Chương ha:i NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN" ppt

6 231 1
Chương ha:i NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 II- NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN" Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người Tống dùng để chỉ Lê Hoàn từ sau khi họ thua về quân sự. Về ngoại giao, Lê Hoàn cũng rất khôn khéo và cứng rắn, nên người Tống càng e ngại, dè dặt. Họ nhìn nhận Lê Hoàn như một nhân vật thật sự kiên cường, dũng mãnh, không biết sợ là gì, có thể làm những việc kinh thiên động địa. Đúng là Lê Hoàn giỏi về nhiều mặt: giỏi quân sự, giỏi nội trị, mà ngoại giao cũng rất giỏi. Riêng về ngoại giao, trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa mềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng cứng rắn để hạn chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống. Sau khi đánh thắng quân Tống, Lê Hoàn chủ động cho sứ sang Tống. Trong thời gian từ năm 982 đến 985, sứ thần hai nước, ta và Tống thường qua lại, nhưng Lê Hoàn không đả động gì đến việc trả tù binh cho Tống. Mãi tới năm 986, tức 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Hoàn mới chấp nhận giải quyết vấn đề tù binh và báo cho Tống biết. Cuối năm 986, vua Tống cho hai quan văn là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang ta để nhận tù binh và mang sắc vua Tống phong Lê Hoàn chức "Tiết độ sứ”. Sắc phong này chỉ có ý nghĩa là nhà Tống phải chính thức thừa nhận Lê Hoàn là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê Hoàn vẫn là hoàng đế của một nước độc lập, không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống. Lê Hoàn trao trả cho Tống những binh sĩ và hai tướng Tống bị bắt tại trận là Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân. Năm sau (987), vua Tống lại cho Lý Giác sang sứ nước ta, sứ không ghi rõ là sang về việc gì. Lý Giác là một văn thần, học vấn rộng, thơ văn giỏi. Lần này, muốn để cho sứ Tống thấy nước ta là một nước thi thư, có văn hiến, có nhiều nhân tài, nhiều trí thức, nên Lê Hoàn cử một nhà sư là Đỗ Thuận tham gia tiếp sứ. Thời Ngô, Đinh, Lê, Lý, các nhà sư là tầng lớp có học thức nhiều hơn cả. Sư Đỗ Thuận giả làm một người "nhà đò" chở thuyền đi theo đoàn thuyền lên đón sứ Tống tại chùa Sách, ở hạ lưu sông Thương (có sách nói là sứ nhà Tống vào cửa biển Ngãi Am (Nam Định)). Đoàn sứ nhà Tống đi đường bộ từ biên giới tới chùa Sách thì xuống thuyền đi đường thủy vào kinh thành Hoa Lư (lúc ấy chưa đặt kinh đô tại Thăng Long). Đoàn đón sứ của ta bố trí cho Lý Giác (trưởng đoàn sứ nhà Tống) đi trên chiếc thuyền có nhà sư Đỗ Thuận mang danh chủ thuyền, cùng một vài quan lại của ta tham dự vào việc thù tiếp Lý Giác trên dọc đường đi. Có một buổi "nhà đò" Đỗ Thuận cầm chèo đưa thuyền đi, sứ Tống Lý Giác đứng ở mạn thuyền, ngắm cảnh trời mây, sông nước, nhìn thấy hai con ngỗng bơi lội dưới sông liền ngâm hai câu thơ: Nga nga lưỡng nga nga Ngưỡng diện hướng thiên nha. Lái đò Đỗ Thuận ngâm tiếp theo ngay: Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba. Bốn câu của hai người hợp thành một bài thơ hay. Sứ Tống Lý Giác rất khâm phục. Không phải chỉ khâm phục vì thấy một người lái thuyền biết làm thơ, họa thơ, ứng đối nhanh, mà còn khâm phục vì thấy mình ngâm hai câu có sẵn trong một bài thơ tứ tuyệt của một nhà thơ nổi tiếng thời Đường là Lạc Tân Vương và thay đổi một vài chữ cho hợp với cảnh vật lúc ấy, vậy mà người lái thuyền Đại Việt ngâm tiếp ngay hai câu, lại chính cũng là hai câu cuối bài thơ của Lạc Tân Vương, và cũng thay đổi vài chữ cho thích hợp. Bài thơ của Lạc Tân Vương là: Nga, nga, nga Khúc hạng hướng thiên ca Bạch mao phù lục thủy Hồng chúy bát thanh ba Dịch: (Ngỗng, ngỗng, ngỗng Nghếch cổ lên trời kêu Lông trắng phô nước biếc Chân hồng quẫy sóng xanh) Bốn câu thơ của Lý Giác và Đỗ Thuận hợp lại là: Nga nga lưỡng nga nga Ngường diện hướng thiên nha Bạch mao phô lục thủy Hồng trạo bãi thanh ba Dịch: (Ngỗng ngỗng, hai con ngỗng . Ngửa mặt nhìn chân trời Nước xanh phô lông trắng Chèo hồng đẩy sóng xanh). Lý Giác rất khâm phục người lái đò thông minh, uyên bác, và qua tài trí của người lái đò, Lý Giác rất khâm phục trình độ văn hiến và tài năng của nhân dân ta. Như thế là việc nhà sư Đỗ Thuận chèo thuyền tiếp sứ đã đạt được mục đích của Lê Hoàn. __________________ Khi tới Hoa Lư, Lý Giác làm một bài thơ gửi tặng người lái đò thi sĩ. Trong bài thơ có câu "Thiên ngoại hữu thiên ửng viễn chiêú” (Ngoài trời lại có trời soi nữa), có ý nói: ngoài vị thiên tử của nhà Tống còn có vị thiên tử nữa ở Đại Việt. Sử cũ ghi rằng "Nhà sư Đỗ Thuận đem thơ này dâng vua. Vua đưa cho nhà sư Ngô Khuông Việt xem. Khuông Việt nói: "Thơ này có ý tôn trọng bệ hạ không khác gì vua Tống " (Đại Việt sử ký toàn thư). Khi Lý Giác sứ Tống trở về nước, vào triều từ biệt vua ta Lê Hoàn, sử ghi "Lý Giác lạy ra về” (Đại Việt sử ký toàn thư). Đây là trường hợp hiếm có. Sứ thần phương Bắc sang Việt Nam, thường cậy mình là người thay mặt thiên tử, thiên triều, coi mình như ngang hàng vua Đại Việt, nên rất ngạo nghễ, hống hách, có khi bắt bẻ cả vua Đại Việt, nói gì đến lạy. Vậy mà sứ Tống đã lạy vua Lê Hoàn khi ra về vì Lý Giác rất mực khâm phục và tôn quý Lê Hoàn, vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Đại Việt. Năm 990, vua Tống lại cho một đoàn sứ giả sang ta, mang chiếu thư của vua Tống phong thêm cho Lê Hoàn hai chữ “Đác tiến". Việc chỉ có thế mà nhà Tống phái một đoàn sứ giả đi, đứng đầu là Tống Cảo chánh sứ và Vương Thế Tác phó sứ. Hai viên chánh, phó sứ này tỏ ra ngạo mạn, hống hách. Chúng báo sang là ta phải cho thuyền sang đón chúng tại Liêu Châu (thuộc Quảng Đông). Để giữ giao hảo giữa hai nước, Lê Hoàn cho một tướng đem chín thuyền to và 300 quân sang Liêu Châu đón sứ. Thuyền đón sứ đi khoảng một tháng mới tới trạm tiếp sứ của ta đặt ở gần kinh thành Hoa Lư. Từ trạm tiếp sứ, sứ Tống nhìn ra thấy dưới sông thuyền chiến san sát, quân sĩ ta đương chèo thuyền, đánh chiêng trống, hò reo tập trận. Bên sườn núi gần kinh thành, cờ xí, khí giới rợp trời, quân sĩ binh phục sặc sỡ, đi lại tấp nập. Đây là một cách uy hiếp tinh thần sứ Tống ngay khi chúng mới tới. Công việc của sứ là đem một chiếu thư của vua Tống tới vua ta. Theo lễ nghi ngoại giao phong kiến, khi nhận chiếu thư của thiên tử nước lớn, vua ta phải lạy bức chiếu thư đó. Nhưng nhận chiếu thư của vua Tống, Lê Hoàn không lạy, sứ Tống cũng đành chịu. Mở tiệc chiêu đãi sứ thần nhà Tống, vua Lê Hoàn cho đặt yến tiệc tại bãi biển, để chủ và khách vừa ăn yến, vừa liên hoan múa hát, lấy trò bắt cá làm vui. Tổ chức chiêu đãi như thế là rất trọng thể, nhưng lại rất bất tiện khó xử cho sứ, ăn mất ngon. Vì trong khi yến tiệc, Lê Hoàn tuy là vua, nhưng tự cởi mũ áo, bỏ giày, đi chân không lội xuống nước đâm cá. Các quan dự tiệc cũng cởi đai, mũ, đi chân không lội xuống nước tham gia trò đâm cá như Lê Hoàn. Mỗi khi có người đâm trúng cá thì mọi người hò reo nhảy múa. Sứ nhà Tống tại bàn tiệc trở nên lúng túng, không dám làm theo. Trong khi ăn uống, Lê Hoàn thường tự hát để mời rượu các sứ thần. Sứ nhà Tống đón cốc rượu mà không hát đáp lại được nên rất ngượng ngùng, không ăn uống được. Sau bữa tiệt ở bãi biển, một hôm nhà vua ta cho người khiêng một con trăn lớn, dài vài trượng đến sứ quán, nói với sứ nhà Tống: "Nếu ăn được, sẽ cho làm cỗ để mời". Sứ khiếp sợ, không dám nhận. Một buổi khác, Lê Hoàn cho dắt hai con hổ tới sứ quán để cho sứ thần vui chơi. Sứ càng sợ, không dám nhận (Những chuyện ta tiếp sứ Tống Cảo đều có ghi trong tờ tâu của Tống Cảo với vua Tống và chép trong Tống sử). Khi Tống Cảo, Vương Thổ Tác xin phép về nước, Lê Hoàn bảo thẳng vào mặt sứ: "Sau này có quốc thư thì nên để giao nhận ngay ở đầu địa giới, không phiền sứ thần đến đây nữa" (Đại Việt sử ký toàn thư). Khi về tới nước, bọn Tống Cảo phải tâu đúng như thế với vua Tống. Vua Tống cũng phải bằng lòng, không làm gì được hơn (Đại Việt sử ký toàn thư) 5 năm sau (tức năm 995), tại miền biên giới giữa nước ta và nước Tống, đôi khi có những cuộc xung đột vũ trang nhỏ do quân địa phương gây nên. Theo báo cáo của quan lại nhà Tống ở Quảng Tây, Liêm Châu là Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu gửi vua Tống thì ta đã cho hơn 100 thuyền chiến sang đánh cướp trấn Như Hồng thuộc Khâm Châu, gần biên giới nước ta, rồi lại cho hơn 5.000 hương binh đánh sang đất Ung Châu (Quảng Tây). Không rõ đó là những sự việc có thật hay quan lại nhà Tống ở vùng biên giới có ý vu cáo để gây chuyện với ta. Nhưng vua Tống bỏ qua những lời tâu ấy, không muốn có điều gì bất hòa với ta. __________________ Sau đó, bọn Trương Quan, vệ Chiêu Tiểu lại tâu dối vua Tống là vua Lê Hoàn đã bị mất ngôi, phải chạy ra hải đảo làm nghề cướp biển và cũng đã chết rồi. Vua Tống phải cho người đi dò xét xem hư thực thế nào thì thấy bọn này tâu láo. Vua Tống cho đem hành tội bọn Trương Quan, Vệ Chiêu Tiểu. Vệ Chiêu Tiểu bị xứ chém; Trương Quan sợ, phát bệnh mà chết. Sau khi hành tội bọn này, vua Tống cho Lý Nhược Chuyết sang sứ nước ta, mang chiếu thư và đai ngọc tặng vua Lê Hoàn "mong ta vẫn giữ quan hệ láng giềng tốt" (Đại Việt sử ký toàn thư). Lê Hoàn nhận chiếu thư và đai ngọc một cách bình đẳng với thiên tử nhà Tống, chứ không làm lễ phiên thần. Lê Hoàn bảo sứ Tống là Lý Nhược Chuyết rằng: "Việc cướp trấn Như Hồng là bọn giặc biển ở cõi ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu (chỉ nước ta) chống lại thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung (Quảng Châu) rồi đánh đến Môn Việt (vùng Phúc Kiến) há chi đánh một trấn Như Hồng mà thôi" (Đại Việt sử ký toàn thư). Thời xưa, triều đình Việt Nam tiếp sứ phương Bắc ít khi nói được những điều cứng rắn như thế. Năm 997, theo yêu cầu của Lê Hoàn, vua mới cửa nhà Tống là Tống Chân Tông phải hạ lệnh không cho sứ sang Việt Nam, mỗi khi có gì đưa sang Việt Nam thì chỉ cho quan đem đến biên giới rồi báo sang ta; ta cho người lên biên giới nhận. Từ đây cho tới khi Lê Hoàn mất, đôi khi chỉ có sứ ta sang Tống mà không có sứ Tống sang ta. Đây là một thắng lợi ngoại giao tỏ rõ sức mạnh của dân tộc ta vào thời kỳ Lê Hoàn làm vua và ưu thế của người Việt Nam trong quan hệ đối ngoại thời đó. Đối với nhà Tống, quan hệ hòa hảo giữa hai nước vẫn giữ vững, nhưng chỉ mình sang nước người mà người không được sang nước mình, chấm dứt mọi hành động hống hách, hạch sách của sứ Tống đối với nhân dân Việt Nam. Những thắng lợi ngoại giao của Lê Hoàn có ảnh hưởng tốt trong nhiều năm sau khi ông đã qua đời. Năm 1005 Lê Hoàn mất, miếu hiệu là Đại Hành Hoàng đế, sách sử thường viết là Lê Đại Hành. Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh lên nối ngôi, nhưng chưa đặt quan hệ với nhà Tống ngay, vì sau khi Lê Hoàn chết bọn vua chúa nhà Tống mưu tính đánh cướp nước ta. Vua Tống cho viên tri châu Quảng Châu là Lăng Sách và viên an phủ sứ miền biển là Thiệu Việp tìm hiểu tình hình và chuẩn bị kế hoạch xâm lược nước ta. Sau hơn một năm liệu định phương lược, tháng 7 năm 1006, bọn Lăng Sách tâu lên vua Tống xin đem quân đánh nước ta và y quả quyết : "Nếu triều đình chuẩn y, xin lấy binh ở các châu Quảng Nam và cho thêm 5.000 quân tinh nhuệ ở Kinh Hồ, theo hai đường thủy bộ cùng tiến thì lập tức bình định được" (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng vua Tống không dám quyết. Sức mạnh của dân tộc ta thời Lê Hoàn trị nước vẫn làm cho vua Tống e ngại. Cho nên Tống và ta tiếp tục giao hảo. Năm 1007 Lê Long Đĩnh cho sứ sang biếu vua Tống một tê ngưu và đề nghị mấy điều: 1. Vua Tống cho vua ta một bộ áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng. 2. Để người Việt Nam sang buôn bán tại Ung Châu (ngày nay là Nam Ninh). Vua Tống nhận lời tặng áo giáp, mũ trụ cho Lê Long Đĩnh và nhận để người Việt Nam sang buôn bán tại Liêm Châu và trấn Như Hồng. Về con tê ngưu, vua Tống không muốn nhận, lấy lý do là tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ, muốn trả lại, nhưng không dám, sợ mất lòng vua Việt Nam, để sứ ta về nước rồi mới cho đem con tê ngưu thả ra bãi biển. . Chương hai NGOẠI GIAO CỦNG CỐ ĐỘC LẬP – phần 2 II- NGOẠI GIAO CỦA NGƯỜI "VÁC NÚI, LẬT BIỂN" Người "vác núi lật biển" (phụ sơn đảo hải - Tống sử) là danh hiệu người. Hoàn là người cầm quyền trị nước của ta và chịu từ bỏ mưu đồ xâm lược nước ta. Trên thực tế, Lê Hoàn vẫn là hoàng đế của một nước độc lập, không phải tiết độ sứ của một địa phương nào của Tống việc của sứ là đem một chiếu thư của vua Tống tới vua ta. Theo lễ nghi ngoại giao phong kiến, khi nhận chiếu thư của thiên tử nước lớn, vua ta phải lạy bức chiếu thư đó. Nhưng nhận chiếu thư của

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan