuyền trưởng xin vào triều yết kiến, Minh Mạng không cho. Trong năm này, người Anh đưa quốc thư và tặng vật đến xin thông thương. Tặng vật gồm 500 khẩu súng điển thương và 1 đôi đèn pha lê. Minh Mạng cũng chối từ. Đối với người Pháp là Chaigneau và Vannier, thái độ của Minh Mạng ngày càng lạnh nhạt. Tới đầu năm 1825, Chaigneau và Vannier xin từ chức và từ biệt triều đình Huế, đem vợ con về Pháp. Mấy người Pháp ấy đi khỏi thì cũng đầu năm 1825, một đại tá hải quân Pháp là Bougainville đưa hai tàu chiến Thétis và Espérance vào cửa Đà Nẵng, đem phẩm vật và quốc thư Pháp, xin vào Huế yết kiến. Minh Mạng từ chối không tiếp, không nhận quà tặng, lấy cớ là không có người biết tiếng Pháp làm phiên dịch. Mùa thu năm 1825, một tàu buôn Pháp tới buôn bán ở Đà Nẵng, đưa tặng phẩm của Chaigneau và Vannier gửi nhà vua. Minh Mạng cho đưa quà tặng vào kho, coi như hàng mua và trả tiền là 7.680 lạng bạc. Đáp lại, Minh Mạng cũng gửi thư thăm và quà tặng cho Chaigneau và Vanmer. Năm 1826, chính phủ Pháp cho người cháu của Chaigneau sang làm lãnh sự Pháp ở Việt Nam. Triều đình Minh Mạng không nhận lãnh sự. Người Pháp này ở lại Việt Nam một thời gian, năm 1829 trở về Pháp. Tháng 12 năm 1827, Lê Văn Duyệt trách vua Minh Mạng đối xử tàn nhẫn với giáo sĩ người Pháp. Năm 1832, Pháp lại một lần nữa cho người cháu Chaigneau sang đặt quan hệ lãnh sự, nhưng vẫn không thành. Cuối năm 1832, Mỹ đặt quan hệ thông thương, cho hai người đem quốc thư tới. Sử cũ ghi tên hai người này theo âm Hán - Việt là Nghĩa Đức Môn, La Bách Đại. Minh Mạng cho viết thư trả lời tổng thống Mỹ nói rõ người Mỹ có thể tới thông thương được, chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam, chỉ đậu thuyền và buôn bán tại vũng Trà Sơn thuộc Đà Nẵng, không được lên bờ làm nhà, đặt cửa hiệu. Năm 1835, Minh Mạng ra lệnh cho các tỉnh ven biển miền Nam, khi thấy có tàu ngoại quốc ghé đậu bến nào thì quan coi bến phải đem thông ngôn tới xét hỏi tàu từ đâu tới, tàu chiến hay tàu buôn và báo về triều đình Huế ngay. Nếu là tàu chiến thì một mặt tâu về triều, một mặt cho quân cảnh giới nghiêm ngặt và tư đi các tỉnh lân cận đề phòng bất trắc. Ngày nào tàu đi, hoặc đóng lại làm gì, đều phải tâu luôn. Minh Mạng chỉ cho phép các tàu buôn phương Tây vào đậu và buôn bán ở Đà Nẵng như đã có lệnh từ trước, không được vào buôn bán ở các bến khác. Đầu năm 1837, một tàu buôn của Anh qua bãi Hoàng Sa bị cạn, hơn 90 người trên thuyền phải ghé vào trú ở bãi biển Bình Định. Minh Mạng cho bố trí chỗ ở và cung cấp tiền gạo cho họ. Chủ tàu và những quan chức Anh trên tàu rất cảm động và cảm ơn. Minh Mạng cho Nguyễn Tri Phương và một số người tùy tùng đem tàu đưa những người Anh này sang Hạ Châu, để từ đấy họ trở về nước. Nếu chỉ có quan hệ giao thương như thế thì sự tiếp xúc giữa triều đình nhà Nguyễn với người phương Tây, dù không hữu nghị cũng không có gì phiền phức xảy ra. Nhưng giao thương lại có vấn đề truyền giáo đi kèm. Minh Mạng không bằng lòng cho người phương Tây truyền đạo Gia Tô vào Việt Nam. Năm 1825, tàu Thétis của Pháp vào Đà Nẵng, cho tới khi đi tình hình êm đẹp. Nhưng khi tàu rời bến thì có một giáo sĩ Pháp là Rogerot lén lút ở lại Việt Nam, đi giảng đạo các nơi. Do đó, Minh Mạng ra chỉ dụ cấm đạo. Chỉ dụ nhấn mạnh "Đạo phương Tây là tả đạo, làm mê hoặc lòng người và hủy hoại phong tục cho nên phải nghiêm cấm để người ta phải theo chính đạo" . Đầu năm 1833, Minh Mạng ra chỉ dụ cấm đạo lần thứ hai. Các giáo sĩ bị lùng bắt, trục xuất. Giữa năm 1833, Lê Văn Khôi nổi loạn, chiếm giữ Sài Gòn. Trong hàng ngũ của Lê Văn Khôi có nhiều dân theo đạo, có linh mục, có cả giáo sĩ ngoại quốc. Khi cuộc nổi dậy bị dẹp tan, một giáo sĩ Pháp là Marchand cùng năm thủ lĩnh cuộc nổi dậy bị xử tử tại Huế. Một giáo sĩ Pháp khác là Gagelin bị bắt ở Bình Định cũng bị đưa về xứ tử tại Huế ngày 17 tháng 10 năm 1833. Trong những năm sau, khoảng mười giáo sĩ nữa bị giết. Năm 1836, Minh Mạng ra lệnh cấm đạo lần thứ tư. Lần này, lý do cấm đạo được nói rõ là vì các giáo sĩ nước ngoài phạm tội "do thám ngoại quốc". Cuối năm 1839, Minh Mạng cho các quan Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường đem hai người thông ngôn đi tàu sang Pháp, lấy cớ đi mua đồ, để điều đình với chính phủ Pháp đặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Nhưng các giáo sĩ Pháp ở Việt Nam báo về Pháp là triều đình Việt Nam tàn sát giáo sĩ, giáo dân, chính phủ không nên tiếp. Giáo hội Va-ti-căng cũng đề nghị với Pháp như vậy. Do đó, khi phái đoàn ngoại giao của triều đình Việt Nam tới Pháp, vua Louis Philippe và triều đình Pháp không tiếp. Phái đoàn này về tới Huế thì Minh Mạng không còn. Minh Mạng chết ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý (1840). Thiệu Trị là con trưởng lên nối ngôi. __________________ . 5. Quan hệ với các nước Đông Nam châu Á Thời Minh Mạng, triều đình nhà Nguyễn có quan hệ với nhiều nước vùng Đông Nam Á. Mấy năm đầu còn thưa thớt, về sau quan hệ thường xuyên. Mạng, trong 10 năm liền, quan hệ buôn bán giữa ta và các nước Đông Nam Á năm nào cũng có. Ta bán sang các nước này những mặt hàng như: đường cát, đồng thoi, ngà voi, cánh kiến , và hàng ta mua. cho các quan Trần Viết Xương, Tôn Thất Thường đem hai người thông ngôn đi tàu sang Pháp, lấy cớ đi mua đồ, để điều đình với chính phủ Pháp đặt quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Nhưng các giáo

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan