MÔ MÁU VÀ BẠCH HUYẾT ppt

29 999 9
MÔ MÁU VÀ BẠCH HUYẾT ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MÔ MÁU VÀ BẠCH HUYẾT I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:  Máu và bạch huyết là một dịch lỏng lưu thông trong các mạch máu và mạch bạch huyết, có thể được xem như một mô liên kết đặc biệt mà chất căn bản ở thể lỏng.  Máu và bạch huyết đều có nguồn gốc chung, được tạo ra từ những cơ quan tạo huyết, cụ thể là những tế bào máu đầu dòng.  Máu có màu đỏ vì hồng cầu có chứa huyết cầu tố (hemoglobin), còn bạch huyết không có huyết cầu tố.  Máu và bạch huyết liên quan chặt chẽ với nhau về cấu tạo và chức năng, luôn có sự trao đổi tế bào và các chất trong huyết tương và bạch huyết tương. Lymphô bào từ máu có thể chuyển sang tuần hoàn bạch huyết và ngược lại.  Tế bào máu có chu kỳ tái tạo sinh lý nhanh.  Mô máu đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể: dinh dưỡng, hô hấp, bảo vệ, đào thải các sản phẩm chuyển hóa, tham gia điều hòa thân nhiệt và điều hòa hoạt động các cơ quan nhờ hệ thống hormon và enzym.  Ở người trưởng thành, trung bình có khoảng 76ml máu trên 1kg cân nặng. Trọng lượng chung chiếm 7-9% thể trọng. Máu gồm 2 phần cấu tạo là huyết tương (55- 60%) và tế bào máu (40-50%). Máu đông lại nhanh chóng khi ra ngoài lòng mạch. Khi trộn máu với một chất chống đông rồi cho vào 1 ống nghiệm và đem ly tâm, ta thấy nó phân thành :  1 lớp trong suốt nổi lên trên gọi là huyết tương.  1 cục máu chứa các tế bào máu, tụ ở phía dưới, gồm có 2 lớp nhỏ: 1 lớp màu đỏ chứa các hồng cầu và 1 lớp màu trắng chứa các bạch cầu và tiểu cầu. Huyết thanh Huyết tương Sợi huyết MÁU Cục Hồng cầu máu Tế bào máu Bạch cầu đông Tiểu cầu  Huyết tương là một chất lỏng màu vàng nhạt, vị mặn, hơi nhớt, pH khoảng 7.36, chứa 90-91% nước, 7-10% các chất khác. Các chất trong huyết tương gồm có:  Protein: albumin, globulin, fibrinogen, các enzym, acid amin, creatin, creatinin, urê  Lipid: acid béo tự do, triglycerit, cholesterol và các lipid khác kết hợp với protein.  Glucid: chủ yếu là glucosa.  Các chất điện giải: ion Na + , Ca ++ , Mg ++ , Cl - , HCO3 - , SO4 - , HPO - , II. TẾ BÀO MÁU 1. Hồng cầu: Ở người hồng cầu là những tế bào không nhân, gần như không có bào quan, có dạng hình dîa lõm 2 mặt ở giữa. Tính chất lõm 2 mặt giải thích vì sao trên phết máu ngoại vi, vùng trung tâm hồng cầu lại nhợt màu hơn vùng ngoại vi. Dạng dĩa lõm 2 mặt vô cùng hữu hiệu cho sự trao đổi khí; bởi vì nếu hồng cầu có dạng hình cầu thì diện tích bề mặt trao đổi sẽ bị giảm đi 30%. Đường kính của hồng cầu bình thường là 7,2 - 8 micron, chiều dày vùng biên là 2 - 3 micron. Trong trạng thái bình thường, ngoài hồng cầu hình dîa, hơn 80%, ta có thể gặp các dạng hồng cầu khác như hình cầu, hình dîa không lõm, dạng gai (hồng cầu già). Hồng cầu dạng hình liềm là dạng đặc biệt chỉ thấy ở người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Những hồng cầu có kích thước trên 8 micron gọi là đại hồng cầu, các hồng có đường kính 6 micron hay nhỏ hơn gọi là tiểu hồng cầu. Diện tích bề mặt của một hồng cầu bình thường là 125 micron 2 , còn thể tích là 90 micron 3 . Ngày nay với sự ứng dụng các thiết bị điện tử trong phòng huyết học, việc xác định thể tích hồng cầu ngày càng phổ biến trong thực tế.  Màng hồng cầu là một màng bào tương nhưng có một số đặc điểm cấu tạo khác với các tế bào khác. Trước hết màng hồng cầu có nhiều lỗ nhỏ với đường kính khoảng 0,5 nm. Mặt trong của màng bào tương có một lưới sợi của bộ xương tế bào. Các sợi này không đan chéo trong bào tương của hồng cầu. Do hình thức cấu tạo đó, nên hồng cầu có hình dáng và kích thước ổn định, nhưng có khả năng đàn hồi. Trên bề mặt của màng có nhiều oligosaccharid kết hợp với lipid (gluco-lipid) và với protein (glucoprotein) tạo nên những kháng nguyên nhóm máu đặc biệt (kháng nguyên hệ ABO, Rh ).  Bào tương hồng cầu chứa 66% nước và 34% chất khô. Hemoglobin chiếm 95% chất khô, còn 5% là các chất khác. Mỗi hồng cầu có khoảng 350 triệu phân tử Hb (35 microgam Hb trong 1 hồng cầu). Ở người có 2 dạng Hb: HbA ở người trưởng thành, HbF ở phôi thai. Ngay sau sanh tỉ lệ HbA/HbF là 80/20 phần trăm. Lúc trưởng thành thì tỉ lệ đó là 98/2. Hemoglobin có thể kết hợp với oxy hoặc với CO 2 để thực hiện chức năng hô hấp: vận chuyển oxy đến các tế bào và thu CO 2 ở các tế bào để thải qua phổi. Sau khi kết hợp với oxy, hemoglobin được gọi là oxyhemoglobin.  Hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày. Mỗi ngày có khoảng 200 triệu hồng cầu bị phá hủy. Khi bị phá hủy hemoglobin phân thành globin và nhóm Hem có chứa Fe. 2. Tiểu cầu: Tiểu cầu là những mảnh tế bào không nhân. So sánh với hồng cầu, ta thấy tiểu cầu có đường kính từ 2 - 4 mcm. Tiểu cầu có dạng đĩa lồi 2 mặt, nhưng khi được hoạt hóa chúng sẽ tạo ra nhiều chân giả trông như các con cầu gai. Trong tiểu cầu có 1 bộ xương tế bào, glycogen, ty thể, các loại hạt (H), 1 hệ thống ống đặc (HTOÐ) vàì 1 hệ thống kênh mở (HTKM). Ảnh vi điện tử cho thấy hệ thống 5 - 10 siêu ống của bộ xương tế bào chạy vòng ở ngoại vi tiểu cầu( mũi tên), ty thể (ty), glycogen (gly), các loại hạt khác (H), hệ thống ống đặc (HTOÐ) vàì hệ thống kênh mở (HTKM).  Loại hạt có số lượng nhiều nhất là các hạt alpha. Các hạt này có màng bao riêng, bên trong chứa các chất hoạt động trong quá trình cầm máu như yếu tố tiểu cầu IV và thrombospondin và 1 số yếu tố tăng trưởng đối với tế bào cơ trơn và nguyên bào sợi. Một loại hạt khác có số lượng ít hơn gọi là thể đặc vì bên trong chứa 1 chất rất đặc, tách khỏi màng bao riêng của nó. Chất đặc chứa ATP, canxi và seretonin; cũng là những chất cần thiết cho quá trình cầm máu. Hệ thống ống đặc tạo bởi các ống nhỏ ngắn và dẹt, bên trong chứa canxi đậm đặc rất cần thiết trong sự hoạt hóa tiểu cầu. Hệ thống này có nguồn gốc từ lưới nội bào hạt của tế bào nhân khổng lồ, là các tế bào sản xuất tiểu cầu. Hệ thống kênh mở là 1 mạng lưới các túi không bào lớn thông nối với nhau và với môi trường bên ngoài. Ðây là 1 nguồn dự trữ màng cho phép thực hiện nhanh chóng các trao đổi giữa tiểu cầu và môi trường xung quanh.  Tiểu cầu giữ vai trò chính trong quá trình cầm máu và đông máu bước đầu, để hạn chế sự chảy máu ra ngoài lòng mạch. Lúc bình thường, các tiểu cầu có dạng đĩa lồi 2 mặt và không bị kết dính vào nhau hay vào lòng mạch. Khi lớp nội mô mạch máu bị tổn thương sẽ để lộ ra màng đáy và mô liên kết bên dưới, tiểu cầu sẽ dược hoạt hóa và bị kéo về phía tổn thương. Ngay tức khắc, tiểu cầu chuyển từ dạng bình thường sang dạng cầu gai đến bám lên vị trí tổn thương đồng thời giải phóng ra ngoài các chất chứa trong các hạt và thể đặc thông qua hệ thống kênh mở. Các chất này sẽ lôi kéo thêm các tiểu cầu khác đưa đến một sự kết tụ tiểu cầu. Sự kết tụ tiểu cầu tạo thành 1 nút tiểu cầu còn gọi là cục huyết khối trắng, giúp bịt kín tổn thương và làm ngừng sự chảy máu.  Tiểu cầu đã hoạt hóa còn giải phóng các yếu tố xúc tác phản ứng chuyển fibrinogen hòa tan trong huyết tương thành các sợi fibrin không tan. Các sợi này kết thành 1 mạng lưới phủ lên cục huyết khối trắng làm nó thêm vững chắc. Khi có nhiều hồng cầu bị kẹt vào trong các mắt lưới, cục huyết khối trắng biến thành cục huyết khối đỏ.  Như vậy tiểu cầu là những mảnh tế bào không nhân, có chức năng cầm máu. Có thể tóm tắt chức năng này như sau: 1. Khi có tổn thương nội mô, tiểu cầu được hoạt hóa và kết dính vào mô liên kết bên dưới tổn thương 2. Tiểu cầu hoạt hóa giải phóng các chất chứa bên trong các hạt 3. Các chất này gây ra kết tụ tiểu cầu tạo thành cục huyết khối trắng 4. Cục huyết khối trắng biến thành huyết khối đỏ khi có các hồng cầu mắc kẹt vào trong mạng lưới fibrin. 3. Bạch cầu:  Bạch cầu, còn gọi là tế bào máu trắng, là những tế bào di động mạnh, có trong dòng máu, bạch huyết cũng như trong mô liên kết. Chức năng quan trọng nhất của [...]... vị trí các mạch bạch huyết Bạch huyết có thể chia thành: bạch huyết ngoại vi (trước các hạch), bạch huyết trung gian (sau khi đi qua các hạch) và bạch huyết trung tâm (ở ống ngực và ống bạch huyết phải) IV SỰ TẠO HUYẾT: Tế bào máu là những tế bào biệt hóa cao, được hình thành trong quá trình tạo huyết Có 2 giai đoạn tạo huyết: tạo huyết phôi thai đưa đến sự hình thành mô máu và tạo huyết sau sanh giúp... 0,40-0,47 Số lượng tiểu cầu: 250.000-300.000/mm3 Công thức bạch cầu: 6000-8000/mm3 (nam 7000, nữ 6200) Bạch cầu trung tính: 65-70% Bạch cầu ưa acid: 7-9% Bạch cầu ưa baz: 0-5% Lymphô bào: 23-25% Mono bào: 3-5% III BẠCH HUYẾT: Bạch huyết là một dịch lỏng màu vàng chảy trong các bạch huyết quản Bạch huyết gồm có: bạch huyết tương và bạch huyết cầu Bạch huyết tương có thành phần hóa học gần giống với huyếút... globulin Trong bạch huyết tương còn có chứa nhiều enzym đường phân, diastase, lipase , nhiều lipid, glucid đơn và các chất có gắn canci, sắt và các chất khoáng khác Lymphô bào chiếm 98% tế bào trong bạch huyết, ngoài ra còn có mono bào, một số bạch cầu hạt Bạch huyết tương được hình thành tại các mao mạch bạch huyết, do hiện tượng ngấm dịch mô dưới áp lực thủy tĩnh và thẩm thấu Thành phần bạch huyết thay... thymus và các cơ quan tạo huyết ngoại vi khác 2 Tạo huyết sau sanh: Quá trình tạo huyết sau sanh xảy ra trong các cơ quan đặc biệt gọi là cơ quan tạo huyết (xem “Các cơ quan tạo huyết ): tủy xương và các cơ quan lympho Tủy tạo huyết chứa mô tủy là nơi tạo ra hồng cầu, bạch cầu hạt, tiểu cầu, mono bào và lymphô bào Các cơ quan lymphô chứa mô bạch huyết là nơi sinh sản, biệt hóa lymphô bào T, B và tương... sinh lý mô máu 1 Tạo huyết phôi thai: a Tạo huyết ở thành túi noãn hoàng: ở người, quá trình tạo huyết đầu tiên xảy ra ở thành túi noãn hoàng, vào tuần lễ thứ 3 Các tế bào trung mô ở túi noãn hoàng, tập trung thành đám, mất nhánh nối, đó là những tiểu đảo máu (tiểu đảo Wolff-Pander) Những tế bào ngoại vi của tiểu đảo máu biệt hóa thành tế bào dẹt như tế bào nội mô, các tế bào còn lại sẽ sinh sản và biệt... được với bạch cầu nam nhờ sự hiện diện của thể dùi trống đặc biệt Bạch cầu đa nhân trung tính đóng vai trò chính trong các phản ứng viêm cấp tính do vi khuẩn gây ra Tại ổ viêm, các mạch máu giãn nở, bạch cầu đa nhân trung tính sẽ kết dính vào vách mạch máu gọi là hiện tượng tụ vách (1); rồi bằng chuyển động amibe, nó chui qua giữa các tế bào nội mô, gọi là hiện tượng xuyên mạch (2 và 3) để đi vào mô liên... thải hay giữ mảnh ghép  Bạch cầu chia thành bạch cầu hạt và bạch cầu không hạt Bạch cầu hạt là những tế bào có chứa nhiều hạt trong bào tương Nếu các hạt đó nhuộm màu acid thì gọi là bạch cầu ưa acid (ái toan), các hạt nhuộm màu baz thì gọi là bạch cầu ưa baz (ái kiềm), các hạt không nhuộm màu acid cũng như màu baz thì gọi là bạch cầu trung tính Bạch cầu hạt còn có thể gọi là bạch cầu nhân đa hình (polymorphonuclear... thực bào của bạch cầu ưa baz không đáng kể  Nhân bạch cầu ưa baz ít phân thùy Trong mô liên kết nhất là các vùng xung quanh mạch máu, có 1 loại tế bào khác gọi là tế bào Mast Tế bào này có đường kính hơn 20 mcm, nhân tròn, bào tương cũng chứa nhiều hạt ái kiềm lớn tương tự bạch cầu đa nhân ái kiềm Tế bào mast có nguồn gốc từ các tế bào gốc trong tủy xương, các tế bào này đi vào máu rồi vào mô liên kết... đại thực bào tiêu hủy  Như vậy bạch cầu đa nhân trung tính là loại bạch cầu chiếm tỉ lệ cao nhất Nhân có nhiều thùy, bào tương chứa nhiều hạt nhỏ mịn gồm các hạt azur và hạt đặc hiệu Thực hiện chức năng thực bào vi khuẩn ở ngoài mô máu b Bạch cầu ưa acid: Bạch cầu ưa acid là những tế bào hình cầu, kích thước 9-10 micron trong giọt máu tươi, 10- 14 micron trong tiêu bản máu dàn, bào tương chứa nhiều... ngoài mạch Một số tế bào máu nguyên thủy vẫn tồn tại ở dạng không biệt hóa, những tế bào này sẽ di chuyển vào các cơ quan trong phôi, ở đó chúng tiếp tục quá trình tạo máu hoặc tạo mô liên kết b Tạo huyết ở gan: ở người, gan bắt đầu hình thành vào tuần thứ 3-4, đến tuần thứ 5 gan trở thành trung tâm tạo huyết Tế bào máu đầu dòng di chuyển từ túi noãn hoàng đến gan phân chia mạnh và biệt hóa thành hồng . MÔ MÁU VÀ BẠCH HUYẾT I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG:  Máu và bạch huyết là một dịch lỏng lưu thông trong các mạch máu và mạch bạch huyết, có thể được xem như một mô liên kết đặc biệt. (hemoglobin), còn bạch huyết không có huyết cầu tố.  Máu và bạch huyết liên quan chặt chẽ với nhau về cấu tạo và chức năng, luôn có sự trao đổi tế bào và các chất trong huyết tương và bạch huyết tương  Máu và bạch huyết đều có nguồn gốc chung, được tạo ra từ những cơ quan tạo huyết, cụ thể là những tế bào máu đầu dòng.  Máu có màu đỏ vì hồng cầu có chứa huyết cầu tố (hemoglobin), còn bạch

Ngày đăng: 26/07/2014, 11:22

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan