Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay

196 348 0
Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt  Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các giảng viên Học viện Hành chính, đặc biệt là của hai thầy hướng dẫn về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học, tác giả bản Luận án đã hoàn thành nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay.” Tác giả Luận án xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc, các thầy, các cô tạ i Học viện Hành chính, khoa Sau đại học, khoa Quản lý nhà nước về kinh tế. Xin trân trọng cảm ơn bạn bè đồng nghiệp ở Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Đầu tư phát triển Hạ tầng Đô thị, Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, Tổng Công ty Du lịch Hà N ội, Tập đoàn Đầu tư phát triển nhà và Đô thị, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông v.v. đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập tại Học viện và hoàn thành bản Luận án này. Do điều kiện chủ quan và khách quan bản Luận án ch ắc chắn còn những thiếu sót. Tác giả Luận án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu./. Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Tác giả luận án Nguyễn Việt Xô LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tư liệu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng 9 năm 2011 Tác giả luận án Nguyễn Việt Xô DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Tên bảng, sơ đồ, đồ thị Trang H1 Bảng xếp hạng 10 công ty lớn nhất thế giới năm 2007 và 2008 27 H2 Bảng thống kê tốc độ tăng trưởng chung của các DNNN sau CPH 40 H3 Mô hình chuyển đổi của các DNNN sang TĐKT 54 H4 Mô hình tổ chức của một số tập đoàn kinh tế Việt Nam 100 H5 Sơ đồ tổ chức hình tháp và quy định về đầu tư của TĐKT NN và các thành viên 110 CÁC TỪ VIẾT TẮT QLNN Quản lý nhà nước CPH Cổ phần hóa CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐM&PTDN Đổi mới và phát triển doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị TTCK Thị trường chứng khoán UBND Ủy ban nhân dân TĐKT Tập đoàn kinh tế WTO Tổ chức thương mại quốc tế CTM Công ty mẹ CTC Công ty con TCT Tổng công ty NN Nhà nước XHCN Xã hội chủ ngh ĩa TCTNN Tổng công ty nhà nước KH-CN Khoa học - công nghệ BCVT Bưu chính viễn thông CNTT Công nghệ thông tin NĐ-CP Nghị định chính phủ HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 5 PHẦN MỞ ĐẦU 9 1. Lý do lựa chọn đề tài 9 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án 10 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án. 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 11 5. Phương pháp nghiên cứu của Luận án 11 6. Những đóng góp mới của luận án: 12 7. Kết cấu của Luận án 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 18 1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ 18 1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế 18 1.1.2. Vai trò của tập đoàn kinh tế 20 1.1.3. Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 21 1.1.4. Điều kiện hình thành tập đoàn kinh tế 36 1.2 CỔ PHẦN HÓA THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 38 1.2.1 Khái niệm cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 38 1.2.2 Tính tất yếu khách quan của cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 38 1.2.3 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế 42 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 48 1.3 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 50 1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 50 6 1.3.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 50 1.3.3. Những yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 55 1.3.4. Vai trò của quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 55 1.3.5. Nội dung quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế 57 1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC 58 1.4.1. Trung Quốc. 58 1.4.2. Hàn Quốc 60 1.4.3. Các nước khu vực Đông Nam Á 62 1.4.4. Các nước đang chuyển đổi 63 1.4.5. Các nước phát triển trên thế giới 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 70 CHƯƠNG 2 73 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 73 2.1 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CỦA VIỆT NAM 73 2.1.1. Tiến trình cổ phần hoá từ năm 1992 đến 2005. 73 2.1.1.1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hoá: Từ tháng 6/1992 đến tháng 5/1996 (thực hiện theo Quyết định số 202/CT) 73 2.1.1.2 Giai đoạn mở rộng cổ phần hoá: Từ tháng 5/1996 đến tháng 6/1998 (thực hiện theo Nghị định số 28/CP). 74 2.1.1.3. Giai đoạn đẩy mạnh cổ phần hoá: Từ tháng 6/1998 đến nay (năm 2004) (thực hiện theo Nghị định số 44/CP và số 64/CP) 74 7 2.2. THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 79 2.2.1. Điều kiện cho việc hình thành tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 79 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 82 2.3.1. Thực trạng hệ thống các văn bản pháp luật về chuyển doanh nghiệp nhà nước, Tổng công ty nhà nước thành tập đoàn kinh tế 82 2.3.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức. 85 2.3.2.1. Đội ngũ cán bộ của Ban chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp Trung ương 85 2.3.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ các tập đoàn kinh tế 88 2.3.3. Tổ chức bộ máy quản lý 91 2.3.3.1. Tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp. 92 2.3.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý tập đoàn kinh tế 93 2.3.4. Quản lý tài chính công 103 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ. 112 2.4.1. Đánh giá chung: 112 2.4.2. Đánh giá trên giác độ quản lý nhà nước về cổ phần hóa theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 114 2.4.2.1. Về thể chế, chính sách 114 2.4.2.2. Về Đội ngũ cán bộ công chức: 119 2.4.2.3. Về Bộ máy tổ chức quản lý: 122 2.4.2.4. Về Quản lý tài chính công: 123 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 123 CHƯƠNG 3 126 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẤN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 126 8 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHÀN HÓA THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 128 3.1.1. Quan điểm phát triển Việt Nam đến 2020 129 3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020 131 3.1.2.1. Về cổ phần hoá theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 136 3.1.3.2. Xu hướng phát triển các tập đoàn kinh tế Việt Nam: 144 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ TỪ VIỆC CỔ PHẦN HÓA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC 149 3.3. CÁC GIẢI PHÁP CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA THEO HƯỚNG HÌNH THÀNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM.150 3.3.1. Xây dựng và ban hành đồng bộ các chính sách và pháp luật về quản lý nhà nước đối với cổ phần hóa theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế 151 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy. 164 3.3.3. Củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức 165 3.3.3.1. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ quản lý tập đoàn kinh tế 166 3.3.3.2 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ. 166 3.3.4. Những giải pháp đổi mới công cụ quản lý nhà nước 167 3.3.4.1. Về nâng cao tính tự chủ về vốn của các doanh nghiệp cổ phần hóa, của các tập đoàn kinh tế. 167 3.3.4.2. Hoàn thiện chính sách tài chính, tiền tệ 169 3.3.4.3. Xác định cơ cấu quản lý đối với các công ty cổ phần trong các tập đoàn kinh tế: 171 3.4. TĂNG CƯỜNG KIỂM TRA GIÁM SÁT 173 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 175 KHUYẾN NGHỊ 176 KẾT LUẬN 185 TÀI LIỆU THAM KHẢO 188 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, thực tiễn của quá trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã khẳng định CPH DNNN là một giải pháp cơ bản để tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả DNNN, đổi mới khu vực kinh tế nhà nước (NN), góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đổi mới DNNN, trong đó CPH là trọng tâm, đã được khẳng định là một bộ phận của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Đổi mới DNNN từ nay trở đi không còn chỉ là tái cơ cấu khu vực kinh tế NN mà còn thực hiện nhiệm vụ dẫn dắt khu vực kinh tế NN làm nòng cốt trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành công cụ vật chất then chốt để điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đồng thời thự c hiện nhiệm vụ định hướng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện được những mục tiêu trên, nhất là trong bối cảnh số lượng DNNN phải CPH còn nhiều, quy mô, tính chất của các DNNN phải CPH phức tạp hơn trước nhiều, công cuộc CPH DNNN trong thời gian tới phải hướng tới việc hình thành các Công ty cổ phần (CTCP) có vốn lớn đủ sức cạnh tranh vớ i các công ty và các tập đoàn kinh tế (TĐKT) nước ngoài, việc CPH các tổng công ty (TCT) lớn (các TCT 90, 91) là xu hướng tất yếu từ việc CPH các TCT này sẽ hình thành các TĐKT đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ là những DN làm nòng cốt định hướng cho sự phát triển. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương chính sách thực hiện việc CPH DNNN cũng như việc hình thành các TĐKT của nước ta. Bối cảnh nền kinh tế Việ t Nam tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới là yêu cầu khách quan của việc phải cơ cấu lại sâu rộng hơn nữa khu vực DNNN, tiến tới xóa bỏ những bao cấp, đặc quyền của khu vực DNNN nhằm đáp ứng đòi hỏi của việc mở cửa hơn nữa nền kinh tế, gia nhập WTO, thực thi các cam kết quốc tế và khu vực. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho th ấy việc CPH các công ty và TCT lớn của NN là vấn đề rất khó khăn, việc thị trường chứng 10 khoán (TTCK) bị sụt giảm làm cho tính thanh khoản và định giá của các công ty và TCT lớn khi tham gia thị trường là vấn đề đang gây cản trở to lớn cho việc thực hiện lộ trình cổ phần hoá, các TĐKT của nước ta mới thành lập đã gặp nhiều khó khăn về vốn khi TTCK là kênh cung cấp tài chính cho các tập đoàn đang khó khăn, do vậy việc NN thực hiện các chủ trương, chính sách kích cầu cho TTCK để thúc đẩy việc CPH các công ty lớ n và các TCT NN hình thành một thị trường vốn lớn cho việc hình thành các TĐKT ở nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa việc Vinashin mất khả năng trả nợ buộc chính phủ phải cơ cấu lại, vấn đề quản lý các TĐKT và việc CPH theo hướng thành lập các TĐKT là điều cấp thiết cả lý luận và thực tiễn. Tác giả là cán bộ nhiều n ăm công tác quản lý ở các doanh nghiệp nhà nước, đã tiếp cận nhiều với thực tế và có những kinh nghiệm nhất định về quản lý nhà nước các doanh nghiệp nhà nước, nên chọn vấn đề “ Quản lý nhà nước về Cổ phần hóa theo hướng thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài Luận án tiến sỹ quản lý hành chính công. Việc nghiên cứu đề tài giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn bức xúc đặt ra hiện nay ở nước ta, phù hợp với chuyên ngành quản lý hành chính công, và hơn nữa cho phép tác giả kết hợp lý thuyết trong học tập, nghiên cứu với hoạt động thực tiễn của bản thân. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án Mục đích nghiên cứu của luận án là đóng góp xây dựng hệ thống cơ sở lý luậ n về QLNN đối với CPH các DN và quá trình hình thành các TĐKT. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng QLNN đối với CPH theo hướng thành lập các TĐKT hiện nay, đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước (QLNN) đối với CPH theo hướng thành lập các TĐKT đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập sâu rộng. [...]... các ký hiệu viết tắt, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án gồm 187 trang, bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về cổ phần hoá theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam 13 Chương 2: Thực trạng về quản lý nhà nước theo hướng thành lập các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện quản lý nhà. .. trình CPH theo hướng thành lập các TĐKT ở Việt Nam và khẳng định cổ phần hóa theo hướng thành lập các TĐKT là khách quan 6 Những đóng góp mới của luận án 6.1 Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về CPH theo hướng hình thành các TĐKT ở Việt Nam; đưa ra quan niệm về CPH theo hướng thành lập các TĐKT; khẳng định sự cần thiết khách quan nhà nước quản lý CPH theo hướng hình thành các TĐKT ở Việt Nam; xây... việc thành lập các tập đoàn kinh tế" Thủ tướng Võ Văn Kiệt - "Tập đoàn kinh tế Việt Nam - hiện trạng và xu hướng phát triển" Viện Nghiên cứu kinh tế Việt Nam - "Thực trạng hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam và định hướng phát triển" Còn nhiều bài báo, tạp chí cũng như các công trình nghiên cứu về đề tài về CPH, về TĐKT, về sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, về quản lý nhà nước các. .. VỀ CỔ PHẦN HOÁ THEO HƯỚNG THÀNH LẬP CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1 TẬP ĐOÀN KINH TẾ 1.1.1 Khái niệm tập đoàn kinh tế Tập đoàn kinh tế nhà nước, trên đây gọi tắt là tập đoàn kinh tế cho phù hợp với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Theo Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước, TĐKT nhà nước được định... tiêu thành lập các Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam: thành lập các tập đoàn kinh tế Nhà nước ở nước ta là cần thiết, là một tất yếu trong tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa với thế giới bên ngoài, chủ động và tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế Chủ trương của Đảng và quyết sách của Nhà nước về việc... một cách hệ thống và nhất là tiếp cận trên giác độ quản lý nhà nước Quản lý nhà nước đối với cổ phần hoá theo hướng hình thành các tập đoàn kinh tế là quá trình đổi mới một cách toàn diện luật pháp, chính sách và cách thức tác động vĩ mô của chính phủ đối với cổ phần hoá và quá trình hình thành các tập đoàn kinh tế nhằm đạt được các định huớng và mục tiêu phát triển của nền kinh tế Quá trình cải cách... dựng các tập đoàn kinh tế Nhà nước thành các tập đoàn mạnh, làm nòng cốt của kinh tế Nhà nước, tạo ra sức mạnh vật chất - kinh tế để kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo dẫn dắt sự phát triển kinh tế ở nước ta được thực tiễn xác nhận là một chủ trương đúng, một quyết sách kịp thời 1.1.3 Đặc điểm của tập đoàn kinh tế Các TĐKT trên thế giới và Việt Nam có những đặc điểm chủ yếu sau: a Có quy mô lớn về. .. việc CPH các công ty thành viên của tập đoàn và thành lập mới các CTCP Từ các đặc điểm của các TĐKT trên thế giới và đặc điểm TĐKT ở Việt Nam trên đây, chúng ta thấy tiền đề hình thành các TĐKT cũng theo quy luật chung về hình thành các TĐKT thế giới, chỉ có một điều khác là nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên các TĐKT nhà nước ở Việt Nam được hình thành chủ... mới quản lý nhà nước trong khu vực doanh nghiệp ở từng nước, trong từng thời kỳ cũng khác nhau, và có những lý do cụ thể khác nhau Ở Việt Nam, QLNN đối với DNNN đã được Đảng và Nhà nước chú ý quan tâm trong quá trình đổi mới, việc thực hiện cổ phần hoá và sự cần thiết phải hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh đã được Nhà nước đặt biệt quan tâm 17 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN... dựng một cách hệ thống các nội dung QLNN về CPH theo hướng hình thành các TĐKT ở Việt Nam 12 hiện nay (về thể chế, về tổ chức bộ máy, về đội ngũ cán bộ công chức, về giám sát, kiểm tra ) 6.2 Luận án đã làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với quá trình CPH theo hướng hình thành các TĐKT; phản ánh được bản chất, đặc điểm và hình thức biểu hiện của các tập đoàn kinh tế nói . các công ty và các t p đoàn kinh t (T KT) nước ngoài, vi c CPH các t ng công ty (TCT) lớn (các TCT 90, 91) là xu hướng t t yếu t vi c CPH các TCT này sẽ hình thành các T KT đủ mạnh để thực hiện. Chính trị quốc gia. - "Thận trọng với vi c thành lập các t p đoàn kinh t " Thủ t ớng Võ Văn Ki t. - " ;T p đoàn kinh t Vi t Nam - hiện trạng và xu hướng ph t triển" Vi n. ph t triển Hạ t ng Đô thị, T ng Công ty Vận t i Hà Nội, T ng Công ty Thương mại Hà Nội, T ng Công ty Du lịch Hà N ội, T p đoàn Đầu t ph t triển nhà và Đô thị, T p đoàn Dầu khí Quốc gia Vi t

Ngày đăng: 26/07/2014, 08:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan