Giáo án địa lý 12 - Bài 26: cơ cấu ngành công nghiệp doc

10 6.7K 23
Giáo án địa lý 12 - Bài 26: cơ cấu ngành công nghiệp doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Giáo án địa lý 12 - Bài 26: cơ cấu ngành công nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp, một số ngành công nghiệp trọng điểm, sự chuyển dịch cơ cấu trong từng giai đoạn và các hướng hoàn thiện. - Nắm vững được sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp và giải thích được sự phân hóa đó. - Phân tích được cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng như sự thay đổi của nó và sự thay đổi của mỗi thành phần. 2. Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, sơ đồ và các bảng biểu trong bài học. - Xác định được trên bản đồ giáo khoa treo tường (hoặc atlat Địa lí Việt Nam) các khu vực tập trung công nghiệp chủ yếu của nước ta và các trung tâm công nghiệp chính cùng với cơ cấu ngành của chúng trong mỗi khu vực. II. phương tiện dạy học: - Bản đô Công nghiệp Việt Nam. - At lat Địa lí Việt Nam. - Sơ đồ, biểu đồ III. Hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra miệng: Câu 1: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa: - Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. - Đồng bằng sông Hồng với đồng bằng sông Cửu Long. * Khởi động: GV nên giới thiệu vấn đề cơ cấu ngành công nghiệp là một trong những nội dung quan trọng của Địa lí công nghiệp (đã được học ở lớp 10) và những khía cạnh được Địa lí học quan tâm: cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế * Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo ngành: Hình thức: Cả lớp. Bước 1: GV cho HS quan sát sơ đồ sau: 1) Cơ cấu công nghiệp theo ngành: - Khái niệm: Được thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước, trong mỗi giai đoạn nhất định. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta khá đa dạng với đầy đủ các ngành công nghiệp quan trọng thuộc 3 nhóm ngành chính: + Công nghiệp khai thác. + Công nghiệp chế biến. Kha i Chế bi ế Sản xuất, phân phối điện, khí đót, ? Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp? ? Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức Bước 3: ? HS quan sát biểu đồ 26.1, hoặc 34.1, rút ra nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta. + Nêu các định hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp. Bước 4: GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức. + Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm: Đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. + Công nghiệp năng lượng. + Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. + Công nghiệp dệt may. + Công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su + Công nghiệp vật liệu xây dựng. + Công nghiệp cơ khí - điện tử. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có chuyển biến rõ rệt, nhằm thích nghi với tình hình * Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ. Hình thức: Cá nhân/ cặp. Bước 1: HS quan sát bản đồ công nghiệp (trên bảng, trong SGK hoặc Atlat) ? Trình bày sự phân hóa lãnh thổ mới: + Tăng tỉ trọng nhóm: ngành công nghiệp chế biến. + Giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước. - Các hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp: + Xây dựng cơ cấu linh hoạt, phù hợp với điều kiện Việt Nam, thích ứng với nền kinh tế thế giới. + Đẩy mạnh các ngành công nghiệp mũi nhọn và trọng điểm. + Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ. 2) Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: - Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu công nghiệp nước ta? ? Tại sao có sự phân bố đó? GV có thể đưa ra bảng số liệu Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta phân theo vùng năm 2005, để HS thấy được sự phân hóa sản xuất công nghiệp giữa các vùng. Các vùng % Cả nước - Trung du và miền núi phía Bắc - Đồng bằng sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu 100 4,6 19,6 2,3 4,3 0,7 56 8,8 3,7 vực. + Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. + Đông Nam Bộ. + Duyên hải miền Trung. + Vùng núi, vùng sâu, vùng xa, công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc. - Sự phân bố lãnh thổ công nghiệp Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố: + Vị trí địa lí. + Tài nguyên môi trường + Dân cư và nguồn lao động + Cơ sở vật chất kĩ thuật. + Vốn - Những vùng có giá trị (tỉ trọng công nghiệp lớn: Đông Nam Bộ, Đông bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long Long - Không xác định Bước 2: HS trả lời, GV nhận xét và giúp HS chuẩn kiến thức. * Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế . Bước 1: HS căn cứ vào sơ đồ công nghiệp theo thành phần kinh tế trong bài học: ? Nhận xét về cơ cấu ngành công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta? ? Xu hướng chuyển dịch của các thành phần. Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức GV lưu ý HS: Khu vực nhà nước giảm dần về số lượng doanh nghiệp, thu hẹp phạm vi hoạt động trong một số ngành, 3) Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: - Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc. - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng. - Xu hướng chung: + Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước. + Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. nhưng vẫn giữ vai trò quyết định đối với một số ngành then chốt. IV. Đánh giá: Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp trọng điểm: A. Có thế mạnh lâu dài. B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao. C. Có tác động đến sự phát triển các ngành kinh tế khác. D. Gắn bó chặt chẽ với nguồn vốn nước ngoài. Câu 2: Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp lớn nhất nước ta là: A. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long D. Duyên hải miền Trung Câu 3: Thành phần kinh tế giữ vai trò quyết định đối với những ngành công nghiệp then chốt ở nước ta là: A. Thành phần kinh tế Nhà nước. B. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước. C. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. D. ý B và C. V. Hoạt động nối tiếp: Cho bảng số liệu sau: Giá Trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế của nước ta (phân theo vùng năm 2000 và 2005 (đơn vị tỉ đồng) Các vùng 2000 2005 Cả nước - Trung du và miền núi phía Bắc - Đồng bằng sông Hồng - Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên - Đông Nam Bộ - Đồng bằng sông Cửu Long - Không xác định 333100 15988 57683 8415 14508 3100 185593 35464 15350 991049 45555 194722 23409 41661 7208 555167 87486 35841 1. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng của nước ta năm 2000 và 2005. 2. Nhận xét cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp từ biểu đồ đã vẽ. . bố công nghiệp Giáo án địa lý 12 - Bài 26: cơ cấu ngành công nghiệp I. Mục tiêu: Sau bài học, giáo viên giúp học sinh hiểu: 1. Kiến thức: - Hiểu được sự đa dạng của cơ cấu ngành công nghiệp, . đến các ngành kinh tế khác. + Công nghiệp năng lượng. + Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm. + Công nghiệp dệt may. + Công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su + Công nghiệp vật. + Công nghiệp cơ khí - điện tử. - Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có chuyển biến rõ rệt, nhằm thích nghi với tình hình * Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu công nghiệp

Ngày đăng: 26/07/2014, 09:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan