SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN pps

10 824 4
SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN 1. Nha thức hay công thức răng Dùng để biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở một bên hàm (nửa hàm trên và nửa hàm dưới ). + Răng sữa : Cửa Nanh Cối sữa = 10 + Răng vĩnh viễn : Cửa Nanh Cối nhỏ Cối lớn = 16 + Nhóm răng : -Nhóm răng trước : Gồm nhóm răng Cửa + Nhóm răng Nanh. -Nhóm răng sau : Gồm tất cả các nhóm răng Cối. 2 1 2 2 1 2 2 1 2 3 2 1 2 3 2 2. Các giai đoạn phát triển của răng : 2.1 Giai đoạn tăng trưởng (growth): Hình thành mầm răng, xuất hiện các tạo men bào (ameloblasts) và tạo ngà bào (odontoblasts), lắng đọng các chất căn bản của men và ngà. 2.2 Giai đoạn vôi hóa (calcification) : Trầm hiện các muối calcium làm cho các chất căn bản trở nên cứng hơn. 2.3 Giai đoạn mọc răng (eruption) : Chính là sự di chuyển của răng vào trong hốc miệng. 2.4 Giai đoạn mòn răng (attrition) : Do ăn nhai. 2.5 Giai đoạn tiêu ngót (resorption) chân răng (đối với răng sữa ) hay giai đoạn bồi đắp xêmăng chân răng (đối với răng vĩnh viễn ) để bù cho sự mòn men. Xáo trộn một trong các giai đoạn trên sẽ đưa đến các bất thường hoặc các trường hợp bệnh lý như : thừa hoặc thiếu răng, nang răng hay bướu răng thiểu sản men, răng mọc ngầm 3. Sự mọc răng : 3.1 Định nghĩa : Mọc răng là một quá trình trong đó một răng đang phát triển di chuyển từ vị trí ban đầu của nó trong xương hàm đến một vị trí chức năng trong miệng và tiếp tục sự dịch chuyển chức năng trong suốt thời gian tồn tại của răng . 3 Quá trình mọc răng gồm có 3 pha : 1.Pha dịch chuyển trước khi mọc. 2.Pha dịch chuyển tiền chức năng (giai đoạn mọc lâm sàng). 3.Pha dịch chuyển sau khi mọc hay pha chức năng. 3.2 Nhận xét : - Răng mọc dần dần và xen kẻ có những kỳ gián đoạn,vận động mọc diễn ra chủ yếu về đêm, ban ngày thì chậm hay dừng lại. - Răng hàm trên được bắt đầu tạo trước răng hàm dưới nhưng thường răng hàm dưới mọc trước răng hàm trên. - Nữ mọc sớm hơn nam, trẻ gầy mọc sớm hơn trẻ mập. - Mọc sớm, chậm vài tháng được xem là bình thường. - Mọc răng là một hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên trẻ có thể bị sốt nhẹ, ngủ không yên, chảy nước miếng, và không có liên quan gì đến sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng. - Tốc độ mọc răng tùy thuộc vào loại răng, trung bình là 1mm/tháng, (ở tình trạng chen chúc có thể là 1mm/6 tháng). Thời gian mọc trung bình là từ 4 đến 7 tháng. 4 - Khi một răng chuẩn bị mọc, lớp xương phủ bên trên sẽ bị tiêu hủy và mô mềm trên đó cũng có những thay đổi để chuẩn bị cho việc mọc răng. - Ở răng vĩnh viễn, chân răng sữa phải bị tiêu đi để có chỗ cho mầm răng vĩnh viễn (RVV) mọc. - Răng sữa chậm rụng : rối loạn sự hình thành RVV hay RVV mọc sai vị trí 4. Bộ răng sữa : - Xu ất hiệ n lúc 6 tháng tuổi, và kết thúc ở khoảng từ 2 đến 2 tuổi rưỡi, theo thứ tự sau : Răng trên I II IV III V Răng dưới I II IV III V Tháng tuổi 6 7 12 16 20 Tháng tuổi 8 9 14 18 24 5 - Răng cối sữa 1 mọc trước răng nanh có lẽ liên quan đến việc thiết lập cắn khớp giữa cung răng trên và dưới. - Chân răng sữa hình thành đầy đủ sau khi mọc khoảng từ 1 đến 1 năm rưỡi. - Sự hình thành 1 răng sữa mất khoảng từ 2 đến 4 năm từ khi xuất hiện mầm răng cho đến khi chân răng hoàn thành. 5. Bộ răng vĩnh viễn: - Trong khi các răng sữa mọc và hoạt động chức năng, thì các răng vĩnh viễn đã bắt đầu Calci hóa và thành lập thân răng ( R6 -lúc sanh; R7-cuối năm thứ ba; R8-lúc 9 tuổi). - Trung bình quá trình hình thành của một răng vĩnh viễn chiếm khoảng 12 năm. - Chân của các răng vĩnh viễn được hoàn thành sau khi răng mọc được 2-3 năm. 6. Quá trình thay răng (Bộ răng hỗn hợp) : - Răng vĩnh viễn đầu tiên mọc là răng cối lớn I, tiếp theo là răng cửa giữa dưới (có khi ngược lại), từ đây bắt đầu quá trình kéo dài cung răng . - Sau đó cứ trung bình một năm thì có một răng mọc cho đến khi xuất hiện răng cối lớn II (khoảng 12 tuổi) , thì 6 năm sau ( hoặc lâu hơn nữa ) răng cối lớn III 6 sẽ mọc – sự kéo dài cung răng kết thúc, bộ răng vĩnh viễn hoàn thành (18-25 tuổi). -Thời gian mọc và thay răng (đơn giản hoá): Tuổi 7 8 11 9 10 6 12 18 Răng trên 1 2 3 4 5 6 7 8 Răng dưới 1 2 3 4 5 6 7 8 Tuổi 7 8 9 10 11 6 12 18 -Thời gian mọc răng ở các răng nanh, răng cối nhỏ II và nhất là răng cối lớn III bị biến đổi nhiều nhất. - Các răng cối lớn I tác dụng như những viên đá đỉnh vòm (yếu tố quyết định) của bộ răng vĩnh viễn, thiết lập và duy trì sự đúng đắn về vị trí của chúng trong quá trình thay răng của các răng phía trước nó. - Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị RVV. - Các mầm răng có thể bị tổn thương : 7 - Từ trong bào thai. - Khi sanh. - Sau khi sanh cho đến 12 – 16 tuổi. -Có sự thay đổi cấu trúc của răng theo tuổi : -Men răng mới mọc còn xốp : dễ sâu nhưng cũng dễ ngấm Fluor, càng về sau chất hữu cơ càng giảm, làm răng trở nên giòn và sẫm màu hơn. -Ngà : thành lập dần ngà thứ cấp làm buồng tuỷ hẹp lại. -Xê măng mới bồi đắp liên tục (bù trừ sự mòn răng) 6. Các rối loạn trong quá trình phát triển của bộ răng 1. Bất thường về số lượng: -Thiếu răng toàn bộ (rất hiếm) hay thiếu một phần (R2, R5, R8). -Thừa răng (Mesiodens, cận R6) 2. Bất thường về cấu trúc: men ngà bất toàn, thiểu sản men… -Do chấn thương (sai khớp cắn răng sữa làm ngăn cản sự tạo men RVV). -Do viêm nhiễm virus (bệnh toàn thân), thuốc (Tetra…), hoá chất (Fluor…). -Do di truyền (thường bị ở cả hai hàm và ở cả hai bộ răng) 8 + Thời điểm tác động sẽ quyết định vị trí loạn sản, ngược lại từ vị trí loạn sản sẽ suy đoán được thời điểm tác động. 3. Bất thường về kích thước (hình dáng vẫn bình thường). -Microdontia hay Macrodontia. 4. Bất thường về hình thái : -Dị dạng, chân răng gấp khúc, sinh đôi, dính nhau, nhiều chân… 5. Bất thường về thời gian và trình tự mọc. 7. Nhận dạng về pháp lý – xác định tuổi : - Có thể đoán định tuổi chính xác đến ½ năm cho những người hoặc di cốt nếu dưới 20 tuổi. - Xác định qua mức độ xơ hoá (hay độ trong) của ngà chân răng (đơn giản, nhanh chóng và chính xác). - Gần đây nhất là có thể xác định tuổi từ 5 cho đến 70 tuổi bằng phản ứng hoá học xác định mức độ chuyển hoá Acid Aspartic trong men răng (tốn kém nhưng đáng tin cậy). - Qua cấu trúc răng có thể xác định các răng riêng lẻ có của cùng một người hay không. 9 CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ 1- Nha thức là công thức biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở cả 2 bên hàm ( Đ - S ) 2- Răng vĩnh viễn có 3 nhóm răng là nhóm răng cửa, nhóm răng nanh và nhóm răng hàm. ( Đ - S ). 3- Giai đoạn mọc răng lâm sàng chính là pha dịch chuyển sau khi răng mọc hay pha chức năng ( Đ - S ). 4- Răng hàm dưới được bắt đầu tạo trước răng hàm trên nên thường mọc ra trước răng hàm trên. ( Đ - S ). 5- Mọc răng ở trẻ luôn có liên quan đến tình trạng sốt co giật, tiêu chảy và viêm họng. ( Đ - S ). 6- Tốc độ mọc răng trung bình là 1mm/ tháng. ( Đ - S ). 7- Thường thì răng nanh hàm trên mọc sau răng cửa bên và cối nhỏ thứ nhất. ( Đ - S ). 8- Răng 6 tuổi chính là răng số 1. ( Đ - S ). 9- Nếu nhổ răng sữa không đúng thời điểm, nhất là nhổ sớm sẽ ảnh hưởng đến sự mọc và định vị răng vĩnh viễn. ( Đ - S ). 10- Các mầm răng chỉ có thể bị tổn thương từ trước khi sanh mà thôi. ( Đ - S ). 10 . 1 SỰ THÀNH LẬP BỘ RĂNG SỮA VÀ BỘ RĂNG VĨNH VIỄN 1. Nha thức hay công thức răng Dùng để biểu diễn số lượng của từng nhóm răng ở một bên hàm (nửa hàm trên và nửa hàm dưới ). + Răng sữa. cho đến khi chân răng hoàn thành. 5. Bộ răng vĩnh viễn: - Trong khi các răng sữa mọc và hoạt động chức năng, thì các răng vĩnh viễn đã bắt đầu Calci hóa và thành lập thân răng ( R6 -lúc sanh;. hình thành của một răng vĩnh viễn chiếm khoảng 12 năm. - Chân của các răng vĩnh viễn được hoàn thành sau khi răng mọc được 2-3 năm. 6. Quá trình thay răng (Bộ răng hỗn hợp) : - Răng vĩnh viễn

Ngày đăng: 26/07/2014, 11:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan