NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG potx

4 485 1
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

3 YHSS NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM MỞ ĐẦU H iếm muộn (HM) là một vấn đề quy mơ tồn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế Giới, ước tính khoảng 8 – 12% các cặp vợ chồng trên thế giới gặp khó khăn trong việc có con (WHO,1991). Do vấn đề thừa dân số tại các nước đang phát triển, vấn đề sinh sản q mức được chú trọng hơn HM trong chương trình sinh đẻ có kế hoạch. Tuy nhiên, trong văn hố phương Đơng khả năng sinh đẻ là một trong những yếu tố có giá trị cao nhất. Nhiều gia đình phụ thuộc vào sự giúp đỡ về kinh tế của con cái, đặc biệt khi về già. Do vậy, sự khủng hoảng tâm lý có thể xảy ra khi vợ chồng bị HM. Trên những nghiên cứu thực hiện tại miền Bắc, đối với người Việt Nam, gia đình là đơn vị quan trọng nhất và được xem như một xã hội nhỏ. Đối với phụ nữ, có con liên NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI CÁC CẶP V CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM Drukker A.J, Wieserma N.J., Mai Bá Tiến Dũng, Giang Huỳnh Như, Nguyễn Thành Như, Lambalk CB. YHSS 4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM quan tới sự ổn định hạnh phúc gia đình và tạo dựng quan hệ mật thiết hơn với gia đình chồng. Đặc biệt, các con dâu trưởng rất mong muốn có đứa con đầu tiên, một năm sau cưới, để đề cao khả năng sinh đẻ của họ. Họ cảm thấy bị áp lực từ cha mẹ chồng trong việc sinh một cháu trai để nối dõi. Ở Việt Nam, các ảnh hưởng của HM lên các cặp vợ chồng còn ít được biết đến. Qua nghiên cứu do Drukker A.J và Wieserma N.J. tiến hành với sự cộng tác của các bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Giang Huỳnh Như, Nguyễn Thành Như, thực hiện trên các cặp vợ chồng HM đến khám tại Bệnh viện Bình Dân và bệnh viện Từ Dũ ở thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ 07/2005 đến 10/2005, dưới dạng bản câu hỏi và bản đánh giá tâm lý PET (Psychological Evaluation Test), và phỏng vấn trực tiếp, các tác giả đã rút ra những kết quả và kết luận dưới đây. CÁC KẾT QUẢ Có 118 cặp vợ chồng (236 người tham dự) trả lời bản câu hỏi. Tuổi trung bình của chồng là 32,24 ± 5,4 tuổi, và vợ là 29,11 ± 5,1 tuổi. Tất cả các cặp vợ chồng đều là HM nguyên phát, đang sống tại Miền Nam (41,5% sống tại TP.Hồ Chí Minh). Bản PET bao gồm 15 câu hỏi khảo sát các phản ứng tình cảm về các căng thẳng do HM gây ra. Các câu trả lời được chia làm 4 mức độ dựa trên tần suất (1 = không bao giờ/hiếm khi; 2 = thỉnh thoảng; 3 = thường xuyên; 4 = luôn luôn). Một thang điểm PET > 30 điểm được định nghĩa ngưỡng của những trường hợp cần sự giúp đỡ về tâm lý. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa điểm trung bình PET của chồng (27,38 ± 7,1) và vợ (27,92 ± 7,3). Trong khi đó, hầu hết các nghiên cứu khác đều đồng ý rằng HM gây căng thẳng cho phụ nữ hơn nam giới, điểm PET cho người phụ nữ thường cao hơn người đàn ông. Ngoài ra, qua nghiên cứu, thang điểm PET > 30 chiếm 30,9% các người tham gia. Như vậy, gần 1/3 cặp vợ chồng cần sự giúp đỡ tâm lý. Sự cần thiết tương đương ở cả chồng lẫn vợ cho dù nguyên nhân HM là gì. Đáng tiếc, sự hỗ trợ về tâm lý không nằm trong quá trình điều trị HM ở Việt nam. Câu hỏi “Bạn có lo sợ về tương lai khi không có con ?” tìm thấy 49% trả lời của kiểu tần số cao (điểm 3 hoặc điểm 4). Không có sự khác biệt được tìm thấy giữa người chồng và người vợ. Câu hỏi “Bạn có quan tâm đến vấn đề sinh sản hỗ trợ ?”, câu trả lời “có” được tìm thấy trong 67% các cặp vợ chồng và 5% không có ý kiến. Lý do không có sự quan tâm đến hỗ trợ sinh sản là chi phí điều trị cao. Vấn đề xin con nuôi chỉ được quan tâm ở 18% các cặp vợ chồng, 6% không có ý kiến và 76% với câu trả lời không. Lý do biện minh là “tôi muốn có con của tôi” hoặc “một đứa con nuôi không phải là một đứa con sinh học”. Không có sự khác biệt về 5 YHSS NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM thái độ xin con nuôi và hỗ trợ sinh sản giữa chồng và vợ. 95% cặp xem vấn đề có con như là một biện pháp an toàn cho tuổi già. Phụ thuộc vào con, sự vững bền tương lai và sự chăm sóc của con cái đối với cha mẹ là lời giải thích cho câu hỏi này. 12% cặp thích con trai, 2,5% thích con gái và 77,5% không có sự chọn lựa. Như vậy, mặc dù rất quan trọng ở xã hội Việt nam, đa số những người tham gia phỏng vấn không quan tâm sự lựa chọn con trai, họ chỉ ao ước có một đứa con khỏe mạnh. 28 cuộc phỏng vấn được thực hiện. Tuổi trung bình của người chồng là 35,9 (29- 45). Tuổi trung bình của người vợ là 27 tuổi (22-33). Tất cả các người tham dự phỏng vấn đều đã kết hôn và sống tại miền Nam. Về động cơ có con, các cặp vợ chồng giải thích rằng có con rất quan trọng cho việc ổn định hạnh phúc hôn nhân và mang đến niềm vui trong cuộc sống gia đình, nối dõi gia đình và cho cuộc sống về già của họ. Cuộc phỏng vấn đã cho thấy động lực có con của người phụ nữ ở miền Nam tương tự như phụ nữ ở miền Bắc Việt Nam. Niềm đau, mặc cảm, cô đơn và sợ hãi về vấn đề tương lai không ổn định được thường xuyên mô tả bởi cả người chồng lẫn người vợ. Những cuộc hội họp gia đình – chẳng hạn trong ngày Tết cổ truyền -, sinh nhật trẻ con và những đề tài liên quan đến trẻ em gợi nhớ những người tham dự phỏng vấn về việc không có con và làm họ đau buồn. Họ đối phó với cảm giác này bằng hai cách khác nhau: tránh xa và đối đầu. Một vài người, chủ yếu là phụ nữ, ở nhà thường xuyên để tránh xa những cuộc hội họp có trẻ con, một số khác ra khỏi nhà và chăm sóc những đứa cháu trai cháu gái, con đỡ đầu hoặc những đứa con của hàng xóm. Dù sao, tất cả người tham dự phỏng vấn, trừ một người, đều tin tưởng mãnh liệt vào kỹ thuật y khoa và họ rất lạc quan về cơ hội có con trong tương lai. Về đời sống hôn nhân, hầu hết tất cả các người chồng và người vợ đều muốn cùng giải quyết vấn đề và cho dù không có con họ vẫn sống với nhau. Áp lực gia đình chủ yếu ở con trai cả và con dâu, bị thúc ép có con càng sớm càng tốt để nối dõi tông đường. Tuy nhiên, về mặt xã hội, không có người nào cảm thấy bị cô lập hoặc bị phân biệt đối xử vì họ không có con. Họ vẫn được mời đến dự các buổi tiệc sinh nhật, các hoạt động xã hội với bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm. Về vấn đề giới tính của con, hầu hết trả lời “niềm ao ước của tôi là có đứa con khỏe mạnh của chính bản thân mình, không phân biệt trai hay gái”. Về vấn đề hỗ trợ sinh sản, xin con nuôi hoặc xin tinh trùng, không ai trong số những người tham dự buổi phỏng vấn có tín ngưỡng hoặc văn hóa chống lại sự sinh sản hỗ trợ như IUI, IVF, ICSI. Xin con nuôi không phải là một sự lựa chọn ưa thích vì đứa con không được sinh ra bởi dòng máu của họ. YHSS 6 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO  Abdallah S, Daar ZM. (2001). Infertility and social suffering: the case of ART in developing eountries. Sect 1, Infertility and assisted reproductive technologies in the developing world. In: Current Practices and Controversy in Assisted Reproduction: Report of a meeting on “Medical, Ethical and Social Aspects of Assisted Reproduction” WHO Headquarters, Geneva, Switzerland, 17-21 September 2001. p. 15-21.  Belanger D. (2002). Son preference in a rural village in North Vietnam. Stud Fam Plann. Dec; 33(4): 321-34  Bich P van. (1999). Reproduction and its Socio-cultural Meanings. In: Bich P van, The Vietnamese family in change: the case of the Red River Delta. Surrey: Curzon Press; 1999, p. 181-251.  Boonmongkon P. Family networks and support to infertile people. In: Current Practices and Controversies in Assisted Reproduction: Report of a meeting on “Medical, Ethical and Social Aspects of Assisted Reproduction” WHO Headquarters, Geneva, Switzerland, 17-21 September 2001. p. 281-286.  Connoly KJ, Edelmann RJ, Cooke ID, Robson J. (1992). The impact of infertility on psychological functioning. Journal of Psychosomatic Research 36, 459-468. Tương tự với vấn đề xin tinh trùng, mặc dù vài người dự tính xin tinh trùng của người anh hay em trai. Về mặt ảnh hưởng của kinh tế lên việc HM, chỉ một thiểu số những người được phỏng vấn tự chi trả được kinh phí điều trị HM bằng thụ tinh trong ống nghiệm. Hầu hết phải làm việc nhiều hơn và/hoặc vay mượn để trang trải việc điều trị. Các cặp vợ chồng có niềm tin mãnh liệt vào kỹ thuật y khoa. Tuy nhiên, phí điều trị khá cao so với thu nhập bình quân. Kết quả, họ phải giảm chi phí cá nhân và tiết kiệm tiền cho việc điều trị HM. Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thanh toán chi phí. Cha mẹ chồng hoặc vợ có dư dả tài chánh thường hỗ trợ chi phí điều trị. Sự khó khăn về kinh tế là một yếu tố lo âu đặc biệt cho các cặp vợ chồng HM. Kết luận, nghiên cứu này cho thấy ảnh hưởng của gia đình đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề HM, các hậu quả của kinh tế trên đời sống các cặp vợ chồng không nên xem thường và cần có tư vấn về tâm lý và sự hỗ trợ về tinh thần trong chương trình điều trị HM tại Việt Nam. . 3 YHSS NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM MỞ ĐẦU H iếm muộn (HM) là một vấn đề quy mơ tồn cầu. Theo. chọn ưa thích vì đứa con không được sinh ra bởi dòng máu của họ. YHSS 6 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CÁC CẶP VỢ CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO  Abdallah. MUỘN ĐỐI VỚI CÁC CẶP V CHỒNG TẠI MIỀN NAM VIỆT NAM Drukker A.J, Wieserma N.J., Mai Bá Tiến Dũng, Giang Huỳnh Như, Nguyễn Thành Như, Lambalk CB. YHSS 4 NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA HIẾM MUỘN ĐỐI VỚI ĐỜI

Ngày đăng: 26/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan